Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Một số virus có hệ gen là RNA: SARS-CoV-2, HIV, Tobacco mosaic virus, virus gây bệnh viêm não Nhật Bản, virus gây bệnh rubella, Rhabdo virus carpio, virus gây bệnh sởi, virus gây bệnh cúm gia cầm H5N1,…
- Một số virus có hệ gen là DNA: Virus gây bệnh cúm mùa, virus gây bệnh tả, virus gây bệnh viêm gan B, virus gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi, virus gây bệnh đốm trắng ở tôm,…
Nếu vật chất di truyền của virus là RNA thì mỗi hạt virus, ngoài các phân tử RNA và lớp vỏ capsid còn có thêm một số loại enzyme mà trong tế bào chủ thường không có. Đó là enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp RNA như enzyme sao chép ngược (tổng hợp phân tử DNA từ mạch khuôn là RNA), enzyme giúp tích hợp hệ gene virus vào hệ gene tế bào chủ và một số enzyme giúp lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào.
- Loại virus có vật chất di truyền là RNA sẽ dễ phát sinh các chủng đột biến mới.
- Giải thích: Các enzyme nhân bản RNA để tạo ra các virus mới thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sữa chữa các sai sót nên để lại nhiều đột biến, làm phát sinh các chủng virus mới.
STT | Virut | Loại axit nuclêic | Vỏ capsit có đối xứng | Có màng bọc ngoài vỏ capsit | Vật chủ | Phương thức lan truyền |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | HIV | ARN (một mạch, hai phân tử) | Khối | Có | Người | + Qua máu + Từ mẹ sang con + Quan hệ tình dục không an toàn |
2 | Virus khảm thuốc lá (Tobamo virus) | ARN (một mạch) | Xoắn | Không | Cây thuốc lá | Động vật chích, đốt |
3 | Phago T2 | ADN (hai mạch) | Hỗn hợp | Không | E. coli | Qua dịch nhiễm phagơ |
4 | Virus cúm (influenza virus) | ARN (một mạch) | Xoắn | Có | Người | Chủ yếu qua sol khí (hắt hơi, hít thở,…) |
Quá trình hấp phụ: Bề mặt tiếp xúc
Phage: đầu mút của các sợi lông đuôi
Virus có vỏ ngoài : gai glycopro-tein nhô ra
Virus trần: Phân tử protein nhô ra ở đỉnh khối đa diện
Quá trình xâm nhập:
Phage: Sợi lông đuôi tiết ra enzyme lysozyme làm tan thành tế bào vật chủ, bao đuôi co lại đẩy DNA vào nên trong tế bào để lại vỏ capsid rỗng ở ngoài
Virus có vỏ ngoài: xâm nhập nhờ vào sự dung hợp màng sinh chất với vỏ ngoài
Virus trần :xâm nhập nhờ cơ thế thực bào, sau đó enzyme lysozyme của tế bào vật chủ phân hủy lớp vở capsid và giải phóng hệ gene tế bào chất.
Vẽ sơ đồ mô tả quá trình nhân lên của virus cúm trong tế bào người: Tiếp cận tế bào niêm mạc đường hô hấp bằng một loại gai glycoprotein H → Xâm nhập → Cởi vỏ → Sử dụng RNA để tổng hợp các bộ phận cấu thành của virus → Lắp ráp → Giải phóng virus mới bằng con đường xuất bào.
- Biến thể của virus là những thể mới của virus do sự thay đổi hệ gene của chúng qua đột biến. Sự thay đổi này dẫn đến những sai khác về lớp vỏ, thay đổi khả năng xâm nhập, lây truyền và làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể không nhận ra được virus, giảm hiệu quả của vaccine.
- Virus có nhiều biến thể vì: Virus nói chung và đặc biệt những virus có hệ gene là RNA thường có tần số và tốc độ đột biến rất cao bởi vì enzyme polymerase do virus tổng hợp không có cơ chế sửa sai. Bên cạnh đó, các biến chủng cũng được tạo ra do cơ chế tái tổ hợp virus từ nhiều nguồn khác nhau.
C Virus có hệ gene là RNA