Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi ăn, người Hà Nội ăn thanh cảnh, cơm chỉ xới bát vơi dưới miệng. Vừa ăn, vừa nói những câu chuyện nhẹ nhàng hằng ngày chứ không ăn một mạch. Khi nhà có khách, chủ nhà thường thay quần áo cho ngay ngắn, mời khách những món ngon nhất. Trong trường hợp thiếu thốn, chuyện “nhịn miệng đãi khách” cũng là lẽ thường tình.
thể hiện từ cách ăn nói, ăn mặc,xưng hô,...
lịch sự tế nhị: khi khách đến cần mời vào nhà, rót trà, lấy bánh kẹo,...
khi đi học cần ăn mặc quần dài,ko ăn mặc quần lửng,áo sáp nách...
ko lịch sự, tế nhị:cười khi người khác gặp chuyện buồn,....
Người lớn đang nói chuyện thì không xen vào
Ho che miệng lại
...
Lịch sự tế nhị:
+ Không được nói leo
+ Nói năng lịch sự, đàng hoàng ko dc nói cộc lốc
+ Kính trên nhường dưới
+ Không được tò mò chuyện của người khác
Khái niệm:
- Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiêu biết, có văn hóa.
Biểu hiện:
- Lời nói, cử chỉ hành động giao tiếp: đúng chuẩn mực, thể hiện sử hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ con người với con người.
- Tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.
Ý nghĩa:
- Tạo nên một môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau.
- Được mọi người trân trọng, yêu mến và tin tưởng.
- Bản thân tự tin hơn trong cuộc sống
- Thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người.
Ca dao:
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Bạn có thể tham khảo sách giáo dục công dân lớp 6 bài Lịch sự , tế nhị
Chúc bạn học tốt !
- Đến nhà người khác phải khách sáo, không quá thoải mái như nhà mình.
Biểu hiện lịch sự tế nhị biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người . Một số việc làm thể hiện lịch sự tế nhị là nói nhẹ nhàng, biết lắng nghe, biết cảm ơn xin lỗi, biết nhường nhịn.
Cố lên nha
Biểu hiện :
+ Thể hiện ở lời nói, hành vi giao tiếp
+ Sự hiểu biết những phép tắc, những qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người và những người xung quanh.
Tính cách thanh lịch của người Hà Nội thể hiện ở cách ứng xử văn hóa mà cụ thể trong cách nói năng, ăn mặc, giao tiếp. . .
Tiếng nói Hà Nội trước hết là ở chỗ phát âm đúng, từ ngữ chuẩn xác, có thể làm mẫu mực cho cả nước. Người Hà Nội còn biết sử dụng tiếng nói lưu loát, nhã nhặn, lịch sự. ấy là vì ngoài tiếng nói của địa phương mình, người Hà Nội đã tiếp thu có sàng lọc tiếng nói của mọi miền đất nước, giữ lại những gì tinh túy nhất. Lời nói của người Hà Nội thường ý nhị, tôn trọng người đối thoại. Họ không ưa cách nói cộc lốc, thô lỗ.
Người Hà Nội rất sành ăn uống, họ đã nâng việc nấu nướng, ăn uống lên thành một nghệ thuật, nghệ thuật ẩm thực. Món ăn Hà Nội ngon từ cách chế biến, từ chút gia vị, nước chấm cho đến cách bầy biện thế nào cho đẹp mắt, gợi cảm mà không phàm tục và khi ăn cảm thấy thích thú. Chính vì vậy các món quà Hà Nội trở nên nổi tiếng, chỉ riêng Hà Nội mới có.
Người Hà Nội ăn uống ý tứ, khi ăn uống thường mời chào nhau, nhường người khác gắp trước, tiếp cho khách miếng ngon. Những hiện tượng ăn tục, uống phàm, xô bồ ầm ĩ, xa lạ với phong cách ở đây.
Trong trang phục, người Hà Nội ưa chuộng sự gọn gàng, tề chỉnh và trang nhã. Mặc đẹp nhưng kín đáo, không cầu kỳ loè loẹt, không phô trương lố lăng. Ngày nay trên đường phố Hà Nội ta thấy nhiều cô gái mặc váy và quần áo theo kiểu châu Âu cũng rât đẹp, hiện đại mà duyên dáng. Ðiều đó chứng tỏ người Hà nội không bảo thủ, họ biết tiếp thu cách ăn mặc hợp thời trang, phù hợp cuộc sống sôi động hôm nay, nhưng từ những bộ trang phục ấy cũng toát lên một sự chọn lựa đầy ý nhị. Còn khi sử dụng mầu sắc rực rỡ, họ thường biết cách phối hợp chúng để bộc lộ quần áo vẫn giữ được phong cách nền nã, lịch sự.
Không chỉ thanh lịch trong ngôn ngữ, ăn mặc, tính chất thanh lịch ấy còn được thể hiện trong cách làm ăn, cách giao tiếp. Ðó là vì Hà Nội đã có một quá trình lịch sử lâu dài, là nơi hội tụ nhân tài, vật lực của bốn phương. Hà Nội tiếp thu mọi tài hoa và chắt lọc, phát triển thành lề thói Hà Nội, câu ngạn ngữ "Khéo tay hay nghề, đất lề kẻ chợ" là để ca ngợi cung cách làm ăn của Hà Nội.
Ngày hôm nay, Hà Nội cũng như cả nước đang mở rộng cửa đón bè bạn từ khắp các nơi trên thế giới đến viếng thăm, làm ăn. Hà Nội đổi mới từng ngày từng giờ. Nhiều dự án đầu tư, nhiều công trình mới dựng, Hà Nội cùng cả nước tiến vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng bản sắc Hà Nội từ ngàn xưa vẫn còn được gìn giữ mãi. Với sức sống dẻo dai, với lòng yêu cái đẹp đã được hun đúc từ nhiều đời, người Hà Nội hôm nay đang đẩy lùi những gì không phải là của mình. Từng người, từng gia đình vẫn giữ "nếp nhà" cứ như thể người hà nội muôn đời thanh lịch.'
Tick cho mk nha!!!
người Ha Nội chê dân khác nghèo,không coi trọng người khác,ăn uống lịch sự,...........