K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2018

Các chú chiến sĩ Hải quân thân mến!

Lời đầu thư, cháu xin chúc các chú dồi dào sức khoẻ và gửi tới các chú những gì tốt đẹp nhất. Hi vọng rằng cánh thư nhỏ bé này sẽ là chiếc cầu nối gắn kết những con người chưa từng gặp mặt.

Chắc hẳn, nơi đảo xa, các chú đang băn khoăn người viết lá thư này. Xin tự giới thiệu, cháu tên là Linh là học sinh Trường THCS Thạch Hoá.

Các chú Hải quân yêu quý!

Qua các bài giảng của thầy cô cũng như qua sách báo, TV, cháu đã hiểu rất nhiều về nhiệm vụ cao cả và sự hi sinh thầm lặng của các chú cho Mẹ hiền Tổ quốc. Sinh sống ở đất liền, nỗi băn khoăn của cháu là ở nơi xa ấy, cuộc sống của các chú như thế nào? Điều kiện sinh sống trên đảo ra sao? Ước mong có một ngày được đặt chân ra đảo để hỏi thăm các chú dường như là thường trực trong mỗi chúng cháu.

Thưa các chú!

Ngày nay được sống trong hoà bình, hơn ai hết, cháu hiểu rằng: “ Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên cả, vì vậy các chú vẫn phải ngày đêm cầm chắc tay súng bảo vệ vững bền chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Các chú là những người giữ nước anh hùng, vĩ đại. Cháu tự hào, khâm phục và kính yêu các chú, những người âm thầm cống hiến cuộc đời mình ở nơi đón ánh nắng mặt trời đầu tiên trên lãnh thổ chữ “S” thân thương. Đất nước chúng ta có rừng vàng, biển bạc, đó là điều không gì chối cãi được, phải không các chú? Theo cháu được biết thì hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện những kế hoạch leo thang tại Biển Đông. Cháu cũng như tất cả mọi người luôn mong muốn đất nước chúng ta luôn giữ toàn vẹn chủ quyền biển đảo, cháu mong nuốn đát nước chúng ta ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, ước mong ấy không phải chỉ riêng ai các chú nhỉ? Và các chú chính là nơi để cháu và các bạn trẻ Thạch Hoá gửi gắm niềm tin khát vọng.

Các chú ạ!

Cháu biết là lính biển các chú phải xa nhà, xa gia đình, xa quê hương, có lẽ các chú cũng rất buồn. Nhưng cháu tin lòng yêu nước, yêu Tổ quốc sẽ chiến thắng tất cả. Cháu tin là như vậy. Cháu tin ở các chú. Nơi đất liền, cuộc sống của chúng cháu là rất tốt. Cháu ước sau này sẽ trở thành một nữ cảnh sát để truy lùng tội phạm, để giữ bình yên nơi đất liền, để các chú nơi đảo xa yên tâm hoàn thành nhiệm vụ. Cháu tự hứa sẽ học tập thật tốt, cố gắng đạt được ước mơ của mình. Sẽ cùng nhau đoàn kết, cùng phấn đấu vì tương lai tươi sang. Những trái tim nhỏ bé chốn đất liền luôn hướng về Trường Sa.

Cuối thư, cháu chúc các chú luôn khoẻ mạnh, vững chắc tay súng hoàn thanh tốt nhiệm vụ thiêng liêng cao cả. Tuổi trẻ Thạch Hoá luôn tự hào về các chú - “người giữ nước” chốn hải đảo xa xôi. Mong sớm gặp mặt các chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa yêu dấu. Tạm biệt các chú.

2 tháng 3 2018
Các chú thân mến! Ngày hôm nay, cháu viết thư này muốn nói với các chú là chúng cháu cám ơn các chú đã canh gác mảnh đất hình chữ S này cho chúng cháu yên tâm ngủ yên. Đất nước này có các chú – những ciến sĩ hải quân ngày đêm giữ bình yên, hòa bình cho Tổ Quốc. Cháu rất khâm phục các chú, kiên cường rời xa mái ấm thân yêu, bỏ qua bao gian khổ để chăm chút cho đất nước không bóng giặc, để cho chúng cháu có một tương lai tươi đẹp. Cháu biết các chú thiếu thốn nhiều thứ, đau buồn và vất vả nhiều thứ, nhưng các chú vẫn cố gắng chịu đựng để đát nước hạnh phúc sau này. Ở Hà Nội xa hoa, mĩ lệ, chau bỗng thấy thương các chú. Bóng vai gầy, các chú đùm bọc lấy nhau, vượt qua những gian nan khiến bao người còn bỏ cuộc. Những học sinh chúng cháu lo lắm. Các chú ăn có no không? Ngủ có ngon không? Các chú có buồn bã chuyện gì, lo toan gì không? Tụi cháu những đứa trẻ, đứa con ngoan của các chú, cứ canh cánh nỗi lo ấy, một phần vì thương các chú, một phần tự giận mình chưa giúp đỡ chú gì cả. Cháu xin tặng các chú một bài thơ do cháu tự sáng tác, gửi tới các chú lòng biết ơn vô hạn, bài thơ có tên là Trường Sa. Nghe thấy Trường Sa ta thấy một xa xăm Mà gần ngay trước mắt Như nghe gió Trường Sa bay nhẹ trên khuôn mặt Mà ào lên cơn bão nhớ đất liền Ta như nghe tiếng biển hát dịu hiền Nhưng ầm ầm tiếng luyến lưu Tổ Quốc Nơi biển vắng ở tận cùng đất nước Và những màu áo lính sáng niềm tin Nơi ba ngàn hải li ở trong tim Cánh hải âu kiên cường bão tố Kiên cường giữ từng hòn đảo nhỏ Vì đó là máu thịt của cha ông Là trái tim, là vô kể tấm lòng Của nơi đây, của đất liền gửi gắm Nơi lưu giữ những lớn lao vô tận Và đó là Tổ Quốc thiêng liêng Trường Sa ơi, bao hòn đảo không tên Cũng là niềm tin của những người đang sống Ấm tâm hồn trong bạc phơ đầu sóng Trường Sa ơi! Sáng mãi vùng biển khơi! Trường Sa ơi! Nỗi nhớ mãi không vơi! Cháu làm bài thơ này muốn cám ơn các chú, những người lính đã hiến dâng tuổi thanh xuân và cuộc đời của mình cho đấy nước Việt Nam.
15 tháng 2 2019

Cậu tính thi đó hả ? :)))))

15 tháng 2 2019

Với sự đa dạng sinh học độc đáo được công nhận trên toàn thế giới, Việt Nam là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã (ĐVHD) ở Việt Nam đang gia tăng một cách đáng kể trong những năm gần đây, làm suy giảm số lượng quần thể ĐVHD trong tự nhiên, khiến nhiều loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loài gấu.
Tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật từng rất phổ biến tại Việt Nam. Năm 2005, cả nước có tới hơn 4,300 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại hàng trăm cơ sở trên khắp cả nước. Hơn 10 năm qua, những nỗ lực của cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng nhằm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật đã đạt được những bước tiến đáng kể. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đến nay chỉ còn gần 800 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các trang trại trên cả nước, giảm khoảng 80% so với năm 2005. Nhu cầu sử dụng mật gấu cũng giảm hơn 60%, giai đoạn 2009 – 2014 theo theo khảo sát gần nhất của ENV. Điều này cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng trên chặng đường chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu. Tuy nhiên, cuộc chiến bảo vệ gấu chỉ kết thúc khi tất cả các trang trại nuôi nhốt gấu ở Việt Nam đóng cửa vĩnh viễn, đem lại cơ hội sống sót cho các cá thể gấu còn lại trong tự nhiên và giúp gấu thoát khỏi nguy cơ bị săn bắt, giết hại nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ mật gấu và các sản phẩm khác từ gấu. Để làm được điều đó, GẤU CẦN CHÚNG TA. Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đến loài động vật đáng yêu này và cùng chung tay hành động để thay đổi nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các chủ gấu nhằm đảm bảo một tương lai tốt hơn cho gấu bằng cách tham gia cuộc thi viết thư cho chủ gấu mang tên “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn” do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tổ chức.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam, cả nước vẫn còn gần 800 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt, lớn hơn gấp nhiều lần số lượng gấu còn lại trong tự nhiên. Số phận của các cá thể gấu này đang phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm, ý thức của cộng đồng, đặc biệt là các chủ gấu.
Để huy động sự quan tâm của cộng đồng trong các nỗ lực bảo vệ gấu cũng như kêu gọi các chủ gấu chuyển giao gấu tự nguyện đến các cơ sở cứu hộ, ENV phát động cuộc thi Viết thư cho chủ gấu - “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn”

Đằng sau những song sắt của nhà tù thực dân, nơi tưởng chừng có thể giam giữ và cầm tù người chiến sĩ cách mạng, nhưng trong đó ngọn lửa của lòng yêu nước vẫn không ngừng cháy, trí căm hờn vẫn vút lên hòa vào từng câu thơ trong bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu. Đặc biệt, với tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè xứ Huế sôi nổi, phong phú và khát khao tự do đến cháy bỏng qua sáu dòng thơ:

"Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt dầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"...

Bài thơ được sáng tác trên con đường nhà thơ hoạt động cách mạng và bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ của Huế. Trong bức tranh thiên nhiên tràn đầy hương sắc, ta có thể nhận thấy tác giả gửi gắm nhiều tâm sự trong đó qua nghệ thuật tả cảnh sinh động. Bức tranh thiên nhiên hiện lên rõ nét bằng cách sử dụng nhiều từ ngữ có tính chọn lọc cao như các tính từ chỉ mức độ "chín, ngọt", các tính từ chỉ màu sắc "vàng, đào, xanh", các từ miêu tả không gian "rộng, cao" kết hợp cùng biện pháp tu từ liệt kê giúp người đọc hình dung được bức tranh mùa hè với mùi vị, âm thanh, sắc màu rực rỡ, đa dạng, sinh động. Bên cạnh đó, việc sử dụng thể thơ quen thuộc mang đậm tính dân gian đã giúp nhà thơ bộc lộ tâm trạng, khao khát tự do một cách dễ dàng.

Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí thi nhân với đầy đủ màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Bức tranh ấy thật rộn ràng khi ta bất chợt nghe:

"Khi con tu hú gọi bầy"

Tiếng "tu hú" là tiếng gọi báo hiệu mùa hè tới khi hoa phượng ngoài kia đang đỏ rực, bằng lăng nở tím cả góc trời báo hiệu cái nắng chói chang của mùa hạ. Tiếng "tu hú" làm thổn thức tâm hồn thi nhân với khao khát tự do đến cháy bỏng. Tuy nhiên, bức tranh thiên nhiên ấy không chỉ có tiếng chim "tu hú" mà còn có cả những âm thanh râm ran của những chú ve trong vòm lá:

"Vườn râm dậy tiếng ve ngân"

Tất cả được hòa quyện cùng tiếng sáo diều trên bầu trời xanh thẳm:

"Đôi con diều sáo lộn nhào từng không"

Không chỉ có âm thanh của "tiếng tu hú", "tiếng ve ngân", tiếng "con diều sáo" đang di chuyển trên bầu trời mà bức tranh ấy còn tràn ngập sắc màu tươi vui khi:

"Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"

Những cánh đồng lúa chín vàng trải dài bất tận báo hiệu một mùa bội thu thuận lợi. Trong cơn gió thoảng của mùa hè, nhà thơ ngửi thấy một mùi hương quen thuộc của quê nhà đó là mùi hoa quả chín tác động vào khứu giác làm ta bất chợt nhớ tới "hương ổi" trong bài thơ "Sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh:

"Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se"

để báo hiệu mùa thu đang đến cận kề. Với Tố Hữu cũng vậy, nhà thơ đã nhận ra mùi hoa quả đang chín ngọt dần báo hiệu một mùa hè đang tới với biết bao mong đợi. Không chỉ có màu vàng của lúa chín, bức tranh thiên nhiên ấy còn có màu vàng của những sân ngô, màu xanh hi vọng của bầu trời cao vút:

"Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao".

Với tất cả tin yêu, nhà thơ đã phác họa bức tranh thiên nhiên mùa hè sống động tràn đầy mới mẻ và tươi vui. Chắc hẳn nhà thơ là một người yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước đến cháy bỏng nên mới có những cảm nhận tuyệt vời đến vậy. "Thơ ca vốn là sự thăng hoa của cảm xúc". Bởi vậy, bức tranh thiên nhiên ấy còn chứa đựng những nỗi lòng của thi nhân. Nhà thơ như muốn phá tan song sắt để bước đến với thiên nhiên, để được cảm nhận và hòa quyện với những tinh hoa đất trời. Phải chăng, tiếng chim "tu hú gọi bầy", "tiếng ve ngân" đã làm cho nhà thơ thổn thức đến vậy?

Bằng ngòi bút tinh tế, nhà thơ đã phác họa thành công bức tranh thiên nhiên với đầy đủ màu sắc, hương vị và âm thanh. Với nghệ thuật tả cảnh sinh động, từ ngữ giản dị giàu tính tạo hình cùng với phép liệt kê, nhà thơ đã tạo ra những ấn tượng khó quên trong lòng bạn đọc. Giọng điệu sôi nổi hào hứng như đang rạo rực cùng mùa hè đã khiến chúng ta như bị cuốn hút bởi bức tranh thiên nhiên rực rỡ đó.

http://thuthuat.taimienphi.vn/buc-tranh-thien-nhien-trong-bai-tho-khi-con-tu-hu-cua-nha-tho-to-huu-40193n.aspx 
Qua bức tranh thiên nhiên, ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết của nhà thơ. Thổi hồn vào đó là khao khát được tự do đến mãnh liệt. Bài thơ đã giúp chúng ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản. Đó là những rung động mãnh liệt với hơi thở của cuộc sống tự nhiên.

19 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

   "Chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân ,vừa giàu tình yêu thương ,vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ". Đúng vậy dù là người nông dân nghèo, vì gánh nặng sưu thuế chị phải bán khoai, bán chó... nhưng chị vẫn sáng ngời những vẻ đẹp của người phụ nữ. Trước tiên chị là người mẹ giàu tình yêu thương. Trước tiên là tình yêu thương với người chồng. Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm đủ mọi cách để cứu chồng. Chị dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Chị còn là người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sưu thuế chị phải bán đi đứa con mình đứt ruột đẻ ra, chị vô cùng đau lòng. Không chỉ là người phụ nữ giàu lòng yêu thương chị còn có sức sống tiềm tàng và mãnh liệt. Lúc đầu khi bọn cường hào tới chị hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin chúng xem lại". Nhưng tức nước vỡ bờ, để bảo về chồng chị đã kiên quyết chống cự: " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". Cách xưng hô thay đổi. Từ nhún nhường chị đã vùng lên. Tên cai vệ bị chị Dậu túm cổ ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất. Tên hậu cận lý trưởng bị chị túm túc lăng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Chị nói " Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Ẩn trong một người phụ nữ như chị Dậu là sức mạnh tiềm tàng, muốn đứng lên đấu tranh để bảo vệ công lý hành động ấy thật đáng trân trọng.

Cuộc sống luôn gửi gắm đến con người những nghĩa cử cao đẹp, mong muốn con người sống có ích và truyền tải những thông điệp văn minh đến các thế hệ. Từ xưa đến nay, ông cha ta đã để lại nhiều bài học sâu sắc qua câu nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.Vậy thế nào là cho và nhận? Cho ở đây mang nghĩa bao quát; đó là khi chúng ta yêu thương mọi người, giúp đỡ những...
Đọc tiếp

Cuộc sống luôn gửi gắm đến con người những nghĩa cử cao đẹp, mong muốn con người sống có ích và truyền tải những thông điệp văn minh đến các thế hệ. Từ xưa đến nay, ông cha ta đã để lại nhiều bài học sâu sắc qua câu nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Vậy thế nào là cho và nhận? Cho ở đây mang nghĩa bao quát; đó là khi chúng ta yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để khiến cho xã hội này tốt hơn. Còn nhận ở đây là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi chúng ta cho đi, giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương, giúp đỡ lại khi mình rơi vào tình huống khó khăn. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác để cộng đồng, xã hội ngày càng vững mạnh trên nền tảng tình cảm.

Làm thế nào để nhận biết được những người sẵn sàng cho đi? Sẵn sàng cho đi là khi chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người khác dù là không thân thiết, quen biết khi họ gặp khó khăn cũng như không từ chối người có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó là việc tuyên truyền, kêu gọi mọi người cùng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Người sẵn sàng cho đi còn là người hết lòng vì người khác với mong muốn xã hội tốt hơn, mong cuộc sống của người bất hạnh tốt đẹp hơn mà không hề toan tính thiệt hơn hay mong được tư lợi.

Việc cho đi mang nhiều lợi ích, ý nghĩa lớn lao cho cuộc đời. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại những điều xứng đáng: đó là sự thảnh thản, thoải mái khi nhìn cuộc sống của người khác tốt đẹp hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, những người sẵn sàng cho đi mà không toan tính sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại khi chúng ta gặp khó khăn,…

Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ai cũng sống với tình thương, sẵn sàng cho đi, giúp đỡ người khác. Ngoài kia vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết sống cho bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội lên án.

Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

0
23 tháng 12 2016

Mùa xuân đến, thiên nhiên như bừng tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Cây cối đâm chồi nảy lộc. Hoa đưa hương và kết thành những trái ngọt lành. Tạo hóa thật ý nhị khi xếp mùa xuân là mùa bắt đầu của một nãm cũng như tuổi trẻ là tuổi khởi đầu của cuộc đời. Mùa xuân là mùa tươi đẹp nhất trong bốn mùa và tuổi trỏ cũng là tuổi tươi đẹp nhất trong cuộc đời. Có lẽ mùa xuân và tuổi trẻ là hiện thân của sức sống sôi nổi, mãnh liệt và nồng cháy cho nên trong thư gứi học sinh toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên Đán năm 1946, Bác Hồ đã viết:

“Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xặ hội”. Lời Bác dạy làm tuổi trẻ chúng ta phải suy nghĩ nhiều, tuổi trẻ chúng ta phải làm gì để xứng đáng là mùa xuân của xã hội. Mùa xuân mùa khởi đầu của một năm là mùa rất đẹp. Không khí mùa xuân vui tươi đầm ấm, nắng xuân lên làm ửng hồng má em bé thơ ngây, làm ấm lại những cõi lòng lạnh giá của người già cả. Tuổi trẻ - tuổi khởi đầu của cuộc đời là tuổi tươi đẹp nhất. Tuổi trẻ có bao nhiêu hoài bão lớn lao, có bao nhiêu ước mơ bay bổng, có bao nhiêu hành động dũng cảm phi thường. Và trong xã hội ta ngày nay, tuổi trẻ chính là tương lai của Tổ quốc, tuổi trẻ chính là đầu tàu kéo cả con tàu đất nước đi lên. Vinh dự thay,cho tuổi trẻ được Tổ quốc trao cho vận mệnh cúa dân tộc. Hãy nhìn xem, trên mọi mặt trận gay go quyết liệt từ mặt trận chống kẻ thù đến mặt trận xây dựng con người mới, xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đâu đâu ta cũng thấy bóng dáng hiên ngang đẹp đẽ của những con người - tuổi trẻ. Trên những mặt trận đó, những con người tuổi trẻ chiến đấu anh dũng tuyệt vời, họ dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh chống lại những nếp sống cũ, suy nghĩ cũ, bắt những cái cũ đó phải đổi mới, phải công nhận và phải hòa mình vào cái mới để chiến đấu cùng một chiến hào với cái mới mà họ là hiện thân, là đại diện.

Tuổi trẻ Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, căm thù sâu sắc. Trong lao động, tuổi trẻ Việt Nam vốn cần cù, sáng tạo, và tinh thần vì tập thể, đặt lợi ích của tập thể lên trên tất cả. Trong đấu tranh cách mạng, tuổi trẻ Việt Nam luôn luôn nêu cao tinh thần bất khuất trên chiến trường, hay trong nhà tù của địch. Không bao giờ tuổi trẻ Việt Nam hàng phục kẻ thù của mình dù đầu có phải rơi, thân có phải chịu nhiều cực hình đau đớn. Chị Nguyễn Thị Minh Khai, chị Võ Thị Sáu, Lê Vũ Lương, Lê Thị Hồng Gấm, anh Nguyễn Văn Trỗi và những anh chị khác đã hi sinh vì mùa xuân của xã hội. Trước cái chết, các anh chị chẳng hề run sợ, vẫn cài hoa lên mái tóc của mình như chị Võ Thị Sáu vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu tố cáo tội ác của bọn xâm lươc tay sai, như anh Trỗi - người công nhân thợ điện của thành phố Sài Gòn người con yêu quý của đất nước. Các anh các chị ra đi không để lại gì cho riêng mình nhưng đã để lại cho chúng ta sự nuối tiếc không nguôi và một quyết tâm trả thù mạnh mẽ. Cac anh chị khi ng hề hối tiếc vì tuổi trẻ của các anh chị đã hiến dâng cho cách mạng, cho Tổ quốc, cho nhân dân.

Trong kháng chiến chống Mĩ, tuổi trẻ Việt Nam đã nối tiếp truyền thống của những người đi trước, quyết tâm quét sạch bọn xâm lược ra khỏi đất nước thân yêu của mình, không để cho chúng một giây phút ngừng nghi, yên bình trên mảnh đất chúng xâm lược, mảnh đất dù thấm máu đào của bào đồng chí thân yêu. Hình tượng anh giải phóng quân là hình ảnh tượng trưng cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.

Những tháng năm chiến tranh dầu sôi lửa bỏng đã qua, tuổi trẻ Việt Nam lại bước vào thời kì mới, bước vào cuộc chiến đấu mới cuộc chiến đấu trên mặt trận lao động sản xuất, ở miền Nam có thêm mặt trận xây dựng con người mới và mặt trận văn hóa văn nghệ. Trên những mặt trận này, cuộc chiến đấu cũng không kém phần gay go quyêt liệt và tuổi trẻ lại vẫn là những chiến sĩ đi đầu, xông xáo vào những nơi khó khăn gian khổ nhât, đạp lên mọi trở ngại, mọi thành kiến cổ hủ quyết hoàn thành sứ mệnh của mình. Là người đi tiên phong mở đường, trên những cộng trường mới, nông trường mới, tuổi trẻ Việt Nam - những người con trên khắp mọi miền đất nước đang say sưa lao vào cuộc sống lao động lành mạnh, họ coi thường mọi khó khăn thiên nhiên, quyết bắt thiên nhiên phải phục vụ cho đời sống con người:

Bạt núi đồi ta moi đất làm gang

Ngăn thác dữ ta bắt sông làm điện

(Tố Hữu)

Tuổi trẻ Việt Nam đang đi lên với nhịp sống hào hùng, với dáng đi bay nhảy. Đúng là không có gì cản trở được tuổi trẻ nếu tuổi trẻ không tự cản trở mình.

Hòa với không khí sôi nổi của tuổi trẻ cả nước, tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang bước tới trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội với những bước đi khỏe mạnh, vững chãi, Trên những khu kinh tế mới những công trường, nông trường, nhà máy, đâu đâu ta cũng thấy không khí lao động sôi nổi, rừng rực của tuổi trẻ. Tuổi tre Thành phố Hồ Chí Minh hàng say lao vào những phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động, thi đua trở thành những bàn tay vàng, những đôi chân bạc của thành phố. Thi đua trong những phong trào vàn nghệ làm vui cuộc sống lao động của mình.

Trên công trường thủy điện Trị An, trên khu khai thác dầu khí Vũng Tàu, tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh đang sát cánh lao động cùng với tuổi trẻ của cả nước đưa đất nước Việt Nam muôn vàn yêu quý trở thành một nước tiên tiến, văn minh, sánh vai cùng các nước anh em và bè bạn trên khắp năm châu như Bác Hồ kính yêu của chúng ta hằng mong ước.

Sống trong không khí lao động sôi nổi của cả nước, em thấy tuổi trẻ của mình không thể tách rời khỏi tuổi trẻ cả nước được. Tuổi trẻ của em cũng phải đi xây dựng Tổ quốc như bao bạn trẻ khác. Tuồi trẻ cùa em phải lao động sôi nổi để xây dựng thành phố em xứng đáng với tên vàng Ilồ Chí Minh. Lấy khâu hiệu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên.” làm phương châm hành động của mình. Đâu cũng là quê hương nên tuổi trẻ của em không có nghĩa là chỉ xây dựng thành phố của mình mà là xây dựng cả đất nước, biến cả đất nước thành mùa xuân rực rỡ. Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, đến bất cứ chân trời góc Biển nào mà Tổ quốc cần.



Với truyền thống yêu nước thiết tha, tuổi trẻ Việt Nam đang sát cánh cùng nhau đi lên, đang trưởng thành dần trong cuộc sống lao động đẹp đẽ sôi nổi. Tuổi trẻ Việt Nam đang từng bước hoãn thành sứ mệnh thiêng liêng của mình là làm cho dân giàu nước mạnh. Cùng với tuổi trẻ thế giới và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, tuổi trẻ Việt Nam đang đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, chống lại vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học đang đe dọa hòa bình của toàn thế giới. Là một thanh niên, mang chung sứ mệnh của tuổi trẻ Việt Nam, em không cho phép mình rơi lại đằng sau, không cho phép mình sống một cuộc đời ủ rũ chỉ ôm khư khư cái “tôi” vị kỉ đáng khinh, không cho phép mình sống tẻ nhạt, mòn mỏi như cây liễu ven sông.Nguyện sát cánh cùng bao bạn trẻ Việt Nam và thế giới chiến đấu cho ấm no; hòa bình, tự do, cho mỗi em thơ đều được đến trường, cho mỗi cụ già đều được ôm cháu trong tay, cho mỗi lứa đôi đều được chung sống bên nhau đến trọn đời.

 

23 tháng 12 2016

Mùa đông giá rét, cây cối trơ cành sẽ qua đi, nhường bước cho mùa xuân với sức sông mãnh liệt, làm biến đổi cả đất trời. Và đến lúc mùa xuân cũng trôi qua, mùa hạ nồng nàn kéo đến... Cũng như quy luật của thiên nhiên, con người sinh ra, lớn lên và già đi, rồi một ngày kia trở về với cõi vĩnh hằng. Xuân của thiên nhiên qua đi rồi trở lại, nhưng tuổi trẻ của mỗi người chỉ có một lần. Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất, khỏe nhất và tươi sáng nhất của mỗi con người, vì thế tuổi trẻ thật quý giá. Hơn nữa, tuổi trẻ còn là mùa xuân, niềm tin và hi vọng của đất nước. Chính vì vậy, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhânmùa xuân năm 1946, Tết mở đầu cho một nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Câu nói ngắn gọn nhưng đẹp như một lời thơ, ca ngợi tuổi trẻ của xã hội, đất nước.

Một sớm kia thức dậy, nghe tiếng chim hót trong veo, cành mận ngoài vườn lung linh hoa trắng dưới làn mưa bụi đang bay, ta chợt thốt lên: “Ôi mùa xuân!” Mùa xuân xét theo thời gian là mùa mởđầu cho một năm. Xuân về trăm hoa đua nở, khí hậu ấm áp, cây côi đâm chồi... Vì vậy mùa xuân gợi lên trongta ý niệm về sức sông, hi vọng, niềm vui và hạnh phúc.

Riêng đối với dân tộc Việt Nam, xuân còn gợi lại những chiến công oanh liệt của cha ông, khơi dậy trong lòng niềm tự hào sâu sắc, Làm sao quên được mùa xuân năm 1077, Lí Thường Kiệt đánh tan bôn vạn quân Tông xầm lược; mùa xuân năm 1428, đưa đất nước thoát khỏi sự đô hộ của giặc Minh, Chúng ta cùng hòa mình vào không khí hào hùng, tưng bừng của mùa xuân năm 1789; khi đó người anh hùng áo vải Quang Trung đại phá hơn hai mươi vạn quân Thanh. Ta hãy cùng sông lại mùa xuân năm 1975 với niềm tự hào, sung sướng; mùa xuân của độc lập tự do, mùa xuân của thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà.

Tuổi trẻ của đời người dường như thống nhất với mùa xuân của thiên nhiên, cũng gợi lên ý niệm về sức sống, niềm vui tương lai và hạnh phúc tràn đầy. Ở tuổi hai mươi đầy nhiệt huyết, lòng hăm hở vui sướng bước vào đời, dù biết mình đang bị tù đày và có thể chết, Tố Hữu vẫn say sưa với tuổi xuân của mình:

Hai mươi tuổi tim đang dào dạt máu

Hai mươi tuổi hồn quay trong gió bão

Gân đang săn và thớ thịt căng da

Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa.

Tuổi trẻ là tuổi phát triển rực rỡ nhất về thể chất, tài năng, trí tuệ... bao giờ củng muốn vươn lên cái đẹp nhất, hay nhất, tiên tiến nhất, cao thượng nhất (Lê Duẩn). Tuổi trẻ là tuổi hăng hái, sôi nổi, giàu nhiệt tình, giàu chí tiến thủ, có thể vượt qua khó khăn gian khổ để đạt được mục đích và ước mơ. Bác kính yêu của chúng ta, từ ngày còn rất trẻ đã ôm ấp trong lòng một hoài bão và ước vọng lớn lao: tìm đường cứu nước. Chàng trai Nguyễn Tất Thành đã vượt qua biển cả, gió rét thành Pari, Luân Đôn để cuối cùng tìm được con đường cách mạng và giải phóng dân tộc Việt Nam. Học tập gương Bác, hiện nay nhiều thanh niên đang cố gắng vươn lên, bằng lòng quyết tâm và nghị lực mãnh liệt, vượt qua những khó khăn thực tại của đất nước, tự tạo cho mình một tương lai tươi sáng và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Tuổi trẻ của mỗi người cùng góp lại sẽ tạo thành mùa xuân của xã hội. Thế hệ trẻ là sức sông, niềm hi vọng và tương lai của đất nước. Ngược dòng thời gian, ta nhớ đến tuổi trẻ quật khởi của cậu bé Thánh Gióng đã đánh tangiặc Ân từ thời vua Hùng dựng nước. Tuổi trẻ Đinh Bộ Lĩnh với cờ lau dẹp tan mười hai sứ quân, đem lại sự thống nhất đất nước. Tuổi trẻ trung dũng của Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng làm cho giặc Nguyên Mông kinh hồn bạt vía. Tuổi trẻ của “Anh Nhỏ” Kim Đồng, của ngọn đuốc sáng Lê Văn Tám, của người con gái đất đỏ Võ Thị Sáu đã làm cho giặc phải cúi đầu kính phục. Tuổi trẻ của bao anh hùng liệt sĩ đổ xương máu để tô thắm lá cờ Việt Nam... Sức mạnh thanh niên là sức mạnh của dân tộc, chính sức mạnh đó góp phần tạo nên cuộc sống mới, xã hội mới và tương lai mới cho đất nước.

Ngày nay, tuổi trẻ có sự đóng góp rất lớn là lực lượng đi đầu trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh. Thanh niên hôm nay là những người rất xứng đáng với cha anh đi trước. Những người lính trẻ nơi hải đảo xa xôi đang ngày đêm canh giữ biển trời đất mẹ Việt Nam, trái tim họ vẫn ngân vang bản tình ca, dệt nên những bản nhạc tuyệt vời và chính cuộc đời họ là những bài ca mùa xuân đất nước. Chúng ta tự hào biết bao tuổi trẻ Việt Nam!

Đất nước, xã hội đặt niềm tin vào thanh niên; vậy thanh niên phải làm gì để xứng đáng với niềm tin ấy? Bạn nghĩ cần phải làm gì thật to lớn ư? Không đâu, bạn hãy làm tốt những công việc bình thường, hãy cốgắng học tập và tu dưỡng đạo đức của chính mình. Trong học tập và lao động cần không ngừng sáng tạo để công hiến nhiều nhất cho xã hội, cho đất nước.

Thanh niên hôm nay cần sống có mục đích, có lí tưởng cao cả. Lí tưởng ấy phải ở suy nghĩ, lời nói và những hành động cụ thể. Thanh niên sống không có lí tưởng cũng như con thuyền không có bến, như con sóng bạc giữa biển khơi, như lá xanh không có nhựa sống, như con ngựa không có người cầm cương..., rồi sẽ không biết đi đâu về đâu.

Chúng ta buồn biết bao khi tuổi trẻ đang góp sức tạo thành mùa xuân của xã hội thì có một số thanh niên tự hủy diệt mùa xuân của mình. Chúng ta cần phải nghiêm khắc phê phán những con người đã để tuổi trẻ của mình bên góc phố, lề đường, trong các quán cà phê, bữa tiệc ồn ào hay trong các thú vui vô bổ, tầm thường. Và thật tiếc, còn rất nhiều thanh niên chưa có niềm tin vào bản thân mình, chưa biết vươn lên trong cuộc sống, chưa chọn cho mình một lí tưởng để theo đuổi, phấn đấu. Chính họ đã để ngày xuân của mình khô héo, tàn lụi hay để nó trôi đi và cứ mòn mỏi dần. Tuổi xuân của họ lãng phí có nghĩa là mùa xuân của xã hội đã bớt tươi thắm, rực rỡ. Thật đáng thất vọng biết bao!

Nửa thế kỉ đã trôi qua, hôm nay đọc lại, ta vẫn thấy lời Bác chân thành, sâu sắc. Bác nhắc nhở chúng ta phải biết tự rèn luyện, phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống để có tương lai tươi sáng. Bằng tài năng, ý chí, nghị lực của bản thân, chúng ta phải biết sống có mục đích và lí tưởng cao đẹp, để tuổi trẻ của chúng ta thực sự là mùa xuân của xã hội.

19 tháng 2 2019

Với sự đa dạng sinh học độc đáo được công nhận trên toàn thế giới, Việt Nam là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã (ĐVHD) ở Việt Nam đang gia tăng một cách đáng kể trong những năm gần đây, làm suy giảm số lượng quần thể ĐVHD trong tự nhiên, khiến nhiều loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loài gấu.
Tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật từng rất phổ biến tại Việt Nam. Năm 2005, cả nước có tới hơn 4,300 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại hàng trăm cơ sở trên khắp cả nước. Hơn 10 năm qua, những nỗ lực của cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng nhằm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật đã đạt được những bước tiến đáng kể. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đến nay chỉ còn gần 800 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các trang trại trên cả nước, giảm khoảng 80% so với năm 2005. Nhu cầu sử dụng mật gấu cũng giảm hơn 60%, giai đoạn 2009 – 2014 theo theo khảo sát gần nhất của ENV. Điều này cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng trên chặng đường chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu. Tuy nhiên, cuộc chiến bảo vệ gấu chỉ kết thúc khi tất cả các trang trại nuôi nhốt gấu ở Việt Nam đóng cửa vĩnh viễn, đem lại cơ hội sống sót cho các cá thể gấu còn lại trong tự nhiên và giúp gấu thoát khỏi nguy cơ bị săn bắt, giết hại nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ mật gấu và các sản phẩm khác từ gấu. Để làm được điều đó, GẤU CẦN CHÚNG TA. Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đến loài động vật đáng yêu này và cùng chung tay hành động để thay đổi nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là các chủ gấu nhằm đảm bảo một tương lai tốt hơn cho gấu bằng cách tham gia cuộc thi viết thư cho chủ gấu mang tên “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn” do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tổ chức.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam, cả nước vẫn còn gần 800 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt, lớn hơn gấp nhiều lần số lượng gấu còn lại trong tự nhiên. Số phận của các cá thể gấu này đang phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm, ý thức của cộng đồng, đặc biệt là các chủ gấu.
Để huy động sự quan tâm của cộng đồng trong các nỗ lực bảo vệ gấu cũng như kêu gọi các chủ gấu chuyển giao gấu tự nguyện đến các cơ sở cứu hộ, ENV phát động cuộc thi Viết thư cho chủ gấu - “Hãy cho gấu cuộc sống tốt đẹp hơn”

15 tháng 3 2019

Tac pham nai rat sai khong phai loi giai