Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ở con người Bác, chúng ta học tập được rất nhiều điều, đặc biệt là đức tính giản dị của Người. Sự giản dị của Bác không chỉ thể hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay cả khi đã là một vị chủ tịch nước. Điều đó được thể hiện trong cách ăn mặc hàng ngày. Bộ quần áo kaki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô là những đồ vật gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác chỉ ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, có vườn cây, ao cá để Bác có thể lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Bác là người cha già đáng kính của dân tộc Việt Nam ta nên chưa bao giờ khiến cho nhân dân phật ý . Trong các mối quan hệ với mọi người, Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam, rồi đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lời nói và bài viết, Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
1. Xác định luận điểm:
Cho đề bài: Chớ nên tự phụ.
Em tán thành ý kiến tự phụ là một thói xấu của con người. Chúng ta không nên tự phụ mà nên khiêm tốn, thật thà, tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người.
Những luận điểm phụ tương đồng:
- Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai.
- Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.
- Tự phụ khiến cho mọi người xa lánh, chê trách.
2. Tìm luận cứ:
Tự phụ tức là tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình.
Người ta khuyên chớ nên tự phụ bởi làm như vậy:
- Mình không biết mình.
- Bị mọi người khinh ghét.
Tự phụ có hại:
- Cắt đứt quan hệ của mình với người khác.
- Việc làm của mình không có sự hợp tác của mọi người dễ dẫn đến sai lầm và không hiệu quả.
- Gây nên nỗi buồn cho chính mình.
- Khi thất bại thường tự ti.
Tự phụ có hại cho:
- Chính người tự phụ.
- Với mọi quan hệ khác.
Các dẫn chứng:
- Nên lấy từ thực tế trường lớp, hoàn cảnh quanh mình.
- Tự xét những lúc mình đã tự phụ.
- Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo. Chẳng hạn, ở truyện cổ tích:
- Đại phú Thạch Sùng thiếu mảnh vỡ của nồi đất kho cá bát sành mà cơ nghiệp lẫn thân xác đi đời. Chưa đậu ông Nghè đã đe hàng tổngcho nên biến thành cọp dữ...
3. Xây dựng lập luận:
Nên bắt đầu tự việc định nghĩatự phụ là gì. Tiếp đó làm nổi bật một số nét tích cách cơ bản của kẻ tự phụ. Sau đó mới nói tác hại của nó.
mình đầu tiên
1. Xác định luận điểm:
Cho đề bài: Chớ nên tự phụ.
Em tán thành ý kiến tự phụ là một thói xấu của con người. Chúng ta không nên tự phụ mà nên khiêm tốn, thật thà, tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người.
Những luận điểm phụ tương đồng:
- Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai.
- Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.
- Tự phụ khiến cho mọi người xa lánh, chê trách.
2. Tìm luận cứ:
Tự phụ tức là tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình.
Người ta khuyên chớ nên tự phụ bởi làm như vậy:
- Mình không biết mình.
- Bị mọi người khinh ghét.
Tự phụ có hại:
- Cắt đứt quan hệ của mình với người khác.
- Việc làm của mình không có sự hợp tác của mọi người dễ dẫn đến sai lầm và không hiệu quả.
- Gây nên nỗi buồn cho chính mình.
- Khi thất bại thường tự ti.
Tự phụ có hại cho:
- Chính người tự phụ.
- Với mọi quan hệ khác.
Các dẫn chứng:
- Nên lấy từ thực tế trường lớp, hoàn cảnh quanh mình.
- Tự xét những lúc mình đã tự phụ.
- Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo. Chẳng hạn, ở truyện cổ tích:
- Đại phú Thạch Sùng thiếu mảnh vỡ của nồi đất kho cá bát sành mà cơ nghiệp lẫn thân xác đi đời. Chưa đậu ông Nghè đã đe hàng tổngcho nên biến thành cọp dữ...
3. Xây dựng lập luận:
Nên bắt đầu tự việc định nghĩatự phụ là gì. Tiếp đó làm nổi bật một số nét tích cách cơ bản của kẻ tự phụ. Sau đó mới nói tác hại của nó.
Tk
Tôi và Hoa là bạn thân của nhau. Mặc dù hai đứa chơi thân với nhau nhưng chúng tôi mỗi người một tính cách, sở thích khác nhau. Tôi không có giọng hát hay như Hoa. Hoa hát hay lắm. Mỗi lần nó hát đều khiến mọi người trò khen ngợi. Để có giọng hát hay như thế, nó đều hay hát mỗi ngày. Chính sự chăm chỉ rèn luyện mà kì thi văn nghệ cấp thành phố vừa qua. Kể cũng lạ, rõ chơi thân với nhau nhưng tôi chẳng thể hát hay như nó. Cái giọng cứ ồm ồm như vịt đực chẳng thể trong trẻo hát hay được như nó cả. Nó vẫn hay trêu tôi bởi cái giọng nói này, và nhiều khi còn bắt tôi luyện giọng với cả nó. Mặc dù nó hay trêu chọc tôi, tính tình, sở thích chúng tôi có khác nhau nhưng chúng tôi mãi là bạn tốt của nhau.
viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con ng cần có lòng thương yêu đối vs mọi người "
Lòng yêu thương là một trong những phẩm chất cao đẹp của không chỉ mỗi cá nhân mà của cả nhân loại. Đối với tuổi trẻ, những con người đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, cần trau dồi trí tuệ nhưng nhất định không thể bỏ quên một giá trị cơ bản nhất khi làm người, đó là biết trân trọng giá trị của tình yêu thương.
Tình yêu thương là những xúc cảm phát ra tự đáy tâm hồn biểu hiện, sự chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với đồng loại. Nếu không biết yêu thương những cảnh đời bất hạnh; nếu không biết trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp và không biết nghiêm khắc rèn luyện, trau dồi nhân phẩm mình; không biết để cho trái tim mình trỗi lên những xúc cảm yêu thương thì đó là người có trái tim “tật nguyền” về cảm xúc hay nói cách khác là vô cảm.
Từ muôn đời nay, mối quan hệ giữa mẫu từ, phụ tử bao giờ cũng thiết lập bởi tình yêu thương và vì thế nó trở thành những tình cảm thiêng liêng bậc nhất của nhân loại. Cũng chính vì thế, mà mối tình cảm ấy đã đi vào đời sống văn chương và nó trở thành những vần thơ, những câu chuyện giàu tính nhân văn nhất. Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin - thi hào Nga đã lay động biết bao nhiêu trái tim con người. Câu chuyện Chứ Đồng Tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam làm ta nhớ mãi về tấm lòng của Chử Cù Văn - người cha hết mực thương con. Và còn biết bao câu chuyện về tình yêu thương khác nữa đã làm ngời sáng giá trị của tình người, tình đời. Mỗi mùa hè đến, những sinh viên với chiếc áo xanh của niềm tin và hi vọng đã lặn lội khắp nơi giúp đỡ những đồng bào khó khăn trên khắp dải đất này đã trở thành biểu tượng sáng đẹp về tình yêu thương, biết sống vì yêu thương. Câu chuyện Nguyễn Hữu Ân đã chia "Chiếc bánh thời gian" của mình để chăm sóc những bệnh nhân là hình ảnh đẹp mà tuổi trẻ cần học tập. Bên cạnh những thanh niên biết vun đắp, biết đối nhân xử thế bằng tình yêu thương, thì vẫn còn một số ít đang sống hờ hững, lạnh lùng, vô cảm với xung quanh. Lối sống ích kỉ ấy là một hiện tượng cần lên án, vì nó đi ngược lại với truyền thống trọng tình, quý nghĩa của cha ông ta. Ngày nay, sống trong xã hội văn minh hơn, thì tình thương càng phải được đề cao hơn. Đó là điều tuổi trẻ cần ý thức và nhận ra trách nhiệm sống của mình.
Tuổi trẻ là đối tượng phải mang cho mình nhiều trọng trách nhất đối Với chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, trong muôn vàn điều phải học trong kho tàng tri thức của nhân loại phải nhận thức đúng đắn tình thương là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Hãy biết sống sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu và hướng về cộng đồng, để hoàn thiện nhân cách mình và trở thành những công dân có ích.
viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " đoàn kết sẽ tạo lên sức mạnh "
Trong cuộc sống của chúng ta, tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt mà chúng ta cần phải trang bị cho mình. Nó giúp cho chúng ta vượt qua bao phong ba bão táp của cuộc đời. Đôi khi trong công việc để thành công chúng ta không thể dựa vào sức mạnh của cá nhân mà phải cần đến sức mạnh của tập thể, của sự đoàn kết. Vậy đoàn kết có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?
Vậy đoàn kết là gì? Nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn thực hiện. Tại sao chúng ta phải có tinh thần đoàn kết trong mọi việc thì sẽ dẫn đến thành công? Trước hết, tinh thần đoàn kết thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Đó chính là yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công trong mọi công việc. Ví như ta đang cần giải quyết một bài toán, nhưng ta không thể giải quyết được nó vì nó quá khó cho nên nếu họp nhóm lại thì mỗi người thêm một suy nghĩ thì chắc chắn đáp án sẽ được giải quyết nhanh gọn thôi. Đó là thể hiện của sự đoàn kết trong học tập. Trong lịch sử xa xưa, nếu nhân dân ta không trên dưới một lòng, không đoàn kết, nắm tay lại với nhau thì không thể nào đánh đuổi được giặc ngoại xâm hung tàn, ác bá. Trong kho tang ca dao, tục ngữ ông bà ta cũng có những câu thể hiện nội dung của sự đoàn kết như “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”, “Chung lung đấu cật”, “Nhiều tay vỗ nên kêu”, “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Góp gió thành bão”,…
Thế nhưng trong cuộc sống vẫn còn đâu đó những con người đoàn kết lại làm việc xấu, gây thương hại đến người khác. Trong trường học, nhiều học sinh tự chia nhau thành các nhóm riêng rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ trong lớp khiến cho tình cảm bạn bè bị sứt mẻ. Có học sinh chỉ vì lợi ích của cá nhân bàn ra tán vào gây ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần đoàn kết của cả lớp. Những trường hợp như vậy thật đáng bị phê phán.
Tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt và quý báu mà ta cần giữ gìn và phát huy, nhân rộng đến mọi người xung quanh. Bản thân em cũng sẽ luôn gắn kết, hòa hợp với mọi người xunh quanh tạo nên tính đoàn kết theo đúng nghĩa vốn có của nó.
a) + Bữa ăn hằng ngày: ăn uống chỉ có vài ba món.
+ Nhà ở: căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.
+ Việc làm: trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.
+ Lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
b) Bác Hồ rất giản dị trong lối sống. Bác Hồ vị cha già của dân tộc Việt Nam, những công lao to lớn của minh Bác đã đưa con thuyền độc lập dân tộc cập bến bờ. Bác Hồ chính là một tấm gương mà chúng ta noi theo, không chỉ vì sự hy sinh của Bác mà còn học tập lối sống giản dị của Người. Được nghe nhiều câu chuyện kể về Bác, thấy được bác là giản dị trong việc ăn, mặc, ở. Bác mặc bộ ka-ki đã bạc màu, đôi dép cao su mà " Bác đi từ thuở chiến khu Bác về". Bữa cơm đạm bạc " cháo bẹ, rau măng", và nơi ở của Bác cũng rất đơn sơ, mộc mạc. Không chỉ vậy, mà Bác còn giản dị trong tác phong, trong lối viết lách, nói chuyện. Tạo nên sự gần gũi hơn với mọi người xung quanh. Điều đó cũng là điều mà khiến Bác được mọi người yêu quý và kính trọng.
Mẹ - tiếng gọi ấy sao mà thân thương đến thế! Cuộc đời mỗi người ai sinh ra và lớn lên cũng được ấp ủ từ vòng tay mẹ, được mẹ bế bồng, chăm sóc, được mẹ hát ru những khúc hát ru chân thành gửi gắm từ trong sâu thẳm đáy lòng của mẹ. Và với tôi, mẹ cũng vậy. Mẹ luôn yêu thương và sẻ chia những lúc tôi buồn, tôi vui. Mẹ chăm sóc tôi từng ngày, nếu học muộn tôi chẳng buồn ngủ mà còn hăng say hơn vì đã có cốc sữa mát lạnh bên cạnh mình. Nếu như tôi ốm thì tôi đã khỏi ngay vì có bát cháo hành thơm ngon mẹ xúc cho từng thìa. Với tôi mẹ là như vậy, dù với người khác mẹ tôi không đẹp nhưng với tôi trái tim mẹ lại là 1 kì quan thiên nhiên vĩ đại mà tôi chưa khám phá hết. Tôi yêu mẹ tôi nhiều lắm.
Luận điểm : Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài
Đầu tiên bn có thể vạch ý ra nhé :
Có thể làm sáng tỏ luận điểm trên bằng các luận cứ và dẫn chứng sau : - Học là để nắm bắt tri thức. Nắm bắt tri thức rất quan trọng nhưng củng cố những tri thức đã nắm bắt được còn quan trọng hơn. Có thể lấy các dẫn chứng trong thực tế và trong học tập để chứng minh. Một người khi học lý thuyết có thể đạt kết quả cao nhưng anh ta không chú ý đến việc thực hành. Kết quả là những kiến thức thu nhận được nhanh chóng rơi rụng đi mất khiến cho khi tiếp xúc với công việc thực tế, anh ta đã hết sức vất vả. - Việc làm bài tập đều đặn, thường xuyên là cách củng cố tri thức hiệu quả nhất. Chứng minh : với những người chăm chỉ làm bài tập, những kiến thức họ thu nhận được không những được củng cố mà còn được nâng cao, hoàn thiện hơn khi được tiếp xúc với thực tế vô cùng phong phú. Bài làm :Học kết học với làm bài tập thì mới hiểu bài, đó là quan niệm đúng đắn. Vậy học để làm gì? Học là để nắm bắt tri thức. Nắm bắt tri thức rất quan trọng nhưng củng cố những tri thức đã nắm bắt được còn quan trọng hơn. Thật vậy, một người khi học lý thuyết có thể đạt kết quả cao nhưng anh ta không chú ý đến việc thực hành. Kết quả là những kiến thức thu nhận được nhanh chóng rơi rụng đi mất, khiến cho khi tiếp xúc với công việc thực tế, anh ta đã hết sức vất vả. Do vậy, học phải đi đôi với hành. Với học sinh chúng ta, việc học làm bài tập đều đặn, thường xuyên là cách củng cố tri thức hiệu quả nhất. Khi chúng ta chăm chỉ làm bài tập, những kiến thức chúng ta thu nhận được không những được củng cố mà còn được nâng cao, hoàn thiện hơn khi được tiếp xúc với thực tế vô cùng phong phú.
~ Chúc bn học tốt!~