K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Đọc bài ca dao sau: - Trèo lên cây bưởi hái hoa,Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay!- Ba đồng một mớ trầu cay,Sao anh không hỏi những ngày còn không?Bây giờ em đã có chồng,Như chim vào lồng, như cá cắn câu.Cá cắn câu, biết đâu mà gỡ,Chim vào lồng, biết thuở nào ra?(Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, Nhà XB Văn...
Đọc tiếp

 Đọc bài ca dao sau:
 - Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay!
- Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu, biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng, biết thuở nào ra?
(Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, Nhà XB Văn học, 2005)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài ca dao.
Câu 2. Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào trong ca dao Việt Nam?
Câu 3. Câu ca dao nào thể hiện tâm trạng của nhân vật chàng trai?
Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về tâm trạng của nhân vật cô gái qua câu hỏi tu từ :  Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Câu 5. Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các câu sau: Bây giờ em đã có chồng/ Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
 Câu 6. Từ bài ca dao, anh/chị nhận xét gì thân phận của người phụ nữ ngày xưa?

1
3 tháng 1 2022

giúp mk vs ạ

 

(…)“Tuổi thơ chân đất đầu trầnTừ trong lấm láp em thầm lớn lênBây giờ xinh đẹp là emEm ra thành phố dần quên một thời Về quê ăn Tết vừa rồiEm tôi áo chẽn, em tôi quần bòGặp tôi, em hỏi hững hờ“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?” Em đi để lại chuỗi cườiTrong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.Trăng vàng đêm ấy bờ đêCó người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”câu 1 : văn...
Đọc tiếp

(…)

“Tuổi thơ chân đất đầu trần

Từ trong lấm láp em thầm lớn lên

Bây giờ xinh đẹp là em

Em ra thành phố dần quên một thời

 

Về quê ăn Tết vừa rồi

Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò

Gặp tôi, em hỏi hững hờ

“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”

 

Em đi để lại chuỗi cười

Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.

Trăng vàng đêm ấy bờ đê

Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”


câu 1 : văn bản được viết theo thể loại nào? xác định các phương thức biểu cảm trong văn bản

câu 2 : nhân vật em trong bài thơ có tuổi ther như thế nào

câu 3 : anh chị hiểu thế nào về câu thơ

"Em đi để lại chuỗi cười

Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê."

câu 4 : viết đoạn văn khoảng 10 dòng trình bày suy nghĩ về tình cảm của nhân vật tôi giành cho cô gái trong bài thơ

 

1
14 tháng 3 2020

1. Văn bản viết theo thể thơ tự do.

Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.

(Trong trường hợp hỏi phương thức biểu đạt chính là biểu cảm)

2. Nhân vật em có tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo: chân đất đầu trần, từ trong lấm láp em thầm lớn lên.

3. Nhân vật trữ tình thể hiện sự hụt hẫng, đau đớn của mình: " Em đi" là lên thành phố, để lại trong tôi những ấn tượng về cô bé hồn nhiên, ngây thơ của tuổi nhỏ nhưng khi em về là sự đổi khác đến không nhận ra theo nhịp sống thị thành nên "trong tôi vỡ... một khoảng trời pha lê". Những ấn tượng về em trong trảo không còn nữa. Khoảng trời pha lê là khoảng trời ấu thơ tươi đẹp, lóng lánh đã vỡ nát.

4. Tình cảm yêu thương, trân trọng...

22 tháng 10 2021

Em tham khảo:

 Hình ảnh người phụ nữ đã đi vào ca dao dân ca Việt Nam. Đặc biệt, là những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa - những người phải chịu nhiều thiệt thòi, áp bức bóc lột của giai cấp cường quyền, thậm chí cuộc đời họ vướng vào nhiều chông gai, sóng gió. Từ "thân em" được sử dụng nhiều lần trong các bài ca dao. Chỉ hai từ " thân em" nghe đã thấy vô cùng tội nghiệp và xót xa cho số phận. Những người nữ đó họ có nhan sắc, có phẩm hạnh nhưng số phận là chịu nhiều điều bất hạnh. Đúng như người xưa có nói là " hồng nhan bạc mệnh". Mà sống trong xã hội phong kiến họ đâu có quyền đinh đoạt quyền sống, quyền được hạnh phúc. Cúng giống " tấm lụa đào" " Phát phơ giữa chợ". Họ luôn khao khát hạnh phúc, khao khát một tình yêu thật sự. Nhưng số phận đã được định đoạt và như là một đồ vật không hề có giá trị để cho người khác chọn lựa. Thật sự chúng ta xót xa, thương cảm cho những số phận người phụ nữ trong xã hội phông kiến. Đồng thời cũng thấy rằng, người phụ nữ trong xã hội họ đã có quyền tự định đoạt hạnh phúc của bản thân. Và những người phụ nữ họ đã tự chủ về nhiều mặt nên sự sống hay hạnh phúc không hề phải phụ thuộc vào người khác. Nhưng dù ở thời đại nào thì vẻ đẹp của người phụ nữ cũng không bị vùi lấp và vẫn luôn sáng ngời.

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

Quê hương chúng ta không những chỉ tự hào về những truyền thống thống tốt đẹp, những di sản văn hóa và còn tự hào về kho tàng văn học rất phong phú và đa dạng. Trong đó có những bài ca dao dân ca về đạo lý làm người, những cung cách ứng xử trong cuộc sống và về tình yêu tươi đẹp của tuổi xuân lứa đôi:

“Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Bài ca dao này nói về tình yêu tươi đẹp của người con gái và người con trai mới lớn. Nó giống như một giai điệu của một bản nhạc không lời nhưng da diết và thiết tha khiến ai trong cuộc đời cũng muốn nghe.

Mở đầu là hai câu hỏi:

“Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”

Tác giả thật khéo léo trong việc lựa chọn ngôn từ để diễn tả. Ở đây tác giả ý muốn mượn hình ảnh của mận và đào để bắt đầu về tình yêu đôi lứa. “Mận” là hình ảnh đại diện cho người con trai còn “Đào” là hình ảnh đại diện cho người con gái. “Bây giờ mận mới hỏi đào” chàng trai muốn ngỏ lời với cô gái liền hỏi cô gái. Cách đối đáp giao duyên này thật hay và ý nghĩa về nét đẹp của nhân dân ta. Đây là một phần dạm hỏi rất là tế nhị và cũng đầy hài hước “Vườn hồng đã có ai vào hay chưa” Chàng trai muốn hỏi cô gái đã có người thương chưa nếu chưa có hãy cho chàng cơ hội để chàng có thể mang lại hạnh phúc cho cô.

Hai câu sau là lời đáp đầy táo bạo và hài hước của cô gái:

“Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Cô gái liền nói “xin thưa” thể hiện sự nhẹ nhàng và tế nhị cộng sự đoan trang, cung kính với người khác. Đây là một đức tính đẹp của người con gái trong bài thơ nói riêng và của người phụ nữ Việt nam nói chung. Đó không phải là vẻ đẹp bề ngoài da trắng, mặt xinh mà đó là vẻ đẹp sâu thẳm bên trong con người. Thời gian có trôi vẻ đẹp bên ngoài có thể tàn phai theo năm tháng nhưng vẻ đẹp tâm hồn thì vẫn mãi khắc sâu trong tâm hồn. Rồi cô gái trả lời rõ một cách rành mạch “Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào” ý cô muốn nói cô chưa có người thương và cô cũng chưa thương ai để cho chàng trai hiểu hơn về cô gái.

Đồng thời qua những ý đáp của cô gái cũng cho ta thấy được cô gái cũng có ý thích đối với chàng trai, vì là con gái cô rất ngại và thẹn thùng không dám ngỏ lời trước đến khi chàng trai hỏi thì người con gái mới dám ngỏ lời nên qua câu đó chúng ta cũng hiểu được rằng đôi trai gái này đang thích nhau.

Như vậy ta thấy được kho tàng văn học nước ta rất đẹp và phong phú nó chất chứa được biết bao tình cảm đẹp và thiêng liêng. Dù thời gian có trôi đi nhưng những âm hưởng của nó vẫn ngân vang trong cuộc sống về một nét đẹp bình dị của dân tộc. Tình yêu lứa đôi luôn là nguồn cảm hứng bất diệt để con người ta làm nên những trang văn đẹp và ý nghĩa.

24 tháng 4 2017

Học sinh lấy ví dụ có mô -típ: “Thân em như”

   “Thân em như củ ấu gai

Ruôt trong thì trắng vỏ ngoài thì đen .”

   “Thân em như quế giữa rừng

Ngát hương ai biết thơm lừng ai hay”.

30 tháng 10 2020

Tham khảo:

Bài 1:

A. Mở bài

- Nói đôi nét về than phận người phụ nữ xưa trong xã hội phong kiến cũ (Họ là những con người tài năng và xinh đẹp nhưng lại phải chịu những bất hạnh, đau đớn hơn là không có quyền được là chủ cuộc đời của chính mình).

- Giới thiệu về câu ca dao (Trích nguyên câu ca dao cần được phân tích)

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Người phụ nữ xưa kia dường như đã ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và phẩm chất cao quý của mình nên tự so sánh ‘Thân em như tấm lụa đào…’ Tuy vậy, số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ thật chông chênh, không có gì đảm bảo: Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

B. Thân bài

- Giải thích

+ Tấm lụa đào được xem là một trong những thứ hàng xa xỉ thời trước. Nó đẹp từ chất liệu, dáng vẻ đến màu sắc bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất. Lụa đào hay những loại lụa nói chung đều có đặc điểm là nhẹ, mềm và rất mát. Và khi mặc vào thì người đẹp hẳn lên, cha ông ta cũng từng đúc kết "Người đẹp vì lụa”.

+ Lụa màu hoa đào vừa đẹp vừa quý nhưng khi đem bán thì cũng phải bày ra giữa chốn “trăm người bán, vạn người mua”, đủ loại người có người sang kẻ hèn, người tốt và có cả những kẻ xấu, không biết sẽ vào tay ai?

+ Hình ảnh tấm lụa đào gợi lên vẻ thanh xuân mơn mởn, tràn đầy sức sống của một cô gái đương thì, nhưng hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ lại gợi như có một cái gì đó thật trớ trêu, tội nghiệp.

>>> Dường như nỗi đau xót của nhân vật trữ tình trong lời than thân trên chính là ở chỗ khi người con gái bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình thì nỗi băn khoăn lo lắng về thân phận lại ập đến ngay với họ. Quả là hoàn cảnh khách quan chi phối rất nhiều, có khi quyết định số phận cả một đời người. Sự đối lập giữa hai dòng thơ đã khiến ta thấm thía nỗi đau đó.

- Bài ca dao không chỉ nói lên thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của họ.

- Thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến xưa dường như đã chịu rất nhiều thiệt thòi và bất hạnh.

>>> Những người phụ nữ trong xã hội cũ tủi nhục, khổ và cam chịu đó thường than thân trách phận qua những lời ca tiếng hát của mình “Thân em” là các mở đầu quen thuộc trong ca dao xưa là bởi vậy. “Thân em” như đã nói, gợi mở về thân phận nhỏ bé của người phụ nữ trong xã hội cũ, và họ so sánh họ với rất nhiều hình ảnh và các sắc thái khác nhau. Và hình ảnh:

+ Lời than thân đó nghe chứa chan nước mắt và mỏng mảnh như khói tỏa vào không gian, như thân phận người phụ nữ vậy.

+ Hai từ “Thân em” như khắc khoải đến nghẹn lời, từ thân gợi nên một cảm giác nhỏ nhoi, yếu đuối. Người con gái khi được tự giới thiệu về chính mình cũng rụt rè, khiêm nhường thốt lên hai tiếng “thân em”.

- Dải lụa đào mang một dáng vẻ đẹp, nó nhẹ nhàng như chính tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ vậy. Hơn nữa lụa đào lại là một thứ vật liệu mềm mỏng dùng để may mặc, trang trí thêm cho người hay khung ảnh. Và phải chăng cũng giống như chính người phụ nữ trong cuộc đời vậy, họ là một món đồ trang sức, là chiếc bóng lặng lẽ, âm thầm trước những bất công.

>>> Dải lụa đào là một hình ảnh mà tác giả dân gian lựa chọn so sánh thật thanh cao, thật mềm mại nhưng quấn trong đó một nỗi niềm nặng trĩu. Vì thê câu tiếp theo là tất cả tâm trạng đau khổ vắt ra mà thành.

- Dải lụa đào lại ở giữa chợ, giữa cảnh xô bồ kẻ bán người mua. Liệu ai có con mắt xanh để biết giá trị của tấm lụa đào. Từ phất phơ không có hướng cố định cũng như hoa trôi man mác biết là về đâu. Bị số phận đưa đẩy đến như vậy mà nữ nhi lại không đủ sức, không thể chủ động định được một hướng đi cho mình để rồi đêm ngày tự hỏi cuộc đời mình sẽ vào tay ai.

>>> Câu hỏi được người phụ nữ buông ra biết vào tay ai thật tinh tế và khéo léo, nó tạo cho người đọc một cảm giác xót xa. Câu hỏi đó có lẽ đã bám suốt cuộc đòi người con gái.

>>> Toàn bộ câu ca dao có thể dễ nhận thấy đó là một lời than

Với cách so sánh, ví von thật linh động và cũng rất gần với đời thường, câu ca dao đã tạo ra một hình ảnh gây nhiều cảm xúc.

C. Kết bài

- Khẳng định lại một lần nữa bài ca dao như gói ghém lại được những tâm trạng phức tạp của người phụ nữ trong xã hội trước.

+ Họ là những người có tài sắc nhưng lại không định đoạn được số phận của mình

- Tác giả dân gian thật tinh tế lựa chọn một hình ảnh đẹp ví von để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ xưa.

30 tháng 10 2020

cảm ơn bạn nha