Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Nguyên Hồng là một nhà văn đặc biệt - nhà văn của những người cùng khổ. Có lẽ chính bởi hoàn cảnh khó khăn, chân lấm tay bùn và thiếu thốn tình thương nên ông có những thấu hiểu, đồng cảm cho những kiếp người khố rách áo ôm của xã hội. Cha mất, mẹ đi thêm bước nữa, tuổi thơ ông đầu đường xó chợ, bươn chải làm đủ mọi nghề. Chính vì thế chất nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương và vào thế giới nghệ thuật của tác giả. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên. Tác giả Nguyên Hồng cùng với những tác phẩm của mình sẽ còn mãi trong tâm trí của người đọc
TK:
Nguyên Hồng là một nhà văn đặc biệt - nhà văn của những người cùng khổ. Có lẽ chính bởi hoàn cảnh khó khăn, chân lấm tay bùn và thiếu thốn tình thương nên ông có những thấu hiểu, đồng cảm cho những kiếp người khố rách áo ôm của xã hội. Cha mất, mẹ đi thêm bước nữa, tuổi thơ ông đầu đường xó chợ, bươn chải làm đủ mọi nghề. Chính vì thế chất nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương và vào thế giới nghệ thuật của tác giả. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên. Tác giả Nguyên Hồng cùng với những tác phẩm của mình sẽ còn mãi trong tâm trí của người đọc
tham khảo:
Trong nhà tôi yêu bà tôi nhất. Cả cuộc đời bà tần tảo, một nắng hai sương một tay nuôi đàn con thơ khôn lớn trưởng thành. Ngày ông đi bộ đội, bà trở thành trụ cột chính trong gia đình, chạy ngược chạy xuôi buôn thúng bán mẹt để chăm lo cho gia đình. Vừa là một người mẹ tuyệt vời nhất, bà tôi trong xóm luôn được mọi người yêu quý. Những năm đói khổ nhất, bà không ngần ngại nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ những người hoàn cảnh khó khăn.
Tham khảo :
Bác Hai Hợi gần nhà tôi là người phụ nữ tần tảo, hi sinh vì chồng con. Quanh năm chân lấm tay bùn nuôi đàn con thơ. Chồng bác là bộ đội về hưu và là thương binh hạng nặng nên mọi việc trong nhà đều do bác vun vén. Từ việc bé đến việc to, việc trong nhà đến việc của láng giềng bác không ngần ngại giúp đỡ. Nhất là đối với các phong trào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ vùng miền bão lũ, bác luôn là người đúng lên phát động bà con xóm làng tham gia.
Tham khảo: Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ hay khiến tôi suy nghĩ mãi không thôi. Trong bài thơ, hình ảnh người mẹ hiện lên không có chút nào là chân lấm tay bùn nhưng vẫn khiến người đọc cảm động. Tác giả bài thơ không dùng một câu chữ nào nói về sự nặng nhọc, vất vả của người mẹ mà chỉ nói về những điều giản dị của một cuộc sống tiết kiệm, có phần chắp vá. Ai dám chắc người mẹ ấy không một nắng hai sương? Chỉ nói về “chuyện giản đơn” thường ngày nhưng bài thơ đã để lại sự xúc động trong lòng người đọc.
tk
Việt Nam là một đất nước có truyền thống nông nghiệp, con trâu đi trước, cái cày theo sau. Người nông dân vẫn luôn một nắng hai sương, chân lấm tay bùn để có được cái ăn, cái mặc. “Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày/ Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Chứa trong mỗi hạt gạo, mỗi bát cơm là biết bao sự cần cù, chăm chỉ và vất vả. Mong sao sẽ có nhiều công nghệ cải tiến để giúp người nông dân bớt đi những nhọc nhằn.
Nguyên Hồng nhà văn đã để lại cho nền văn học dân tộc biết bao tác phẩm có giá trị: Những ngày thơ ấu, Bì vỏ, Bảy Hựu,...Nhưng ít ai biết rằng tác giả này phải trải qua cuộc đời với vô vàn thương tổn ngay khi còn thơ ấu. Cha mẹ lấy nhau do sự sắp đặt chứ không hề có tình yêu. Lên 12 tuổi cha mất, mẹ đi làm ăn xa, Nguyên Hồng phải ở với người cô cay nghiệt. Cảnh ngộ ấy đã ném nhà văn vào môi trường với những người khắc khổ, đầu đường xó chợ, ở dưới đáy của xã hội. Cũng từ đó những trang văn của ông “đậm đà chất dân nghèo, chất lao động” mà không thể bắt gặp ở bất cứ đâu. Càng tìm hiểu về cuộc đời và con người ông chúng ta càng thấm thía hơn những trang văn mà ông viết.