Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em đã được ra biển chơi một lần cùng với bố mẹ. Đó là vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời, khi gia đình em được đi du lịch tại Đồ Sơn
Sóng biển nhấp nhô từng đợt ập vào bờ. Chao ôi! Đúng là không nơi đâu rộn ràng như nơi này. Trên biển, những ngư dân đang ra khơi đánh cá. Mọi người ai cũng ríu rít nói chuyện. Mặt trời toả những tia nắng xuống biển làm cho mặt biển có một chút màu vàng nhạt. Kia, trên bầu trời có những chú chim hải âu đang chao lượn. Hãy ngắm nhìn trên bãi cát có những chú cua bò ngang. Lại còn có những bạn học sinh được nghỉ hè ra biển chơi. Các bạn ý cũng giống như em, được bố mẹ đưa đi tắm biển đấy! Tắm biển thật là thú vị vì vừa được ngắm cảnh, được xây những lâu đài cát. Em rất thích biển vì cảnh ở đây thật là đẹp.
Mùa hè, Tâm thường được ba đưa về quê ngoại. Đó là một miền quê thanh bình, yên ả.
Ngoại thường dắt Tâm theo mỗi khi ông ra thăm ruộng vào mỗi sáng. Sương sớm còn đọng trên ngọn cỏ, làm bàn chân Tâm mát lạnh. Gió từ bờ sông thổi về mát rượi. Mặt trời chưa nhô lên hẳn, còn lấp ló nơi rặng cây. Xa xa, trong xóm, tiếng gà vịt, tiếng trâu bò rộn lên đòi ăn. Khói từ bếp các nhà bốc lên, quyện với mùi rơm rạ nghe ngai ngái, ấm nồng và thân thuộc. Khi hai ông cháu về đến nhà, mặt trời đã lên đến ngọn cau. Tiếng mái chèo khua ngoài bờ sông rộn ràng, tiếng người gọi nhau í ới...
Một ngày mới đã bắt đầu nơi xóm nhỏ ven sông.
Quê em là một làng nhỏ ven sông Cầu, phong cảnh rất nên thơ với cây đa, mái đình và những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Mùa xuân ấm áp là những ngày đẹp nhất của làng xóm quê em.
Mùa xuân đến, cả đất trời như ngập tràn hạnh phúc. Cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi. Những mầm non bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài dằng dặc, khẽ vươn vai vẫy lá chào đón gió xuân. Muôn loài hoa khoe sắc, khoe hương trong nắng mới.
canh chieu thu o que em that dep . nhung lan gio mat hoa quyen voi mui bong lua dang tro dong dong cho ta mot cam giac that de chiu . nhung canh co trang bay tren bau troi . tren troi la nhung dam may trang dang lo lung troi . cay coi ri rao trong gio that mat ...mang
Vào mùa hè mỗi năm, em thường được ba đưa về quê ngoại. Đó là một miền quê thanh bình, yên ả. Vào mỗi sáng, ngoại thường dắt em theo mỗi khi ra thăm ruộng, sương sớm còn đọng trên ngọn cỏ, làm bàn chân em mát lạnh. Gió từ bờ sông thổi về mát rượi. Mặt trời chưa nhô lên hẳn, còn lấp ló nơi rặng cây. Xa xa, trong xóm tiếng gà vịt, tiếng trâu bò rộn lên đòi ăn. Khói từ các chái nhà bốc lèn, quyện với vị phù sa theo gió từ sông thổi vào nghe ngai ngái, ấm nồng và thân thuộc. Khi hai ông cháu về đến nhà, mặt trời đỏ lên đến rặng cau. Tiếng xuồng khua ngoài bờ sông đã rộn ràng, tiếng người gọi nhau í ới ... Vậy là một ngày mới đã bắt đầu nơi xóm nhỏ thân thương.
Vào mùa hè mỗi năm, em thường được bố, mẹ đưa về quê ngoại. Đó là một miền quê thanh bình, yên ả. Vào mỗi sáng, bà ngoại thường dắt em theo mỗi khi ra thăm ruộng, sương sớm còn đọng trên ngọn cỏ, làm bàn chân em mát lạnh. Gió từ bờ sông thổi về mát rượi. Mặt trời chưa nhô lên hẳn, còn lấp ló nơi rặng cây. Xa xa, trong xóm tiếng gà vịt, tiếng trâu bò rộn lên đòi ăn. Khói từ các ống khói nhà bốc lên, quyện với vị phù sa theo gió từ sông thổi vào nghe ngai ngái, ấm nồng và thân thuộc. Khi hai ông cháu về đến nhà, mặt trời đỏ lên đến rặng cau. Tiếng xuồng khua ngoài bờ sông đã rộn ràng, tiếng người gọi nhau í ới ... Vậy là một ngày mới đã bắt đầu nơi xóm nhỏ thân thương.
Cứ mỗi khi nhắc tới những địa điểm du lịch ở nước ta, người ta lại nghĩ đến Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, Phan Thiết,... nhưng một trong những địa danh nổi tiếng ấy không thể thiếu động Phong Nha – di sản văn hóa thế giới. Sự kì ảo của động Phong Nha đã đem lại cho du khách cảm giác thích thú như được lạc vào thế giới thần tiên. Động Phong Nha là một quà tặng của thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Động Phong Nha nằm trong vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch và Minh Hóa thuộc tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía Nam. Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000ha. Vườn quốc gia bao gồm 300 hang động lớn nhỏ khác nhau. Điểm đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động và các sông ngầm, hệ thống động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ Thế giới. Các hang động ở đây với tổng chiều dài là khoảng hơn 80km nhưng các nhà thám hiểm Anh và Việt Nam mới chỉ tìm hiểu được 20km. Vào tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hoàng gia Anh đã phát hiện ra một hang động khác lớn hơn rất nhiều động Phong Nha nhưng động Phong Nha vẫn là hang động giữ nhiều kỉ lục về cái "nhất": hang nước dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất; bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; hồ ngầm đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; hang khô rộng và đẹp nhất thế giới.
Trước đó, khi Phong Nha – Kẻ Bàng chưa phải là vườn quốc gia, khu vực này là khu vực bảo tồn thiên nhiên, từ ngày 9 tháng 8 năm 1986 được mở rộng thêm diện tích là 41132ha. Mãi đến ngày 12 tháng 12 năm 2001, thủ trướng chính phủ đã ra nghị quyết chuyển khu bảo tồn thiên nhiên này thành vườn đa quốc gia và có tên gọi như hiện nay.
Quá trình hình thành hang động là một quá trình khá lâu dài. Từ những kiến tạo địa chất xảy ra trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng vào thời kì Đại cổ sinh đã làm thay đổi hoàn toàn về địa chất nơi đây. Sự tác động của nội lực bên trong lòng trái đất và ngoại lực đã tạo ra vẻ đẹp kì bí rất riêng của động Phong Nha. Hệ thống đứt gãy chằng chịt trên mặt đá vôi đã tạo điều kiện cho nước dễ thấm vào các khối đá vôi. Sự xâm thực đã gặm mòn, hòa tan, rửa trôi đá vôi trong hàng triệu năm. Qua đó nó đã tạo nên một hang động ăn sâu trong núi đá vôi.
Động Phong Nha bao gồm động khô và động nước, nổi bật nhất trong các động khô là động Tiên Sơn. Động Tiên Sơn có chiều dài 980m. Từ cửa động đi vào khoảng 400m có một vực sâu khoảng 10m và sau đó là động đá ngầm dài gần 500m khá nguy hiểm. Du khách đến tham quan, để đảm bảo an toàn chỉ được đi sâu vào 400m tính từ cửa động. Động Thiên Sơn là nơi có cảnh thạch nhũ và những phiến đá kì vĩ huyền ảo. Các âm thanh phát ra từ các phiến đá, khi được gõ vào vọng như tiếng cồng chiêng. Theo các nhà khoa học thuộc Hội hang động Hoàng gia Anh, động này được kiến tạo cách đây hàng chục triệu năm, khi một dòng nước chảy qua quả núi đã đục rỗng, bào mòn núi đá vôi Kẻ Bàng. Sau đó, do địa chất thay đổi, khối đá vôi đổ sụp, chặn dòng chảy và làm nên động khô Tiên Sơn. Còn hệ thống động nước nổi bật nhất là động Phong Nha. Tạo hóa đã dựng nên những khối thạch nhũ đủ màu sắc với những hình dạng khác nhau. Vẻ kì ảo ấy khiến ai đến tham qua cũng trầm trồ khen ngợi. Động Phong Nha dài 7729m. Hang có chiều dài dài nhất của động là 145m. Động Phong Nha còn được mệnh danh là Thủy Tề Tiên vì nơi đây những cột đá, thạch nhũ như mang một phong thái rất khác nhau. Tiếng nước vỗ vào đá vang vọng thật xa. Động Phong Nha đẹp như một bức tranh thủy mạc mà nhiều hang động khác phải ngưỡng mộ.
Động Phong Nha ngoài có giá trị về du lịch nó còn là một di chỉ khảo cổ. Những nhà thám hiểm và người dân nơi đây đã phát hiện ra nhiều chữ khắc trên đá của người xưa, gạch, tượng đá, tượng phật, mảnh gốm và nhiều bài vị tại đây. Ở động Phong Nha người ta đã phát hiện nhiều mảnh than và miệng bình gốm có tráng men của Chàm và các đồ gốm thô sơ khác. Động Phong Nha còn là nơi vua Hàm Nghi trú ngụ trong thời kì thực hiện chiếu Cần Vương kháng chiến chống Pháp.
Động Phong Nha – hang động tạo nên niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam. Nó là bằng chứng cho sự ưu đãi của thiên nhiên nước ta. Động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ai đã từng đến động đều nhớ mãi sự kì diệu mà động mang lại từ vẻ đẹp thuần túy thiên nhiên.
Tham khảo :
Phố cổ Hội An là một thành phố nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… đến các món ăn truyền thống, tâm hồn của người dân nơi đây. Một lần du lịch Hội An sẽ làm say đắm lòng du khách bởi những nét đẹp trường tồn cùng thời gian, vô cùng mộc mạc, bình dị.
“Anh muốn kể Lai Viễn Kiều Hội phố
Đón đợi người sang nghiêng bóng sông chiều
Mái gỗ cầu cong sơn son chạm trổ
Mấy trăm năm rồi ngói vẫn ấm màu rêu”.
Hình ảnh một góc tại Phố cổ Hội An.
Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường. Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân địa phương.
Kiểu nhà ở phổ biến nhất chính là những ngôi nhà hình ống chỉ một hoặc hai tầng với chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài. Nhà được làm từ những vật liệu có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt nơi đây, hai bên có tường gạch ngăn cách và khung nhà bằng gỗ, chia thành ba gian với lối đi ở giữa. Mỗi ngôi nhà ở Hội An đều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên, nên ngoài việc bố trí ngôi nhà thành các gian thì phần sân trời của ngôi nhà được lát đá và trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, tạo nên một nét đẹp tổng thể. Với lối kiến trúc độc đáo, không gian ngôi nhà ở Hội An luôn thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng mặt trời, con người và thiên nhiên như hòa làm một.
Đường phố ở khu phố cổ được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phố ngắn và đẹp, uốn lượn, ôm lấy những ngôi nhà. Dạo bước chân qua từng con phố nhỏ xinh và yên bình ấy, du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn thấy được một phần cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân phố Hội, một cuộc sống yên bình, giản dị. Quần thể di tích kiến trúc Hội An hết sức phong phú và tuyệt mỹ vì vậy nơi này đã, đang và mãi là địa điểm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá và tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ khi đặt khách sạn ngay khu phố cổ Hội An.
Bạn nhất định phải tới tham quan “biểu tượng của Hội An” – Chùa Cầu. Chùa Cầu, hay còn được gọi là Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở Hội An. Ngôi chùa này được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại đây xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16.
Bên cạnh đó, để hiểu hơn về cuộc sống và văn hóa người Hội An, du khách nên đến tham quan một số nhà cổ nổi tiếng và các công trình tâm linh, xã hội như nhà cổ Quân Thắng, Đức An, Tấn Ký, … hay một số hội quán như Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông … Đây là những địa điểm đẹp ở Hội An giúp du khách được trải nghiệm không gian văn hóa đặc trưng phố Hội.
Đèn lồng cũng được coi là một “đặc sản” không thể bỏ qua khi đến du lịch tại Hội An. Du khách dễ dàng bắt gặp những chiếc đèn lồng đủ màu sắc sặc sỡ và hình dáng quanh các con phố, ngôi nhà. Vào ngày Rằm hàng tháng, có một Hội An thật khác trong mắt du khách – một Hội An lộng lẫy với ánh sáng của đèn lồng, đèn hoa đăng.
Phố cổ Hội An vẫn luôn mang một nét đẹp riêng trong từng góc phố, từng mái nhà, và trên những con đường nhỏ. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự ấm áp trong từng món ăn, từ nụ cười thân thiện, gần gũi của người dân. Thậm chí để cả cây cỏ, không gian nơi đây cũng hấp dẫn du khách. Bước đi trên từng con phô nhỏ, bạn như tìm thấy chính mình trong những ngày xưa cũ, những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ trên mảnh đất xa lạ và đầy thân thương này.
#H
Link : 11 mẫu thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc - HoaTieu.vn
Vào mùa hè mỗi năm, em thường được ba đưa về quê ngoại. Đó là một miền quê thanh bình, yên ả. Vào mỗi sáng, ngoại thường dắt em theo mỗi khi ra thăm ruộng, sương sớm còn đọng trên ngọn cỏ, làm bàn chân em mát lạnh. Gió từ bờ sông thổi về mát rượi. Mặt trời chưa nhô lên hẳn, còn lấp ló nơi rặng cây. Xa xa, trong xóm tiếng gà vịt, tiếng trâu bò rộn lên đòi ăn. Khói từ các mái nhà bốc lên, quyện với vị phù sa theo gió từ sông thổi vào nghe ngai ngái, ấm nồng và thân thuộc. Khi hai ông cháu về đến nhà, mặt trời đỏ lên đến rặng cau. Tiếng xuồng khua ngoài bờ sông đã rộn ràng, tiếng người gọi nhau í ới ... Vậy là một ngày mới đã bắt đầu nơi xóm nhỏ thân thương.
Thành phố nơi em sinh sống là một khu đô thị vốn dĩ ồn ào, hối hả, nhưng mỗi buổi sáng sớm tinh mơ, thành phố em mới thanh bình làm sao! Buổi sáng hôm ấy, em thức dậy từ rất sớm để tập thể dục và đi học. Không gian yên tĩnh tới lạ thường làm sao! Không có tiếng còi xe, không có tiếng người qua lại, ... Cả không gian yên tĩnh tới mức em có thể nghe từ xa tiếng giỏ thổi lao xao qua các tán cây, tiếng một vài chú chim dậy sớm hót líu lo. Con đường vốn đông đúc người qua lại mà giờ đây thật yên tĩnh và bình lặng. Bên các vỉa hè chỉ có một vài quán ăn nhỏ, bình dân đã mở cửa để chuẩn bị cho một ngày mai. Đó quả thực sự là một không gian yên tĩnh vô cùng. Thành phố em khi ấy thật thanh bình biết bao nhiêu.
Mùa hè, Tâm thường được ba đưa về quê ngoại. Đó là một miền quê thanh bình, yên ả.
Ngoại thường dắt Tâm theo mỗi khi ngoại ra thăm ruộng vào mỗi sáng, sương sớm còn đọng trên ngọn cỏ, làm bàn chân Tâm mát lạnh. Gió từ bờ sông thổi về mát rượi. Mặt trời chưa nhô lên hẳn, còn lấp ló nơi rặng cây. Xa xa, trong xóm tiếng gà vịt, tiếng trâu bò rộn lên đòi ăn. Khói từ các mai nhà bốc lên, quyện với vị phù sa theo gió từ sông thổi vào nghe ngai ngái, ấm nồng và thân thuộc. Khi hai ông cháu về đến nhà, mặt trời đã lên đến rặng cau. Tiếng xuồng khua ngoài bờ sông đã rộn ràng, tiếng người gọi nhau í ới…
Một ngày mới đã bắt đầu nơi xóm nhỏ ven sông.
dip he vua roi ba dan em di tham thac dam-bri, canh dep noi day da de lai cho em 1 an tuong sau sac va manh me ve dat troi cao nguyen.
tu cho huyen bao lam , con duong dat do dan vao thac nghoan ngoeo uon uanh doi che deu tam tap, xanh muot. ben le duong , thinh thoang,em bat gap vai khom da quy, hoa no vang, ruc ro ca con duong , tung dam cuc dai lan tren mat dat . khong khi mat me that de chiu .de len thac, em phai cung ba treo qua hang tram da am uot. phia duoi chan thac, du khach nguoi thay nhau chup hinh , nguoi ngoi tha chan xuong nuoc de cam nhan su mat lanh cua lan nuoc tham vao, xua tan met moi, nguoi quay phim...em thay 1 ban gai toc vang , chac la nguoi ngoai quoc dang cuoi thich thu ten kung ngua. chu ngua duoc thue de du khach chup hinh
Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được bố mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hương vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.