Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta ". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng : cha thức khuya dậy sớm làm nụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau , bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta !
( mik viết tạm bài văn để ở đây mọi ng xem và tham khảo giúp mik nha. có j sai xót mog mn lượng thứ..hihi )
" Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta ". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng : cha thức khuya dậy sớm làm nụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau , bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta !
tk
Với em, người tốt là những người không ngại công việc vất vả vẫn cố gắng đóng góp cho mọi người. Cô lao công của trường em là người như vậy. Thời gian em gắn bó với ngôi trường cũng là ngần ấy thời gian em được nhìn thấy cô làm việc. Hình ảnh ấy luôn hiện hữu trong đầu em thật gần gũi dù em đã lên cấp hai và rời xa ngôi trường ngày ấy.
Cô lao công tên Vui, cái tên nói lên tính cách của cô nhưng cuộc đời cô thì không được vui vẻ, hạnh phúc như vậy. Năm nay có lẽ cô chừng 50 tuổi, mái tóc cô đã điểm hoa râm. Mặc dù cô thường đội chiếc nón rộng vành che kín cả nửa khuôn mặt và mái tóc nhưng mỗi lần cô nghiêng mình quét sân em vẫn thấy được mớ tóc trắng đen xen lẫn nhau như một áng mây trắng bồng bềnh giữa trời bị một vầng mây đen phủ lấy. Lúc trời mát mẻ, cô bỏ chiếc nón xuống và bới mớ tóc lên cao gọn gàng. Gương mặt cô không có gì đặc biệt, nếu không để tâm bạn có thể nhầm lẫn với gương mặt của các chị, các dì bán bánh, bán rau ở chợ. Một gương mặt sạm màu sương gió và những nếp nhăn của thời gian. Mặt cô tròn tròn, vầng trán nhô cao lúc nào cũng phất phơ những sợi tóc may bết lại bởi mồ hôi lấm tấm. Đôi mắt cô bé tí được che kín bởi hàng lông mi khá dài. Mỗi lần cười với chúng em, đôi mắt híp lại chỉ còn thấy hai vệt ngắn chạy trên gương mặt. Vậy mà em lại thích ngắm nhìn mắt cô bởi nó chứa đựng điều gì bí ẩn, vừa vui lại vừa buồn. Đôi lông mày khá dày và dài uốn cong như một chiếc cầu nhỏ bắc trong vườn, chỉ có điều chiếc cầu này đã qua bao nhiêu năm không được tô điểm nên nó đã già đi rất nhiều. Cô Vui có một khuôn miệng rộng và nụ cười rất tươi. Ở cái tuổi xế chiều nhưng cô vẫn thích đùa giỡn cùng lũ trẻ chúng em. Mỗi lần nhìn chúng em tập hát trong lớp, cô lại hát theo giai điệu, nhìn miệng cô ngân nga em nghĩ cô còn rất trẻ, trẻ như cô giáo dạy nhạc của chúng em.
Có thể vì lớn tuổi nên dáng cô cũng mập mạp như dáng của các bác ở gần nhà em. Mặc dù vậy cô vẫn nhanh nhẹn với những bước chân chắc chắn. Đôi chân chẳng ngại sân trường nóng bức vào những trưa nắng hay lúc sân trường ngập nước mưa thì cô vẫn thoăn thoắt lau chùi, quét dọn. Cô hay mặc bộ quần áo công nhân quét dọn, thỉnh thoảng lại thay bằng bộ quần bà ba đã sờn cũ. Mỗi lần nhìn cô Vui mặc bà ba màu cà, em lại nhớ đến bà em ở quê, bà vẫn thích nhất mặc bà ba màu tím. Bàn tay cô to bè, các ngón tay dài và chai sạn vì lúc nào cũng lao động. Em nghe các cô giáo bảo ban đêm về nhà cô còn phụ rửa chén cho một quán cơm gần nhà. Cô phải làm việc vất vả để nuôi một người mẹ già bệnh tật và đứa cháu mồ côi đang tuổi đi học. Cô không có chồng, không có con nên cô thường nói nhìn chúng em vui chơi, học bài cô cảm thấy vui như đang ngắm con cháu mình chăm chỉ vậy. Em nhớ mấy lần trời mưa lớn lắm, ngập cả sân trường, bọn học trò ướt lướt thướt đang đứng đợi mẹ đến đón. Lúc ấy em chỉ là cô học trò lớp Một còn xa trường lại lớp nên rất lo sợ. Em đứng khóc vì không thể ra ngoài đón mẹ. Cô Vui lại gần em và nói “Lại đây con gái, mẹ đang đợi ở cổng, lại đây, lên lưng cô cho quá dang”. Cô mỉm cười vẫy em lại. Cô khom người xuống và giúp em trèo lên lưng cô, cô cõng em lội qua sân ngập quá gối, mưa vẫn rơi sao lòng em thấy ấm. Cũng vì lần ấy em cảm thấy cô thật gần gũi, hiền lành như bà như dì em vậy.
Đã lâu rồi em không có dịp về trường thăm mái trường, thăm thầy cô và thăm lại cô Vui. Chắc cô vẫn còn ở đấy, ngày ngày tiếng chổi tre xào xạc qua cửa lớp, vẫn nở nụ cười động viên những đứa học sinh nhút nhát và cũng sẽ dang đôi tay dắt chúng em đến với mẹ. Em mong sao cho cô luôn khỏe mạnh để vui cùng mỗi thế hệ học sinh.
Đề bài là viết một đoạn văn ngắn. Em xem lại cách viết đoạn văn nhé.
Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đô sộ. Mỗi một lứa tuổi ông đều dành những trang thơ của mình để viết về mọi lới tuổi và cũng như thế mỗi một lứa tuổi lại biết đến những bài thơ khác nhau của ông. Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do ông sáng tác Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Mở đầu bài thơ hình tượng nhân vật Lượm được tác giả miêu tả hết sức rõ nét và chi tiết.
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Con chim chích
Nhảy trên đường vàng. . . ”
Hình ảnh Lượm thật đẹp. Lượm còn rất bé và được nhà thơ miêu tả là một cậu bé loắt choắt. Cậu mang bên mình cái xắc xinh xinh lên đường để đi công tác đi làm nhiệm vụ phục vụ kháng chiến phục vụ cách mạng. Cậu bé dường như rất vui thích rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch rất trẻ trung yêu đời và chắc hẳn cạu cũng đang nhảy chân sáo trên đường vàng. Những câu văn vô cùng ngắn gọn nhưng lại rất chi tiết của tác giả khiến ta cảm nhận được chú bé lượm được hiện len hết sức chi tiết. Cậu bé toát lên là một chú bé rất nhỏ nhắn xinh xắn rất dễ thương nhưng ở cậu vẫn toát lên một sự nhanh nhẹn hoạt bát đến kì lại ở một độ tuổi còn quá trẻ. Bước vào chiến trận,tuy cậu chỉ được giao nhiệm vụ là đưa thư nhưng trong chiến tranh thì tất cả mọi hoạt động từ nhỏ đến lớn đều rất nguy hiểm. Vậy mà hãy nhìn cậu bây gio mà xem cậu thật sự rất vui vẻ thậm chí còn rất sung sướng khi được cách mạng giao cho nhiệm vụ,hình ảnh cậu bé khiến chúng ta thật cảm thấy ngưỡng mộ và cần phải học hỏi từ cậu Lượm hồn nhiên kể chuyện:
“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà”
Bấy giờ, cái gian khổ của kháng chiến trường kì chưa tới. Mọi người đang sống trong không khí phấn khởi hào hứng của độc lập, tự do sau Cách mạng tháng Tám. Cái vui của Lượm bắt đầu từ niềm vui của đất nước, của dân tộc. Lượm vui trong lòng, vui ngoài nét mặt, dáng điệu, cử chỉ, lời nói. Tưởng chừng cái xắc cũng vui lây, cũng nhún nhảy theo nhịp chân của chú bé. Đeo xắc là dấu hiệu của người làm cán bộ. Lượm thấy oai lắm, ra vẻ lắm nên tỏ ra rất tự hào. Giống như các bạn cùng lứa tuổi, Lượm rất hiếu động. Đặc điểm này đã được hướng vào những công việc có ích cho kháng chiến. Hình ảnh Lượm lúc chia tay tác giả thật đẹp và đầy sức sống:
“ Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân”
Cả câu: Thôi chào đồng chí! cũng mang dấu ấn của niềm vui. Lượm chào chú bằng đồng chí, rất tinh nghịch, dí dỏm, mà cùng rất nghiêm túc, bởi Lượm đã tham gia kháng chiến. Đoạn thơ dùng thể thơ bốn chữ, nhịp nhanh, cùng nhiều từ láy (loắt choắt, thoăn thoát, nghênh nghênh) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi) say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.
Câu chuyện của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng được kể qua lời của người kể với những cảm xúc đau xót, tiếc thương, tự hào được biểu hiện trực tiếp và qua cả cách nhìn, cách miêu tả. Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên:
Ra thế Lượm ơi!…
Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc còn tươi nguyên trong lòng nhà thơ thì bỗng dưng có tin chẳng lành. Câu thơ bình thường bỗng nhiên bị ngắt làm đôi. Ám hiệu ngập ngừng và dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động đến bàng hoàng. Và để tưởng nhớ người chiến sĩ liên lạc ấy thì cuối bài thơ hình ảnh chú bé Lượm tinh nghịch hồn nhiên lại một lần nữa được hiện lên trong khổ cuối bài thơ.
Chú bé loắt choắt
“Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng. . . ”
Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.
Bài thơ gợi cho chúng ta thật nhiều suy nghĩ ,đó là hình ảnh một cậu bé liên lạc còn rất nhỏ nhưng những hành động sự dũng cảm hi sinh không tiếc thân mình và cả sự đáng yêu hồn nhiên trong tâm hồn cậu sẽ còn là những kỉ niệm sâu sắc không thể nào quên được của người đọc đối với cậu bé Lượm
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Nhân vật dượng Hương Thư có thể xem là trung tâm của câu chuyện, quá trình vượt thác của dượng Hương Thư thật nguy hiểm, những con người không nao núng, sợ hãi trước thiên nhiên, tác giả tập trung khắc họa hình ảnh dượng Hương Thư đứng mũi chịu sào, đây cũng là cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên.
Khi vượt thác được tác giả so sánh dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, “như một pho tượng đồng đúc” thể hiện sức mạnh, tầm vóc của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây cũng là hình ảnh so sánh đầy thú vị khiến nhiều người liên tưởng đến những vị anh hùng xưa vốn có sức mạnh phi thường. Với sự so sánh đó không ai hơn con người mới đủ sức chế ngự và vượt qua được thiên nhiên.
Thêm một điểm nhấn trong vượt thác chính là sự so sánh của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà khác nhau hoàn toàn, điều này làm rõ nét sự mạnh mẽ, kiên cường, các hành động nhân vật rút sào, thả sào nhanh như cắt cho thấy sự dũng cảm, dày dạn kinh nghiệm khi vượt thác dữ.
Dượng Hương Thư chính là nhân vật làm nổi bật hình ảnh con người mạnh mẽ, kiên cường, sẵn sàng đánh bại thiên nhiên nhưng lại vô cùng giản dị, khiêm nhường. Đây cũng là đức tính của những con người lao động.
Tôi bàng hoàng chứng kiến một cảnh tưởng đáng buồn. Một bạn học sinh với kiểu tóc không giống ai,chiếc áo đồng phục vẽ nhằng nhịt những biểu tượng khó hiểu và khuôn mặt lèo loẹt phấn son chị vừa đi vừa thong thả vứt tất các những vỏ bim bim,chai nước xuống sân trường. Bác lao công vội vàng chạy đến thu dọn không may đụng phải cô học trò không biết thân biết phận kia. Cô bạn này quay phắt lại đôi mắt lườm đầy dữ tợn .Bác lao công lúi húi nhặt rác ,chiếc lưng còng, lom khom đến tội nghiệp.Không nhận ra hành vi sai trái của mình,cô bạn ngúng nguẩy những ngón tay sơn đủ các màu,ẩy bác một cái kêu “Xi” một tiếng rõ phách lối. Bác hơi ngẩng lên rồi lại cúi xuống nhặt nốt vỏ kẹo dưới chân cô học sinh rồi lủi thủi quay về ngách nhỏ sau trường. Bóng bác khuất dần sau bức tường, để lại cho tôi những tiếng nấc nghẹn ngào chặn ngang cổ họng …
Lại thêm một giờ ra chơi nữa . Chiếc chổi tre vẫn loẹt quẹt trên sân trường. Cô học sinh hôm trước vẫn thản nhiên ăn uống nhồm nhoàm,rồi rồi xả rác bừa bãi không chút ưu tư. Bác lao công một lần nữa thực hiện công việc của mình. Lần này tiếng nói “Xí “ đanh đá kia không vang lên nữa mà thay vào đó những tiếng nói thầm thì khó nghe về bác và một tràng cười lạnh lùng. Tôi nhận thấy trong đôi mắt của Bác ánh lên nỗi thất vọng và mệt mỏi. Nhưng rồi mọi sự vẫn vậy. Bác vẫn tiêp tục cặm cụi quét dọn rồi nhanh chóng đi vào cái ngách hôm nọ.
Chứng kiến câu chuyện ấy,trái tim tôi như bị ai bóp nghẹn.Bỗng một em học sinh nhỏ tuổi chạy lại, khẽ khàng góp ý với chị học sinh kia. Em nói chưa dứt lời ,cô chị kiêu ngạo đã mắng em ấy té tát và bỏ đi như chưa xảy ra điều gì! Em bé nhẹ rơi lệ, nước mắt lăn trên đôi má, thương ghê lắm! Tôi vội vàng chạy lại,hấp tấp lục hết các túi áo rồi rút ra đưa cho em một chiếc kẹo mút. Ngoảnh lại nhìn về phía cái ngách nhỏ, tôi thấy mình không thể tiếp tục khoanh tay đứng ngoài. Tôi báo câu chuyện với cô tổng phụ trách. Và một ngày sau chị học sinh ăn chơi ấy bị kỷ luật .
Giờ đây câu chuyện về bác lao công đã in sâu vào tâm trí học sin Ngô Sĩ Liên chúng tôi.Bác cũng không còn phải lưu giữ nỗi buồn trong đôi mắt mà thay vào đó là niềm vui trào dâng bất tận …
Có những công việc nhỏ luôn thầm lặng nhưng tất cả chúng ta đều phải kính trọng và biết ơn. Và hơn hết,bằng lòng tôn trong và tình yêu thương đến từ trái tim mỗi con người. Đó là suy nghĩ của tôi sau khi câu chuyện này kết thúc.
Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.
“Những đêm hè
Khi ve ve
Đã nghỉ
Tôi lắng nge
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác hàng me…”
Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.
Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ’ của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.
Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.
Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.
Sơn Tinh Thủy Tinh là một câu chuyện được xây dựng trên trí tưởng tượng phong phú của người dân Việt Nam thời xưa. Mang ý nghĩa sâu sắc nhằm lý giải hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ, Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh đã để lại cho em những bài học, kiến thức mới mẻ.Sơn Tinh được coi là hiện thân của người Việt Nam ta thời xưa dày công đắp đê để chống lại lũ lụt hằng năm. Sơn Tinh mang một sức mạnh phi thường là thể hiện cho ước mơ lớn lao của nhân dân ta muốn chiến thắng những thiên tai. Bởi thế, ta hoàn toàn có thể nhận ra, người đọc cũng như tác giả dành nhiều tình cảm hơn cho Sơn Tinh.Về phần Thủy Tinh, chàng cũng mang những năng lực phi thường, hô mây gọi gió, nhưng lại có thể tạo ra những thiên tai bão lũ. Đây chính là hiện thân của những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa tới đời sống của người dân thời xưa.
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta. Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo
Bài này bạn làm xong chưa
mk chịu chứ