Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Để xã hội tồn tại và phát triển ổn định, bền vững thì bắt buộc phải có pháp luật. Pháp luật chính là các quy tắc ứng xử mang tính quy phạm, bắt buộc ở một quốc gia, cộng đồng. Nhà nước sẽ xây dựng pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống như văn hoá, xã hội, thông tin… và quy định mọi người phải thực hiện. Không phân biệt giai cấp, giới tính, dân tộc, mọi người đều bình đẳng như nhau trong việc thực hiện pháp luật. Không có chuyện cá nhân hay tổ chức nào từ chối việc làm việc theo pháp luật. Bất cứ hành vi nào vi phạm theo pháp luật, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội sẽ bị cưỡng chế thậm chí bị phạt nặng. Chính vì có tính nghiêm minh, răn đe nên mọi người đều phải sống theo pháp luật. Cũng nhờ có pháp luật nên mọi người yên tâm làm việc, cống hiến cho xã hội. Những tệ nạn, những hành vi gây ảnh hưởng đến người khác sẽ giảm hẳn. Xã hội sẽ phát triển bền vững, ổn định hơn. Trong xu thế hội nhập như hiện nay thì pháp luật càng cần thiết với các quốc gia nhiều hơn nữa. Nó giúp quốc gia đó khẳng định vị trí của mình trên thương trường quốc tế, giúp điều hành bộ máy quốc gia. Quan trọng hơn cả nó giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mỗi người dân. Bởi vậy có thể khẳng định luật pháp quan trọng như khí trời để thở.
Đã bao giờ bạn tự hỏi về tầm quan trọng của pháp luật, vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở? Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật sinh ra giúp duy trì trật từ xã hội và là chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Khi mọi người tuân thủ pháp luật, tội phạm sẽ giảm bớt, thậm chí là không xuất hiện. Các hành vi thiếu văn hóa, gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của cá nhân và người khác không còn, mỗi người tự ý thức được hành vi của mình, xã hội sẽ văn minh hơn. Ngược lại khi xã hội không có pháp luật, mỗi người tự làm theo ý mình, trật tự xã hội bị phá vỡ gây ra những hậu quả khôn lường, đời sống nhân dân bất an, lo lắng... Như vậy có thể thấy pháp luật rất quan trọng giống như khí trời vậy.
Em tham khảo:
Nhà văn M. Gorki từng nhận định: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói ấy tuy bình dị nhưng đã nhấn mạnh được tầm quan trọng của sách đối với sự thành công trên con đường học vấn của một nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng như với tất cả mọi người. Quả thật, câu nói của M. Gorki đã giúp mỗi người có dịp nhìn nhận lại những giá trị lớn lao mà sách mang lại cho đời sống con người.
Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tương lai tươi sáng và đáng sống. Vậy thanh niên ngày nay nên chọn lí tưởng sống như thế nào? Đây là câu hỏi cần suy ngẫm một cách nghiêm túc. Lí tưởng sống của thanh niên hiện đại không chỉ bao gồm thành công cá nhân, mà còn là tình yêu thương và sự cân bằng trong cuộc sống. Đầu tiên, thanh niên ngày nay cần có tầm nhìn và mục tiêu phát triển rõ ràng. Điều này đòi hỏi các bạn trẻ phải không ngừng học hỏi, rèn luyện bản thân, tư duy sáng tạo, khám phá thế giới. Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay cũng cần quan tâm sự đồng cảm và yêu thương với mọi người xung quanh. Có thể rèn luyện bằng việc học cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác, đồng thời, đặt mục tiêu giúp đỡ, chia sẻ với những người gặp khó khăn hơn. Không dừng có vậy, lí tưởng sống của thanh niên ngày nay cần có sự cân bằng trong cuộc sống. Giới trẻ không nên quá tập trung vào công việc và thành công vật chất, mà còn phải chăm sóc bản thân, biết quan tâm đến sức khỏe tinh thần như tận hưởng cuộc sống, dành thời gian cho gia đình, bạn bè,... Tóm lại, lí tưởng sống của thanh niên ngày nay là kết hợp mục tiêu cá nhân, tình yêu thương với cộng đồng và sự cân bằng trong cuộc sống để cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Đoạn văn tham khảo
Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã vẽ nên trước mắt người đọc hình ảnh dòng sông Hương với các sắc thái khác nhau (khi thì mạnh mẽ, khoáng đạt, lúc lại dịu dàng, nên thơ), đặc biệt ấn tượng trong lòng người đọc là hình ảnh dòng sông ở trên thượng nguồn, một dòng sông hoang dại và tự do, hệt như “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Đó là một hình ảnh rất sáng tạo và ấn tượng. Dòng sông ở thượng nguồn, nơi nước chảy mạnh mẽ, cuồn cuộn, đó là khởi đầu, là nguồn gốc nơi dòng sông Hương bắt đầu nên nó mang theo một chút gì đó hoang dã như một con thú chưa được thuần phục, hoàn toàn tự nhiên và dữ dội. Nhưng qua lăng kính đầy lãng mạn của tác giả, dòng sông ấy không như một con thú hoang chưa được tôi luyện mà nó giống như người con gái Di – gan phóng khoáng, tự do và man dại. Đúng vậy, đó chính là vẻ đẹp khởi nguyên của dòng sông, ở nơi nó sinh ra và chưa bị gò bó bởi bất cứ cái gì. Nó mang vẻ đẹp của núi rừng hoang sơ, sự man dại, hoang dã của thiên nhiên, đó là vẻ đẹp của tạo hóa, của một thứ với nguyên bản chất và giá trị của nó. Nhưng sự hoang dã của nó đã được nhân cách hóa, khiến nó trở nên đẹp đến lạ lùng đầy quyến rũ. Đây có lẽ chính là một thành công lớn của tác giả ngòi bút của ông có thể so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người một cách tự nhiên và tài tình đến vậy.
Câu 1:
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2:
Câu: Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ - để thể hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường.
Câu 3:
Theo Nguyễn Đình Thi, nhà thơ dùng phương tiện/chất liệu là ngôn ngữ (lời và chữ) để thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình.
Đoạn văn tham khảo
Đoạn thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong em là:
“Chết ba năm hình còn treo đó;
Chết thành sông, vực nước uống mát lòng
Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,
Chết thành hồn, chung một mái, song song.”
Với việc sử dụng điệp cấu trúc “Chết…” làm nổi bật lời thề nguyền của chàng trai đã lên đến tận cùng, Chàng trai khẳng định dù biến thành bất cứ hình dạng, dáng vẻ nào, hai người vẫn sẽ ở bên nhau, vai kề vai sánh đôi. Cái chết tưởng chừng như hết nhưng khi đặt trong hoàn cảnh này, nó như trở thành một sự giải thoát cho cả hai, sẽ đưa họ đến bên nhau mà không ai có thể ngăn cách. Cách nói đầy hình ảnh này nhằm nhấn mạnh tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái, nó dường như đã vượt ra khỏi ranh giới giữa sự sống và cái chết, tìm kiếm hy vọng trong sự tận cùng, chỉ vì muốn được ở bên nhau dù trong bất cứ thân phận nào. Tình cảm ấy thật mãnh liệt, nồng cháy, một tình yêu bất diệt trước mọi hoàn cảnh khiến người đọc không khỏi xúc động, cảm thông cho hoàn cảnh của chàng trai.
Em tham khảo:
Trong cuộc sống, hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn đạt được. Nhưng mỗi người lại định nghĩa, cảm nhận hạnh phúc khác nhau. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã có một suy nghĩ của riêng mình về hạnh phúc. Cũng giống như câu chuyện về ly nước. Nếu nói là đầy nửa ly thì cũng đúng mà nói cạn nửa ly thì cũng đúng. Tất cả đều tùy thuộc vào cách nhìn và sự lựa chọn của chúng ta. Cuộc sống không phải lúc nào cũng ngọt ngào và dễ chịu. Điều đầu tiên để cảm thấy hạnh phúc chính là học cách chấp nhận. Nếu chúng ta chấp nhận rằng, cuộc sống này không hoàn hảo, bạn sẽ tìm cách khắc phục và vươn lên. Hạnh phúc luôn đi cùng với sự hài lòng, nhất là khi bạn cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống, gia đình, bạn bè và cả chính con người của bạn. Cuộc sống là một hành trình. Thành công sẽ đem đến cho bạn sự ngọt ngào và ngược lại, thất bại sẽ khiến bạn cay đắng. Bạn phải chấp nhận rằng, nếu đã có thành công thì tất sẽ có thất bại. Vậy làm thế nào để có thể hạnh phúc, cảm nhận những điều ngọt ngào giữa vô vàn khó khăn và cay đắng? Câu trả lời chính là sự cố gắng, chấp nhận và hài lòng về chính bản thân mình, rằng bạn đã thật sự cố gắng.