Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phân tích vẻ đẹp của Kiều
- Mở đoạn: Giới thiệu nhân vật Thúy Kiều, được xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng với vẻ đẹp có một không hai
- Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều được tả khái quát. Tác giả tả vẻ đẹp của Vân làm đòn bẩy khéo léo miêu tả vẻ đẹp của Kiều nổi bật hơn cả
- Đặc tả đôi mắt của Kiều, gợi lên khí chất, nét đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Tài năng của Kiều được miêu tả lên tới đỉnh điểm của sự sắc sảo, tài năng (tài đàn hát, cầm kì thi họa…)
- Vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa ghen tị, hờn dỗi điều này dự báo trước số phận lận đận của Kiều
- Bút pháp ước lệ tượng trưng, làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều
→ Vẻ đẹp của Kiều được lý tưởng hóa “mười phân vẹn mười” xưa nay hiếm gặp, điều đó khẳng định được tài năng của Nguyễn Du khi tạo nhân vật
- Đoạn văn sử dụng câu ghép, phép thế
Tham khảo:
Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã cho bạn đọc thấy được vẻ đẹp của nàng Kiều trong 12 câu thơ của mình. Ta thấy được tài năng và nhân cách của Thúy Kiều. Nàng quả là người con gái tuyệt sắc. Không giống như Thúy Vân, vẻ đẹp của Kiều được khắc họa tập trung ở hàng lông mày cùng với đôi mắt. Đôi mắt kia được so sánh với "làn thu thủy" còn hàng lông mày chính là "nét xuân sơn" mềm mại. Ước lệ tượng trưng của Nguyễn Du khiến bạn đọc có một hình dung thật sinh động về Thúy Kiều. Nhưng vẻ đẹp của Thúy Kiều không phải là vẻ đẹp hài hòa. Vẻ đẹp ấy đối lập và chịu sự khinh ghét của thiên nhiên " liễu hờn kém xanh". Đó như một dự cảm của Nguyễn Du về tương lai hẩm hiu, bất hạnh của Thúy Kiều. Miêu tả cái đẹp của Kiều chỉ với hai câu thơ nhưng nhà thơ đã nhận định rằng "một hai nghiêng nước nghiêng thành". Thành ngữ "nghiêng nước nghiêng thành" vô cùng phù hợp để làm nổi bật vẻ đẹp của người con gái tài sắc này. Sắc đành đòi một tài đành họa hai cũng chính là lời ca ngợi của nhà thơ với sự thông minh của nàng Kiều. Đặc biệt khi nàng không chỉ giỏi trong một nghề mà còn tài năng mọi mặt. Dù Kiều xinh đẹp, tài giỏi nhưng cuộc đời nàng không hạnh phúc. Từng lời thơ ngợi ca, khẳng định cái đẹp, cái tài cuối cùng lại trở thành lời dự báo về một đời khẳng định về cuộc đời với nhiều lo âu, đau khổ.
Qua trích chj em thuý kiều ,Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà - một vẻ đẹp hoàn thiện cả về nhan sắc, tài năng lẫn tâm hồn.Những câu thơ tả Kiểu, tác giả đã sử dụng thủ pháp ước lệ vô cùng tinh tế và tài tình. Hình ảnh một cô gái không chỉ vô cùng tài sắc, tuyệt vời mà còn hội tụ đủ mọi tinh túy tài sắc trên đời. Dường như tác giả đã có một tình cảm vô cùng ưu ái với nhân vật Kiều, không chỉ vẹn toàn tài sắc mà nội tâm của Thúy Kiều còn vô cùng sâu sắc, là một người con hiếu nghĩa, đoan trang và đức hạnh. Nguyễn Du đã bằng tất cả những cảm nhận và tài năng của mình để miêu tả Thúy Kiều, Thúy Kiều của Nguyễn Du hiện lên với vẻ đẹp của đôi mắt trong veo như mặt nước mùa thu. Đôi mắt ấy thật êm ả và dịu dàng, hút hồn biết bao ánh nhìn, hơn nữa đôi mắt lại được kết hợp với đôi chân mày thanh tí, dày dặn, thể hiện dáng núi của một ngọn núi mùa xuân đang tràn ngập sức sống. Vẻ đẹp của Thúy Kiểu là một vẻ đẹp của một tâm hồn thanh cao, chỉ bằng đôi mắt ấy ta đã cảm nhận được một tuổi xuân đang phơi phới và tràn đầy những ước mơ dành cho tương lai của Thúy Kiều. Tuy nhiên đó phải chăng cũng là điềm báo cho mười lăm năm lưu lạc chịu nhiều sóng gió của Thúy Kiều, phận hồng nhan và đa truân của nàng trong tương lai. Thúy Kiều đẹp tới mức mà “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, nghĩa là đẹp tới mức hoa nhường nguyệt thẹn. Nhìn thấy vẻ đẹp của Thúy Kiều ngay cả thiên nhiên cây cỏ cũng phải hổ thẹn vô cùng vì cảm thấy mình không còn tươi sắc, đẹp đẽ bằng vẻ đẹp của Thúy Kiều. Tác giả Nguyễn Du đã dùng những mỹ từ ưu ái nhất để dành cho việc miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều – một vẻ đẹp vô cùng lộng lẫy. Đó dường như cũng là một điềm báo mà tác giả đã dự báo cho người đọc thấy trước con đường tương lai nhiều điều bất hạnh của Thúy Kiều. Bởi vậy từ xa xưa dân gian đã có câu truyền đời rằng “Hồng nhan bạc mệnh” Thúy Kiều với vẻ đẹp như vậy ắt khó tránh khỏi “bạc mệnh”.
bn tham khảo nhé
Tham khảo:
Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”, là người phụ nữ phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu đau khổ trong xã hội phong kiến. Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết, là vợ của Trương. Nàng lấy chồng luôn giữ gìn khuôn phép, hiếu thảo với mẹ già. Chồng đi lính cũng nhất mực thủy chung, nuôi con khôn lớn, chăm sóc mẹ già. Nhưng chồng đi lính trở về, tính tình vốn đa nghi nên chỉ vì câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi ngờ nàng thất tiết. Nàng đau khổ bày tỏ nỗi oan nhưng chồng vẫn không nghe còn đuổi nàng đi. Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết dưới sông Hoàng Giang để tỏ bày nỗi oan ức của mình. Vũ Nương chính là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do. Vũ Nương mang đậm nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam, đẹp người đẹp nết, thủy chung, hiếu thảo nhưng lại không có được hạnh phúc, bị dồn đến bước đường cùng. Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công đã chà đạp lên hạnh phúc của con người. Tóm lại, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Tham khảo nha em:
Có thêm yêu cầu phụ gì nữa em cứ nói nhé!
Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.
Em tham khảo nhé!
Khác với Thuý Kiều, Thuý Vân có vẻ đẹp sắc xảo mặn mà cả tài lẫn sắc.Nếu như vẻ đẹp của Kiều khiến cho thiên nhiên phải ghen ghét, phải hờn trách thì Vân lại mang 1 vẻ đẹp mà tạo hoá phải thua, phải nhường. Nét đẹp của Vân là vẻ đẹp trời ban , vẻ đẹp ấy dự báo về một cuộc đời ấm êm , hạnh phúc.Và đúng như ý trời đã sắp đặt, cs của Thuý Vân hp hơn nhiều so vs cuộc đời đầy oan trái của Thuý Kiều. Phải chăng sắc và tài năng trong thời xưa bao giờ cũng gặp phải những trớ trêu?Nhưng với Vân cô thật sự may mắn khi vừa có tài, vừa có sắc lại k phải rơi vào cái quy luật bẽ bàng của kiếp hồng nhan.Đó thực sự là(Trợ từ) một niềm hạnh phúc lớn lao của ng phụ nữ trong thời phong kiến xưa.
- Mở đoạn: Giới thiệu nhân vật Thúy Kiều, được xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng với vẻ đẹp có một không hai
- Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều được tả khái quát. Tác giả tả vẻ đẹp của Vân làm đòn bẩy khéo léo miêu tả vẻ đẹp của Kiều nổi bật hơn cả
- Đặc tả đôi mắt của Kiều, gợi lên khí chất, nét đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Tài năng của Kiều được miêu tả lên tới đỉnh điểm của sự sắc sảo, tài năng (tài đàn hát, cầm kì thi họa…)
- Vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa ghen tị, hờn dỗi điều này dự báo trước số phận lận đận của Kiều
- Bút pháp ước lệ tượng trưng, làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều
→ Vẻ đẹp của Kiều được lý tưởng hóa “mười phân vẹn mười” xưa nay hiếm gặp, điều đó khẳng định được tài năng của Nguyễn Du khi tạo nhân vật
- Đoạn văn sử dụng câu ghép, phép thế