K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 8 2018

Những đợt mưa trong trẻo rơi lướt thướt giữa bầu trời mùa hè oi ả. Các chiếu lá vàng, đỏ, xanh lá rơi giữa bầu trời mùa thu se lạnh. Mùa đông, có những đợt rét lạnh đến thấu xương.Nhưng mùa xuân thì khác.Đây là mùa khởi đầu một năm và là mùa cây cối xanh tốt, đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết trái.Có lẽ, chính vì thế mà mùa xuân là mùa mang lại cho em những cảm xúc rất đặc biệt, khiến em yêu mến vô cùng. Em được cùng cả nhà đi về quê ăn Tết. Được xem bố và ông gói bánh chưng. Em được ông dạy cách gói bánh chưng và được ông giải thích vì sao bánh chưng lại hình vuông. Sau đó, bố dẫn em đi mua đào.Vườn đào đỏ thắm nở rộ trông tuyệt đẹp.Em cảm giác như bố và em đang đi trong rừng đào rực rỡ. Cuối cùng, bố đã chọn được một cành đào vừa ý. Buổi tối, em cùng đại gia đình ngồi bên bếp lửa bập bùng chờ bánh chưng chín. Lúc bánh chưng chín, cũng đúng là lúc thời khắc giao thừa. Năm cũ đã qua, đã đến lúc đón năm mới. Cả đại gia đình rộn ràng đón năm mới, ăn bánh kẹo, hoa quả. Lòng em vui hẳn lên khi được xem pháo hoa. Buổi sáng đã đến, em cùng bố mẹ và em trai đi chúc tết. Chúc những câu chúc dân gian từ xa xưa.Vì đó là phong tục của người Việt.Em không sao tả nổi cảm xúc vui sướng khi được về quê thăm ông bà và đón Tết. Mùa xuân đã cho em nhiều hiểu biết hơn về Tết và phong tục đón tết của người Việt Nam.

 

10 tháng 8 2018

Những đợt mưa trong trẻo rơi lướt thướt giữa bầu trời mùa hè oi ả. Các chiếu lá vàng, đỏ, xanh lá rơi giữa bầu trời mùa thu se lạnh. Mùa đông, có những đợt rét lạnh đến thấu xương.Nhưng mùa xuân thì khác.Đây là mùa khởi đầu một năm và là mùa cây cối xanh tốt, đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết trái.Có lẽ, chính vì thế mà mùa xuân là mùa mang lại cho em những cảm xúc rất đặc biệt, khiến em yêu mến vô cùng. Em được cùng cả nhà đi về quê ăn Tết. Được xem bố và ông gói bánh chưng. Em được ông dạy cách gói bánh chưng và được ông giải thích vì sao bánh chưng lại hình vuông. Sau đó, bố dẫn em đi mua đào.Vườn đào đỏ thắm nở rộ trông tuyệt đẹp.Em cảm giác như bố và em đang đi trong rừng đào rực rỡ. Cuối cùng, bố đã chọn được một cành đào vừa ý. Buổi tối, em cùng đại gia đình ngồi bên bếp lửa bập bùng chờ bánh chưng chín. Lúc bánh chưng chín, cũng đúng là lúc thời khắc giao thừa. Năm cũ đã qua, đã đến lúc đón năm mới. Cả đại gia đình rộn ràng đón năm mới, ăn bánh kẹo, hoa quả. Lòng em vui hẳn lên khi được xem pháo hoa. Buổi sáng đã đến, em cùng bố mẹ và em trai đi chúc tết. Chúc những câu chúc dân gian từ xa xưa.Vì đó là phong tục của người Việt.Em không sao tả nổi cảm xúc vui sướng khi được về quê thăm ông bà và đón Tết. Mùa xuân đã cho em nhiều hiểu biết hơn về Tết và phong tục đón tết của người Việt Nam.

16 tháng 8 2018

Năm nào cũng vậy, cứ dịp đầu xuân là trên khắp các miền của đất nước đều diễn ra những lễ hội lớn nhỏ. Đây cũng là dịp để những người dân được hòa mình vào không khí lễ hội, được giải lao sau một năm làm việc đầy mệt mỏi, căng thẳng. Không chỉ có những lế hội lớn mang tầm cỡ quốc gia mà ngay những làng quê nhỏ cũng diễn ra những lễ hội đầu xuân đầy tấp nập, đó chính là lễ hội đình làng và lễ hội mùa xuân.

Quê hương em là một miền quê nghèo thuộc đồng bằng Bắc Bộ, vì người dân sin sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên người dân quê em cũng rất coi trọng những tín ngưỡng dân gian, sau mỗi vụ mùa thường diễn ra những lễ hội để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Nhưng lễ hội lớn nhất ở làng quê của em đó chính là lễ hội đình làng và lễ hội mùa xuân. Lễ hội đình làng chính là dịp kỉ niệm ngày giỗ của thành hoàng làng- người đầu tiên sinh sống và truyền nghề cho những người dân quê hương em. Không chỉ có làng quê của em mà rất nhiều những làng khác cũng có thành hoàng làng, mỗi nơi thờ một người sáng lập, khai phá đất đai và cũng là người truyền nghề riêng.

Vào mỗi dịp lễ thành hoàng làng thì người dân quê hương em lại tấp nập, nhộn nhịp chuẩn bị lễ tế, những đồ vật cho ngày lễ. Món bánh truyền thống mà người dân quê hương em dâng lên thành hoàng làng đó chính là món bán dày. Ngoài ra còn thờ thêm một bó lúa chín thơm, bởi đó chính là thành quả làm ra của dân làng trong một năm vất vả.

Mỗi lần diễn ra lễ hội lại có những trò chơi dân gian vô cùng thú vị, chẳng hạn như bịt mắt bắt dê, đi cầu kiều bắt vịt hay bịt mắt đập nồi đất…Cứ mỗi dịp lễ hội về thì dù là những người làm ăn xa cũng đều sẽ trở về quây quần bên gia đình cùng đón lễ hội.

hok tốt !!!

9 tháng 8 2018

1 BÀI VĂN!!!!

9 tháng 8 2018

bn lên mạng tìm bài nào hay thì dựa vào bài đó để viết thành bài của bn

Đời sống tình cảm của con người vô cùng phong phú nhưng tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng. Khi nói đến tình mẫu tử người ta thường nghĩ ngay đến tình cảm yêu thương, che chở, bảo vệ… của người mẹ dành cho con. Đây là thứ tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi người bởi lẽ tình mẫu tử là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời. Từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Đồng thời tình mẫu tử cũng là tình cảm cao cả nhất bởi mẹ là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố. Vì vậy, cần trân trọng tình cảm ấy, sống làm sao cho thật xứng đáng với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ.

18 tháng 10 2018

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính

18 tháng 10 2018

Bạn tham khảo bài này nha

Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc.

2 tháng 5 2020

  Nhà thơ Tố Hữu là một người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều những tác phẩm nổi tiếng mà trong đó phải kể đến bài thơ rất tiêu biểu là “Khi con tu hú”. Đây là một bài thơ được ông viết trong tù, hoàn cảnh ngục tù ngột ngạt, xiềng xích nhưng không thể trói buộc tâm hồn lạc quan và khao khát tự do của Tố Hữu.

Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” chính là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về mùa hè, tác giả đã vẽ bức tranh thiên nhiên ấy bằng sáu câu thơ đầu:

“Khi con tu hú gọi bầy…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

Chúng ta không cảm thấy quá bất ngờ trước cảnh tượng thiên nhiên, bởi đây là cảnh mùa hè quen thuộc của miền quê Việt Nam. Đó là một bức tranh hiện thực được mở ra bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ.

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”

Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người. Tiếng tu hú đã mang lại mạch sống của cây cối, mọi cảnh vật dường như đang ở trong thế động, lúa đang chín và trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, cái động của cảnh vật chính là tài của nhà thơ, gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống và yêu cuộc đời của tác giả.

“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”

Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp, màu vàng của lúa, màu của trái cây cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè. Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài. Trong nhà ngục tối tăm, ánh sáng của thiên nhiên và bầu trời quả là xa xỉ đối với nhà thơ, thế nhưng nhà thơ đã tự tạo ra cho mình một bầu trời tươi đẹp như thế:

“Trời xanh càng rộng càng cao…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”

  Hình ảnh diều sáo lộn nhào giữa không trung thể hiện cho khát vọng bay bổng, tự do, khao khát hòa nhập và tung hoành cùng thiên nhiên đất trời của tác giả. Tiếng sáo diều cao vút, rạo rực như chính tiếng lòng của người thanh niên Tố Hữu, mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trẻo, tươi mới và đầy màu sắc, âm thanh như thế. Để có được bức tranh đó, nhà thơ đã sử dụng các giác quan của mình, từ nghe, ngửi, nhìn để cảm nhận toàn bộ âm thanh, màu sắc và đường nét của mùa hè.

  Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.Nhà thơ Tố Hữu là một người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều những tác phẩm nổi tiếng mà trong đó phải kể đến bài thơ rất tiêu biểu là “Khi con tu hú”. Đây là một bài thơ được ông viết trong tù, hoàn cảnh ngục tù ngột ngạt, xiềng xích nhưng không thể trói buộc tâm hồn lạc quan và khao khát tự do của Tố Hữu.

  Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” chính là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về mùa hè, tác giả đã vẽ bức tranh thiên nhiên ấy bằng sáu câu thơ đầu:

“Khi con tu hú gọi bầy…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

  Chúng ta không cảm thấy quá bất ngờ trước cảnh tượng thiên nhiên, bởi đây là cảnh mùa hè quen thuộc của miền quê Việt Nam. Đó là một bức tranh hiện thực được mở ra bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ.

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”

  Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người. Tiếng tu hú đã mang lại mạch sống của cây cối, mọi cảnh vật dường như đang ở trong thế động, lúa đang chín và trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, cái động của cảnh vật chính là tài của nhà thơ, gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống và yêu cuộc đời của tác giả.

“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”

  Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp, màu vàng của lúa, màu của trái cây cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè. Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài. Trong nhà ngục tối tăm, ánh sáng của thiên nhiên và bầu trời quả là xa xỉ đối với nhà thơ, thế nhưng nhà thơ đã tự tạo ra cho mình một bầu trời tươi đẹp như thế:

“Trời xanh càng rộng càng cao…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”

  Hình ảnh diều sáo lộn nhào giữa không trung thể hiện cho khát vọng bay bổng, tự do, khao khát hòa nhập và tung hoành cùng thiên nhiên đất trời của tác giả. Tiếng sáo diều cao vút, rạo rực như chính tiếng lòng của người thanh niên Tố Hữu, mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trẻo, tươi mới và đầy màu sắc, âm thanh như thế. Để có được bức tranh đó, nhà thơ đã sử dụng các giác quan của mình, từ nghe, ngửi, nhìn để cảm nhận toàn bộ âm thanh, màu sắc và đường nét của mùa hè.

  Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.

3 tháng 11 2021

tham khảo

Không còn là đứa bé ngây thơ, hồn nhiên như ngày nào. Giờ đây tôi đã là một cô bé học lớp 8, cũng đã 14 tuổi rồi. Và khi ấy, tôi muốn nói với mọi người, với bố mẹ và bạn bè rằng "Tôi thấy mình đã lớn khôn". Đó là việc tự nhận thức về bản thân mình, về những thay đổi của bản thân theo chiều hướng tích cực. "Lớn khôn" ở đây không chỉ là ở ngoại hình mà điều quan trọng là sự trưởng thành, chín chắn trong tâm hồn mỗi người. Đi hết chặng đường gần 15 năm trên đời, tôi không còn là một đứa bé mè nheo và nhõng nhẽo như xưa. Tôi lớn lên trông thấy, thấp hơn chị gái tôi chẳng là bao. Hơn nữa những nhận thức của tôi về thế giới xung quanh không còn quá ngây thơ và hồn nhiên như ngày nào, tôi nhìn cuộc sống ở tính quy luật, bản chất, ở bề sâu bề sau về xa. Cuộc sống này đâu còn là một màu hồng đẹp đẽ như tôi từng thấy, đó là một cuộc sống phức tạp, bộn bề với những cái cao cả và thấp hèn, đẹp đẽ và xấu xí, thiện và ác, hùng và bi... Tất cả những mặt đối lập của cuộc sống cùng tồn tại và chuyển hóa vào nhau nên rất cần phải tỉnh táo, bản lĩnh để đi theo cái thiện, để hướng tới cái chân thiện mỹ. Và chính hiện thức ấy cũng là một phần tôi rèn nhận thức, tâm hồn của tôi. Với cái nhìn cuộc sống đa chiều, con người thì đa diện, tôi có một cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống, nắm bắt được những bản chất để có cách ứng xử hợp lí. Tôi đã lớn khôn phải chăng là như thế. Tôi thấy mình đã lớn khôn còn bởi tôi đã hiểu hơn về chính bản thân mình. Mỗi con người không hề giản đơn, xuôi chiều như bề ngoài chúng ta thấy. Đó là một tiểu vũ trụ với đầy những bí ẩn đang chờ người du hành đến khám phá. Và tôi cũng đã và đang tiến những bước đầu tiên để khai phá tâm hồn mình. Khi tôi hiểu được tôi thì tôi sẽ nhận thức được bản thân mình từ tính cách, phẩm chất, sở thích.... Bên cạnh đó tôi còn khám phá được những khả năng, giới hạn của bản thân từ đó mà khơi thức những khả năng tiềm ẩn, những mong muốn sâu kín. Khi tôi đã hiểu tôi thì như một điều tất yếu, tôi sẽ sống cuộc đời của chính mình. Biết rõ về chính mình tức là tôi nhận thức được những ưu điểm và hạn chế của bản thân từ đó mà tìm hướng hạn chế hoặc phát huy để định hướng các mục tiêu và giá trị sống. Cứ như vậy thì việc chọn lựa cho mình một con đường đi đúng đắn là không quá khó, tôi là chủ cuộc đời mình chứ không phải ai khác. Hiểu bản thân mình cũng là một cách để tôi chia sẻ, kết nối với những người xung quanh, ngọn lửa trong tôi khi tìm thấy sự hòa hợp với cộng đồng chắc hẳn sẽ phát huy tối đa sức mạnh tiềm ẩn. Tôi thấy mình đã lớn khôn bởi giờ đây tôi đã biết khơi lên trong mình ngọn lửa của yêu thương, của đam mê và của niềm tin. Yêu thương chính là thước đo của sự trưởng thành bởi chính nhà văn V. Hugo đã từng quan niệm:"Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau". Khi yêu bản thân mình hơn, tình cảm trao đi cho những người xung quanh tôi cảm thấy thật an nhiên và nhẹ nhõm. Khi biết yêu thương nhiều hơn, tôi thể hiện ra bằng những hành động chân thành: có trách nhiệm với chính bản thân mình, chia sẻ, động viên, dang rộng cánh tay khi ai đó bị thất bại hoặc tổn thương, giúp đỡ và yêu quý những người thân nhiều hơn. Chính tình yêu thương chứ không phải điều gì khác khiến tôi sống nhân văn và cao cả hơn. Hơn một triết lí tôi nhận ra là để yêu thương chân thành và lan tỏa, hãy biết hy sinh bản thân mình. 14 tuổi, tôi cũng phần nào tìm thấy cho mình những đam mê, những ước muốn, những khát vọng riêng. Cùng với ngọn lửa của niềm tin và tri thức, tôi sẽ cố hết sức để thổi bùng những ngọn lửa đang tiềm ẩn. Và cảm ơn cuộc đời, những người xung quanh đã góp phần cho tôi khôn lớn. Giờ đây, tôi thấy mình đã khôn lớn chỉ là một phần rất nhỏ. Chặng đường đời còn rất dài và thật lắm chông gai, tôi luôn tự dặn lòng phải chân cứng đá mềm để bước vào đời.

3 tháng 11 2021

10-15 CÂU THÔI BẠNgianroi