K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2021

Mùa hè năm ngoái, tôi được đi Trà Vinh chơi cùng với bạn tôi là X.Nhi và Nhân. Lúc đó, Trà Vinh đã vào mùa gặt. Năm đó được mùa lớn. Xóm làng quê tưng bừng như ngày hội. Bà con cô bác xóm dưới sóc trên vô cùng mừng vui, hớn hở. Những cánh đồng quê thẳng cánh cò bay, vàng rực một màu lúa chín. Gió thổi, lúa reo, lúa hát trong âm thanh rì rào. Tàu thuyền cập bến, hối hả chở lúa đi, về trong nắng đẹp. 


- 3 danh từ chung ở bài 1 là: Tàu thuyền, Xóm làng quê, Gió
- 3 danh từ riêng ở bài 1 là: Trà Vinh, X.Nhi,Nhân

tham khảo:

Cô giáo giong như người mẹ thứ hai của em. Cô luôn quan tâm, ân cần dạy dỗ chúng em cửa như con của cô vậy. Cô không bao giờ nói nặng lời với chúng em mà luôn luôn dịu dàng nhắc nhở khi chúng em làm sai một điều gì đó nên không chỉ em mà tất cả học sinh đều yêu quý cô. Em tự hứa sẽ chăm ngoan học giỏi để xứng đáng là một học trò ngoan của cô.

1 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Em đã từng đọc một cuốn truyện với tựa đề “Có một tuổi thơ mang tên bà ngoại”, khi đọc cuốn truyện này em đã nhớ về bà ngoại của em rất nhiều, vì thực sự em đã có một tuổi thơ tuyệt đẹp trong vòng tay của bà. Bà ngoại của em năm nay đã gần sáu mươi tuổi, bà là một người giáo viên về hưu nên nhìn bà vẫn rất trẻ đẹp. Mái tóc bà dày và dài, vẫn giữ được màu đen óng ả dù đã có vài sợi tóc bạc. Em còn nhớ bà hay gọi em nhổ tóc bạc, tóc sâu cho bà sau đó bà lại cho một chiếc bánh, chiếc kẹo, điều đó làm em rất vui. Bà của em là một người rất yêu lao động và chăm chỉ làm việc. Không còn đi dạy nên bà chuyển sang làm vườn, khu vườn của bà đều do một tay bà trồng chăm bón với đủ loại rau củ hoa trái. Đôi tay từng cầm phấn viết bảng nay lại cầm liềm cắt cỏ, cầm cuốc xới đất, trông bà làm việc rất nhanh nhẹn và khỏe khoắn. Bà làm việc nhưng không kêu mệt nhọc mà ngược lại còn luôn nở nụ cười tươi rói. Mỗi lần em về bà ngoại lại được bà cầm tay dắt ra vườn, tận tay hái cho những hoa quả tươi ngon nhất, em rất vui và hạnh phúc vì bà ngoại mạnh khỏe.

13 tháng 3 2020

Khi hoàng hôn buông xuống, ta bỗng cảm thấy man mác buồn, vì nó chầm chậm, mênh mông và yên ắng...Thế nhưng, hoàng hôn có lẽ là thời khắc đẹp đẽ nhất của một ngày, những đám mây đã được tô thêm sắc hồng, sắc cảm thật ngọt ngào. Khắp không gian như lắng đọng, ta cảm thấy mình phải sống chậm lại, để hoà mình vào đất trời, ngẫm về những điều đã qua...

Danh từ: hoàng hôn, đám mây, đất trời,...

Tính từ: man mác buồn, chầm chậm, mênh mông, yên ắng, ngọt ngào

Động từ: buông xuống, tô, cảm thấy, hoà mình, ngẫm về

Khi hoàng hôn buông xuống, ta bỗng cảm thấy man mác buồn, vì nó chầm chậm, mênh mông và yên ắng...Thế nhưng, hoàng hôn có lẽ là thời khắc đẹp đẽ nhất của một ngày, những đám mây đã được  thêm sắc hồng, sắc cảm thật ngọt ngào. Khắp không gian như lắng đọng, ta cảm thấy mình phải sống chậm lại, để hoà mình vào đất trời, ngẫm về những điều đã qua...

Danh từ: hoàng hôn, đám mây, đất trời,...

Tính từ: man mác buồn, chầm chậm, mênh mông, yên ắng, ngọt ngào

Động từ: buông xuống, tô, cảm thấy, hoà mình, ngẫm về

 Bài 1: Viết  đoạn văn ( 5-7 câu ) về một mùa trong năm có sử dụng từ láy, từ ghép, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, chỉ từ .  Bài 2: Viết  đoạn văn ( 5-7 câu ) về một nhân vật văn học có sử dụng từ láy, từ ghép, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, chỉ từ .  Bài 3: Viết  đoạn văn ( 5-7 câu ) về người mẹ của em có sử dụng từ láy, từ ghép, cụm danh từ,...
Đọc tiếp

 

Bài 1: Viết  đoạn văn ( 5-7 câu ) về một mùa trong năm có sử dụng từ láy, từ ghép, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, chỉ từ .

 

 

Bài 2: Viết  đoạn văn ( 5-7 câu ) về một nhân vật văn học có sử dụng từ láy, từ ghép, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, chỉ từ .

 

 

Bài 3: Viết  đoạn văn ( 5-7 câu ) về người mẹ của em có sử dụng từ láy, từ ghép, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, chỉ từ .

 

 

Bài 4: Viết  đoạn văn ( 5-7 câu ) về bảo vệ môi trường có sử dụng từ láy, từ ghép, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, chỉ từ .

 

 

Bài 5: Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện dân gian nào đó ( Ếch ngồi đáy giếng, Thánh Giosng, Thầy bói xem voi,…)

 

Giup mình nhanh nha

Mai mình thi rùi

 

2
17 tháng 12 2018

Các bạn yêu mùa thu đẹp như một cô gái; các bạn thích mùa xuân như  một cô bạn vui tính, có nụ cười tươi; các bạn yêu mùa hè nóng nực, mạnh mẽ như một chàng trai trẻ; còn tôi, tôi yêu ông già mùa đông. Vì sao thế nhỉ?

Tôi yêu mùa đông vì nhiều lẽ. Điều đầu tiên: nhờ mùa đông, tôi sung sướng được sống nhiều hơn trong tình mẹ. Mỗi buổi sáng mùa đông, mở mắt, tôi đã thấy mẹ chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho tôi rồi. Đặc biệt mẹ thường khoác và cài áo rét cho tôi. Mỗi lần như vậy, mẹ lại âu yếm, ôm đôi vai của tôi và nói: “Con trai của mẹ đã lớn, áo ngắn rồi này”. Khi trời trở lạnh, mẹ hay cho tôi ăn cháo gà vào buổi tối và cảm giác được mẹ đắp chăn bông theo tôi suốt cuộc đời.

Tôi yêu mùa đông, vì cái giá rét làm cho chúng tôi muốn lao động – cuốc vườn không biết mệt. Mùa đông và những bữa cơm ngon ấm cúng tình gia đình mà đi vòng quanh thế giới không tìm ra ngọn lửa nào ấm lòng hơn.

Mùa đông đối với người Hà Nội món phở “lên ngôi”, khách ăn đông nghịt. Mùa đông, buổi tối xem phim về, rẽ vào hàng ăn bát bánh trôi tàu nóng hoặc những chén lục tào xá xinh xinh… Đêm về, cảm giác ngon còn theo vào giấc ngủ.

Học trò chúng tôi yêu mùa đông còn vì món ngô nướng và ốc luộc – vừa túi tiền. Cảm giác cay của ớt và thơm của gừng cùng với ấn tượng vô cùng khi húp xoạt một chút nước chấm.

Cuối cùng, mùa đông giúp chúng tôi được gặp ông già Nô-en với cảm giác hồi hộp, sáng hôm sau trở dậy thấy gói quà ở đầu giường và từ từ bóc ra…

18 tháng 12 2018

cảm ơn bạn nha

18 tháng 12 2018

Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...

Phân loại

DT chỉ khái niệmĐạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

DT chỉ đơn vịÔng, vị (vị giám đốc),  ( Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.

Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)

Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:

DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).

DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )

DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng:

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắngsấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưaánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)

+ DT chỉ khái niệm:

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

+ DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…

- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...

- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chứcxóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…

18 tháng 12 2018

Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạyđiđọc), trạng thái (tồn tạingồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.

10 tháng 8 2016

 Quê tôi có nhiều cây ăn quả : sầu riêng, chôm chôm, mít, xoài ... Ngoài ra, còn có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhất là Suối Tre. Khách tham quan đến đây đều nói " Suối Tre là Đà Lạt của miền Đông Nam Bộ". 

10 tháng 8 2016

Có hai câu ak ms phải đủ ba cụm dc đt tt cơ làm lại giúp vs