Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo bài này nhé:
Hình ảnh Phương Định một trong ba cô gái của "tổ trinh sát mặt đường" trong truyện ngắn "những ngôi sao xa xôi" đã được nhà văn Lê Minh Khuê khắc họa rất thành công. Thật vậy, hình ảnh Phương Định hiện lên vô cùng đáng yêu đáng mến, một cô gái Hà Nội xinh xắn nhưng chỉ khiêm tốn nhận mình là "khá" với "hai bím tóc dày, tương đối mềm", "cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn", còn đôi mắt, đôi mắt tuyệt đẹp đôi mắt mà các anh lái xe vẫn hết lời khen ngợi "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!". Một vẻ đẹp thật nữ tính và có chiều sâu! Bước chân vào chiến trường, hành trang duy nhất mang theo là những kỷ niệm về những ngày tháng hồn nhiên của thời thiếu nữ bên gia đình trong "một căn nhà nhỏ" để rồi cô chợt nhớ nhà, nhớ mẹ, "nhớ những ngôi sao to trên bầu trời thành phố", nhớ "cái vòm tròn nhà hát" hoặc "bà bán kem..." Tất cả như ùa về trong giây lát. Phải chăng chính những kỷ niệm hồn nhiên, trong sáng của thời thiếu nữ nơi quê nhà thân thương ấy đã làm dịu mát lòng cô ngay giữa chiến trường bom đạn ác liệt? Phương Định còn rất thích hát, cô thích "dân ca quan họ mềm mại dịu dàng", "thích Ca-chiu-sa của Hồng Quân Liên Xô", thích "dân ca Ý trữ tình giàu có", cô hát với một niềm lạc quan, yêu đời tha thiết, tiếng hát át tiếng bom, và cái ác liệt của chiến tranh cũng đâu thể ngăn cản được niềm vui thích rất đỗi ngây thơ đến trẻ con của Định, cô "vui thích cuống cuồng" khi bắt gặp một trận mưa đá trên cao điểm. Chao ôi, có ai ngờ rằng ở người con gái tưởng chừng như kiêu kì ấy lại có một tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn ruột thịt như chị em hơn bao giờ hết, và "thực tình trong suy nghĩ của cô những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ". Chẳng những Phương Định là một cô gái có tâm hồn trong sáng, nhiều mơ ước, nhiều xúc cảm mà cô còn là một nữ thanh niên xung phong hết sức can trường quả cảm nữa. Đáng khâm phục biết bao khi người con gái đất Hà thành ấy đã rời chiếc ghế nhà trường xung phong vào phục vụ tuyến đường Trường Sơn máu lửa để rồi từng ngày chạy trên cao điểm, từng giờ từng phút đếm bom rơi, bom nổ, ước lượng khối đất đá lấp vào hố bom, tâm chí phá bom nếu cần, thật nguy hiểm bởi ngày ngày phải đối mặt với Tử thần nhưng dường như cô không hề quan tâm đến cái chết, cô luôn đặt nhiệm vụ lên hàng đầu và hoàn thành tốt công việc. Đọc "Những ngôi sao xa xôi" ta như thấy được ở người con gái ấy hình ảnh của cả thế hệ thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước "Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Những trang văn của Lê Minh Khuê đã khép lại nhưng hình ảnh một cô gái Hà Nội vớ "hai bím tóc dày" đang "ngồi bó gối mơ màng" bên khung cửa sổ vẫn còn mãi trong lòng người đọc.
Tham khảo:
Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất trong bộ sách Ngô gia văn phái. Chỉ có nghĩa là ghi chép (như báo chí, tạp chí). Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép sự nghiệp thống nhất đất nước của nhà Lê (chấm dứt cảnh Đàng Ngoài, Đàng Trong chia cắt đất nước). Tác phẩm được viết dưới hình thức như một cuốn tiểu thuyết chương hồi (có 17 hồi) kể lại những biến cố lịch sử sôi động như Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Đặng Thị Huệ được sủng ái trở thành nguyên phi, loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh sụp đổ tan tành, Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị đại bại, Tây Sơn suy vong rồi bị Nguyễn Ánh diệt, một triều đại mới ra đời: nhà Nguyễn Gia Long.
Triển khai các ý sau:
Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của những người con gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc.
- Cô rất trẻ, có thời học sinh hồn nhiên vô tư bên người mẹ trong những ngày thanh bình của thành phố.
- Ngay giữa chiến trường ác liệt, Phương Định vẫn không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng: cô hiện lên rất đời thường, rất thực với những nét đẹp tâm hồn: nhạy cảm, hay mơ mộng và thích hát. (Cảm xúc của Định trước cơn mưa đá)
- Là cô gái kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình. (Hay ngắm mắt mình qua gương, biết mình đẹp và được các anh bộ đội để ý nhưng không tỏ ra săn sóc, vồn vã…., nét kiêu kì của những cô gái Hà thành)
- Tình cảm đồng đội sâu sắc: yêu mến hai cô bạn cùng tổ, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn. (Chăm sóc Nho khi Nho bị thương….)
- Ngời lên những phẩm chất đáng quý: có trách nhiệm với công việc, dũng cảm, bình tĩnh, tự tin….
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất (nhân vật kể là nhân vật chính) phù hợp với nội dung truyện và thể hiện tâm trạng suy nghĩ của nhân vật. Tác giả am hiểu và miêu tả sinh động nét tâm lí của những nữ thanh niên xung phong.
⇒ Nhân vật Phương Định đã để lại trong lòng người đọc nỗi niềm đồng cảm, yêu mến và sự kính phục về phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Đoạn văn mẫu:
Là con gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc, cô mang theo những kỉ niệm đẹp của một thời học sinh vô tư lự bên người mẹ và những hình ảnh, những kỉ niệm thân thương quá đối với thành phố của cô (1). Ở chiến trường 3 năm, đã quen với những thử thách nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết, nhưng cô không hề mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai: nhạy cảm, mơ mộng và thích được hát (2). Cô hồn nhiên đến đáng yêu khi gặp cơn mưa đá trên cao điểm: “Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xoè ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng. Rồi mưa tạnh, tôi bỗng thẫn thờ tiếc không nói nổi.”(3). Cùng với trận mưa đá ấy, những kỉ niệm thời thiếu nữ lại trào lên trong cô “xoáy mạnh như sóng” biết bao hình ảnh thân thương của gia đình, thành phố và quê hương (4). Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường (5). Là cô gái xinh đẹp, đầy nữ tính, biết điệu đà làm dáng nhưng lại rất kín đáo, tế nhị, có chiều sâu trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình (6). Biết mình được các anh lính để mắt, điều đó khiến cô vui và tự hào nhưng cô không hề tỏ ra vồn vã, săn đón, cô luôn kín đáo giữa đám đông: “đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt” (7). Cô yêu mến đồng đội, đặc biệt là hai người bạn gái cùng tổ, luôn lo lắng sau mỗi lần phá bom: “Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao… Chi Thao vấp ngã. Tôi đỡ chị… Tôi moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình”, rồi chăm sóc đồng đội như một y tá(8). Cô còn yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn (9). Trong suy nghĩ của cô: “những người đẹp nhất, thông mình, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ” (10). Cuộc sống chiến đấu đối mặt với kẻ thù hàng ngày, thần Chết luôn đe doạ từng giây phút đã rèn luyện cho cô gái Hà thành đức tính dũng cảm, gan dạ, tự tin để hoàn thành mọi nhiệm vụ (11). Công việc hàng ngày của cô và đồng đội rất nhiều và nguy hiểm: phá bom, ít nhất là 3 quả, có ngày 5 quả”, công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim, nhưng cô nói về chừng ấy công việc gọn gàng, khô khốc, tĩnh nhẹ như không, cô nghĩ về công việc của mình quá giản dị và còn cho là có cái thú riêng: “có ở đâu như thế này không. Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng ra như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn không biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ.” (12). Chiến tranh và đạn bom giặc Mỹ đã làm cô lớn lên, trở thành dũng sĩ mạnh mẽ mà cô không hề biết: “quen rồi. Một ngày tôi phá bom đến 5 lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể” (13). Thế đấy, những cảm xúc, suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm, yêu mến và sự kính phục (14).Tất cả đã được tác giả kể chân thực, sinh động và tự nhiên qua tâm lí nhân vật ở những sự việc và chi tiết có ý nghĩa trong truyện, và những nét tâm lí này lại được chính nhân vật nói lên qua vai kể của mình nên lại càng thấm thía(15).
Trong bản chữ Hán, Hồi thứ 14 Hoàng Lê nhất thống chí có tựa đề: Chiến Ngọc Hồi Thanh sư bại tích - Khí Long Thành Lê đế như yên, có nghĩa là: “Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh thua trận – Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài". Tôn Sĩ Nghị mang đại quân kéo thẳng một mạch đến Thăng Long “không mất một mũi tên, như vào chỗ không người". Y rất “kiêu căng buông tuồng"', quan quân chỉ lo ăn chơi. Hễ ai nhắc đến tình hình giặc giã thì y nói: “Ngày mùng 6 tháng giêng, nhân dịp đầu xuân sẽ xuất quân kéo thẳng đến sào huyệt của quân Tây Sơn. Bọn giặc ấy nhất định sẽ lần lượt bị bắt sống, không một tên nào lọt lưới. Người Nam Hà sẽ đến mà xem!" Bọn tay sai thì “vui mừng" vì được “thấy lại bóng mặt trời” dựa vào Tổng đốc họ Tôn, sống trong tình trạng “võ lắng, văn im, thảy đều bê trễ ” Vừa lúc ấy, có người cung nhân cũ từ phủ Trường Yên tới, nói với Thái hậu về tình hình trong nước, về mối lo tình hình của giặc. “Nguyễn Huệ là tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân... ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần...". Tổng đốc họ Tôn đem thứ quân “nhớ nhà” mà chống chọi thì "địch sao nổi”. Lê Chiêu Thống và Lê Quýnh đến gặp Tôn Sĩ Nghị để tâu bày, “tha thiết xin xuất quân” liền bị y quở trách. Phần tiếp theo nói về quân Tây Sơn. Ngô Văn Sở lui binh về án ngữ Tam Điệp, sai Nguyễn Văn Tuyết chạy trạm vào Nam cáo cấp; ra đi từ ngày 20 thì ngày 24 đến Phú Xuân. Nguyễn Huệ họp tướng sĩ, lập đàn ở núi Bân tế trời đất, thần sông thần núi, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi đốc xuất đại binh ra Bắc. Ngày 29 tháng chạp Mậu Thân (1788) tới Nghệ An, tuyển thêm một vạn tinh binh, gập công sĩ Nguyễn Thiếp, tổ chức duyệt binh, truyền hịch đánh quân Thanh, rồi kéo đại binh ra Tam Điệp hội quân với Ngô Văn Sở. Vua Quang Trung cho quân ăn Tết trước, hẹn với tướng sĩ đến ngày mùng 7 năm Kỉ Dậu (1789) thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Nguyễn Huệ chia quân thành 5 đạo tiến đánh quân Thanh vào tối 30 Tết. Quân Thanh và lũ tay chân bị bắt sống toàn bộ tại sông Gián và sông Thanh Quyết, đêm mùng 2 rạng ngày mùng 3 tiêu diệt đồn Hà Hồi, rồi tiến đánh Ngọc Hồi, giặc Thanh bị thảm bại “thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối", bạt vía kinh hồn vội irốn xuống đầm Mực. làng Quỳnh Đô, bị voi quân ta “ giày đạp, chết đến hàng vạn người". Cùng lúc đó, đô đốc Long tiến đánh đồn Khương Thượng, quân Thanh bị tan vỡ, quân ta tiến vào giải phóng kinh thành. Trưa mùng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung cùng đại quân tiến vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị và quan tướng hốt hoảng tháo chạy, cầu phao bị đứt, hàng vạn giặc rơi xuống sông chết làm tắc nghẽn sông Nhị Hà. Lê Chiêu Thống và bè lũ hoảng sợ chạy đến Nghi Tàm, cướp đò ngang vội chèo sang bờ bắc. Đến biên giới, Lê Chiêu Thống theo kịp Tôn Sĩ Nghị, đứa thì “oán giận chayy nưâc mắt", đứa thì “lấy làm xấu hổ". Tên Việt gian bán nước kính chúc tướng giặc về triều được hai chữ "vạn phúc". Còn Tôn Sĩ Nghị vẫn khoác lác: “Nguyễn Quang Trung chưa diệt, việc này còn chưa xong... không đầy một tháng, đại binh sẽ lại tới...". Vua tôi, lũ bán nước lôi thôi, lếch thếch cùng đưa Thái hậu theo Nghị sang Trung Quốc.
Em tham khảo:
Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất trong bộ sách Ngô gia văn phái. Chỉ có nghĩa là ghi chép (như báo chí, tạp chí). Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép sự nghiệp thống nhất đất nước của nhà Lê (chấm dứt cảnh Đàng Ngoài, Đàng Trong chia cắt đất nước). Tác phẩm được viết dưới hình thức như một cuốn tiểu thuyết chương hồi (có 17 hồi) kể lại những biến cố lịch sử sôi động như Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Đặng Thị Huệ được sủng ái trở thành nguyên phi, loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh sụp đổ tan tành, Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị đại bại, Tây Sơn suy vong rồi bị Nguyễn Ánh diệt, một triều đại mới ra đời: nhà Nguyễn Gia Long.
1) Viếng lăng Bác, một bài thơ xuất sắc của nhà thơ Viễng Phương. (2) Bài thơ ấy được sáng tác vào tháng 4/1976, khi nhà thơ có dịp ra công tác ở miền Bắc, ông vào lăng viếng Bác, niềm xúc dâng trào ông đã viết nên bài thơ này. (3) Qua những dòng thơ tràn đầy cảm xúc, ta có thể thấy được ở nhà thơ một tình cảm rất chân thành dành cho Bác – vị cha già kính yêu của dân tộc. (4) Và, có lẽ mỗi chúng ta khi đọc qua bài thơ này thì sẽ không ai là không xúc động trước tình cảm của nhà thơ
Tham khảo:
Là con gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc, Phương Định mang theo những kỉ niệm đẹp của một thời học sinh vô tư lự bên người mẹ và những hình ảnh, những kỉ niệm thân thương của vùng đất Hà thành. Ở chiến trường 3 năm, cô đã quen với những thử thách nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết, nhưng lại không hề mất đi sự hồn nhiên, trong sáng, cỗ vẫn luôn mơ mộng, thích được ca hát. Cô xinh đẹp, đầy nữ tính, biết điệu đà làm dáng nhưng lại rất kín đáo, tế nhị, có chiều sâu trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình. Biết mình được các anh lính để mắt, điều đó khiến cô vui và tự hào nhưng cô không hề tỏ ra vồn vã, săn đón. Cô yêu mến đồng đội, đặc biệt là hai người bạn gái cùng tổ. Cô cũng yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn. Cuộc sống chiến đấu đối mặt với kẻ thù hàng ngày, thần chết luôn đe doạ từng giây phút đã rèn luyện cho cô gái Hà thành đức tính dũng cảm, gan dạ, tự tin để hoàn thành mọi nhiệm vụ. Công việc hàng ngày của cô và đồng đội vô cùng nguy hiểm: phá bom, ít nhất là 3 quả, có ngày 5 quả nhưng trong giọng kể của cô lại là điều vô cùng hiển nhiên, dễ dàng. Vậy đấy, Lê Minh Khuê đã xây dựng một Phương Định vô cùng chân thực, sinh động trong mắt người đọc, và được coi là một trong các đại diện của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.