Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Covid-19 có lẽ là một từ được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua , nó là nỗi ám ảnh của không chỉ các nước trên thế giới, mà còn là nỗi ám ảnh của mỗi gia đình và từng cá nhân trong xã hội. Xuất hiện từ năm 2019, cho đến nay, dịch Covid vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Tất cả các nước trên thế giới đang chung tay để đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh. Việt Nam được đánh giá là một đất nước có nhiều cách làm hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh. Có được những kết quả đó là do sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, quyết liệt của chính phủ, sự đồng thuận ủng hộ của toàn xã hội, đặc biệt là sự hy sinh thầm lặng, sự vất vả mà không có gì có thể kể hết của những y bác sĩ, những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch. Tôi tự hào vì trong số những người ấy có mẹ tôi-người bác sĩ quân y.
Tôi còn nhớ như in, đó là vào một buổi chiều tháng 9 năm ngoái. Trời mưa tầm tã. Lúc đó khoảng hơn 4 giờ chiều, tôi thấy mẹ đi làm về. Khác hẳn mọi hôm, nay mẹ tôi rất vội vã. Tôi thấy lạ, nhưng không dám hỏi mẹ điều gì cả. Sau khi nấu ăn, mẹ lên phòng lấy chiếc ba lô, nhanh chóng sắp xếp quân tư trang cá nhân và đồ dùng sinh hoạt. Tôi cảm nhận như mẹ sắp có chuyến đi đâu dài ngày.
Sau khi sắp xong quần áo, cũng là lúc bố tôi về, rồi mẹ nói với bố tôi về việc phải vào đơn vị thực hiện nhiệm vụ đón công dân từ nước ngoài về cách ly, thời gian đi cũng chưa biết bao giờ về. Rồi mẹ dặn dò chị em chúng tôi ở nhà phải chăm học, nghe lời bố, ăn uống đầy đủ... Lúc ấy chị em chúng tôi cũng buồn lắm, vì từ ngày lớn lên đến giờ tôi chưa phải xa mẹ lấy 01 ngày.
Mẹ ôm hôn chúng tôi vào lòng rồi mẹ vào đơn vị, nhìn mẹ đội mưa đi trong buổi chiều tối tôi rất thương mẹ. Lúc ấy tôi ước, giá như không có dịch bệnh thì mẹ tôi và những người đồng đội không phải vất vả như thế.
Là một học sinh của Trường Trung học cơ sở Sơn Tây, tôi luôn tự hào vì được sinh ra trong một gia đình mà cả bố và mẹ tôi đều là bộ đội. Bố tôi là sĩ quan chính trị, còn mẹ tôi là bác sĩ quân y. Bố và mẹ tôi cùng công tác tại Trường Sĩ quan Lục quân 1. từ khi dịch Covid-19 hoành hành, những bác sĩ quân y như mẹ, và cả những chú bộ đội đều phải căng mình để tham gia chống dịch, họ quên ăn, quên ngủ để ngăn sự phát triển của dịch bệnh. Lúc ấy tôi cũng chưa hiểu nhiều lắm. Nhưng kể từ ngày mẹ tôi đi, tôi mới hiểu được sự vất vả của mẹ cũng như những người đồng đội trên tuyến đầu chống dịch. Mỗi tối, khi rảnh, mẹ đều gọi điện về hỏi thăm bố con tôi, nhìn mẹ trong bộ đồ bảo hộ, với lớp khẩu trang đến ngột ngạt và kín mít thì tôi hiểu sự vất vả và nguy hiểm đến mức nào, nhưng ánh mắt của mẹ vẫn sáng ngời và vững vàng niềm tin. Qua câu chuyện mẹ tôi kể, có rất nhiều đồng đội của mẹ vì quá sức mà ngất lên ngất xuống, vì chạy đua với việc chống dịch mà quên ăn quên ngủ.
Hằng ngày bố con chúng tôi quen có bàn tay chăm sóc của mẹ. Tôi nhớ những món ăn ngon do mẹ nấu, nhớ sự ân cần của mẹ chỉ bảo tôi học bài mỗi tối, nhớ tiếng mẹ mỗi sáng gọi chúng tôi dậy để chuẩn bị cho một ngày mới... nhưng nay mẹ đi làm nhiệm vụ, những công việc nhà lại do bàn tay của bố tôi quán xuyến tất cả. Thương bố, tôi lại nhớ mẹ nhiều hơn.
Sau 1 tháng mẹ tôi vẫn chưa được về. Mỗi ngày tôi đều hỏi bố và theo dõi ti vi xem dịch bệnh đã giảm chưa, nhưng khi thấy tình hình vẫn phức tạp và bao đơn vị phải làm trại ngủ ngoài rừng để nhường chỗ cho bệnh nhân cách ly, bao chiến sĩ phải cắm chốt nơi giáp biên...tôi cũng lại thấy thương mẹ nhiều hơn, thấu hiểu và tự hào nhiều hơn. Cũng có lúc tôi hỏi mẹ: sao mẹ không xin về với chị em con, mẹ tôi cười và bảo: ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì gian khổ biết phần ai? tôi lại thấy việc làm của mẹ và những đồng đội thật ý nghĩa và cao cả.
Hai tháng trôi qua cũng là lúc mẹ tôi được về. Ngày mẹ về chúng tôi như vỡ òa trong hạnh phúc, những nhọc nhằn và vất vả của mẹ như chợt tan biến khi mẹ ôm hai chị em chúng tôi vào lòng. Những giọt nước mắt của mẹ đã rơi trên gò má. Mẹ khóc vì nhiệm vụ đơn vị giao đã hoàn thành, mẹ khóc vì được về bên chúng tôi yên bình, mẹ khóc vì thương những người đồng đội của mẹ ở nhiều nơi còn đang oằn mình vất vả chống dịch. Mẹ khóc chúng tôi cũng khóc theo, đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc. Nhưng tôi hiểu nếu còn dịch bệnh phức tạp thì việc mẹ tôi lại đi, những đồng đội của mẹ tôi còn nhiều vất vả, đó cũng là lẽ thường tình.
Kính thưa thầy cô, thưa các bạn!
Đây có lẽ là kỉ niệm tôi nhớ nhất và tự hào nhất về mẹ của tôi kể từ khi tôi lớn lên. Tôi luôn mong rằng, cả xã hội chung tay, dịch Covid-19 sẽ sớm được đẩy lùi, để mỗi gia đình được hạnh phúc bên nhau, để chúng ta-những học sinh lại được tung tăng cắp sách đến trường, để lại được nghe những bài cô giáo giảng, để lớn lên mỗi chúng ta luôn biết cảm ơn, trân trọng những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch hôm nay đã hy sinh cho cuộc sống thanh bình của ngày mai.
Gợi ý :
- Vua Quang Trung là người yêu nước, căm thù giặc, bất bình trước việc làm của vua Lê (vua Lê chỉ là vua bù nhìn, chịu sự thao túng của Tôn Sĩ Nghị)
+ Nghe tin 20 vạn quân Thanh kéo vào thành, họp bàn với các tướng sĩ, định ngày xuất quân - ý chí, hành động mạnh mẽ ,quyết đoán
- Quang Trung là người có trí tuệ tài giỏi, làm việc rất nhanh
- Tài dùng người (tha chết cho Sở và Lân) (lấy thêm dẫn chứng)
- Biết phân tích tình hình thời cuộc
- Tài dụng binh như thần (chia quân làm 5 đạo, đưa ra lời dụ, chỉ huy trận đánh - sự oai phong, lẫm liệt, cuộc tiến quân thần tốc của vua Quang Trung
BẠN DỰA VÀO ĐÓ VIẾT RA NHA!
Bài học từ phong cách đạo đức của Hồ Chí Minh:
- Nói được Hồ Chí Minh: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của Người
- Học hỏi sự giản dị trong: lối sinh hoạt (ăn, ở, mặc…), tác phong làm việc
- Sự thanh cao trong nhân cách: thường xuyên học tập, nuôi dưỡng tâm hồn
- Người có đức tính khiêm tốn, chân thành, cởi mở… Bác hi sinh tất cả, quên mình lo cho dân cho nước
→ Tỏ lòng yêu mến, biết ơn Bác Hồ, phán đấu rèn luyện theo gương Bác
Tham Khảo
Như chúng ta đều biết, trong thời điểm hiện tại, dịch bệnh chính là mối lo ngại lớn nhất của loài người. Những người mệt nhọc nhất, dũng cảm nhất chính là các ý bác sĩ đang ngày đêm chăm sóc, chữa khỏi bệnh cho biết bao người. Em thấy không chỉ những y bác sĩ còn đang phục vụ trong nghề mà những bác sĩ đã nghỉ hưu cũng muốn góp sức mình trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh. Nhờ có họ mà cuộc chiến này giảm thiểu đi nhiều những mất mát, đau thương, đem lại sự sống quý giá cho biết bao bệnh nhân. Họ không quản khó khăn, nhọc nhằn, nguy hiểm mà xin ra tuyến đầu chống dịch. Một lần nữa, họ lại tiếp tục sự nghiệp cứu người của mình. Đối với họ, cuộc chiến chống dịch bệnh khủng khiếp này không còn là mặt trận riêng của những người đang công tác nữa bởi lời thề với Bác, lời thề y đức luôn theo họ cho tới hết cuộc đời, kể cả khi đã về hưu. Đó là làm mọi cách để cứu sống người bệnh. Rõ ràng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng để bảo vệ sức khỏe người dân, chúng ta cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, thực hiện tốt các chỉ đạo, khuyến cáo trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Trong 4 mùa, mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm mới với mọi sụ hi vọng về những điều tốt hơn. Mùa xuân là mùa đẹp nhất. Lúc ấy, vạn hoa đua nhau nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, chim hót líu lo, người người chuẩn bị sắm sửa cho năm mới. Mùa xuân, nó cũng giống tuổi trẻ của chúng ta vậy. Tuổi trẻ là tuổi của hi vọng, tuổi của khát khao, tuổi của những điều đẹp đẽ. Tuổi trẻ cũng là nơi khởi đầu cho một sự nghiệp to lớn, đầy thành công trong tương lai. Tuổi trẻ, đó chính là giai đoạn con người ta mang trong mình tất thảy sức mạnh, tất thảy vẻ đẹp, từ thể xác đến tinh thần và cả trí tuệ nữa. Và có lẽ bởi vậy nên trong chính những năm tháng ấy, con người luôn cháy hết mình với đam mê, với những ước mơ, khát vọng và hoài bão. Ở cái tuổi ấy, người ta tự đặt ra cho mình mục tiêu, lí tưởng để cống hiến, để biến nó thành sự thật dù biết rằng phía trước họ có thật nhiều khó khăn, thử thách và cả những thất bại nữa. Và có thể rằng, trong những năm tháng thanh xuân ấy họ sẽ vấp ngã, nhưng tuổi trẻ luôn cho phép người ta có quyền được thất bại, thất bại để đứng lên và để trưởng thành hơn. Để rồi, đến một lúc nào đó, khi đã đi qua quãng thời gian quý báu ấy, người ta nhìn lại và thầm cảm ơn, thầm trân trọng nó vì đã cho ta vỡ lẽ bao điều và trưởng thành hơn từ vấp ngã. Tuy nhiên, thật đáng buồn, đáng trách biết bao khi có những thanh niên đang lãng phí, thiêu rụi tuổi trẻ của mình vào những thú vui vô bổ, vào những tệ nạn xã hội. Và như vậy, tuổi trẻ là quãng thời gian tươi đẹp và quý báu nhất trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy, chúng ta cần trân trọng và phát huy hết giá trị của nó, cần không ngừng cố gắng rèn luyện, cống hiến để những năm tháng thanh xuân trở thành quãng thời gian tuyệt diệu nhất trong cuộc đời của mình.
Trong bốn mùa xuân,hạ,thu,đông thì mùa xuân là mùa sinh sôi của vạn vật,là khởi đầu mới cho một năm đầy ắp niềm vui,hạnh phúc,vạn vật như được khoác lên mình một tà áo mới,mọi vật xung quanh ta đều chở nên muôn màu,muôn vẻ.Tuổi trẻ cũng tựa như mùa xuân của đất nước vậy cứ trải qua một năm là lại chững chạc hơn,biết suy nghĩ cho bản thân nhiều hơn,tuổi trẻ cũng đang là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời,tuổi trẻ còn là sự khởi đầu của những thành công trong tương lai,tuổi trẻ là cái lứu tuổi mà chúng ta cần chọn cho bản thân một mục tiêu,một lí tưởng riêng để bước tiếp trên con đường đến với tương lai rộng mở vẫn đang chào đón.Những người đang ở cái lứu tuổi tươi đẹp này ai cũng có trong mình một đam mê như ngọn lửu vẫn đang bùng cháy vậy.Dù có khó khăn hoài bão nhừ thế nào thì tuổi trẻ vẫn đang tiến bước để có thể trải qua những năm tháng thanh xuân ý nghĩa nhất trong cuộc đời.
Bài học từ phong cách đạo đức của Hồ Chí Minh:
- Nói được Hồ Chí Minh: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của Người
- Học hỏi sự giản dị trong: lối sinh hoạt (ăn, ở, mặc…), tác phong làm việc
- Sự thanh cao trong nhân cách: thường xuyên học tập, nuôi dưỡng tâm hồn
- Người có đức tính khiêm tốn, chân thành, cởi mở… Bác hi sinh tất cả, quên mình lo cho dân cho nước
→ Tỏ lòng yêu mến, biết ơn Bác Hồ, phán đấu rèn luyện theo gương Bác
Tham khảo:
Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Khuyến là hai nhà thơ lớn của dân tộc, đều làm quan dưới triều Nguyễn, nhưng trong hai thời kì, hai thế hệ cách xa nhau khoảng nửa thế kỉ. Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ hiếm có trong xã hội phong kiến. Nguyễn Khuyến là một bậc tài danh lừng lẫy: Tam nguyên Yên Đổ.
Hai bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; ba chữ "ta với ta" đều nằm cuối bài thơ, trong phần kết:
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta
Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi dây ta với ta
“Qua Đèo Ngang” tả cảnh con đèo lúc chiều tà và nói lên nỗi buồn của khách li hương; Bạn đến chơi nhà thể hiện một tình bạn tri kỉ, chân thành, quý mến. Do đó, về mặt ngôn ngữ tuy giống nhau, nhưng ý nghĩa và sắc thái biểu cảm hoàn toàn khác nhau.
Trời tối dần, người lữ khách đứng trên đỉnh Đèo Ngang vô cùng xúc động “dừng chân đứng lại”, bồn chồn trông xa, trông gần chỉ thấy “trời non nước” vũ trụ bao la mênh mông. Nỗi buồn thương nhớ gia đình quê hương tường như tan nát cả tấm lòng (một mảnh tình riêng) càng cảm thấy lẻ loi cô đơn. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách li hương khi một mình đứng trên đỉnh Đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn.
Ba chữ “ta với ta” trong bài thơ Nguyễn Khuyến lại có một ý vị riêng. Đã lâu, bạn già tâm giao mới đến chơi nhà. Vợ con đều đi vắng cả, chợ lại xa. Không có cơm gà cá gỏi để đãi bạn. Không có cải, cà, bầu, bí để tiếp khách.
Miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. Mà chỉ có “ta với ta”. “Ta” là bác, “ta” là tôi, “ta” là cả bác với tôi, chan hòa trong một tình bạn tri âm tri kỉ, chân tình, kính mến và quý trọng. Ba chữ “ta với ta” biểu hiện một tình bạn đẹp của các nhà nho ngày xưa.
Qua đó, ta càng thấy rõ phải đặt ngôn ngữ thi ca vào văn cảnh, ngữ cảnh để cảm thụ. Và ta càng thấy rõ cá tính sáng tạo nghệ thuật của các thi sĩ chân tài.