K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2016

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắc về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về dến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

- Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. 

- Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít. Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em.

Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

10 tháng 4 2016
  1. Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi ....

5 tháng 4 2016

Hơn một tháng trước khi bước vào năm học mới, xem buổi truyền hình nào, đọc tờ bào nào em cũng thấy nói về tình hình lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long. Những ngày ấy có biết bao việc làm tình nghĩa “lá lành đùm lá rách” làm em xúc động. Em còn nhớ rõ một việc.

Hôm ấy là ngày chủ nhật, em cùng mẹ ra chợ. Trong khi chờ mẹ mua một vài thứ đồ ăn, em chợt nhìn thấy ở phía trước có mấy anh chị thanh niên và mấy bạn thiếu niên đeo khan quàng đỏ. Họ đứng thành nhóm. Một chị trong số họ đang nói gì nhưng vì xa quá nên em nghe không rõ. Nhóm người tiến dần về phía em. Lúc họ đến gần, em nhận ra có một bạn thiếu niên đi trước, hai tay bê một cái hộp gỗ nhỏ. Rồi nhóm người dừng lại. Mấy cô bác xung quanh em cũng dừng lại hướng về phía chị thanh niên có khuôn mặt xinh xắn đang nói:

-      Thưa cô bác, đồng bào ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị tai họa lũ lụt rất nặng nề. Lá lành đùm lá rách, xin cô bắc đóng góp chút ít vào quỹ cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt. Chúng cháu là nhóm cứu trợ của Thành đoàn.

Có mấy người nghe vậy thì bước tới, nhét qua khe hở chiếc hộp gỗ mấy tờ giấy bạc, không biết là bao nhiêu. Lúc ấy ngay bên cạnh em có một người phụ nữ mặc quần áo trông rất diện, đang cúi xuống mua hàng. Có lẽ mặc cả không xong món gì đấy, bà ta đứng thẳng dậy, toan đi thì nhóm cứu trợ đến:

-      Cô ơi, xin cô đóng góp cứu trợ đồng bào bị lũ lụt.

Đôi mắt bà ấy chợt sầm xuống:

-      Lại đóng góp nữa!

Rút một tờ hai ngàn từ xấp tiền đang cầm trên tay, bà ta bực dọc nhét vào cái hộp quyên góp. Rồi hướng về mấy người xung quanh, bà ta như phân bua:

-      Thật là như mắc nợ. Nào là đóng góp ở phường, nào là đóng ở cơ quan, rồi quỹ từ thiện, rồi hội phụ nữ … sức mấy mà chịu nổi! Thôi thì cũng đóng góp với quyên đi cho rồi!

Chị thanh niên trong nhóm cứu trợ sững người, mặt ngơ ra; chị định cười gượng mà tự nhiên hai mắt lại hoe hoe. Một lát sau chị mới lấy lại vẻ tự nhiên. Đúng lúc ấy, một em gái nhỏ không biết từ đâu chạy đến bên chị. Em bé đưa vào tay chị một tờ tiền và nói:

-      Chị ơi! Đừng buồn nữa chị. Chị cho em đóng góp với nhé! Nhưng em chỉ có năm tram thôi, nhận cho em đi nghe chị!

Chị thanh niên sung sướng nhìn em bé. Một tay xoa lên tóc em và chị chói:

-      Chị nhận chứ! Món tiền này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa thì rất lớn đấy!

Được chứng kiến hai sự vật trái ngược nhau trong một khoảng khắc ngắn ngủi, em thấy lòng bâng khuâng khó tả.

3 tháng 4 2017

nj

hbjjkh jioibucminh

7 tháng 4 2019

Buổi chiều mùa đông giá lạnh, lại mưa nhỏ, tôi và em tôi không ai muốn đi chợ, nhưng chiều nay gia đình tôi chưa có thức ăn. Là anh cả, tôi đành khoác áo mưa đi chợ, sau khi dặn em đóng cửa cẩn thận, vì ngoài trời rất lạnh. Trong buổi chợ chiều ấy, tôi đã thấy hình ảnh một cụ già phải ra chợ ăn xin và câu chuyện ấy như sau:

Bà cụ tuy không tàn tật, nhưng đã già lắm. Mái tóc bạc trắng, rối bời trong chiếc khăn đen bạc. Bà mặc chiếc áo bông đã cũ, có chỗ vá. Khi bà chìa tay xin mấy cô bán hàng, không hiểu làm sao tôi thấy nghẹn nghẹn, không dám nhìn... Có một bán hàng trẻ la lên: " Bà tránh ra cho mọi người vào mua hàng. Đây không phải là chỗ cho bà ăn xin... Khổ lắm...". Song có lẽ, chỉ mình cô bán hàng ấy kêu lên như vậy, còn tất cả đều cho bà tiền ( dù rất ít ).

Bỗng có một anh thanh niên đi tới, giải thích với mọi người về hoàn cảnh éo le của bà, vì anh là người hàng xóm của bà, anh rất hiểu. Anh đưa cho bà hai nghìn đồng và chiếc bánh mì rồi nói: " Để cháu dắt bà về nhà, ngoài trời lạnh lắm bà ạ". Tôi vội chạy theo đưa cho bà tờ 5 nghìn và nói:" Bà ơi ! Tờ màu xanh này là lộc đấy ạ, nó giúp cho mình cảm giác bình yên ( dù không hiểu lắm ) ". Đôi tay nhăn nheo và chai sờn của bà nắm lấy tay tôi, tôi thấy mắt bà hơi hoen đỏ. Anh thanh niên cười , bảo:" Em rất ngoan, em bé ạ ".

Tôi chắc chắn bà cụ sẽ được những người xung quanh giúp đỡ hoặc anh thanh niên sẽ đưa bà đến nơi dưỡng lão dành cho người già đơn côi. Bóng bà cụ cứ đi xa dần. Tôi bỗng thấy lòng mình ấm lại giữa trời chiều mùa đông lạnh giá...

12 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé :

Tôi là một chàng dế có thân hình cường tráng nhưng tính tình kiêu ngạo. Cũng bởi tính khí ấy mà tôi đã vô tình đã gây ra cái chết thảm thương của Dế Choắt, người bạn hàng xóm đáng thương của mình.

Tôi có một chỗ ở khá khang trang. Hằng ngày, tôi thường đào đất, sửa hang, làm chỗ ngủ, lại lo xa làm đường tắt, cửa sau, ngách thượng, phòng nguy hiểm. Nhờ ăn uống điều độ và chừng mực, nên tôi thân thế tôi cường tráng lắm. Đôi càng của tôi mẫm bóng, những cái vuốt cứng và nhọn hoắt; đôi cánh thành cái áo dài chấm kín đuôi. Cái đầu của tôi to ra còn hai cái răng đen nhánh như hai lưỡi liềm máy. Cặp râu dài hùng dũng.

Tôi thường hay cà khịa với tất cả bà con trong xóm. Thấy mọi người không nói gì, tôi tự cho mình là đã giỏi, ai cũng phải nể nợ mình. Mấy anh chị Cào Cào, anh Gọng Vó ở gần luôn bị tôi làm phiền. Đặc biệt phải kể đến người bạn hàng xóm của tôi, vẫn luôn bị tôi khinh thường. Dế Choắt - một cậu dế gầy gò và yếu đuối. Một hôm, tôi sang chơi nhà Dế Choắt, thấy nhà cửa luộm thuộm, tôi liền bảo:

- Sao chú mày sinh sống cẩu thả vậy? Nhà cửa thì tuềnh toàng, ngộ nhỡ có kẻ nào đến phá thì chú mày gặp nguy ngay. Đúng là có lớn mà chẳng có khôn.

Dế Choắt buồn bã nhờ tôi đào ngách thông sang nhà của tôi, để phòng khi có chuyện sẽ giúp đỡ nhau. Nhưng tôi nào có thèm để tâm, tôi nhìn cậu ta khinh khỉnh rồi từ chối.

Một hôm, sau cơn mưa, các loại chim tụ hội về vũng nước kiếm mồi. Chị Cốc đậu gần hang. Tôi tỏ vẻ rủ Choắt đùa chị Cốc chơi, Choắt sợ hãi từ chối. Mèn kiêu ngạo, hát đùa Cốc, khiên Cốc tức giận tìm kiếm kẻ vừa trêu chọc mình. Thấy chị ta đến gần, tôi nhanh chân chui tót vào hang nấp kín, rồi vắt chân lên giường nằm nhe. Bỗng tôi thấy tiếng của chị Cốc:

- Mày nói gì?

- Lạy chị, em nói gì đâu?

- Chối hả? Chối này! Chối này.

Sau đó là liên tiếp những tiếng kêu của Choắt. Tôi nằm im thin thít cũng không dám động đậy gì. Chỉ đến khi Cốc bay đi, tôi mới bò lên, thấy Choắt thoi thóp. Thấy thế tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

- Tôi không ngờ mọi chuyện lại ra thế này. Tôi hối hận lắm! Tất cả là lỗi của tôi, phải làm sao bây giờ.

Lúc này, Dế Choắt thì thào nói với tôi:

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng đành. Nhưng tôi khuyên anh rằng ở đời mà có thói hung hăng, không biết suy nghĩ thì rồi cũng gây họa vào thân.

Sau cái chết của Dế Choắt, tôi cảm thấy rất buồn. Chôn cất Dế Choắt xong xuôi tại một bãi cổ, tôi đã đứng trước mộ hàng giờ để tự kiểm điểm những lỗi lầm của mình. Điều ân hận nhất đó chính là tôi đã đối xử với Dế Choắt một cách quá quắt. Nếu như tôi chịu can đảm đứng ra nhận tội về mình, rồi xin lỗi chị một cách tử tế. Thì có lẽ Dế Choắt đã không bị đánh một cách oan ức. Tôi đã kiêu ngạo cho mình là là kẻ có sức mạnh, nhưng lại không sử dụng sức mạnh để bảo vệ Dế Choắt. Mà còn làm hại Dế Choắt. Không chỉ buồn bã, tôi còn cảm thấy hụt hẫng khi phải đối diện với sự thật rằng cậu ấy đã chết. Và tôi thì phải chịu trách nhiệm về cái chết đó. Tôi phải sống sao cho sống chan hòa, tôn trọng mọi người xung quanh.

12 tháng 8 2021

Một hôm, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt lại hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên tôi đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai.Tôi nào đâu biết sợ ai. Tức giận, tôi quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, tôi không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy rùng mình.

13 tháng 8 2021

Tham khảo

Tôi là một chàng dế có thân hình cường tráng nhưng tính tình kiêu ngạo. Cũng bởi tính khí ấy mà tôi đã vô tình đã gây ra cái chết thảm thương của Dế Choắt, người bạn hàng xóm đáng thương của mình.

Tôi có một chỗ ở khá khang trang. Hằng ngày, tôi thường đào đất, sửa hang, làm chỗ ngủ, lại lo xa làm đường tắt, cửa sau, ngách thượng, phòng nguy hiểm. Nhờ ăn uống điều độ và chừng mực, nên tôi thân thế tôi cường tráng lắm. Đôi càng của tôi mẫm bóng, những cái vuốt cứng và nhọn hoắt; đôi cánh thành cái áo dài chấm kín đuôi. Cái đầu của tôi to ra còn hai cái răng đen nhánh như hai lưỡi liềm máy. Cặp râu dài hùng dũng.

Tôi thường hay cà khịa với tất cả bà con trong xóm. Thấy mọi người không nói gì, tôi tự cho mình là đã giỏi, ai cũng phải nể nợ mình. Mấy anh chị Cào Cào, anh Gọng Vó ở gần luôn bị tôi làm phiền. Đặc biệt phải kể đến người bạn hàng xóm của tôi, vẫn luôn bị tôi khinh thường. Dế Choắt - một cậu dế gầy gò và yếu đuối. Một hôm, tôi sang chơi nhà Dế Choắt, thấy nhà cửa luộm thuộm, tôi liền bảo:

- Sao chú mày sinh sống cẩu thả vậy? Nhà cửa thì tuềnh toàng, ngộ nhỡ có kẻ nào đến phá thì chú mày gặp nguy ngay. Đúng là có lớn mà chẳng có khôn.

Dế Choắt buồn bã nhờ tôi đào ngách thông sang nhà của tôi, để phòng khi có chuyện sẽ giúp đỡ nhau. Nhưng tôi nào có thèm để tâm, tôi nhìn cậu ta khinh khỉnh rồi từ chối.

Một hôm, sau cơn mưa, các loại chim tụ hội về vũng nước kiếm mồi. Chị Cốc đậu gần hang. Tôi tỏ vẻ rủ Choắt đùa chị Cốc chơi, Choắt sợ hãi từ chối. Mèn kiêu ngạo, hát đùa Cốc, khiên Cốc tức giận tìm kiếm kẻ vừa trêu chọc mình. Thấy chị ta đến gần, tôi nhanh chân chui tót vào hang nấp kín, rồi vắt chân lên giường nằm nhe. Bỗng tôi thấy tiếng của chị Cốc:

- Mày nói gì?

- Lạy chị, em nói gì đâu?

- Chối hả? Chối này! Chối này.

Sau đó là liên tiếp những tiếng kêu của Choắt. Tôi nằm im thin thít cũng không dám động đậy gì. Chỉ đến khi Cốc bay đi, tôi mới bò lên, thấy Choắt thoi thóp. Thấy thế tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

- Tôi không ngờ mọi chuyện lại ra thế này. Tôi hối hận lắm! Tất cả là lỗi của tôi, phải làm sao bây giờ.

Lúc này, Dế Choắt thì thào nói với tôi:

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng đành. Nhưng tôi khuyên anh rằng ở đời mà có thói hung hăng, không biết suy nghĩ thì rồi cũng gây họa vào thân.

Sau cái chết của Dế Choắt, tôi cảm thấy rất buồn. Chôn cất Dế Choắt xong xuôi tại một bãi cổ, tôi đã đứng trước mộ hàng giờ để tự kiểm điểm những lỗi lầm của mình. Điều ân hận nhất đó chính là tôi đã đối xử với Dế Choắt một cách quá quắt. Nếu như tôi chịu can đảm đứng ra nhận tội về mình, rồi xin lỗi chị một cách tử tế. Thì có lẽ Dế Choắt đã không bị đánh một cách oan ức. Tôi đã kiêu ngạo cho mình là là kẻ có sức mạnh, nhưng lại không sử dụng sức mạnh để bảo vệ Dế Choắt. Mà còn làm hại Dế Choắt. Không chỉ buồn bã, tôi còn cảm thấy hụt hẫng khi phải đối diện với sự thật rằng cậu ấy đã chết. Và tôi thì phải chịu trách nhiệm về cái chết đó. Tôi phải sống sao cho sống chan hòa, tôn trọng mọi người xung quanh.

21 tháng 11 2021

Kì nghỉ hè năm nay, tôi được bố mẹ cho về quê thăm ông bà ngoại. Và tôi đã có một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ.

Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi cùng với ông nội đi dạo trên cánh đồng lúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới. Tôi cũng được thưởng thức bữa cơm ngon lành mà bà ngoại nấu, dù giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bà. Hay được dạo chơi cùng đám bạn trong xóm đi thả diều, bắt cá ngoài đồng. Những trải nghiệm mới mẻ mà tôi chưa từng làm trong đời.

Nhưng trải nghiệm đáng nhớ nhất của tôi không chỉ có vậy. Tôi còn nhớ, buổi chiều hôm đó, chúng tôi rủ nhau ra bờ sông chơi. Tôi cùng anh Tùng - anh trai của tôi thì ngồi câu cá. Mấy bạn khác lại rủ nhau xuống sông thi đấu bơi lội với nhau. Cuộc thi đấu dường như diễn ra rất sôi nổi. Tôi ngồi câu cá nhưng vẫn nghĩ về trận đấu cách đó không xa. Cuối cùng, tôi quyết định chạy lại tham gia cùng nhóm bạn. Cả nhóm hào hứng đồng ý ngay.

Sơn - trọng tài của cuộc thi hô to để bắt đầu hiệp đấu. Tôi và Hoàng sẽ thi đấu với nhau. Trong tư thế chuẩn bị, chúng đã nhanh chóng vào cuộc đua. Hoàng đưa mắt nhìn tôi đầy thách thức. Trước đó, cậu đã thắng được phần lớn những người tham gia thi đấu. Nên cậu tự tin có thể đánh bại tôi. Còn tôi thì tự tin mình có thể giành chiến thắng. Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp con sông. Chúng tôi là những đối thủ ngang sức, không ai chịu kém ai vẫn đang bơi song song nhau. Bỗng nhiên Hoàng bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Hoàng bị chuột rút rồi”. Mọi người ở trên bờ lo lắng dõi theo Hoàng. Tôi không nghĩ ngợi gì nhiều, bợi thật nhanh đến cứu Hoàng.

Cuộc thi đã kết thúc bằng một tiết mục cứu người đầy ngoạn mục. Khi tôi đưa Hoàng lên bờ, mọi người đều vỗ tay khen ngợi. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì đã cứu được Hoàng. Riêng Hoàng, cậu đã nói cảm ơn với tôi. Điều đó khiến tôi cảm thấy vui hơn cả việc giành được chiến thắng.

Một kỉ niệm thật đáng nhớ mà tôi được chứng kiến đã giúp cho tôi nhận ra bài học to lớn về tình bạn. Tôi sẽ còn nhớ mãi kỉ niệm này như một kí ức đẹp trong cuộc đời.

14 tháng 8 2023

Tham khảo:

"Giờ Trái Đất" là một sự kiện toàn cầu nhằm tăng cường nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Ban đầu, năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a đã bắt đầu tìm kiếm phương pháp mới để tuyên truyền về vấn đề biến đổi khí hậu. Vào năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đã đặt tên cho chiến dịch của họ là "Giờ Trái Đất". Sự kiện này đã thu hút sự tham gia của hàng triệu người trên toàn thế giới, với hơn 4000 thành phố và 88 quốc gia tham gia vào năm 2009.

Mục đích của sự kiện là tăng cường ý thức về việc tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải, đồng thời khẳng định rằng mỗi hành động cá nhân đều có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta. Sự kiện này có nhiều hoạt động ý nghĩa như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ đồng hồ, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông xanh và tuyên truyền vận động cộng đồng hưởng ứng chiến dịch. Vào ngày Trái đất năm nay, cả gia đình em đã quyết định tắt toàn bộ các thiết bị điện trong nhà để góp phần bảo vệ môi trường như đèn, tivi, máy tính, điều hòa... Sau khi tắt hết các thiết bị điện, mọi người trong khu phố ra ngoài hiên ngồi trò chuyện. Lúc này cả khu phố chìm trong không khí yên bình. Em lắng nghe những câu chuyện kể thú vị của mọi người về cuộc sống ngày trước khi chưa có đèn điện đơn giản, bình dị ra sao. Hóa ra cuộc sống ngày xưa nghèo khó, chậm rãi nhưng cũng thật vui vẻ và hạnh phúc. Một tiếng "Giờ Trái Đất" trôi qua thật nhanh và ý nghĩa.

Với những hoạt động nhỏ bé, thiết thực, "Giờ Trái Đất" đã góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và tăng cường nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường. Sự kiện này có ý nghĩa rất lớn đối với bảo vệ môi trường và tương lai của nhân loại.

D
datcoder
CTVVIP
31 tháng 12 2023

      Vào đầu tháng ba âm lịch là quê em ai nấy đều rộn ràng chuẩn bị đi dự lễ hội Phủ Dầy. Theo bố kể: hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch là ngày tưởng nhớ Công chúa Liễu Hạnh ở làng Kim Thái, Vân Cát, Vụ Bản, cách làng em khoảng 10 cây số.

      Sáng nay cả nhà dậy rất sớm, ăn cơm hãy còn tối đất để chuẩn bị đi lễ hội. Mọi người ăn mặc rất chỉnh tề, em và bé Bông thì “diện” bộ đồ mới nhất. Ra đến đường cái đã thấy từng đoàn người, vừa đi vừa cười nói vui vẻ, gia đình em cũng nhập hội đi cho vui chân.

      Khoảng 8 giờ thì đến Phủ Dầy. Chao ơi! Mọi con đường đi vào đền thờ chính đều đông nghịt những người. Ô tô, xe máy bấm còi inh ỏi nhưng đường tắc không thể chạy nhanh được. Có lúc mẹ em phải bế bé Bông lên để len qua chỗ đông, còn em phải nắm chặt tay bố kẻo bị lạc.

      Đến trước ngôi đền chính đông nghẹt những người ăn mặc khăn áo sặc sỡ, vừa đi vừa múa hát. Đền chính là một dãy nhà đồ sộ có ba gác chuông, càng đi vào sâu càng thấy cảnh uy nghiêm, lộng lẫy những đồ thờ sơn son thếp vàng rực rỡ ẩn hiện trong khói hương nghi ngút.

      Sau khi ở khu đền chính ra, bố em dẫn chúng em đến thăm khu lăng mộ của bà Chúa. Chuyện kể rằng trước kia bà báo mộng cho vua sinh hoàng tử, cho nên nhà vua đã cho mang đá ngũ sắc và nhiều gỗ quý ở Huế ra để xây dựng thành một lăng tẩm rất to lớn và đẹp.

      Trước khi ra về chúng em còn được vào làng Kim Thái xem ngôi đền nhỏ, bên cạnh đó có cây chuối thần mà trước đây vài năm nó nở ra buồng có từ 120 đến 150 nải. Đi qua chỗ bán hàng bố em mua cho hai anh em mỗi đứa một cái trống ếch, đánh kêu “bông bông” rất vui tai.

      Ra về đi được một quãng xa em còn quay lại nhìn phong cảnh Phủ Dầy sao mà hùng vĩ và đẹp đến thế. Đã bao đời nay những người thợ nề, thợ mộc đã góp công xây dựng nên một khu di tích lịch sử về bà Chúa Liễu Hạnh, và là vẻ đẹp của quê hương Nam Định mà nhiều người đi xa thường nhớ tới.

31 tháng 12 2023

. Tổng của hai số bằng 40,3. Nếu gấp số thứ nhất lên 5 lần và gấp số thứ hai lên 7 lần thì được tổng mới 233,1. Tìm hai số đó?

10 tháng 4 2017

Hơn một tháng trước khi bước vào năm học mới, xem buổi truyền hình nào, đọc tờ bào nào em cũng thấy nói về tình hình lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long. Những ngày ấy có biết bao việc làm tình nghĩa “lá lành đùm lá rách” làm em xúc động. Em còn nhớ rõ một việc.

Hôm ấy là ngày chủ nhật, em cùng mẹ ra chợ. Trong khi chờ mẹ mua một vài thứ đồ ăn, em chợt nhìn thấy ở phía trước có mấy anh chị thanh niên và mấy bạn thiếu niên đeo khan quàng đỏ. Họ đứng thành nhóm. Một chị trong số họ đang nói gì nhưng vì xa quá nên em nghe không rõ. Nhóm người tiến dần về phía em. Lúc họ đến gần, em nhận ra có một bạn thiếu niên đi trước, hai tay bê một cái hộp gỗ nhỏ. Rồi nhóm người dừng lại. Mấy cô bác xung quanh em cũng dừng lại hướng về phía chị thanh niên có khuôn mặt xinh xắn đang nói:

- Thưa cô bác, đồng bào ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị tai họa lũ lụt rất nặng nề. Lá lành đùm lá rách, xin cô bắc đóng góp chút ít vào quỹ cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt. Chúng cháu là nhóm cứu trợ của Thành đoàn.

Có mấy người nghe vậy thì bước tới, nhét qua khe hở chiếc hộp gỗ mấy tờ giấy bạc, không biết là bao nhiêu. Lúc ấy ngay bên cạnh em có một người phụ nữ mặc quần áo trông rất diện, đang cúi xuống mua hàng. Có lẽ mặc cả không xong món gì đấy, bà ta đứng thẳng dậy, toan đi thì nhóm cứu trợ đến:

- Cô ơi, xin cô đóng góp cứu trợ đồng bào bị lũ lụt.

Đôi mắt bà ấy chợt sầm xuống:

- Lại đóng góp nữa!

Rút một tờ hai ngàn từ xấp tiền đang cầm trên tay, bà ta bực dọc nhét vào cái hộp quyên góp. Rồi hướng về mấy người xung quanh, bà ta như phân bua:

- Thật là như mắc nợ. Nào là đóng góp ở phường, nào là đóng ở cơ quan, rồi quỹ từ thiện, rồi hội phụ nữ … sức mấy mà chịu nổi! Thôi thì cũng đóng góp với quyên đi cho rồi!

Chị thanh niên trong nhóm cứu trợ sững người, mặt ngơ ra; chị định cười gượng mà tự nhiên hai mắt lại hoe hoe. Một lát sau chị mới lấy lại vẻ tự nhiên. Đúng lúc ấy, một em gái nhỏ không biết từ đâu chạy đến bên chị. Em bé đưa vào tay chị một tờ tiền và nói:

- Chị ơi! Đừng buồn nữa chị. Chị cho em đóng góp với nhé! Nhưng em chỉ có năm tram thôi, nhận cho em đi nghe chị!

Chị thanh niên sung sướng nhìn em bé. Một tay xoa lên tóc em và chị chói:

- Chị nhận chứ! Món tiền này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa thì rất lớn đấy!

Được chứng kiến hai sự vật trái ngược nhau trong một khoảng khắc ngắn ngủi, em thấy lòng bâng khuâng khó tả.

22 tháng 9 2021

Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong đoàn thanh niên. Đó là một chuyến du lịch để nghỉ ngơi sau một năm học tập căng thẳng.

Điểm đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp. Tôi hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị đồ đạc cần thiết. Mẹ còn dặn dò em phải luôn cẩn thận, chú ý nghe lời các anh chị trong đoàn. Đây là lần đầu tiên em có một chuyến đi xa, nên việc mẹ lo lắng là bình thường.

Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm. Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định sau khi đến khách sạn nhận phòng. Em ở cùng phòng với chị Lan Anh - chị họ của em. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ ngơi. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau đi tắm biển.

Khoảng năm giờ chiều, mọi người cùng nhau ra biển. Em phải đi bộ từ khách sạn khoảng bốn ki-lô-mét mới đến biển. Trước mắt em chính là bãi biển Cửa rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Ông mặt trời như một quả bóng khổng lồ tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi nơi. Em cùng các bạn thỏa thích vui đùa trên bãi cát, nghịch nước biển mát lạnh.

Chiều hôm đó, sau khi tắm biển xong. Chúng em thấy có một nhóm thanh niên tình nguyện đang dọn dẹp vệ sinh gần biển. Các anh chị trong đoàn đã đề nghị đến tham gia giúp đỡ. Khi nhận được yêu cầu đó, nhóm thanh niên tình nguyện rất vui vẻ. Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Một nhóm được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác (đặc biệt là các đồ nhựa). Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ hơn. Không chỉ vậy, chúng em còn quen được những người bạn mới. Họ nói rằng cảm thấy rất hạnh phúc khi vẫn còn nhiều khách du lịch như chúng em - có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh bãi biển.

Chuyến du lịch này là một trải nghiệm đẹp với em. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.

Đó là một buổi trưa hè đáng nhớ, khi tôi vừa học hết lớp 5 Tiểu học. Nghỉ hè mà, sáng nào tôi chẳng ngủ no mắt, nên buổi trưa đâu có ngủ được nữa đâu. Vậy mà trưa nào, mẹ cũng bắt anh em tôi phải ngủ trưa, một chút cũng được. Tôi cố phải tỏ ra ngoan ngoãn bằng những pha giả vờ kinh điển, giả vờ nhắm mắt ngủ, thi thoảng còn giả vờ ngáy lên khe khẽ.. Nhưng chỉ chờ khi bố, mẹ ngủ say, là anh em tôi lại lôi cuốn truyện tranh dưới gối ra, và âm thầm rúc rích cả buổi trưa. Có những tình tiết trong truyện muốn cười đến bể bụng, mà đâu dám cười thành tiếng, chỉ dám khẽ rung vai lên.. Thật khó chịu làm sao. Còn gì khó chịu hơn khi muốn cười ha.. ha.. ha mà lại phải hị.. hị.. hị trong cổ họng.

Trưa hôm đó, hết truyện để đọc rồi, như một chú mèo chính hiệu, tôi nhón chân bước ra khỏi giường. Tôi chỉ định sang nhà thằng Nam một chút, để mượn cuốn truyện nó mới mua. Nhà nó cách nhà tôi có mấy ngõ. Bố mẹ nó đi làm tới tối mới về, nên nó được "thả rông". Tôi ước gì mình cũng được tự do như nó. Sung sướng gì đâu.

Tôi gọi nó vang nhà, thấy nó ơi ới dưới ao. Nhà nó có cái ao thả cá khá lớn. Tắm ao từ nhỏ, nên nó bơi nhẹn như con rái cá. Chả bù cho tôi, tuần mẹ chở tới bể bơi hai lần học mà lần nào về cũng no bụng nước. Học đâu mấy tuần thì tôi nản. Tôi nản tôi thì ít, mà ngán ông thầy dạy bơi lắm chuyện thì nhiều. Ông ấy cứ nhai đi nhai lại mớ lí thuyết mà tôi đã thuộc làu làu. Đâu biết rằng giữa lí thuyết và thực hành là dặm dài thiên lý. Thế là sự nghiệp học hành của tôi dang dở.

- Ê, xuống đây đi, tao dạy mày tập bơi! - thằng Nam rủ rê!

- Chịu thôi, mẹ tao biết thì tao no đòn. Lên cho tao mượn quyển truyện - Tôi không quên việc chính.

- Xuống một tí thôi, lấy đồ của tao mà mặc, mẹ mày biết sao được.

- Thầy dạy tao còn chả biết bơi nữa là mày..

- Xí, đừng coi thường tao! Tao mà dạy mày bơi được thì sao nào?

- Thì mày cho tao mượn cả hộc truyện của mày nhá! - Tôi ra điều kiện.

- Ơ! Sao điều kiện lại ngược đời thế nhỉ? Thôi được, xuống đây!

Thế là tôi lột đồ của tôi để trên bờ, mặc cái xà lỏn của thằng Nam để gần đó, nhảy xuống. Cảm giác lần đầu tắm ao khá là thích, nước không trong như nước bể bơi, nhưng không có cái mùi clo đậm đặc xộc vào mũi, cũng không có cái cảnh thi thoảng lại thấy một đứa nhè ra bãi nước bọt. Ghê gì đâu.

Ao nhà Nam khá nông, nên tôi cũng yên tâm là an toàn. Thằng Nam bắt đầu dạy tôi học bơi. Cứ tưởng nó bốc phét thôi, mà phải công nhận là nó dạy tôi tận tình và kinh nghiệm ra phết. Nó dạy một lúc, là tôi biết nổi người luôn rồi.

- Tạm thời cứ tập nổi người đã, hôm sau sẽ tập thở.. - Nam tỏ ra rất bài bản.

Tôi cuộn người lại, lấy phồng hơi trong ngực, rồi ngụp đầu xuống. Thích thú với kĩ năng vừa học được, tôi thả sức lặn ngụp.

Trong một lần ngụp, tôi duỗi chân ra để ngoi lên lấy hơi. Nhưng trời ơi, chuyện gì vậy, chân tôi không chạm đáy ao! Không hiểu sao chỗ ao này lại đột ngột sâu như vậy. Chân tôi chới với, một ngụm nước, rồi hai ngụm nuốt xuống. Một suy nghĩ xẹt qua trong đầu: "Cứ thế này thì mình chết chết đuối mất! Bố mẹ ơi! Con còn chưa làm gì báo hiếu bố mẹ mà! Không, mình không thể chết một cách lãng xẹt như vậy được, tôi còn yêu đời lắm, tôi còn chưa đọc hết hộc truyện của thằng Nam mà.."

Nghĩ vậy, tôi cố gắng quạt tay thật mạnh để đầu ngoi lên. Lấy được chút không khí, tôi bớt hoảng hơn. Lần thứ hai quạt tay, tôi mở mồm kêu được tiếng "Cứu!". Rồi một lúc sau, tay tôi quơ phải một cây gậy, tôi nắm chặt lấy. Cây gậy chuyển động, kéo tôi vào chỗ nước nông. Thì ra, thằng Nam nghe tiếng tôi kêu vội nhổ ngay thân tre cắm gần đó kéo tôi vào. Đến khi chân chạm tới đáy cát, tôi mới biết là mình vừa thoát khỏi bàn tay tử thần. Tôi lao một mạch lên bờ, ngồi thở. Thật nguy hiểm quá đi, tích tắc nữa thôi có khi tôi thành ma luôn rồi.

Thằng Nam cũng hoảng hồn:

- Ai biết mày lặn xa ra tận chỗ sâu đấy, đó là chỗ hút bùn lên vườn, tao chưa bảo mày. Hú vía, may không sao! Lần sau nhớ cẩn thận!

Ôi trời, còn lần sau nữa à! Tao là tao cạch đến già nhé! Tí chết con nhà người ta rồi còn gì.

Đợi tóc khô, tôi thay quần áo rồi một mạch đi về. Không còn tâm trí đâu mà mượn truyện nữa. Đêm đó, tôi nghĩ rất lung về sự việc xảy ra ban trưa. Lần đầu tiên tôi suy nghĩ nghiêm túc chuyện sinh tử của đời mình. Rồi hôm sau, tôi dõng dạc bảo mẹ:

- Mẹ ơi! Mẹ chở con đi học bơi tiếp nha! Lần này con quyết học cho đến khi biết bơi thì thôi.

Mẹ tôi tròn mắt:

- Nay ăn phải cái gì vậy? Vài hôm trước tôi dụ mấy hộp Merino còn nằng nặc không đi tập nữa cơ mà!

Tôi giấu nhẹm vụ chết hụt hôm trước. Chính vụ đó làm tôi sợ xanh mắt, nghĩ mình mà không biết bơi thì rơi xuống nước là chết toi. Thôi, cố mà học để bảo toàn tính mạng. Tôi vu vơ:

- Giờ con nghĩ lại rồi, không biết bơi thì gặp người đuối nước làm sao cứu được người ta.

Mẹ tôi cảm động hết sức:

Bạn tham khảo :

- Ôi, con thật biết nghĩ quá! Rồi chợt nhớ ra điều gì, mẹ nghi ngờ:

- Chắc không phải thế chứ! Có chuyện gì phải không?

Không để mẹ khai thác thêm, tôi cầm quả bóng chạy tót ra ngõ. Dù giấu mẹ vụ kia, sợ mẹ mắng, nhưng quyết tâm học bơi là có thật. Và nỗi sợ một tai nạn vô tình nào đó khiến tôi đuối nước mà chết cũng là có thật. Không những quyết học bơi cho tử tế, tôi còn tránh xa cả những ao hồ tự nhiên, vì chẳng biết nó nông sâu thế nào. Chỉ một chút sơ sẩy là trong vài phút mất toi mạng người. Sinh mệnh của mình, nhất định mình phải trân trọng, không thể bất cẩn được.