Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Sáng hôm ấy là thứ hai, mọi thứ đều thay đổi rất nhiều, tâm trạng của tôi cũng như vậy, tôi vui tươi lắm. Bởi tôi vui tươi nên những thứ gì mà đập vào mắt tôi cũng sinh động, nhộn nhịp lắm, mọi thứ sao nay đẹp đến lạ thường.
Bước vô lớp thì mọi thứ dường như khác với tôi nghĩ, bao nhiêu ánh mắt nhìn tôi với cảm giác ghê rợn. Tôi vào chỗ ngồi, Phương vội ghé sát vào tai tôi khé nói:
- Trời ơi, cậu mà lại đi làm chuyện đó ư ???
- Ủa ? Chuyện gì vậy? - Tôi ngạc nhiên, hốt hoảng.
Phương tiếp lời:
- Hôm qua ông có giữ dùm cặp của Trân, hôm nay bạn ấy mất cái túi tiền quỹ của lớp bỏ trong cái cặp đó (Trân là thủ quỹ của lớp) nên bây giờ ai cũng nghi ngờ cậu đấy, nhưng tôi chơi với cậu lâu nay tôi nghĩ ông không làm như vậy.
Tôi sẵn lúc ấy định đến bên Trân cố giải thích nhưng bạn ấy cứ một mực lảng tránh tôi. Cả lớp ai ai thấy tôi cũng mặc cảm im lặng. Tôi gục xuống bàn, mình không có làm như vậy mà, mình không có làm như vậy mà, sao các bạn không tin mình. Tôi chạy xuống phòng vệ sinh rửa mặt và thốt lên:
- Trời ơi ! Sao các bạn không tin mình ?
Chạy liền lên lớp các bạn nói rằng túi tiền ấy Trân đã kiếm ra rồi, tôi đã được minh oan, các bạn đã xin lỗi tôi. Tôi vui lắm, cuối cùng mọi chuyện cũng được sáng tỏ. Bây giờ, ai ai nhìn tôi cũng cười tít mắt, vui vẻ. Tôi vui trong lòng mà không nói ra, vui vì mình không còn đấu tranh nội tâm như trước nữa, mọi nỗi lo sợ, lo các bạn sẽ xa lánh đã bay đi. Tôi thầm nhủ rằng:
Cảm ơn các bạn đã hiểu cho tôi.
1. Mở bài:
– Ai cũng đã từng mắc sai lầm.
– Với tôi, đó là một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.
2. Thân bài:
– Kể lại tình huống dẫn đến việc xem trộm nhật kí của bạn: Đến nhà bạn học nhóm; cầm hộ bạn cặp sách vô tình nhìn thấy quyển nhật kí của bạn.
– Kể lại cuộc đấu tranh nội tâm: Có nên xem hay không? Bao biện cho bản thân: Xem để hiểu thêm về bạn, sự tò mò đã chiến thắng, quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem (kể đan xen với miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại).
– Kể lại một số nội dung được ghi trong nhật kí: Hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn? Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò?…
– Kể lại tâm trạng: Hiểu bạn, vỡ lẽ ra nhiều điều, tự trách bản thân mình, ân hận vì hành động vội vàng, thiếu văn minh của mình, thấy xấu hổ, thầm xin lỗi bạn (kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại).
3. Kết bài:
– Tìm cảm với người bạn sau sự việc ấy.
– Rút ra bài học ứng xử cho bản thân.
- Alô! Khương đấy à, quyển truyện mà tớ muợn cậu, tớ để trên giá sách ấy, giờ tớ đang cùng bạn đi dạo công viên, hay là cậu cứ đến phòng rồi tìm trên giá sách nhé? -Tiếng Ngọc từ đầu dây bên kia vọng lại khiến tôi ấp úng.
- À...ừ được cũng được, để tớ đến nhà cậu. Nhưng như thế có...
Ngọc cười vọng lại:
- Không sao đâu, tớ có bảo cả nhà rồi nên cậu đừng ngại.
Tôi cúp máy, vội lấy mũ hớt hải chạy đến nhà Ngọc. Quả thật, tôi cũng hơi ngại với Ngọc, với bố mẹ bạn ấy nhưng vì hôm nay chị Phương ở thư viện đã gọi điện cho tôi giục trả sách nên không còn cách nào khác, tôi đành đánh liều tới nhà Ngọc.
Sau khi được em Ngọc ân cần dắt đến phòng riêng, tôi chạy vội đến bên giá sách. A! cuốn truyện của tôi nằm ngay trên cả một hàng sách tham khảo của Ngọc, tôi khẽ nhón chân với lấy cuốn truyện thì chợt...cạch.... Một quyển sổ màu hồng được trang trí hoa văn cầu kì cũng rơi theo. Nhưng sự đời mấy ai cưỡng lại trí tò mò của chính mình. Tôi không ngại đặt cuốn truyện của mình sang một bên, lật trang đầu tiên của cuốn sổ hồng. Ồ, đó là dòng chữ rất to, được trang trí khá tỉ mỉ: "Quyển nhật kí". Lúc này, tim tôi đập liên hồi như nhịp trống, khiến tôi phải đưa tay giữ cho nhịp đập trở lại đều đặn. Ngọc vốn là con bé "lạnh lùng" và "bí ẩn" nhất lớp, ấy thế mà nó cũng có định nghĩa viết nhật kí, mà cái gọi là "đời sống nội tâm" của Ngọc lại nằm trong tay tôi chứ...Ôi...ôi, đây quả là cơ hội ngàn vàng, nó giống một kho báu sáng lấp lánh đang mở ra ngay trước đôi mắt hiếu kì của tôi. Không chần chừ lâu, tôi lật tiếp những trang sau. Nhưng những gì tôi đọc được đã khiến tôi hết sức kinh ngạc về người bạn học lạnh lùng, ít nói và giỏi giang ngồi cùng bàn của mình...
"Ngày...tháng...năm...
Hôm nay, lần đầu tiên mình viết nhật kí, và có lẽ cuốn nhật kí này sẽ là người bạn tâm tình với mình trong quãng thời gian dài còn lại, bởi vì người duy nhất quan tâm đến mình đã không còn nữa, đó là mẹ mình, bà đã ra đi mãi mãi trong một tai nạn giao thông mà bà không phải là người có lỗi.
Mất đi mẹ, mình cảm thấy như mất đi một phần cuộc sống, rồi đây, sẽ còn ai đánh thức mình dậy vào những buổi sớm mai, sẽ còn ai làm những bữa ăn ngon dành riêng cho mình, và còn ai cho mình ôm vào lòng mỗi khi cảm thấy yếu đuối...
Mất đi mẹ, mình như mất tất cả, bởi vì người cha chưa từng một lần bế đứa con, cũng như chưa từng một lần ôm hôn đứa con này, ông ta chỉ biết làm một việc duy nhất, đó là gửi tiền về cho mẹ con mình, và có lẽ đối với ông như thế là đã hoàn thành trách nhiệm một người cha....."
Đọc đến đây, bất giác đôi hàng mi của tôi lại hơi ươn ướt, có lẽ bởi tôi là một đứa con gái đa cảm nên dễ bị rung động vì những chuyện như thế này, và tôi lại tiếp tục lật sang những trang nhật ký khác, và những dòng chữ tâm sự chân thật của cậu ta ghi sâu vào tâm trí tôi.
"Hôm nay buồn thật, những việc xảy ra trong cuộc sống tại sao lại cứ xảy ra ngoài ý muốn của mình, giờ đây mình chỉ ước ao, có một người có thể ngồi bên cạnh và nghe mình tâm sự, có một bàn tay để mình nắm lấy, cho mình thêm chỗ dựa...
Nhưng có lẽ tất cả sẽ ko bao giờ trở thành hiện thực"
Tôi vẫn tiếp tục trong sự tò mò và thương hại người bạn của mình.
"Thật đáng sợ, mình dần nhận ra mình ko còn là chính mình, ko biết từ bao giờ, mình đã trở nên xa lánh với bạn bè, trở nên là một kẻ ít nói, và vô cảm với mọi thứ xung quanh, nụ cười và nước mắt đã bắt đầu rời xa khỏi gương mặt mình...
Có những lúc, mình chỉ muốn được khóc thật to nhưng lại không thể, liệu trên đời có gì đau khổ hơn thế không"
Bỗng tôi giật bắn mình, Ngọc xuất hiện ngay trước mặt. Tay tôi run nảy, cuốn nhật kí rơi bộp xuống đất, tôi đứng trân trân, bất động, không nói được lời nào. Tôi chỉ nhớ ánh mắt rưng rưng cùng đôi môi run rẩy đầy tức giận của Ngọc. Tôi vụt chạy đi mà lòng nặng trĩu...
Đó là lần đầu tiên tôi thấy Ngọc giận dữ như vậy. Tôi chạy, chạy như trốn ánh mắt ấy, tôi muốn khóc quá. Tôi rất sợ, sợ sự giận dữ Ngọc ném cho tôi, sợ cả chính việc mình vừa làm. Về đến nhà tôi đóng sập cửa phòng lại, thở hổn hển, bần thần ngồi xuống ghế, tôi tự trách mình tại sao lại làm như vậy? Tại sao tôi không chiến thắng được sự tò mò của chính mình? Tại sao? Tôi buồn bực quăng cả chồng sách xuống đất. Sự xấu hổ và hối hận làm tôi day dứt không yên.
Đêm đó tôi trằn trọc mãi. Tôi suy nghĩ miên man, nhớ lại những trang nhật ký đầy nước mắt của bạn. Làm sao tôi có thể tưởng tượng được rằng gia đình Ngọc không hề hạnh phúc. Tôi không tin vào những gì mình đã đọc. Càng nghĩ, tôi càng thương Ngọc. Tôi tưởng tượng ra hình bóng Ngọc cô đơn và buồn bã trong căn nhà lớn. Vậy mà tôi đã tưởng mình hiểu về Ngọc rõ lắm. Tôi muốn chia sẻ cùng Ngọc và an ủi với bạn. Cứ thế, suốt một đêm trường tôi không sao thoát khỏi sự ăn năn, day dứt…
Sáng hôm sau, tôi đến lớp mà tự nhủ sẽ đến xin lỗi Ngọc nhưng đã quá muôn, vì hôm sau và những ngày sau đó Ngọc không đến lớp. Vì hoàn cảnh riêng của gia đình, Ngọc đã chuyển về quê để học. Mong rằng, sẽ có lúc tôi gặp lại Ngọc để xin lỗi bạn, và tôi cũng cầu mong những nỗi buồn của Ngọc sẽ vợi đi theo năm tháng. Tôi tin tưởng một tương lai rộng mở, sáng tươi sẽ đến với người bạn của tôi. Và cả tôi nữa, tôi tự hứa với mình sẽ chẳng bao giờ lặp lại sai lầm dại dột thuở ấu thơ
1. Mở bài:
– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.
– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.
2. Thân bài:
– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):
+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…
– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):
+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?
+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?
+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).
+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.
– Diễn biến của câu chuyện:
+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…
+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.
– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).
3. Kết bài:
Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.
Tham khảo:
Trong mấy năm đi học, em đã có rất nhiều kỉ niệm buồn vui dưới mái trường thân yêu. Nhưng kỉ niệm mà em sẽ chẳng bao giờ quên đó là kỉ niệm hồi lớp 1, khi em tập viết và cô giáo đã tận tình cầm tay em viết từng nét.
Tròn 6 tuổi, em bước vào lớp một với tất cả sự háo hức. Em học đọc rất nhanh, chỉ nghe cô giáo đọc một lần, em có thể đọc theo vanh vách. Nhưng viết với em quả là một hành trình gian nan. Em thuận tay trái, từ nhỏ mẹ đã rèn cho em cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là em lại đổi tay. Cô giáo đầu tiên của em tên là Ngọc. Đúng như cái tên, cô xinh xắn và rạng rỡ, lại trìu mến, hiền dịu. Cô biết em thuận tay trái nên thường xuống bàn quan sát tôi viết. Bước vào học kì hai, chúng em tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ em dần nguệch ngoạc. Trong giờ chính tả hôm đó, cô chép những dòng chữ tròn trịa lên bảng, chúng em chép vào vở của mình. Vì thấy cô không để ý, em lại đổi tay để viết.
Đến cuối buổi học, cô Ngọc trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: "Bạn Gia Bảo hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều." Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn em và tiếp lời: "Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?" Lớp em đồng thanh nhắc lại lời cô dặn. Cô lại nói: "Tuy vậy, bạn Gia Bảo vẫn quên. Cô phê bình Gia Bảo trong buổi học ngày hôm nay." Rồi cô nhìn thẳng em và nói: "Cô hi vọng Gia Bảo sẽ nhớ lời cô dặn." Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết. "Cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn." - Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.
Từ đó, em kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, em đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.
Nguồn: download.com
Tham khảo dàn ý mà viết thành bài văn ạ!
1. Mở bài:
– Ai cũng đã từng mắc sai lầm.
– Với tôi, đó là một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.
2. Thân bài:
– Kể lại tình huống dẫn đến việc xem trộm nhật kí của bạn: Đến nhà bạn học nhóm; cầm hộ bạn cặp sách vô tình nhìn thấy quyển nhật kí của bạn.
– Kể lại cuộc đấu tranh nội tâm: Có nên xem hay không? Bao biện cho bản thân: Xem để hiểu thêm về bạn, sự tò mò đã chiến thắng, quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem (kể đan xen với miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại).
– Kể lại một số nội dung được ghi trong nhật kí: Hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn? Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò?…
– Kể lại tâm trạng: Hiểu bạn, vỡ lẽ ra nhiều điều, tự trách bản thân mình, ân hận vì hành động vội vàng, thiếu văn minh của mình, thấy xấu hổ, thầm xin lỗi bạn (kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại).
3. Kết bài:
– Tìm cảm với người bạn sau sự việc ấy.
– Rút ra bài học ứng xử cho bản thân.
Khi con người ta trưởng thành, có một số thứ quên đi, có một số thứ chúng ta giữ lại để trận trọng và mỉm cười khi nhớ về. Nhưng với em, ở trong kí ức này, có một điều khi nhớ lại em thấy xấu hổ với bản thân mình và với bạn ấy. Đó là lần em đã trót xem trộm nhật kí của Lan Anh, cô bạn thân suốt 4 năm học trung học cùng em. Đó là lẫn "lỡ dại" khiến em vẫn ăn năn cho đến tận hôm nay.
Em và Lan Anh học chung lớp, ngồi cùng bàn, đi học cùng nhau, có việc gì cũng cùng nhau làm. Các bạn trong lớp vẫn bảo chúng em là đôi bạn cùng tiến. Mọi thứ cứ trôi qua bình lặng, chúng em hằng ngày đến trường, vui chơi, học tập. Những lúc rảnh rỗi đạp xe qua nhà nhau chơi, nhiều khi còn rủ nhau hái trộm xoài của bác hàng xóm nhà em. Có rất nhiều điều khiến em nhớ lại và mỉm cười vì nó thật tuyệt.
Tuy nhiên chỉ duy nhất một lần ấy, một lần khiến em đỏ mặt, xấu hổ và không biết phải giấu mặt đi đâu. Đó là vào đầu năm lớp 8, cũng đã hai năm trôi qua nhưng hành vi không nên ấy của em vẫn còn đọng lại trong kí ức.
Lan Anh có quyển sổ nhật kí xinh xắn, màu nâu chàm rất ấn tượng. Chúng em đều biết ai cũng có sổ nhật kí nhưng không ai được phép xem nhật kí của nhau. Dù là bạn thân thì cũng không được xem. Bởi ai cũng có nhiều chuyện riêng tư, chuyện không kể ra được cùng bạn bè, và nhật kí chính là người bạn tâm tình của bản thân.
Vậy mà hôm đó em đã không kiềm chế được sự tò mò của bản thân mình, trót xem trộm nhật kí của Lan Anh. Hôm đó vào tiết thể dục, em bị đau bụng nên không ra sân tập. Một mình ngồi trong phòng không biết làm gì nên em đã không cưỡng lại sự tò mò của bản thân mình. Em thấy cuốn nhật kí của Lan Anh đặt ngay trên bàn, em cũng không định xem nhật kí của bạn ấy nhưng không hiểu sao em lại làm việc đáng trách như vậy.
Em run run nhìn ra cửa sổ xem có ai không rồi mở ra, lật từng trang, từng trang đến nỗi không dám đọc, chỉ lật như thế thôi. Hành động đó của em như một kẻ trộm sợ người khác bắt gặp được. Nhưng mà cũng đúng thôi, em không khác gì một kẻ trộm đang xem trộm suy nghĩ của người khác mà không được cho phép.
Mặc dù em chưa đọc được gì, nhưng em cũng đã cảm thấy bản thân mình không nên làm những việc như thế này. Em đã rất hối hận sau khi mới chỉ lật dở nhật kí của Lan Anh. Có lẽ Lan Anh nếu biết điều này cậu ấy sẽ rất buồn và thất vọng về tôi lắm.
Chỉ một lần duy nhất từ năm lớp 8, việc xem trộm nhật kí của một người bạn thân mà cho đến bây giờ em không dám lặp lại việc đó thêm lần nào nữa. Bởi rằng mỗi lần nhớ lại hành động đó em lại thấy bản thân mình không tốt. Nếu cứ xem trộm nhật kí của người khác chẳng khác gì em là một kẻ cắp, mà kẻ cắp thì là người xấu và không được ai yêu quý nữa.
Và cũng từ lần đó em đã rút ra được bài học cho bản thân mình. Có những chuyện không nên biết sẽ tốt hơn, tò mò quá cũng không phải là điều tốt. Những gì là riêng tư của người khác, họ không muốn tâm sự với mình thì chắc chắn đó là điều mà họ muốn giữ ở trong lòng.