K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2018

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà thầy cô dạy phải yêu nhiều

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều

Những câu thơ trên chứa đựng một tình cảm lớn lao đối với quê hương của mỗi người. Đó chính là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó chở che ta những ngày ta còn thơ bé và luôn là chỗ dừng chân cho những người con xa quê đi làm ăn trở về sau những năm tháng bôn ba khắp mọi nơi.

Như một lẽ tất nhiên, các bạn ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Trong trái tim em, quê em thật đẹp và em luôn tự hào về hai tiếng thiêng liêng ấy.

Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em. Nhớ đến mùa thu hoạch lúa, trời nắng gay gắt, các bác nông dân trên người lấm tấm mồ hôi vì mệt nhọc nhưng trên mặt vẫn hiện lên nụ cười rạng rỡ mừng vì một vụ lúa bội thu, em lại nhớ đến câu ca dao:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Nhớ cả những quán nước chè dưới những gốc cây cổ thụ phục vụ những cô bác nông dân đi làm đồng về, nhớ hình ảnh quen thuộc của những đứa trẻ đi mò cua, bắt ốc. Quê hương còn gắn với tuổi thơ của chúng em bằng những buổi chiều chạy theo những anh chị lớn hơn đi thả diều trên cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, rồi đến món khoai nướng, ngô nướng quen thuộc của bọn trẻ chăn trâu. Yêu quê hương là yêu luôn cả những điều bình dị, mộc mạc, đơn sơ đó bởi vì chính những hình ảnh này làm nên quê hương của mỗi người.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Quê hương luôn là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu đi chăng nữa, thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em vì ở nơi đó có những người thân và kỉ niệm gắn với một thời thơ ấu không thể nào quên.

THAM KHẢO

Bài làm

Quốc Oai là một huyện phía Tây của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 km.

Địa lý

Vào năm 2009, huyện Quốc Oai có diện tích 147 km². Dân số 163.355 người[1].

Thay đổi hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây là trấn, rồi phủ Quốc Oai, gồm các huyện Đan Phượng, Từ Liêm, Thạch Thất, Yên Sơn, Phúc Lộc (sau là Phúc Thọ).

Năm 1831, tách huyện Từ Liêm về Tỉnh Hà Nội dưới thời nhà Nguyễn.

Năm 1888, sau khi tách huyện Đan Phượng về phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông mới lập, phủ Quốc Oai chuyển thành huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn Tây.

Từ năm 1965 thuộc tỉnh Hà Tây[2].

Ngày 27 tháng 12 năm 1975 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình[3], gồm 23 xã: Cấn Hữu, Cộng Hòa, Đại Thành, Đồng Quang, Đông Yên, Hiệp Thuận, Hòa Thạch, Hoàng Ngô, Liên Hiệp, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Tam Hiệp, Tân Hòa, Tân Phú, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, 7 xã của huyện Quốc Oai là Tam Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thuận, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú và Đại Thành nhập vào thủ đô Hà Nội[4], trong đó 4 xã (Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành) nhập vào huyện Hoài Đức, 3 xã còn lại (Tam Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thuận) nhập vào huyện Phúc Thọ, đều thuộc Hà Nội (Quyết định của Hội đồng Chính phủ ngày 17 tháng 2 năm 1979[5]). Phần còn lại của huyện Quốc Oai vẫn ở lại tỉnh Hà Sơn Bình với tên gọi huyện Quốc Oai, gồm 16 xã: Cấn Hữu, Đồng Quang, Đông Yên, Hòa Thạch, Hoàng Ngô, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn.

Ngày 23 tháng 12 năm 1988, thành lập thị trấn Quốc Oai trên cơ sở giải thể xã Hoàng Ngô.

Từ ngày 12 tháng 8 năm 1991 huyện Quốc Oai lại trở về với tỉnh Hà Tây[6]. Các xã trước kia thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội cũng chuyển về huyện Quốc Oai[7]. Riêng 3 xã Tam Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thuận vẫn thuộc huyện Phúc Thọ. Như vậy, huyện Quốc Oai có 20 đơn vị hành chính gồm thị trấn Quốc Oai và 19 xã: Cấn Hữu, Cộng Hòa, Đại Thành, Đồng Quang, Đông Yên, Hòa Thạch, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Tân Hòa, Tân Phú, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn.

Ngày 29 tháng 5 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Quốc Oai được nhập về thủ đô Hà Nội[8], và tiếp nhận thêm xã Đông Xuân từ huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình về theo quyết định của HĐND Thành phố Hà Nội mới (mở rộng).

Ngày 8 tháng 5 năm 2009, toàn bộ xã Đông Xuân được chuyển vào huyện Quốc Oai[9]. Như vậy, huyện Quốc Oai có 1 thị trấn và 20 xã.

# Đây là thông tin về huyện Quốc Oai, bây giờ, bạn chỉ cần dựa theo cái này mà làm thôi #

~ Thành công nha ~

8 tháng 4 2020

cái này ko phải tiếng anh nha 

còn bài trên bạn hỏi google mấy bài để tham khảo nha

chúc bạn học tốt ^^

23 tháng 2 2020

"Quê hương" là hai tiếng gọi thân thương nhất đối với mỗi một con người. Bởi đó là nơi chúng kiến ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đối với em cũng vậy, quê hương em thật đẹp và mỗi lần nhắc gọi quê hương em thấy trong lòng trào dâng bao cảm xúc khó tả.

Quê hương em là một làng quê rất trù phú. Những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những bãi ngô, nương dâu xanh tít tắp đến tận chân trời. Con đường làng ngoằn ngoèo, quanh co nhưng vô cùng sạch sẽ vì được làm bằng bê tông. Từ ngày có đường bê tông sạch sẽ, chúng em đi học không còn phải chịu cảnh lầy lội bùn đất như trước kia nữa.

Những ngôi nhà hai tầng mọc lên khang trang làm cho quê hương ngày càng mới mẻ. Bây giờ ở quê em không còn có nhà tranh nữa mà tất cả đều có nhà ngói cả rồi. Vì thế tháng 10 năm ngoái, quê em đã được đón nhận danh hiệu Nông thôn mới. Tuy rằng cuộc sống đã khấm khá hơn nhưng ở quê em, mọi người vẫn sống với nhau rất chan hòa, tình cảm. Khi bắt đầu một ngày mới, các bác nông dân thường rủ nhau ra đồng. Các chị hàng xén đẩy xe đi chợ, nói chuyện về giá cả hôm nay. Còn chúng em thì í ới gọi nhau đi học, cười đùa và nói chuyện làm cho làng xóm nhỏ trở nên xôn xao và tràn đầy sức sống hơn. Những buổi tối liên hoan văn nghệ, các cụ ông cụ bà cũng hào hứng đi xem rồi tham giad đọc thơ, kể chuyện nữa.

Những cánh diều đủ màu sắc, đủ hình dáng bay lên cao, cao mãi trên triền đê lộng gió có lẽ là hình ảnh mà em thích thú nhất. Hy vọng những ước mơ của chúng em sau này cũng sẽ bay cao, bay xa như thế.

Diện mạo quê hương em đang thay đổi từng ngày và ngày một giàu đẹp hơn. Em rất yêu quê hương của mình. Chính vì thế sau này, dù có đi đâu xa đi nữa thì em vẫn luôn nhớ về quê hương.

23 tháng 2 2020

Cha mẹ em đều là người gốc Bắc, thế nhưng đã chuyển vào miền Nam sinh sống từ khi em còn chưa ra đời, thế nên em may mắn được sinh ra và lớn lên ở miền đất đầy nắng và gió Tây Nguyên. Mảnh đất này đã gắn bó và để lại trong trái tim em nhiều kỷ niệm.

Cha mẹ em lập nghiệp ở Đắk Nông, vốn là một tỉnh mới tách ra từ Đắk Lắk, nơi đây đặc trưng với những mảnh đất ba-dan màu mỡ, những cơn gió mùa thổi lồng lộng, cùng những cơn mưa tầm tã dầm dề vào những ngày tháng 6, 7. Còn vào mùa nắng thì là cái nắng gay gắt, tuy không quá khắc nghiệt như nắng hè của miền Bắc, nhưng cũng đủ khiến người ta nhớ mãi ánh mặt trời rực rỡ cùng bầu trời xanh cao vời vợi. Nhà em một gia đình thuần nông, chúng em sống trong bạt ngàn những rẫy cà phê xanh ngắt rộng lớn, những vườn điều tỏa tán xum xuê, những rừng cao su rợp bóng, mát rượi và cả những vườn tiêu mà trụ nào nào trụ nấy cũng sai trĩu quả. em thích nhất vẫn là vào mùa hoa cà phê nở, chắc tầm khoảng tháng 1, 2, khắp nơi đều mang một màu trắng xóa, những chùm hoa cà bung nở dày đặc trên từng tán lá, tựa như những chùm bông xinh xắn. Hoa cà phê là thứ hoa bình dị, dân dã, màu trắng mang đến cho nó vẻ thanh khiết, còn hương thơm thoang thoảng lại mang đến vẻ dịu dàng. Mà có đôi lúc em đã nghĩ rằng nếu nói đến vẻ đẹp của người con gái Tây Nguyên thì hình ảnh và hương sắc của hoa cà phê là một ví dụ khá độc đáo và thú vị. 

Em yêu mảnh đất Tây Nguyên này như chính quê cha đất tổ của mình vậy, thậm chí đó là tình cảm gắn bó tha thiết, sâu nặng không quên trong chính tâm hồn. Mà dẫu có đi xa một ngày em cũng luôn nhớ về cái nắng, cái gió và cả cái hương thơm ngọt dịu của hoa cà phê.

8 tháng 5 2019

Tháp Bình Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV với nhiều nét độc đáo cả về kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, kỹ thuật xây dựng. Trước đây, Tháp có 15 tầng nhưng hiện chỉ còn 12 tầng. Tháp cao 14 thước 70, hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, và được xây từ 13.200 viên gạch nung. Phần ruột Tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân Tháp lên ngọn. Xung quanh Tháp được ốp một lớp gạch vuông, phủ kín thân Tháp. Mặt ngoài của lớp gạch ốp này được trang trí hoa văn phong phú mang đặc trưng của nghệ thuật thời Lý – Trần.  

 Tương truyền ngôi tháp có 15 tầng nhưng nay chỉ còn 11 tầng. Tháp cao 16 mét, lòng tháp rỗng. Bệ tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 4,45 mét thu nhỏ dần lên đỉnh, tầng trên cùng mỗi cạnh dài 1,55 mét. Tháp Bình Sơn được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm. Dấu vết hoa văn trang trí trên thân tháp hiện còn là những họa tiết hoa cúc, cánh sen, cánh đề, sư tử hí cầu, rồng chạm nổi… Trải qua nhiều thế kỷ mưa nắng dãi dầu, lại thường bị lũ lụt tràn về tàn phá, đã có lúc tháp bị nghiêng lệch và sụt lở.

Điều đáng ghi nhận là vào đầu thập niên 1970, mặc dầu trong hoàn cảnh chiến tranh, Bộ Văn hóa Thông tin kết hợp cùng Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú đã chỉ đạo và phối hợp với nhiều ban ngành như: Xưởng phục chế di tích của Bộ Văn hóa, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương, Hợp tác xã cao cấp gốm sành Hương Canh cùng các nghệ nhân bỏ nhiều công sức để phục dựng, cứu vãn ngôi tháp tồn tại đến ngày nay. Trong các lần trùng tu, mặc dầu đã chọn đất rất kỹ, chọn phương pháp nung tối ưu nhưng chất lượng gạch mới vẫn không thể sánh với gạch nung nguyên thủy của tháp nên đã bị rêu đóng.

Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch, mà người ta thường gọi là giếng. Tương truyền đất của giếng là một ngôi tháp, được gọi là tháp Xanh. Một hôm, ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay?

Thông thường nếu là giếng thì miệng giếng phải tròn đều, đằng này miệng giếng hình hơi thuẫn (đường kính dài khoảng 4 mét và đường kính ngắn khoảng 3 mét). Còn nếu là tháp thì chân tháp cũng phải hình vuông hay hình chữ nhật, nền móng phải có độ dày. Phải chăng cái giếng là một ngôi mộ cổ đã được bốc dỡ?

Ngoài ra, trước chánh điện chùa Vĩnh Khánh (giữa ngôi tháp và giếng) có một cây sứ khá đẹp, tương truyền cây sứ đó đã trên 500 năm tuổi. Cần xác định niên đại, nếu quả thật cây sứ ấy trên 500 năm thì thật quý giá, cần phải bảo tồn.

Đại đức Thích Kiến Nguyệt, Trưởng ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Trưởng ban Hưng công Thiền phái Trúc Lâm được Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (chủ đầu tư) đề cử thi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Bình Sơn cho biết: “Tôi được biết tháp Bình Sơn là một trong 5 tháp quý có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo, đó là tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Tường Long (Hải Phòng), tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Báo Ân và tháp Bình Sơn. Trong đó, tháp Bình Sơn có hoa văn khác hẳn, kiến trúc không hẳn của Chàm, có pha lẫn nét Ấn Độ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để Phật tử hiểu biết thêm về nét văn hóa đời Trần”.

Được biết, tháp Bình Sơn nằm trong tuyến du lịch tâm linh tham quan thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (chỉ cách thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khoảng 20 cây số). Vì thế, ngôi tháp cổ Bình Sơn cần được bảo tồn, nghiên cứu bài bản để giới thiệu cho du khách, nhất là du khách Phật giáo.

8 tháng 5 2019

cảm ơn bạn nha!

20 tháng 7 2018

Cậu xem coi được không nha!
Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đò và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ em trông nó ngon tuyệt!. Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả.

20 tháng 7 2018

 aemine.vn ai chơi minecraft thì vào server này nha!

3 tháng 12 2021

Bài làm:

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng. 
Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.
Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp. 
Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau. 

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

5 tháng 5 2018

Làng em ở là một ngôi làng ngoại ô thành phố nhỏ nhưng rất đẹp và ấm cúng. Ngày nay ngôi làng đó đang ngày một đổi mới.
Con đường nhỏ hẹp cong cong, uốn lượn bao bọc lấy ngôi làng mỗi khi trời mưa là chúng em không thể đến trường được bởi nước ngập và bùn lầy. Bây giờ đã là một con đường bê tông vững chắc, nằm hiên ngang, kiêu ngạo giữa làng. Trên những bờ lúa, ruộng ngô giờ đã mọc lên những ngôi nhà cao tầng chót vót. Ở đó là những cộng ty, chi nhánh, cửa hàng, doanh nghiệp… rất đông vui, tấp nập. Đời sống của con người làng em cũng trở nên khá giả hơn. Hầu như gia đình nào cũng có xe máy, khá hơn thì có cả ôtô. Mọi người cũng ăn mặc đẹp hơn, tiện nghi cuộc sông khá đầy đủ. Điều này khiến người dân làng em" họ rất vui, vì cuộc sống luôn đem đến cho con những những đổi thay mới mẻ.
Nhưng cùng với sự thay đổi đó là ô nhiễm môi trường của rác thải công nghiệp. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống của mọi người trong làng. Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng mà mọi người cần phải có ỷ thức để bảo vệ môi trường và cũng là bảo vệ chính sự sống của mình.
Em thiết nghĩ sự thay đổi kia có nên chăng? Bởi nó dường như đang làm mất dần nét thanh lịch của con người làng em.

5 tháng 5 2018

Tham khảo nha!

 Ngày nào đến trường em cũng đi về trên con đường quen thuộc ấy. Đến nỗi, nếu nhắm mắt lại là em có thể hình dung rõ mồn một ngay từng cảnh sắc.

   Đó là một cột con đường làng rải đá đỏ đơn sơ cũng như bao con đường làng không tên khác. Tuy không rộng lắm, lại gồ ghề, lồi lõm nhưng con đường này cũng đủ thênh thang cho những bước chân nhún nhảy như chim sẻ của chúng em từng ngày lớn lên. Sáng ra, từ đầu ngõ, em bước vào con đường là đã gặp ngay một cây bàng già đứng giương dù che nắng, bốn mùa lích chích tiếng chim. Từ đó, hai bên đường, hai hàng khuynh diệp chạy dài thẳng tắp một màu xanh ngút ngát. Thấp thoáng sau hai hàng cây là hàng rào của hai dãy nhà ven lộ, có hàng rào dâm bụt được cắt xén phẳng phiu. Cũng có hàng rào tre hoặc hàng rào tường xây dây kẽm gai kiên cố. Tuy vậy, đi trên đường vẫn nhìn thấy rõ những ngôi nhà xinh xắn giữa một màu xanh vườn tược mượt mà.

   Ngay từ khi mặt trời vừa nhô lên nhóm lửa ở đằng đông, những ngọn cau, ngọn dừa trong các khu vườn bên cạnh đường đã lấp lánh hồng lên. Con đường làng cũng bừng dậy. Người đi trên đường càng lúc càng đông. Trẻ em đến trường. Người lớn ra đồng. Kẻ buôn bán về huyện, lên tỉnh. Xe đạp, xe gắn máy, máy cày chen chúc ngược xuôi. Tiếng cười nói, hỏi thăm, trò chuyện, tiếng máy, tiếng xe hoà lẫn nhau tạo thành một dàn đồng ca vui vẻ.

   Đến mút xóm nhà, con đường làng rẽ phải. Đến đây chúng em đã nhìn thấy ngôi trường quen thuộc của mình hiện ra với hình ảnh cây phượng già tán lá xanh um che rợp cổng.

   Những năm sắp tới, có thể em sẽ đi tiếp con đường này lên huyện, lên tỉnh để nối tiếp việc học hành. Nhưng dù đi đâu, đặt chân lên con đường xinh đẹp mới mẻ nào nhưng cũng không dễ gì quên con đường tuổi thơ đơn sơ này được.

Hc tốt #