K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2018

Nếu ai đã đén với Việt Nam ,thì sẽ không phải bỏ qua thủ đô Hà Nội. Thủ đô Hà Nội nằm ở phía bắc của Việt Nam . Nơi đây là trung của đất nước ,tập trung các tập đoàn lớn và các khu du lịch đồ sộ ,danh thu mà Hà Nôi cũng rất cao. Ngoài ra ,còn các khu di tích lịch sử như Hồ Gươm ,văn miếu Quốc Tử Giám,....Mà ai đến Hà nội cũng phải ghé thăm. Và các món ăn vĩa hè ,một khi đã ăn vào thì sẽ nhớ mãi, phở cuốn thơm giòn ,hấp dẫn .Nếu buổi sáng, sau khi tập thể dục ở hồ Gươm mà không biết ăn gì thì hãy ra đường và gọi bún chả hoặc phở thêm 1 cốc trà đá nữa thì không gì bằng . Vào các ngày chủ nhật thì chúng ta nên đến đâu ? Tất nhiên là thăm lăng bác rồi,lăng bác cổ kính,hiền hòa là nơi giải tỏa strees cho những người làm văn phòng . Buổi tối thì đi dạo ở phố đi bộ Hồ Tây. Và về nhà ngủ ột giấc để mai chuẩn chào đón 1 ngày mệt nhọc. Thế là mình đã giới thiệu cho các bạn về Hà Nội rồi . Chắc ai là người VN cũng sẽ rất yêu HN !

19 tháng 10 2018

mình viết thiếu vài từ bn bổ sung nha.

~nguồn : tự làm~

21 tháng 8 2018

Bài thơ về Hà Nội :

Hà Nội có chong chóng

Cứ tự quay trong nhà

Không cần trời thổi gió

Không cần bạn chạy xa

Hà Nội có nhiều hoa

Bó từng chùm cẩn thận

Mấy chú vào mua hoa

Tươi cười ra mặt trận

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao...

(Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa)

26 tháng 10 2023

cảm nghĩ của em là...

:))))))))

23 tháng 9 2018

Ba mươi sáu phố phường


Hàng Buồm chẳng còn cánh buồm
Thuyền đậu nơi nào em đến
Sông Hồng cách xa biền biệt
Bãi ngô cát trắng mùa xuân.

Hàng Chuối
Đâu còn có chuối
Vài cây cơm nguội trăm tuổi
Lác đác những chú chim sâu.

Hàng Nâu
Rồi sang hàng Lược
Lược chải tóc em ngày xưa.
Áo trắng tóc dài trên phố.
Hương chanh hương cốm mùa thu.

Hàng Đào hoa đào mấy độ?
Hàng Bạc tìm thợ làm vàng.
Hàng Cót rẽ về hàng Than.
Hàng Da em tìm giầy dép.

Hàng Nón nón trắng dập dờn
Hàng Bông nào còn bông vải
Hàng Gai đàn ai đêm tối
Văng vẳng mấy giọng hát đào

Hàng Mã chợ hoa ngày Tết
Hoa hồng đào thế Nhật Tân.
Run run rét về trong mắt
Mê hồn những sắc những hoa

Ta yêu mái nhà phố Phái
Nguệch ngoạc đơn sơ tài

23 tháng 9 2018

Sử liệu cho biết, Quận vương Vĩnh Tường Nguyễn Phúc Miên Hoành (阮福綿宏), la con thứ năm của đức Thánh tổ (tức vua Minh Mạng), mẹ là Hiền phi Ngô Thị Chính, ban đầu có tên là Thự, về sau đổi tên là Miên Hoành. Ông sinh ngày 22, tháng 5, năm Tân Mùi (12/7/1811). Thuở nhỏ ham học, lúc xuất các, học tinh thông kinh sử. Năm Canh Dần (1830) được phong là Vĩnh Tường công. Ông mất ngày 4, tháng 10, năm Ất Mùi (23/11/1835), lúc 25 tuổi, được ban thụy là Trang Mục, truy tặng là Vĩnh Tường Quận vương(2).

Cũng như nhiều vị hoàng tử, công chúa trong hoàng tộc triều Nguyễn ham chuộng và sáng tác thơ ca, Vĩnh Tường quận vương cũng không phải là ngoại lệ. Ngay từ thuở nhỏ, ông đã là cậu bé thông minh, ham học, đặc biệt đam mê về thơ ca, đáng tiếc ông ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thì hiện nay tập thơ Ninh Tĩnh thi tập đã không còn, đó là một điều rất đáng tiếc, vì nếu như còn có được tập thơ, chúng ta có thể tìm hiểu được thêm nhiều vấn đề liên quan đến nội dung thơ văn và cuộc đời của Quận vương Vĩnh Tường. Nhưng dù sao, bài tựa còn lại cũng giúp chúng ta phần nào biết được một số thông tin liên quan đến Vĩnh Tường quận vương, như ông là cậu bé thông minh, tuấn tú, học rộng, chăm học, lễ độ và nghiêm cẩn. Sinh thời ông thường khảo xét thơ ca của các nhà, rồi cùng bàn luận về những điều hay dở của thơ ca với thầy học là Trương Đăng Quế. Cũng thông qua bài tựa này mà chúng ta biết được quan điểm của ông về Thi học rất tiến bộ, giống với tư tưởng Thi học của vị thầy Trương Đăng Quế và Cao Bá Quát (1808 - 1855)

23 tháng 9 2018

Anh về thăm Vĩnh Phúc giữa bao la Đầm Vạc
Anh về thăm Vĩnh Phúc một chiều chùa Tây Thiên
Ta cùng về Vĩnh Yên nhớ hồi đi Tam Đảo
Từng giờ, từng đổi thay trong những màu sắc mới
Vui cùng miền đất cổ, vùng Tịch Sơn thuở nào
Cùng nhau về Vĩnh Phúc cho thỏa niềm ước ao...

20 tháng 3 2022

tham khảo

Dàn ý

I. Mở bài:

Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát

II. Thân bài:

* Khổ 1:

- Những cảm nhận tinh tế bất ngờ: Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong "Thơ mới", tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế.

Khứu giác (hương ổi) ---> xúc giác (gió se) ---> cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) ---> cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về).

Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như".

---> Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế như vậy.

* Khổ 2:

Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh.

Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".

Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.

* Khổ 3:

Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí.

Hai dòng thơ cuối bài cần hiểu với hai tầng nghĩa: Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý nghĩa về con người và cuộc sống.

* Tóm lại

Nghệ thuật: Bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiều về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.

Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

III. Kết bài:

Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.

Nêu cảm xúc khái quát.

bài làm

 

Sang thu của Hữu Thỉnh chỉ vỏn vẹn với 12 câu thơ năm chữ, nhưng nó đã vẽ nên một bức tranh đầu thu tinh tế, đẹp đẽ với sự biến chuyển nhẹ nhàng, giao cảm của đất trời khoảnh khắc giao mùa.

Bằng những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của mình, Hữu Thỉnh đã phát hiện ra tín hiệu giao mùa qua hương ổi chín thoảng qua trong làn gió se lạnh:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se

Hương ổi chín là một mùi hương đặc biệt quen thuộc ở vùng nông thôn Việt Nam. Dường như chính tác giả cũng ngỡ ngàng khi phát hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu. Từ “bỗng” đã mang đến cho người đọc một cảm giác bất ngờ khi một mùi hương vốn dĩ quen thuộc mà lại có lúc bị bỏ quên. Mãi đến khi chớm sang thu, người ta mới có cơ hội tận hưởng từng chút hương vị thân thuộc của làng quê.

Tác giả sử dụng từ “phả” - sự bốc mạnh và tỏa ra thành luồng - để gợi nên sự liên tưởng cho người đọc về hương thơm nồng nàn tỏa ra từ những vườn ổi chín nơi vườn quê Bắc Bộ. Lúc này, làn gió đầu thu mang theo chút se lạnh càng làm nổi bật hương thơm ổi thêm nồng nàn. Đó là một mùi hương rất đổi quen thuộc với người Việt mà xa lạ với thi ca, nhưng lại được Hữu Thỉnh đưa vào ý thơ một cách vô cùng tự nhiên.

 

Sau làn gió se lạnh mang theo mùi hương ổi chín nồng nàn là làn sương mỏng đang chuyển động nhẹ nhàng khắp xóm nhỏ:

Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.

Làn sương mỏng được miêu tả với hai từ “chùng chình” như đang lan dần đến một cách chầm chậm theo nhịp thở của mùa thu. Có lẽ, chính sự xuất hiện của mùi hương ổi chính cùng làn sương mỏng đã khiến tác giả phải ngỡ ngàng, ngạc nhiên và bâng khuâng. Từ “hình như” chính là một sự phỏng đoán mơ hồ của tác giả trước một vài tín hiệu sang thu của vạn vật. Để cảm nhận bức tranh mùa thu tuyệt đẹp đó, nhà thơ đã dùng tất cả giác quan và sự rung động tinh tế của mình:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã.

Tác giả đã có sự chuyển đổi tầm nhìn từ trong vườn ra ngoài ngõ, rồi mở rộng không gian bao la bên ngoài với dòng sông, bầu trời rộng lớn và khép lại bằng sự suy ngẫm về triết lý, giá trị sống trong cuộc đời. Những sự vật xuất hiện trong bài thơ đều miêu tả cảnh vạn vật đang chuyển dần sang thu một cách ngập ngừng. Dòng sông phải chăng đang cố ý trôi một cách chậm chạp, nhẹ nhàng để tận hưởng sự yên bình của mùa thu.

Trái ngược với trạng thái tận hưởng ấy là những cánh chim đang vội vã làm tổ, tha mồi để chuẩn bị đối phó với mùa đông khắc nghiệt. Sự trái chiều ấy chính là quy luật tự nhiên không đồng đều trong thời điểm giao thoa của muôn loài. Đồng thời, nó cũng là tâm trạng của con người khi đứng trước sự thay đổi của cuộc sống.

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.

Đây là hình ảnh rất độc đáo được thể hiện qua cảm nhận tinh tế của tác giả. Mùa hạ mùa thu đang ở hai đầu bến và đám mây phải chăng chính là nhịp cầu ô thước vắt qua. Qua đó, nhà thơ đã sử dụng không gian để miêu tả chuyển động của thời gian. Tuy nhiên, ẩn sau hình ảnh thơ ấy là một thoáng bâng khuâng trong tâm trạng của Hữu Thỉnh.

Nếu tinh tế, người đọc có thể cảm nhận được âm điệu có phần trầm lắng trong sự sâu lắng của hai câu thơ này. Nói sơ qua về hoàn cảnh sáng tác thì bài thơ này được viết vào năm 1977 - hai năm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc. Hữu Thỉnh lúc này là một người lính đã trở về với cuộc sống đời thường.

 

Trong giây phút cảm nhận sự chuyển mùa ấy, dường như tác giả bất giác nhớ về những người đồng đội đã mãi mãi an nghỉ giữa tuổi thanh xuân rực cháy cùng khát vọng trở thành “đám mây mùa hạ” cống hiến cho quê hương của mình. Để rồi, trong lời thơ dường như có chút gì đó nuối tiếc, có chút sự vấn vương, lại như là sự hồi tưởng như đám mây đang trôi nhẹ nhàng vì tiếc nuối mùa hạ. Vì thế mà câu thơ “vắt nửa mình sang thu” không chỉ là hình ảnh thiên nhiên, mà nó còn là sự lắng đọng trong nỗi ưu tư, trăn trở của tâm hồn thi nhân.

Hình ảnh của mùa hạ còn sót lại cũng được nhà thơ miêu tả một cách tinh tế, thi vị:

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

Sự chuyển giao mùa của đất trời vẫn chưa được hoàn thiện khi trong không gian vẫn còn đọng lại chút dư vị của mùa hạ. Mùa hạ vẫn còn chưa đi nên nắng hạ vẫn còn nồng, còn sáng, chỉ có điều là nó đã bắt đầu nhạt dần đi. Những cơn mưa mùa hạ lúc này cũng đã vơi dần đi khi hơi thở của mùa thu đang dần ôm trọn không gian. Những tiếng sấm bất chợt cũng vì thế mà dần dần ít đi.

Những hình ảnh đặc trưng của mùa hạ vẫn còn, nhưng độ gay gắt của nó đang giảm để rồi chuyển hóa thành dịu êm. Dấu hiệu của mùa thu đang dần tăng lên nhưng sự phân hóa ranh giới hai mùa cũng vô cùng mong manh. Sự phân chia hai mùa vì thế mà chỉ có thể xác định qua sự nhạy cảm của giác quan, sự tinh tế của hồn người.

Âm điệu của khổ thơ giờ đang mang một màu trầm lắng đầy suy tư. Sự chuyển giao mùa chính là một quy luật tất yếu của tự nhiên, của cuộc đời. Vì thế, ta dẫu có tiếc nuối mùa hạ thì vẫn phải tiếp nhận mùa thu một cách an nhiên.

Trong hai câu thơ cuối, hình ảnh hàng cây đứng tuổi chính là một chứng nhân đang quan sát từng sự chuyển động của vạn vật xung quanh. Và phải chăng, hình ảnh này cũng mang những nỗi niềm suy tư mà Hữu Thỉnh muốn gửi gắm qua bài thơ? Tiếng sấm là những vang động bất thường của ngoại cảnh, và hàng cây đứng tuổi chính là những người đã từng trải, đã đi qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống.

Khi người ta đã từng trải, người ta sẽ không còn quá bất ngờ trước những tác động của ngoại cảnh. Người ta cũng chẳng sợ hãi mà vững vàng khi biến động kéo đến. Chỉ khi đặt hai câu thơ trong hoàn cảnh đất nước khó khăn thì ta mới hiểu hết được thông điệp cũng như ý nghĩa của hai câu cuối. Đó chính là lời khẳng định cho bản lĩnh của dân tộc ta, dám đương đầu trước mọi khó khăn sóng gió để giành về cuộc sống bình yên cho dân tộc.

Nói tóm lại, qua Sang thu, người đọc có thể cảm nhận được sự biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của vạn vật của đất trời cuối hạ đầu thu. Qua đó, thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm đến độc giả cũng được truyền tải một cách tinh tế, khiến cho người ta thêm yêu quý quê hương, đất trời Tổ quốc mình.

27 tháng 10 2021
Thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ là những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, luôn tiến lên phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp. Đồng thời những người chiến sĩ ấy còn là những con người trẻ trung tinh nghịch, hóm hỉnh, yêu đời, dù đứng trước nhiều hiểm nguy, khó khăn. Họ đã để lại cho chúng ta ấn tượng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.So sánh với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí, ta thấy họ đều toát lên vẻ đẹp của những người lính. Khi Tổ quốc cần, họ sẵn sàng ra trận chiến đấu. Ở họ là lòng dũng cảm, gạn dạ, tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng chí đồng đội gắn bó.Điểm khác nhau là trong bài thơ Tiểu đội xe không kính, ta thấy được sự vui tươi, hóm hỉnh, sôi nổi của những người lính trẻ. Một tinh thần lạc quan cách mạng của người lính thời đại kháng chiến chống Mĩ.