K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2021

Tham khảo:

2. Giá trị nghệ thuậtBài thơ Đường luật với thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọnNgôn ngữ hàm súc, đạt đến độ súc tích cao

=> Tất cả đã khắc họa thành công vẻ đẹp của những con người có sức mạnh, lí tưởng nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại

14 tháng 12 2021

Trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam thì triều đại để lại nhiều dấu ấn nhất có lẽ là triều Trần. Không đạt được những thành tựu to lớn về mặt kinh tế, văn hóa mà thời Trần còn lừng lẫy sử sách với chiến thắng của ba lần chống quân Mông -Nguyên. Phải chăng chính những chiến thắng vang dội ấy đã tạo nên một hào khí vô cùng to lớn, mạnh mẽ, chỉ có ở thời Trần mà không phải bất kì một triều đại nào khác của Việt Nam - hào khí Đông A. Chỉ có ở thời Trần, người ta mới cảm được sức mạnh to lớn mà hào hùng vô cùng của hào khí này. Và nó đã nghiễm nhiên trở thành niềm cảm hứng đi vào không ít tác phẩm thơ ca nổi tiếng vào thời ấy, trong đó có tác phẩm thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão.

Nhắc về hào khí Đông A, hẳn không ít người đã từng nghe thấy rất nhiều lần nhưng vẫn luôn băn khoăn tự hỏi, hào khí Đông A là gì? Tại sao nó lại được phát huy mạnh mẽ nhất vào thời nhà Trần? Hào khí Đông A là hào khí của thời Trần, hai chữ Đông và A khi ghép lại trong nguyên văn chữ Hán sẽ tạo nên chữ Trần, vậy nên mới nói, hào khí này là hào khí của nhà Trần, của quân và dân đời Trần. Nó cũng là cái khí thế oai hùng, hào sảng của nhà Trần, khi mà ở thời kì này, chúng ta đã ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên - đội quân hung hãn nhất thế giới thời bấy giờ. Hào khí Đông A cũng chính là cái khí thế đầy nhiệt huyết, hừng hực trong niềm vui chiến thắng kẻ thù, là sự khát khao mang tính thời đại bởi đói ai cũng muốn góp một phần sức lực bảo vệ non sông, xây dựng Tổ quốc mình. Đồng thời, cũng phải nói rằng hào khí Đông A là kết tinh sâu sắc của lòng yêu nước nồng nàn của con người Việt Nam ta thời đó.

Vậy nên, khi viết "Thuật hoài", Phạm Ngũ Lão - người con của thời đại ấy đã mang vào trong những câu thơ của mình cái hào khí Đông A hào hùng đó. Nó vang vọng trong mỗi câu chữ của bài thơ.

Ở ngay những dòng đầu tiên của bài thơ, người đọc cũng có thể cảm thấy ngay cái hào khí Đông A toát ra từ việc miêu tả một người anh hùng, một người dũng sĩ thời Trần. Chắc hẳn, qua hình ảnh ấy, Phạm Ngũ Lão như muốn khẳng định rằng thời đại hào hùng sẽ được tạo nên bởi những con người hào hùng. Và chân dung vị anh hùng, con người hiên ngang ấy đã được ông khắc họa trong bức chân dung giữa không gian kì vĩ:

"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu"

Mới câu thơ đầu tiên thôi mà người đọc chúng ta đã cảm nhận được sự hùng dũng, lẫm liệt, vẻ đẹp của một tráng sĩ mang trong mình hào khí Đông A đang hiên ngang cầm ngang ngọn giáo dài, quyết tâm sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc của mình dù đã qua thu. Trong bản phiên âm, "hoành sóc" có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo, thể hiện một khí phách vừa có chút tĩnh tại, an nhiên, nhưng cũng không kém phần hiên ngang, khí phách, đó là tư thế của một người tráng sĩ chuẩn bị ra trận để chiến đấu. Tuy nhiên ở bản dịch thơ, người dịch đã dịch "hoành sóc" thành "múa giáo", đây là một hành động, một tư thế biểu diễn, nghe vừa ngang tàng, lại hơi phô trương. Tuy thế chúng ta đều có thể cảm nhận được hình ảnh của một vị tráng sĩ, tay cầm ngọn giáo dài, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Chúng ta cũng thấy được tư thế của người anh hùng ấy đang được đặt trong một không gian rộng lớn "giang sơn", trong khoảng thời gian dài vô tận "kháp kỉ thu". Cả một không gian thật hùng vĩ được tái hiện lại và in đậm trong đó là hình tượng của người tráng sĩ anh hùng. Không chỉ vậy, "kháp kỉ thu" còn nhấn mạnh sự dẻo dai, tinh thần chiến đấu bất khuất, quyết tâm cống hiến tận lực cho đất nước của một người binh thời Trần. m điệu vang vọng trong câu thơ cũng là một âm điệu khỏe khắn, hào hùng, đúng với cái hào khí Đông A mà Phạm Ngũ Lão đang muốn thể hiện.

Nếu như ở câu thơ đầu tiên, người đọc chỉ thấy hình ảnh của một chiến binh nhà Trần giữa giang sơn rộng lớn, thì bước sang câu thơ thứ hai, hình tượng người lính chẳng còn đơn lẻ nữa mà là cả một đoàn quân với một khí thế thật mãnh liệt:

"Tam quân tì hổ khí thôn ngưu"

Hình ảnh một đoàn quân anh hùng hiện lên thật hùng vĩ, thật tráng lệ biết bao. So với câu thơ đầu, hình ảnh thơ được mở rộng ra thật to lớn, ở câu một, người ta chỉ thấy toát lên hình tượng của một người lính, thì ở đây là hẳn "tam quân" với tiền quân, trung quân, hậu quân với sức mạnh như vũ bão, có thể "khí thôn ngưu" - "nuốt trôi trâu". Phạm Ngũ Lão đã đặt ra ở trong câu thơ này một phép so sánh "tam quân tì hổ". Ông so sánh đội quân nhà Trần "tì hổ", phải chăng muốn khẳng định sức mạnh, sự mạnh mẽ, oai hùng của tam quân nhà Trần như là hổ, là báo. Phép cường điệu, ẩn dụ mà Phạm Ngũ Lão sử dụng đã cho thấy được sức mạnh thật to lớn của đoàn quân mang khí thế của cả một triều đại anh hùng. Với khí thế ấy, cùng sức mạnh phi thường, đội quân đó chắc hẳn có thể làm nên được những việc vô cùng lớn lao. Câu thơ miêu tả khái quát hình ảnh xung trận của những chiến binh nhà Trần, họ mang trong mình một sức mạnh to lớn, vĩ đại, một khí thế hào hùng, hào khí của thời đại Đông A.

Thế nhưng, khi đọc câu thơ này, người đọc không khỏi băn khoăn về hình ảnh "khí thôn ngưu"! Đây là hình ảnh tác giả Phạm Ngũ Lão đã dùng để miêu tả về khí thế của "tam quân" thời Trần. "Khí thôn ngưu" có thể là khí thế nuốt trôi trâu như bản dịch, đó là sự ước lệ của tác giả khi nói về những người chiến binh trẻ tuổi mang trong mình khí phách của đội quân nhà Trần. Hoặc cũng có thế "ngưu" ở đây là một vì sao trên trời, lúc này, câu thơ sẽ mang ý nghĩa về hào khí, khí thế của quân đội nhà Trần có thể át được cả sao Ngưu. Mặc dù ở đây có hai cách hiểu với hai hướng khác nhau, nhưng dù hiểu theo nghĩa nào thì câu thơ cũng đều đạt được mục đích là làm nổi bật lên sức mạnh của đội quân nhà Trần, khí thế hào hùng mà họ dùng khi xung trận. Hai nghĩa này không những không mâu thuẫn mà còn bổ sung cho nhau, để chúng ta có thể hiểu được tại sao một đội quân của một đất nước nhỏ bé lại có thể ba lần đánh thắng giặc ngoại xâm Mông - Nguyên đang thống trị thế giới lúc bấy giờ.

Hào khí Đông A cứ vang vọng mãi lên, sục sôi trong mỗi chiến bình với khí thế xuất trận, thế nhưng đôi khi nó lại trầm lắng, thể hiện một cách thật nhẹ nhàng, kín đáo, trong suy tư của con người. Con người dù ở thời đại nào cũng đều mong có thể trở thành một người có thế giúp ích cho non sông đất nước. Vậy nên, những người con thời Trần mang hào khí Đông A ấy trong tâm tư của mình, luôn quyết tâm lập nên công danh báo đền ơn nước. Chí khí ấy thật đáng khâm phục, thật đáng tự hào biết mấy, và Phạm Ngũ Lão đã làm nổi bật cái khát vọng lớn lao ấy của những người con nhà Trần qua hai câu thơ:

"Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu".

Cái ý chí của thân nam nhi quyết tâm lập công báo đền nợ nước đã làm nổi bật lên chí khí cao cả, cái tâm cao cả của người tráng sĩ. Đã làm thân nam nhi ở đời, đứng trong trời đất, phải quyết tạo nên được "công danh", sự nghiệp cho thỏa cái chí làm trai ở đời. Đây là một trong những quan điểm vô cùng đúng đắn và tích cực của tư tưởng Nho giáo. Chẳng thế mà Nguyễn Trãi đã nói

"Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với non sông".

Chí làm trai ở đời, "công danh" chính là một món nợ mà thân trai phải mang, phải trả cả cuộc đời. Chính vì luôn luôn tâm niệm như vậy mà cả đời Phạm Ngũ Lão luôn cống hiến không ngừng cho sự nghiệp của nhà Trần. Ông đóng góp rất nhiều trong công cuộc chống giặc xâm lăng, bình định thiên hạ. Công lao xây dựng đất nước của ông cao vời vợi đến cả vua Trần Minh Tông cũng phải tỏ lòng ngưỡng mộ. Cả cuộc đời đã cống hiến hết mình như vậy mà Phạm Ngũ Lão vẫn thấy mình chưa "trả xong nợ công danh - vị liễu công danh trái", ông vẫn "thẹn" khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán. Ông luôn tâm niệm rằng những việc mình làm vẫn còn nhỏ bé, chưa thể sánh ngang với tiền nhân thiên cổ được. Tuy nhiên, cái "thẹn" ấy của người tráng sĩ chẳng những không làm ông nhỏ bé, thấp kém đi mà còn nâng tầm vị thế của ông lên với một nhân cách cao cả.

Hai câu thơ sau trùng xuống, thâm trầm như là lời kể, lời tự bộc bạch của tác giả với bao nỗi niềm ngổn ngang trong lòng. Tuy nó chỉ là một nỗi niềm riêng của ông, nhưng góp cùng với hai câu thơ đầu, chúng vẫn hòa mình để tạo nên một vẻ đẹp của khí thế thời đại, góp phần để hào khí anh hùng Đông A mãi còn vang vọng đến tận hôm nay.

Cả bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão được bao trùm bởi lòng tự hào dân tộc, bởi hào khí của con người và thời đại nhà Trần. Được thể hiện thật cô đọng và súc tích, bài thơ đã toát lên cái hào khí oai thiêng của dân tộc Việt Nam, toát lên từ một tâm hồn cao đẹp, một tấm lòng yêu nước vô cùng sâu sắc. Đọc bài thơ, người đọc chúng ta càng cảm thấy tự hào về một triều đại hào hùng trong dòng lịch sử của dân tộc ta, mới có thể hiểu tại sao ở thời đại đó, chúng ta lại có thể ba lần đánh bại đội quân Mông - Nguyên đang tung hoành khắp thế giới. Cái hào khí mà thời đại ấy thể hiện, tuy nó đã trôi qua, nhưng cái tinh thần mà nó đã thể hiện thì còn vang vọng mãi tới tận ngày nay. Thế hệ chúng ta kế tiếp hào khí anh hùng ấy bằng những dấu son chói lọi trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Và chúng ta càng không thể quên hình ảnh người tráng sĩ chí lớn - Phạm Ngũ Lão, văn võ song toàn, biểu tượng cho bậc trai tráng, cho người chiến binh của thời đại mang hào khí Đông A quyết thắng ấy.

Bài thơ với thể thơ đường luật cổ, với những hình ảnh ước lệ, so sánh, ẩn dụ , giọng thơ thật hùng tráng, mạnh mẽ, mang phong vị của người chiến sĩ anh hùng. "Thuật hoài" sẽ mãi là bài ca, là tấm lòng của người tướng quân cả cuộc đời vì dân vì nước với lý tưởng và nhân cách cao cả. Thế hệ con cháu chúng ta phải luôn biết rèn luyện nhân cách sống có lý tưởng, có ý chí, quyết tâm thực hiện lý tưởng để không thẹn với thế hệ đi trước, với hào khí anh hùng mà dân tộc ta đã thể hiện qua bao tháng năm qua.

14 tháng 12 2021

Phạm Ngũ Lão xuất thân bình dân nhưng có tài kiêm văn võ. Tương truyền, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trẩy quân dẹp giặc Nguyên - Mông đã gặp ông. Bấy giờ Phạm Ngũ Lão đang ngồi giữa đường đan sọt. Quân lính của Vương quát dẹp đường, ông vẫn không nghe thấy, lấy giáo đâm vào đùi chảy máu mới sực tỉnh. Bởi Phạm đang mãi nghĩ tới "nợ công danh", đem tài năng của mình ra thi thố dẹp giặc giúp nước. Được Hưng Đạo Vương thu nhận làm tì tướng, Phạm tỏ rõ tài năng, lập nhiều công trạng, là một trong những người anh hùng lừng lẫy thời Trần.

Thuật hoài là bài thơ tỏ lòng. Thơ tỏ lòng dưới các tên thuật hoài, ngôn chí, cảm hoài là lối thơ quen thuộc xưa. Nó tập trung bày tỏ chí hướng, khí phách của "chí làm trai". Ấy là cái "nợ công danh", cái nợ lập thân với nước, với vua để tự khẳng định mình.

Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm từng tuyên ngôn: "Chí làm trai dặm nghìn da ngựa...", Nguyễn Công Trứ cũng nói tới "Chí anh hùng", tỏ rõ "đã sinh ra ở trong trời đất ; phải có danh gì với núi sông"... Tuy nhiên căn cứ vào từng bài, ứng với từng người, từng thời, tác phẩm có thể chỉ là một kiểu cách sách vở, nói cho có "khẩu khí" vậy thôi. Một số khác thoạt nhìn cũng nằm trong khuôn khổ này nhưng chính là tâm sự thật, là niềm day dứt máu thịt, là khát vọng sống cao đẹp của một con người, một thế hệ ở thời đại mình. Vì thế, hình ảnh và khí phách của nhân vật trữ tình trong những tác phẩm cũng rất khác nhau, tạo nên ở người đọc sự rung cảm khác nhau. Chẳng hạn ở Đặng Dung (người cuối triều Trần) là vẻ bi tráng: "Thù nước chưa xong đầu vội bạc; Mấy độ mài gươm dưới bóng trăng". Nguyễn Công Trứ là sự cao ngạo nhưng xót xa thân phận, dẫu là thân phận anh hùng.

Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão - Chàng nam tử trong bài thơ này đặt trong hệ thống "tỏ lòng" có một vẻ đẹp, khí phách riêng. Đấy chính là cái lẽ làm bài thơ qua nghìn năm vẫn tồn tại, xúc động lòng người.

Điểm thứ nhất, bài thơ không phải là khẩu khí của một người mà là khẩu khí của cả một thời đại. Thời đại "Hào khí Đông A". Bằng cách này, cách khác nhiềungười trong thời Trần lúc bấy giờ đã nói như thế. Trần Thủ Độ: "Nếu bệ hạ muốn hàng thì trước hết phải chém đầu thần đã". Trần Quang Khải: "Chương Dương cương giáo giặc; Hàm tử bắt quân thù". Trần Nhân Tông: "Xã tắc hai phen bon ngựa đá; Non sông nghìn thủa vững âu vàng".

Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão là một tiếng nói, không phải tiếng nói của chủ soái mà tiếng nói của một người, của thế hệ tuổi trẻ sống trong sự nghiệp chống ngoại xâm, muốn đóng góp sức mình, để lại tuổi tên trong sự nghiệp ấy.

Điểm thứ hai, chí khí, khát vọng công danh của Phạm Ngũ Lão cất lên qua bài thơ là sự thúc dục từ sự nghiệp chung, oai hùng lừng lẫy. Nó được minh chứng bằng chiến công của chính bản thân ông. Đó không phải là thứ "khẩu khí hão", tỏ lòng theo công thức.

Sự hoà hợp, tương ứng giữa thời đại và cá nhân làm cho bài thơ hùng tráng mà chân thực.

Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh suốt sao ngưu.

Dẫu được hiểu "cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước vừa mấy thu ; ba quân dũng mãnh như hổ báo, khí thế nuốt được cả trâu" hay "nuốt sao Ngưu" thì câu thơ cũng đều muốn dựng lại bối cảnh, hiện thực xã hội rộng lớn. Đó là hình ảnh, là bức tranh hoành tráng của sự nghiệp đánh giặc thời Trần. Phân tích bức tranh này, chúng ta thấy có nhiều tầng hình ảnh với cách thức "dựng tranh" rất nghệ thuật.

Cả hai câu thơ đầu này là cái nền rộng: hào khí đánh giặc của một dân tộc trong đó có người chiến sĩ và có cả đoàn quân. Hào khí ấy được tập trung miêu tả ở hình ảnh tiêu biểu nhất, thể hiện khí phách anh hùng nhất "múa giáo". "Múa giáo non sông trải mấy thu - Ba quân Như vậy, cả "ba quân" cùng múa giáo, cùng ra trận. Song thu lại thành điểm là hành động của người chiến sĩ. Câu thơ dựng lên trựớc mắt ta hình ảnh "một tráng sĩ múa gươm" xung trận trên cái nền "ba quân đậy hào khí giết giặc" kia. Câu thơ từ "điểm" mởrộng ra. Hoặc ngược lại, mở ra rất rộng, thu hẹp dần rồi thu thành một "điểm" (Tráng sĩ anh hùng - đội quân tráng sĩ - Ba quận, dân tộc hoặc Ba quân, dân tộc - đội quân tráng sĩ - tráng sĩ anh hùng) khiến cho chỉ hai câu thơ mà trường diễn tả rất rộng, trường cảm xúc rất mãnh liệt, sâu sắc. Câu thơ tượng trưng nhưng lại rất thực. Cái thực của thời đại ở thế hệ trẻ tuổi, ở mỗi cá nhân.

Hai câu thơ cuối cùng, hình ảnh Người tráng sĩ không còn hiện lên "trông thấy nữa". Nó được biểu hiện qua tâm sự, suy nghĩ:

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

Ở đây có một quan niệm nhân sinh quen thuộc của những con người có chí khí thời phong kiến. Làm thân con trai cái nợ công danh là cái nợ phải trả. Công danh là sự nghiệp và tiếng thơm. Nó còn tỏ rõ sự phân biệt nam - nữ trong đó, song không phải là tiêu cực. Khi một thế hệ "lo" những điều như thế. Và nợ công danh có một khuôn mâu mà học theo, vươn tới: gương Vũ hầu - Gia Cát Lượng.

Trên cái nghĩa chung này là hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Phạm Ngũ Lão. Với nhà thơ - người anh hùng họ Phạm, công danh - chí làm trai - gắn vớisự đóng góp, xả thân cao nhất, ích lợi nhất, nhiều nhất cho đất nước, dân tộc trong công cuộc bảo vệ đất nước. Nỗi niềm canh cánh ấy, cái "thẹn" ấy làm cho con người vươn tới những cái cao đẹp, anh hùng. Nó cũng là sự khích lệ, một tuyên ngôn cho thế hệ và thời đại. Bản dịch nghĩa đã dịch "kẻ nam nhi... nên thẹn..." e là người đọc hiểu một ý là "chưa trả xong nợ nam nhi". Có lẽ phải dịch: "Nam nhi... thì thẹn" để rõ cái ý khuyến cáo, khích lệ, hướng tới cả một thế hệ lúc bấy giờ.

Hai câu thơ do vậy cỏ vẻ đẹp của khát vọng lập công, đóng góp, hi sinh cho dân tộc đất nước.

Bài thơ 4 câu 28 chữ đã dựng lên hào khí của cả một thời đại, một thế hệ và một con người. Nó là sự thể hiện cảm hứng yêu nước, chủ nghĩa yêu nước mãnh liệt. Dung lượng nhỏ nhưng sức bao quát, hàm chứa trong đó thật lớn lao. Đây là bài thơ điển hình về nội dung, về hình thức của văn học trung đại.

7 tháng 9 2023

(Thần trụ trời là biểu tượng của lòng trung thành và đoàn kết trong văn hóa Việt Nam.)
Thần trụ trời, cứ nhìn lên cao,
Ngọn đỉnh non xanh, hùng vĩ mà sao.
Núi che bao phủ, bảo vệ từng ngày,
Làm trái tim ta mãi mãi yêu say.

Thần trụ trời, dáng hình uy nghiêm,
Cao ngất trời xanh, không gian phiêu diêu.
Đôi vai tráng lệ, chẳng gì thể sánh,
Sức mạnh vững bền, dáng đứng hiên ngang.

Thần trụ trời, biết bao câu chuyện,
Chứng kiến cuộc sống, biết đâu còn duyên.
Người qua lại đây, ngước nhìn kính ngưỡng,
Trầm mặc, suy ngẫm, cõi lòng xao xuyến.

Thần trụ trời, tượng trưng cho lòng trung,
Phục vụ tận tụy, luôn hiển hiện dung.
Không xa rời thiên hạ, đồng hành mọi người,
Một biểu tượng vững chắc, tươi đẹp trong đời.

Thần trụ trời, hãy mãi yêu mến,
Kính ghi công lao, mãi mãi trọn niềm tin.
Dù cho thế gian biết ơn hay không,
Thần trụ trời, vẫn tỏa sáng tận cùng.

5 tháng 10 2021

Tham khảo:

Vì không có tiền để cưới người con gái mình yêu nên anh con trai lão Hạc phẫn chí bỏ làng ra đi, vào tận Nam Kì làm phu ở đồn điền cao su đất đỏ. Biền biệt suốt mấy năm trời, tích cóp được ít tiền, nay anh mới trở về quê.

Về tới đầu làng, anh thấy cảnh xóm làng tuy vẫn còn xơ xác, tiêu điều vì trận đói khủng khiếp vừa qua nhưng khí thế cách mạng của bà con nông dân thì sôi nổi lắm. Tiếng trống, tiếng mõ vang rền. Các kho thóc của phát xít Nhật bị phá tung, cán bộ Việt Minh chia thóc cho dân chúng. Từng đoàn trai tráng kéo nhau đi rầm rập trên con đê chạy dọc bờ sông, miệng hô to những khẩu hiệu đả đảo Pháp, Nhật, ủng hộ chính quyền cách mạng. Dẫn đầu đoàn người là lá cờ đỏ sao vàng phấp phới.

Quả là một cảnh tượng anh chưa từng được chứng kiến trong đời. Tim anh đập rộn lên khi đặt chân về đến rặng tre đầu ngõ. Khu vườn quen thuộc đây rồi! Ba gian nhà tranh cũ kĩ, xiêu vẹo, im lìm đứng giữa vườn cây xơ xác. Lối vào nhà và miếng sân đất um tùm cỏ dại.

Anh cất tiếng gọi cha, không một lời đáp lại. Nhấc chiếc cửa liếp ra, anh ngó vào trong: mạng nhện chăng đầy; nắng chiếu qua lỗ thủng trên mái rạ, in trên mặt đất gồ ghề những vệt sáng không đều. Không khí lạnh lẽo và mùi ẩm mốc xông lên khiến anh bất chợt rùng mình. Anh sang nhà ông giáo để hỏi thăm về người cha già yếu của mình.

 

Ông giáo Tri, người hàng xóm thân cận pha nước mời anh uống rồi khuyên anh hãy bình tĩnh nghe ông kể về những ngày cuối đời của người cha tội nghiệp:

- Từ hôm anh đi, ông cụ buồn lắm! Sớm tối chỉ có con chó Vàng quanh quẩn bên ông cụ mà thôi. Cả tổng đói, cả làng đói. Ông cụ đứt bữa thường xuyên. Thôi thì kiếm được cái gì ăn cái nấy cho qua ngày. Thỉnh thoảng sang bên tôi chơi, ông cụ cứ tự trách mình vì nghèo mà không cưới được vợ cho con, để con phải lưu lạc tha phương kiếm sống. Một buổi chiều, ông cụ nhờ tôi trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này anh về thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Ông cụ còn gửi tôi giữ giùm ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán hoa lợi thu được từ mảnh vườn suốt mấy năm qua và tiền bán con chó Vàng. Khốn khổ! Nhắc đến chuyện phải buộc lòng bán nó vì không nuôi nổi nữa, ông cụ cứ khóc vì ân hận là đã lừa nó. Ông cụ bảo thà chết chứ không bán mảnh vườn của mẹ anh để lại cho anh.

Tôi có ngờ đâu ông cụ lại chọn cái chết. Ông cụ xin Binh Tư ít bả chó. Lúc thấy ồn ào, tôi chạy vội sang thì ông cụ đang quằn quại. Chẳng thể làm thế nào cứu được nữa! Số tiền ông cụ gửi, tôi chi một ít lo ma chay, chôn cất ông cụ; số còn lại, tôi vẫn giữ đây chờ anh về. Lát nữa, tôi sẽ dẫn anh ra thăm mộ ông cụ. Ôi chao! Trên đời này, thật hiếm có người cha nào thương con như thế!

Anh con trai lão Hạc ngồi lặng đi, hai hàng nước mắt lăn dài trên má. Ông giáo lấy văn tự nhà đất cùng túi tiền cất ở trên bàn thờ xuống, đưa cho anh. Anh run run đưa tay ra đón lấy rồi nghẹn ngào thốt lên hai tiếng: “Cha ơi!”.

Thắp mấy nén nhang cắm lên nấm mộ chưa xanh cỏ, anh thổn thức tâm sự với người cha mà anh hằng yêu quý và thương nhớ: “Cha ơi! Con là đứa con bất hiếu, không đỡ đần được gì cho cha lúc tuổi già sức yếu! Con mong cha tha thứ cho con! Con lầm tưởng là bỏ làng ra đi thì sẽ dễ dàng kiếm được tiền, nhưng ở đâu dân mình cũng cơ cực, cha ạ! Trong những ngày làm phu cạo mủ cao su ở đồn điền của lũ chủ Tây ở đất Đồng Nai, con đã được cán bộ cách mạng giác ngộ, chỉ cho con đường đúng nên theo. Về làng lần này, con những mong được gặp lại cha, để cha mừng cho con đã trưởng thành. Nào ngờ buổi chia tay cũng là vĩnh biệt!”.

Anh con trai lão Hạc chỉ ở nhà được mấy hôm. Anh dọn dẹp nhà cửa, vườn tược gọn gàng rồi nhờ ông giáo tiếp tục trông nom. Trước lúc ra đi, anh chào và cảm ơn khắp lượt bà con hàng xóm đã giúp đỡ cha anh lúc anh vắng nhà. Ông giáo tiễn anh ra tới đầu làng. Vắt chiếc tay nải đựng quần áo lên vai, anh rảo bước về phía nhà ga. Mặt trời đã lên cao, tiếng còi tàu giục giã ngân dài trong gió.

5 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Tôi là con trai của Lão Hạc. Sau hai mươi năm đi đồn điền cao su, tôi đã tích cóp được một khoản tiền nhỏ. Lần này, tôi quyết định trở về làng thăm lại cha và mọi người trong làng. Sau bao nhiêu năm xa quê, nên nghĩ được quay trở về quê nhà là lòng tôi lại háo hức, bồn chồn. Khiến cả đêm hôm trước tôi không thể nào chợp mắt được.

Quay trở lại làng, cảnh vật mọi thứ vẫn vậy, không có gì thay đổi. Từ những ngõ ngách nhỏ, những con đường làng bụi mù mỗi khi trời nắng lên, cái nghèo vẫn bao lấy ngôi làng của tôi. Bước vào cổng nhà, tôi bỗng cảm thấy một chút gì đó lạnh lẽo, nhà cửa hoang tàn, cây cỏ thì héo úa. Ngỡ ngàng trước cảnh tượng đó, tôi tìm mãi nhưng không thấy cha tôi đâu. Lúc trước tôi đi, tôi có để lại một con chó đặt tên là Cậu Vàng để cha tôi nuôi bầu bạn mỗi ngày khi tôi vắng nhà. Giờ tôi cũng chẳng thấy nó đâu. Lúc đầu tôi chỉ nghĩ là cha tôi đưa Cậu Vàng đi đâu đó quanh làng thôi. Tôi chạy sang nhà ông giáo, vì bình thường cha của tôi hay qua nhà ông giáo ngồi hút thuốc và uống nước chè.

Sang đến nơi, ông giáo có lẽ cũng bất ngờ khi thấy tôi trở về. Nhưng hình như ông có điều muốn nói với tôi nhưng lại chưa thể nói ra. Tôi cố gắng gặng hỏi xem có chuyện gì xảy ra khi tôi vắng nhà, lúc đó ông giáo mới kể cho tôi nghe về mọi chuyện. Tôi không ngờ cha tôi đã phải chịu bao vất vả, cực khổ đến như vây, cả đến khi chết vẫn còn khổ. Cũng chỉ vì cái nghèo, cái đói mà tôi phải xa cha, bỏ cha già ở nhà một mình. Cũng chính vì nghèo đói và thương tôi mà cha tôi đã phải chết. Đau đớn tột cùng, tôi gần như chết lặng đi khi nghe ông giáo kể.

Ông giáo đưa cho tôi một túi đựng tiền nhỏ, đây là số tiền ít ỏi mà cha tôi đã dành dụm cho tôi. Sau khi bình tĩnh lại, ông giáo dẫn tôi đi đến thăm mộ của cha tôi. Nhìn ngôi mộ của cha mà tôi không thể kìm được cảm xúc, hai dòng lệ cứ tuôn dài trên má tôi, tôi chạy đếm ôm lấy mộ cha. Ông giáo thắp hương cho cha tôi xong ông nói: “Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai của lão cũng đã trở về rồi, nếu ông còn sống chắc ông sẽ vui lắm khi thấy con trai ông nó đã trưởng thành hơn rồi”. Tôi chẳng muốn rời mộ cha một chút nào hết, vì sau bao nhiêu năm hai cha con xa cách giờ gặp nhau lại trong hoàn cảnh này. Ông giáo cố gắng động viên tôi và khuyên tôi nên về nhà ông giáo để nghỉ ngơi. Nhưng tôi đã từ chối, tôi muốn trở về nhà mình dọn dẹp chút, lâu rồi không ai ở ngôi nhà trở nên lạnh lẽo quá rồi.

Từ mộ cha về, tôi bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, phát quang khu vườn rậm rạp. Tối hôm đó, tôi đi thăm bà con trong làng. Bao lâu tôi xa quê, xa mọi người nay mới có dịp trở lại tôi đi tới lần lượt từng nhà để hỏi thăm sức khỏe mọi người.

Lần này, tôi trở về cũng là có lí do. Tôi đã giác ngộ lí tưởng cộng sản và đi theo tiếng gọi của đảng. Tôi định về thăm cha rồi đi làm nhiệm vụ cách mạng giao cho. Nhưng cha tôi đã không còn nên tôi cũng không muốn ở lại lâu nữa. Sáng hôm sau, tôi sang nhà ông giáo, nhờ ông giáo trông giữ nhà hộ và gửi ông giáo một ít tiền để hương khói cho cha tôi khi tôi vắng nhà.

Sau khi thu xếp mọi việc ở quê nhà xong xuôi, tôi từ giã mọi người và bắt đầu lên đường làm nhiệm vụ của cách mạng. Tôi muốn góp sức mình để tham gia giải phóng dân tộc, nhiệt huyết của tuổi trẻ đang sục sôi trong tôi.

15 tháng 2 2022

Tham khảo: Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, là một thứ tiếng vô cùng trong sáng và giàu đẹp của dân tộc Việt Nam. Hơn hết, nó chính là một trong những "của quý" của dân ta. Bởi lẽ đó, mà thanh niên nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung phải cót trách nhiệm gìn giữ sự trong sáng của thứ tiếng cao quý ấy. Ngày nay, khi đất nước ta đã và đang hội nhập quốc tế sâu rộng, rất nhiều thứ tiếng lan tràn vào cuộc sống, xã hội, trong tiềm thức của mỗi người dân. Bởi lẽ đó, có nhiều bạn, nhiều người đã tiếp thu những thứ tiếng ấy. Trong quá trình ấy, nhiều bạn đã vô tình đánh mất đi sự trong sáng, giá trị của tiếng Việt. Hơn thế nữa, nhiều bạn còn "sáng chế" ra những câu nói rất thô tục, làm mất đi vẻ đẹp thuần phong mỹ tục của tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy, mỗi người phải nâng cao nhận thức, tuyên truyền và không ngừng đấu tranh lại "sự biến hóa" của tiếng Việt. Thật vậy, đây chính là một trong những trách nhiệm cao cả mà đất nước đã giao phó cho mỗi con người. Hơn hết, hãy luôn nhớ rằng "Hòa nhập nhưng không hòa tan".

15 tháng 2 2022

tham khảo:

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam, trong đó có học sinh - những người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong giao tiếp xã hội, trong học tập, nghiên cứu. Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi phải có sự nỗ lực trên các phương diện: tình cảm, nhận thức và hành động. Trước hết mỗi học sinh cần có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng tiếng Việt. Mỗi người cần thấm nhuần và khắc sâu lời dặn của Hồ Chủ Tịch “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” . Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt. Đó là hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc tiếng Việt ở các phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp.Muốn có hiểu biết, người học cần tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, qua sách báo, học tập ở trường. Có thể tìm hiểu và học tập tiếng Việt ở mọi lúc mọi nơi. Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng .Tuy nhiên cần tiếp nhận những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài để làm giàu ngôn ngữ mình, đồng thời tránh cách nói thô tục, kệch cỡm để nói “ lời hay, ý đẹp”.

 

24 tháng 2 2022

em tham khảo :

Trương Hán Siêu là một danh nhân văn hóa đời Trần, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình đồng thời ông còn là một nhà thơ nổi bật của thời đại. Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, tiêu biểu cho văn học yêu nước thời Lí – Trần.

Tác phẩm gồm có bốn phần chính, đoạn mở đầu thể hiện cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc sông Bạch Đằng. Đoạn tiếp theo là đoạn giải thích: các bô lão kể với nhân vật khách về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng. Đoạn tiếp thể hiện suy ngẫm và bình luận của các bô lão về chiến công xưa. Đoạn kết là lời ca khẳng định vai trò của con người.

Trước hết về hình tượng nhân vật khách, ông xuất hiện cùng với việc di chuyển qua nhiều địa danh nổi tiếng: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô,… Đây đều là những phong cảnh đẹp, rộng lớn của Trung Quốc. Nhưng có một điều đặc biệt, với các địa danh này tác giả chỉ du ngoạn trên sách vở và thông qua trí tưởng tượng của mình. Nhưng bên cạnh đó còn có những địa danh khác: Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng, đây là những địa điểm ông được đi du ngoạn thực tế. Đây cũng là địa điểm khoáng đạt, rộng lớn và vô cùng đẹp đẽ, không chỉ vậy các địa danh này còn ghi những dấu son lịch sử chói lọi của dân tộc.

Dưới con mắt của nhân vật khách, thiên nhiên hiện lên với những vẻ đẹp khác nhau. Đó là vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ:

Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu

Câu thơ vẽ nên không gian mênh mông, rộng lớn, những con sóng lớn liên tiếp, nối đuôi nhau trải dài đến vô tận vẽ ra cảnh tượng vô cùng hùng vĩ. Câu thơ thứ hai gợi hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau đi trên sông tựa như những cái đuôi trĩ thướt tha. Hai chữ “thướt tha” cho thấy dáng vẻ mềm mại, duyên dáng, uyển chuyển. Không gian sông nước hòa vào làm một, phong cảnh đẹp đẽ này đã trải suốt bao năm: “Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”. Câu thơ đồng thời cũng là bản lề để mở ra vẻ đẹp thứ hai của sông Bạch Đằng:

Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô

 

Trước mắt nhân vật khách hiện ra bờ lau san sát, hút tầm mắt, kết hợp với hai từ láy “đìu hiu, san sát” bổ trợ nghĩa cho nhau cho thấy sự hoang vu, vắng vẻ của không gian. Nhìn cảnh tượng hoang vu ấy, nhân vật khách liên tưởng đến đáy sông với hàng loạt vũ khí bỏ lại, nhìn gì mà nhớ tới những nấm mồ của bao nhiêu người đã bỏ mạng lại trong các trận chiến.

Hình tượng nhân vật khách hiện lên là người có tráng chí bốn phương, cũng là người có tâm hồn thơ mộng, khoáng đạt, ham du ngoạn. Du ngoạn với tâm thế tự nguyện và say sưa, “tiêu dao” thảnh thơi đi đây đi đó, không hề có chút vướng bận. Ông du ngoạn bốn phương với mục đích là thưởng thức cảnh đẹp non sông, đồng thời nghiên cứu cảnh trí đất nước để bồi dưỡng kiến thức cho riêng mình. Đứng trước cảnh sắc thiên nhiên ông vừa vui mừng trước cảnh đẹp quê hương đất nước vừa thể hiện niềm tự hào trước dòng sông ghi dấu chiến công lịch sử. Nhưng bên cạnh đó ông còn buồn thương, tiếc nuối vì chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn lại sự hoang vu, hiu quạnh. Khách đứng lặng giờ lâu nuối tiếc khi thời gian chảy trôi đã vô tình nhuốm màu hoang vu lên mảnh đất này.

Bên cạnh hình tượng nhân vật khách, ta còn thấy hiện lên hình tượng của các bô lão với những gợi nhắc về trận chiến oanh liệt trên sông Bạch Đằng lịch sử. Về nhân vật bô lão có thể hiểu là hình ảnh thực của các bô lão mà tác giả gặp trong chuyến du ngoạn sông Bạch Đằng, nhưng cũng có thể là sự hư hấu từ chính những tâm tư, tình cảm của tác giả. Dù là thực hay hư cấu thì hình ảnh bô lão hiện lên đã gợi lại hình ảnh của hội nghị Diên Hồng với ý chí quyết chiến quyết thắng. Các bô lão theo nguyện vọng của khách đã tái hiện lại một cách hào hùng, oanh liệt trận chiến trên sông Bạch Đằng: Trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã, Ngô chúa phá Hoằng Thao. Chiến thắng của vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo dẫn quân đánh thắng giặc Nguyên Mông, bắt sống Ô Mã Nhi, Ngô Quyền đánh thắng Hoằng Thao. Đặc biệt nhấn mạnh chiến công trên sông Bạch Đằng. Trận chiến diễn ra hết sức cam go, quyết liệt. Hai bên cân sức cân tài, diễn biến trong thế giằng co, không phân thắng bại, khiến trời đất phải rung chuyển: Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/ Bầu trời đất chừ sắp đổi. Đây là trận chiến kinh thiên, động địa, lay chuyển cả trời đất. Và kết quả, chiến thắng đã thuộc về chính nghĩa, những kẻ phi nghĩa đã phải chịu sự bại vong. Để nhấn mạnh sự thất bại nhục nhã của địch, bô lão đã lấy hai điển tích là trận Xích Bích và nhận Hợp Phì. Trương Hán Siêu đưa ra hai trận đánh nổi tiếng trong lịch sử để nâng tầm vóc chiến công vang dội, chiến thắng hào hùng của dân tộc ta. Với giọng điệu nhiệt huyết, tự hào, các bô lão đã tái hiện sinh động trận chiến cũng như thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta. Sau khi kể lại trận chiến, các bô lão thể hiện suy ngẫm về chiến thắng của ta và thất bại của địch: ta thắng là do yếu tố địa linh nhân kiệt, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người, vai trò người đứng đầu nên giành chiến thắng vang dội.

Tác phẩm được coi là đỉnh cao của nghệ thuật phú trong văn học trung đại Việt Nam. Kết cấu tác phẩm đơn giản, bố cục chặt chẽ, xây dựng hình tượng nhân vật khách đặc biệt. Những lời văn biền ngẫu và ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng vừa lắng đọng. Hình ảnh thơ mang tính khoa trương, phóng đại diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên cũng như chiến thắng hào hùng của dân tộc.

 

Tác phẩm đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc trước những chiến công trên sông Bạch Đằng lịch sử. Đồng thời tác phẩm cũng ngợi ca truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc ta. Qua đó còn thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, đề cao giá trị con người.

Giúp mình với mình đang cần gấp ạĐọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:“Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng (…). Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công (…). Thế giới này là bạn, đất nước này là của chúng ta. Chúng ta không...
Đọc tiếp

Giúp mình với mình đang cần gấp ạ
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng (…). Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công (…). Thế giới này là bạn, đất nước này là của chúng ta. Chúng ta không thể ngồi nhìn đồng bào nghèo khó mãi. Đừng ngồi quây quần thường xuyên bên góc bếp, và cũng đừng thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi, hãy ra đi để nhìn để hiểu, đừng đắm đuối bên màn hình máy tính, trên “smartphone” bằng những chuyện phiếm giết thời gian, mà hãy dùng nó như một công cụ nối liền thế giới bên ngoài.

Biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức của bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để ngày mai khởi nghiệp. Tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân, nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để có thành công bạn nên có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ có chông chênh mà có khi vấp ngã.”

(Nguồn Internet)

Câu 1. Theo anh chị, tại sao tác giả lại cho rằng: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất”.

Câu 2. Anh, chị có đồng tình với ý kiến: “Đừng đắm đuối bên màn hình máy tính, trên “Smartphonebằng những chuyện phiếm giết thời gian mà hãy dùng nó như một công cụ nối liền thế giới bên ngoài”.

Câu 3:Anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của về ý kiến được nêu ở phần đọc hiếu: “Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng”.

0
Giúp mình với mình đang cần gấp ạĐọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:“Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng (…). Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công (…). Thế giới này là bạn, đất nước này là của chúng ta. Chúng ta không...
Đọc tiếp

Giúp mình với mình đang cần gấp ạ
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng (…). Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công (…). Thế giới này là bạn, đất nước này là của chúng ta. Chúng ta không thể ngồi nhìn đồng bào nghèo khó mãi. Đừng ngồi quây quần thường xuyên bên góc bếp, và cũng đừng thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi, hãy ra đi để nhìn để hiểu, đừng đắm đuối bên màn hình máy tính, trên “smartphone” bằng những chuyện phiếm giết thời gian, mà hãy dùng nó như một công cụ nối liền thế giới bên ngoài.

Biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức của bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để ngày mai khởi nghiệp. Tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân, nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để có thành công bạn nên có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ có chông chênh mà có khi vấp ngã.”

(Nguồn Internet)

Câu 1. Theo anh chị, tại sao tác giả lại cho rằng: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất”.

Câu 2. Anh, chị có đồng tình với ý kiến: “Đừng đắm đuối bên màn hình máy tính, trên “Smartphone” bằng những chuyện phiếm giết thời gian mà hãy dùng nó như một công cụ nối liền thế giới bên ngoài”.

Câu 3:Anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của về ý kiến được nêu ở phần đọc hiếu: “Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng”.

0