Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ nhỏ, chắc hẳn bạn đã luôn luôn sống trong cuộc sống của những câu chuyện cổ tích mà bà, mà mẹ mang đến. Mỗi câu chuyện đều mang đến cho chúng ta những điều thú vị về cuộc sống, nhưng cuộc sống đó lại màu hồng. Còn thực tế thì không phải vậy, nên giới trẻ ngày nay cần phải sống trải nghiệm chứ không phải chỉ sống trên sách vở.
Lối sống trải nghiệm là lối sống mà chúng ta tự mình có thể tìm hiểu bằng kinh nghiệm của bản thân. Và đặc biệt hơn là bạn có thể tích lũy những kinh nghiệm, những kiến thức và vốn sống cần có để hát triển bản thân.
Bạn đừng bao giờ coi thường lối sống trải nghiệm này. Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Từ những trải nghiệm của bản thân bạn có thể đưa ra những quan điểm, ý kiến đúng đắn mà không hề sợ nó không phù hợp. Và chúng ta sẽ biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.
Nếu nói về trải nghiệm ví dụ điển hình nhất không ai khác chính là Bác Hồ - lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta. Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, làm nhiều việc, đi nhiều nước để có những trải nghiệm cho bản thân. Và Bác tìm ra con đường đúng đắn để chèo lái con thuyền độc lập tự do.
Nhưng hiện nay nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kỹ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo.
Vậy nên chúng ta cần tích cực sống trải nghiệm và trau dồi nó. Hãy tự tin đừng ngại gì hết. Hãy chơi một trò chơi mới, một môn thể thao mới hay làm những điều mình thích. Hãy sống với lối sống trải nghiệm này để học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ hơn nhé.
thành công và thất bại đều dựa vào mỗi con người chúng ta . Người ta nói Thất bại mới có thành công , chúng ta phải chịu nhiều vất vả , gian nan, khó khắn thì mới có thể đặt được kết quả như mong muốn . Người xưa có câu ' thất bại là mẹ thành công ' lên thất bại mới là trải ghiệm cho con người tiến bộ . Phải thất bại chúng ta mới nhận ra cái sai mà sửa đổi .Từ đó chúng ta mới tiến bộ hơn
Sao không tham khảo mạng bỏ bớt đi ít từ thêm nhiều từ khác rồi sáng tạo
Trong năm điều Bác Hồ dạy có điều 4 đã nêu, chính là “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần phải biết giữ gìn vệ sinh. Một trong những môi trường mà chúng ta cần giữ gìn vệ sinh sạch đẹp nhất phải kể đến chính là trường học. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện quan điểm vô cùng sai lệch: “Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương.”
Vệ sinh là những biện pháp phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. Sống sạch sẽ. khoa học và văn minh là cách sống vệ sinh. Vệ sinh bao gồm: vệ sinh thân thể, ăn ở vệ sinh, ăn uống vệ sinh; vệ sinh trong sinh hoạt, vệ sinh trong lao động, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng, vệ sinh môi trường. Đó là những điều mà ai cũng cần biết, cần thực hiện, cần giữ gìn khi nói tới vấn đề vệ sinh. Rửa tay bàng xà phòng trước khi ăn uống. Đánh răng, rửa mặt hàng ngày. Thường xuyện tắm rửa, gội đầu, giặt giũ áo quần sạch sẽ. Không ăn quá no, không nghiện ngập, không rượu chè bê tha. Biết ăn, ngủ, chơi bời, học hành, lao động có điều độ. Sống như thế là biết giữ gìn vệ sinh.
Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ. Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.
Thế giới để bảo vệ môi trường . Học sinh chúng ta cũng phải ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực tham gia các hoạt động phong trào như “ngày chủ nhật xanh”, tổng vệ sinh trường lớp, khu phố, tham gia trồng cây gây rừng, không xả rác bừa bãi nơi công cộng… Tóm lại, bảo vệ trường học chính là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Nghị luận về vấn đề Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương - mẫu 3Con người khác với loài vật ở đặc điểm là biết giữ gìn vệ sinh không gian sống để bảo vệ sức khỏe, tránh được bệnh tật, tạo nên môi trường sống trong sạch, lành mạnh. Một trong những thói quen cần có ở mỗi học sinh là phải biết giữ gìn vệ sinh trường lớp. Một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa to lớn đối với tập thể và cộng đồng. Do đó, chúng ta cần bỏ đi suy nghĩ: “Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương.”
Vệ sinh trường lớp là hành động giữ gìn và bảo vệ không gian trường học, lớp học, không để bị nhiễm bẩn, mất vệ sinh hay ô nhiễm bởi rác thải, chất thải, vi khuẩn độc hại,...
Vậy vì sao phải biết giữ gìn vệ sinh trường lớp? Bởi trường học, lớp học là nơi học sinh học tập và vui chơi. Đây là không gian chung, tập trung nhiều học sinh nên dễ bị mất vệ sinh bởi rác thải, chất thải do thức ăn và đồ đựng thức ăn của học sinh. Nếu trường học, lớp học mất vệ sinh dễ gây ra bệnh cho số đông học sinh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. Mặt khác, vì đây là không gian chung nên cần phải có ý thức giữ gìn vệ sinh thật tốt. Mỗi hành vi xả rác, bỏ rác không đúng nơi quy định đều đáng bị phê bình, khiển trách.
Giữ gìn vệ sinh trường học lớp học tạo nên không gian học tập trong lành, an toàn và đẹp đẽ. Một trường học tươi xanh, một lớp học sạch sẽ giúp cho việc học tập diễn ra thoải mái, hiệu quả; sức khỏe học sinh được bảo vệ và tăng cường, hình thành ý thức vệ sinh tốt đẹp cho mỗi học sinh. Giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học là trách nhiệm của mỗi học sinh. Mỗi học sinh phải thể hiện trách nhiệm trước tập thể. Đầu tiên là biết tôn trọng và giữ gìn vệ sinh trường lớp. Hành động này phải xuất phát từ ý thức tự giác, trách nhiệm xây dựng tập thể của học sinh. Hơn hết, bạn học biết giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ thể hiện lối sống lành mạnh, văn minh và tiến bộ.
Nhiều bạn học sinh tự cho mình một suy nghĩ lệch lạc, rằng việc vệ sinh trường lớp đã có các cô lao công lo liệu. Việc này không hoàn toàn sai, nhưng ỷ lại vào các nhân viên lao công hoặc cố tình xả rác, bày bừa trong lớp học và cho rằng dọn dẹp sạch sẽ đương nhiên là nghĩa vụ của họ thì đây là một suy nghĩ và hành động thiển cận và đáng phê phán. Mỗi học sinh phải có thái độ trân trọng nghề nghiệp, biết ơn người đã giữ vệ sinh chung cho môi trường học tập. Không những vậy, mỗi bạn học sinh cần tự giác giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp học, không được tự ý bầy bừa, vấy bẩn lớp học. Bởi hơn hết, một lớp học sạch sẽ sẽ tốt cho việc học tập và sức khỏe của chúng ta. Hơn nữa, giữ vệ sinh là hành động đúng đắn và là trách nhiệm của mọi người.
Ngay từ hôm nay, học sinh cần nắm được những việc làm giữ gìn vệ sinh trường lớp, tiêu biểu như sau: Không bôi bẩn, làm bẩn hay tô vẽ lên vách tường, bàn ghế và các vật dụng khác ở trường học, lớp học. Cũng không mang thức ăn lên lớp, không làm đổ nước ra sàn. Không vứt rác, xả rác bừa bãi. Phải tập thói quen bỏ rác đúng nơi quy định. Không làm rơi vãi hay vứt thức ăn xuống đất. Dọn vệ sinh trường học, lớp học sạch sẽ vào đầu giờ và cuối giờ học. Khi bước vào giờ học không mang theo bịch, túi hay các loại nước uống có màu, có đường bởi nó dễ làm bẩn lớp học. Hết giờ học phải dọn vệ sinh học bàn. Không được bỏ rác xuống sàn lớp, học bàn hay các góc phòng học. Bàn ghế phải được sắp xếp ngay ngắn. Hãy tập thói quen thấy rác thì nhặt bỏ vào thùng rác để không gian thêm sạch sẽ. Không e ngại hay xấu hổ khi nhặt rác. Đó là một hành động tốt dẹp, cần phải tuyên dương, ca ngợi. Tổ chức làm vệ sinh tập thể để cùng nhau bảo vệ, giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học. Tuyên truyền, cổ động, phổ biến ý thức giữ gìn vệ sinh, tạo thói quen vệ sinh sạch sẽ trong tập thể và trong cả cộng đồng. Tuyên dương, ca ngợi và khen thưởng những học sinh gương mẫu; nhắc nhở, phê bình, khiển trách những học sinh có ý thức vệ sinh kém.
Mỗi chúng ta phải có ý thức giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học. Giữ gìn về sinh trường học, lớp học, xây dựng môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện và an toàn là trách nhiệm của mỗi học sinh. Một việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn trong cộng đồng.
a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Các lí lẽ và dẫn chứng:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.
a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Các lí lẽ và dẫn chứng:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,
lịch sự, có văn hoá.