Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2, Trong giới học sinh ngày nay không thể tránh khỏi việc học tủ, học vẹt. Nhưng cách học này không đem đến lợi ích cho chĩnh bản thân các bạn mà còn gây hại cho xã hội, vậy học tủ là gì học vẹt là gì? Học vẹt là nói đi nói lại như một con vẹt mà trong đầu không hiểu gì cả.Học tủ là học những câu ngắn, câu tủ, học chỗng đối không có hiệu quả. Vậy tại sao ta phải tránh học tủ học vẹt. Học tủ học vẹt có thể khiến chúng ta không hiểu bài đi thi khoong làm được và ảnh hưởng đến cuộc sống về sau. Là học sinh em cần tránh học tủ học vẹt và tìm cho mình một cách học hiệu quả nhất
TK#
Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại xoàng xoàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.
Việc học đi đôi với hành luôn là vấn đề thiết thực và quan trọng. Học mà không có hành thì chỉ là lí thuyết xuông, kiến thức không nắm vững, thực hành sẽ lúng túng, thất bại. Chính vì thế, học với hành có mối quan hệ mật thiết trong sự phát triển con người. Những người thực hành tốt sẽ có nhiều cơ hội, đạt đựoc thành công. Học là kim chỉ nam, hướng dẫn cho hành. Hành bổ sung, củng cố kiến thức cho học. Chúng ta cần phải luôn đem những thứ mình học vào trong thực hành thì mới đâp ứng được nhu cầu khắt khe ngày nay khi đất nước đang dần phất triển và hội nhập.
Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại”. Câu nói đó đã dạy cho chúng ta bài học luân lí làm người về lòng khiêm tốn. Đúng vậy, khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời. Vậy khiêm tốn được hiểu như thế nào?
Khiêm tốn là thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn và những thành công mĩ mãn. Có lòng khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ.
Khiêm tốn chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Sống khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý và bớt người ganh ghét đi. Đồng thời, khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang, và người khiêm tốn sẽ lấy thành công đó làm động lực thúc đẩy họ tiến lên phía trước. Nếu tự mãn, đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập nên những thành quả mới. Những người đó sẽ dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh. Thực chất thì chúng ta không có đủ tư cách để tỏ ra kiêu ngạo trước những người khác, trí tuệ của chúng ta chỉ là hạt cát nhỏ giữa một sa mạc trí thức rộng lớn. Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, khiêm tốn trước người, khiêm tốn trước đời, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống.
Qua đây, chúng ta thấy rằng rèn luyện tính khiêm tốn đôi khi bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt trong đời thường. Tính khiêm tốn chính là bài học đạo đức đầu tiên và cần thiết cho mỗi con người. Nó còn là nhân tố thiết yếu tạo nên sự thành công và góp phần xây dựng những mối quan hệ bền vững trong xã hội.
Bạn tham khảo nhé
Tham khảo nha em:
Đọc sách giúp con người gắn bó với thế giới, với con người. Mỗi cuốn sách đều ẩn chứa những kho tàng kiến thức vô cùng quý giá. Bởi nó được viết ra từ sự chắt lọc và trải nghiệm của các cây bút sau bao tích lũy. Qua trang sách, ta học được bao điều mới mẻ , sách như mở ra trước mắt ta một chân trời mới. Đọc sách vô cùng bổ ích: sách văn học dạy ta biết yêu thương và rung cảm trước cái đẹp trong cuộc sống, sách khoa học cung cấp nhiều kiến thức được các nhà nghiên cứu tìm tòi và biên soạn…Không những vậy, đọc sách giúp ta hiểu thêm về đời sống vô cùng phong phú và sinh động, với nhiều cách nhìn và cách khám phá của các tác giả. Sách cho chúng ta những khoảng lặng để suy ngẫm mà các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính không thể có. Sách thực sự là người bạn, người thầy của mỗi chúng ta trong cuộc đời.
Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.
k cho mk nha bn
Ngôi nhà cấp bốn trong khu tập thể nhà máy Cao su Sao Vàng không được rộng lắm, nhưng bố mẹ vẫn dành cho anh Quỳnh và em hai góc học tập, kê được hai cái bàn bằng gỗ ép và chiếc ghế nhựa xinh xinh.
Trên bàn học, em đặt hai chồng sách, con lợn đất, cái bình hoa nhỏ. Cái đèn đặt sát tường, chiếm vị trí trung tâm trên mặt bàn.
Chao đèn bằng nhựa xanh gắn liền vói đế đèn bằng cái cần nhựa tím uốn cong như một cành hoa. Đế đèn bằng nhựa đen, có công tắc và nút vặn điều chỉnh độ sáng của đèn khi sử dụng. Bố em chỉ cho thắp bóng đèn 25 oắt. Bố bảo đèn sáng quá hại mắt.
Tối nào, bố mẹ cũng quy định cho em học từ 7 giờ rưỡi đến 9 giờ là đi ngủ, không cho em thức khuya đọc sách và xem ti-vi triền miên. Nền nếp đó nay đã thành một thói quen tốt đẹp.
Tuổi thơ của em gắn liền vói những cuốn sách và ánh đèn. Cái đèn bàn nhỏ bé xinh xinh là người bạn thân của em. Ánh sáng của ngọn đèn bàn sẽ dẫn em đi tới ngày mai tươi đẹp
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ta-cai-den-tren-ban-hoc-cua-em-c120a16879.html#ixzz51E05V7bc
Ngôi nhà cấp bốn trong khu tập thể nhà máy Cao su Sao Vàng không được rộng lắm, nhưng bố mẹ vẫn dành cho anh Quỳnh và em hai góc học tập, kê được hai cái bàn bằng gỗ ép và chiếc ghế nhựa xinh xinh.
Trên bàn học, em đặt hai chồng sách, con lợn đất, cái bình hoa nhỏ. Cái đèn đặt sát tường, chiếm vị trí trung tâm trên mặt bàn.
Chao đèn bằng nhựa xanh gắn liền vói đế đèn bằng cái cần nhựa tím uốn cong như một cành hoa. Đế đèn bằng nhựa đen, có công tắc và nút vặn điều chỉnh độ sáng của đèn khi sử dụng. Bố em chỉ cho thắp bóng đèn 25 oắt. Bố bảo đèn sáng quá hại mắt.
Tối nào, bố mẹ cũng quy định cho em học từ 7 giờ rưỡi đến 9 giờ là đi ngủ, không cho em thức khuya đọc sách và xem ti-vi triền miên. Nền nếp đó nay đã thành một thói quen tốt đẹp.
Tuổi thơ của em gắn liền vói những cuốn sách và ánh đèn. Cái đèn bàn nhỏ bé xinh xinh là người bạn thân của em. Ánh sáng của ngọn đèn bàn sẽ dẫn em đi tới ngày mai tươi đẹp
Tham khảo nha em:
Người xưa đã dạy lí thuyết không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là hoạt động tiếp thu những kiến thức cơ bản của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. “Hành” là quá trình vận dụng những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học vào thực tế và công việc hằng ngày. “Học để hành” có nghĩa là học để làm cho tốt mọi nhiệm vụ được giao, học ở đây không chỉ là học trong sách vở mà còn phải học trong đời sống. “Học với hành” giúp ta vừa chuyên sâu kiến thức lại vừa thông thạo, hoàn thiện những kĩ năng làm việc và Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, học không đi với mục đích cầu danh lợi mà phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Chỉ có như thế thì hiệu quả học tập mới được nâng cao.
tk
Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại xoàng xoàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.