K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hôm nay, con Coca nhà em mới bắt được một con chuột, vừa mới bắt xong,nó liền đem con chuột vào góc nhà,tự dưng con Milu từ đâu xông vào làm con Coca giật hết cả mình liền chạy đi.Con MiLu thì cứ đấy sủa như kiểu đang cười vậy,thế là con chuột bị con Milu xơi tái,trông nó ăn ngon lành thế không biết,lúc đó bác tôi đi qua thấy thế liền dánh con Milu một trận cái tội lôi con chuột hôi hám vào nhà,con Milu mặt đần thối ra không biết sủa gì.Con Milu liền xơi tái ông bác tôi ngả ngay,toát đầu chảy máu.

Hok tốt!Ko chép mạng chế vui thôi

26 tháng 2 2019

Hôm nay, con Mochi nhà em mới bắt được một con chuột, vừa mới bắt xong,nó liền đem con chuột vào góc nhà,tự dưng con Lếch xù từ đâu xông vào làm con Mochi giật hết cả mình liền chạy đi.Con Lếch xù  thì cứ đấy sủa như kiểu đang cười vậy,thế là con chuột bị con Lếch xù xơi tái,trông nó ăn ngon lành thế không biết,lúc đó bác tôi đi qua thấy thế liền đánh con Lếch xù một trận cái tội lôi con chuột hôi hám vào nhà,con Lếch xù mặt đần thối ra không biết sủa gì

tk cho mk nha

thank

23 tháng 3 2019

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực:guyễn Trung Trực (Sinh năm Đinh Dậu 1837 – mất năm Mậu Thìn 1868) là liệt sĩ cận đại, nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An (nay thuộc tỉnh Long An) và Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Kiên Giang), tục gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. (Vì lúc nhỏ ông có tên là Chơn, rồi từ năm Kỉ Mùi 1859 đổi là Lịch, còn Quản là chức Quản cơ). Sau khi đốt tàu L’Esperance, ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực và tên này được nhân dân gọi cho đến ngày cuối cùng. Quê ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ngoại ô thị xã Tân An, Long An).

Tượng anh hùng Nguyễn Trung Trực

Ông xuất thân trong một gia đình chài lưới ở hạ lưu sông Vàm Cỏ, năm 1861, hưởng ứng lịch Cần Vương chống Pháp, ông chiêu mộ một số đông nông dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở các vùng thuộc phủ Tân An. Lập được nhiều chiến công nên được triều đình Huế phong chức Quản cơ.

Nghĩa quân dưới quyền lãnh đạo của ông gồm một số nhà yêu nước: Nguyễn Văn Điền (hay Điền), Nguyễn Học, lương thân Hồ Quang…tổ chức cuộc phục kích đốt tàu L’Esperance của Pháp trưa ngày 10-12-1861 tại vàm Nhật Tảo.

Sau đó, ông tiếp tục chiến đấu qua lại trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Sau khi ba tỉnh miền đông Nam Bộ mất (hòa ước Nhâm Tuất 1862) ông được phong làm Lãnh binh. Năm 1861 ông lại được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên.

Sau khi thành Hà Tiên thất thủ, ngày 23-6-1867, ông rút quân về Rạch Giá tiếp tục cuộc chiến đấu, lập căn cứ ở Hòn Chồng. Ngày 16-6-1868 ông cho quân đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) tiêu diệt địch và làm chủ tình hình được tài liệu. Giặc Pháp phản công, ông rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ nhằm chống giặc lâu dài. Pháp phải huy động một lực lượng hùng hậu đến bao vây và tấn công đảo. Đến tháng 10-1868, để bảo đảm lực lượng nghĩa quân và nhân dân trên đảo, ông tự ra nộp mình cho giặc bắt. Chúng nhiều lần dụ dộ, mua chuộc nhưng ông không ra đầu hàng.

Sau đó, ông bị giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kì lúc đó vừa dụ hàng, vừa hăm dọc, ông trả lời: “ Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng lúc nào ngài trừ cho hết cỏ trên mặt đất thì chừng đó ngài mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này”.

Cuối cùng giặc Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá ngày 27-10-1868 Trận đánh trên sông Nhựt Tảo:Sông Nhựt Tảo giao với sông Vàm cỏ đông ở nơi gọi là vàm Nhựt Tảo (ảnh trên), thuộc xã An Nhựt Tân,huyện Tân Trụ,tỉnh Long An. Năm 1996,Vàm Nhật Tảo được bộ VHTT xếp hạng là di tích quốc gia sau 135 năm kể từ ngày anh hùng Nguyễn Trung Trực tổ chức tấn công,đánh chìm tàu L’ Espérance(Hy vọng), một tiểu hạm chủa Pháp đang hoành hành trên vùng sông nước huyện Cửu An xưa

sông nhat tao 4_n

Ngày 10-12-1861, Nguyễn Trung Trực cùng hương thôn Hồ Quang Chiêu và tán quân Nguyễn Học chỉ huy một toán quân đánh chìm tàu Hy Vọng (L’ Espérance) của Pháp đang đậu trên vàm Nhật Tảo. Kế hoạch đánh tàu được chuẩn bị khá kỹ lưỡng: Sáng ngày 10-12-1861, sau khi bố trí lực lượng phục kích trên bờ và dụ cho một bộ phận quân Pháp rời khỏi tàu, Nguyễn Trung Trực đã cùng 59 nghĩa quân lên 5 chiếc ghe giả làm ghe buôn lúa tiến sát tàu Hy Vọng. Trong khi trình giấy thông hành, nghĩa quân đã bất ngờ xông lên đốt tàu và cướp vũ khí khiến quân Pháp không kịp trở tay. Toàn bộ địch trên tàu bị tiêu diệt và tàu L’Esperance bùng cháy trên sôngNhật Tảo, trở thành ngọn lửa thắp lại hy vọng trong lòng nhân dân cả nước.Sau sự kiện đó,thực dân Pháp đã quay lại vàm Nhật Tảo, tiêu diệt cả làng chài Nhật Tảo rồi xây dựng bia tưởng niệm sự kiện tàu Pháp bị đánh chìm. Ảnh: Mô hình trận đánh

nguyen trung truc
Năm 1980, tức 120 năm sau sự kiện này, người ta đã tiến hành khai quật lòng sông Nhựt Tảo, trục vớt xác tàu. Tổng số hiện vật thu được là 89, trong đó có 78 hiện vật gỗ, 8 hiện vật sắt, 2 hiện vật đồng và 1 hiện vật thủy tinh. Qua nghiên cứu các hiện vật gỗ, ta còn thấy đầy đủ các bộ phận để hợp thành bộ khung của tàu như cong đà, be, lườn, cột buồm. Tuy đã bị đục để lấy đi phế liệu nhưng tàu L’ Espérance vẫn còn một số mảnh gỗ bọc đồng hiện rõ vết cháy loang lổ. Hiện các hiện vật này đang được lưu giữ Bảo Tàng Long An, ở thành phố Tân An

Thăm khu di tích Vàm Nhựt Tảo
Là nơi giao hội giữa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhựt Tảo, vàm Nhựt Tảo là một vùng sông nước phẳng lặng hiền hòa thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Đặc biệt, nơi đây có khu di tích lịch sử nổi tiếng đất Long An - nơi tái hiện cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực mà du khách gần xa đều biết: khu di tích Vàm Nhựt Tảo.
Vàm Nhựt Tảo trước đây là một trong những nơi trọng yếu để kiểm soát khu vực từ biên giới Cao Miên đến Tây Ninh, Bến Lức, Gò Công… Do vậy, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Tân An và Mỹ Tho, chúng đã dùng tàu chiến chốt giữ nơi quan yếu này. Mục đích nhằm ngăn chặn những đợt tấn công của triều đình nhà Nguyễn và nghĩa quân từ các tỉnh miền Tây về Sài Gòn - Gia Định.

Khu di tích vào dịp lễ hội - Ảnh: Báo Long An
Nguyễn Trung Trực xuất thân từ dân chài, giỏi võ, can đảm, có tinh thần yêu nước nồng nàn, ông chiến đấu dưới quyền Trương Định. Được sự giúp đỡ của dân làng Nhựt Tảo, Nguyễn Trung Trực cùng 59 nghĩa quân đã tấn công, đánh chìm tiểu hạm L’Esperance trên sông Nhựt Tảo, làm nên:
“Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa,
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.”
(Điếu Nguyễn Lịch – Huỳnh Mẫn Đạt)
Sau một thời gian theo dõi về quy luật bố phòng, canh gác và hoạt động của địch trên tiểu hạm L’Esperance (Hy vọng), sáng ngày 10-12-1861, Nguyễn Trung Trực cùng với nghĩa quân đã nghi binh đốt cháy tiểu hạm cùng 17 tên lính Pháp và lính Maní của thực dân Pháp. Cùng lúc ấy, nhóm lính Pháp đóng ở bờ sông cũng bị nghĩa quân và nhân dân làng Nhựt Tảo tiêu diệt.
Theo tác phẩm Abrégédel’histoire D’An Nam của Alfred Schreiner thì trận Nhựt Tảo là khúc dạo đầu cho cuộc tổng công kích hầu như toàn bộ các đồn của Pháp… Là biến cố bi thảm đã gây nên một nỗi xúc động sâu sắc nơi người Pháp và kích thích một cách lạ lùng trí tưởng tượng của người An Nam. Từ trận Nhật Tảo và chiến công chiếm đồn Rạch Giá vào đêm 16-6-1868, Nguyễn Trung Trực đã trở thành người anh hùng, danh nhân của dân tộc. Sau khi Pháp tái chiếm Kiên Giang, ông cùng nghĩa quân ra đảo Phú Quốc tiếp tục kháng chiến. Lực lượng của ông hao mòn dần sau nhiều trận chiến không cân sức. Để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ, ông một mình ra mặt để Pháp bắt. Không lay chuyển được lòng dạ sắt son của ông, thực dân Pháp đem ông về Rạch Giá – Kiên Giang xử chém. Hy sinh ngày 27/10/1868 khi vừa tròn 30 tuổi, Nguyễn Trung Trực đã để lại cho đời câu nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.”
Ngày nay, nếu xuôi dòng Vàm Cỏ Đông đến địa phận xã An Nhựt Tân, du khách sẽ được ngắm nhìn vùng sông nước hữu tình vàm Nhựt Tảo. Sông nơi đây khá rộng, dòng nước trong xanh, hai bên bờ là những mái nhà xinh xắn nép mình dưới rặng dừa nước và một số loài cây hoang dại như vẹt, bần, đước, mắm. Cách vàm 200m là chiếc cầu treo bắc qua sông Nhựt Tảo nối liền 2 xã An Nhựt Tân và Bình Trinh Đông. Những buổi bình minh đứng trên cầu treo nhìn ra vàm sông ta mới cảm nhận hết vẻ đẹp như tranh nơi đây. Sương tan là đà trên mặt sông dài như được nhuốm hồng bởi ánh bình minh, đó đây văng vẳng tiếng hò khoan dìu đặt của người dân chài lưới. Gần vàm là ngôi chợ khá lâu đời, hiện vẫn còn 2 dãy phố lợp ngói khá cổ kính. Đối diện chợ là trụ sở ủy ban nhân dân xã An Nhựt Tân. Khuôn viên ủy ban có bia kỷ niệm chiến thắng Nhựt Tảo được xây dựng năm 1980.
Dưới sự tác động của thiên nhiên và con người hơn một thế kỷ qua, di tích vàm Nhựt Tảo ngày nay đã có sự thay đổi nhất định so với thời điểm xảy ra trận đánh ngày 10/12/1861. Tuy nhiên những gì còn hiện hữu ở vàm Nhựt Tảo cũng đã minh chứng tài năng quân sự của Nguyễn Trung Trực - người đầu tiên duy nhất đánh chìm được một tiểu hạm trong cuộc kháng chiến chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. Tàu L'Espérance sau gần 120 năm nằm yên dưới đáy sông sâu đã được khai quật. Tổng số hiện vật thu được là 89, trong đó có 78 hiện vật gỗ, 8 hiện vật sắt, 2 hiện vật đồng và 1 hiện vật thủy tinh. Qua nghiên cứu các hiện vật gỗ người ta còn thấy đầy đủ các bộ phận để hợp thành bộ khung của tàu như cong đà, be, lườn, cột buồm. Tuy đã bị đục để lấy đi phế liệu nhưng tàu L' Espérance vẩn còn một số mảnh gỗ bọc đồng hiện rõ vết cháy loang lỗ. Tất cả những hiện vật nêu trên đã được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Long An nhằm giới thiệu khách tham quan trong và ngoài nước những bằng chứng cụ thể về chiến công oanh liệt của người anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực.
135 năm sau ngày Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu L' Espérance, vàm Nhựt Tảo đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia năm 1996 bởi những giá trị, ý nghĩa sâu sắc chứa đựng trong đó. Một dự án tôn tạo di tích quy mô đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An phê duyệt và bước đầu thực hiện. Trong tương lai, đền thờ, tượng đài anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực và những hạng mục công trình khác sẽ được xây dựng bên bờ vàm Nhựt Tảo, sẽ làm cho vùng sông nước nên thơ này không những có ý nghĩa lịch sử mà còn có giá trị tham quan du lịch.“Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa, Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.” (Điếu Nguyễn Lịch – Huỳnh Mẫn Đạt)
Ngoài, khu di tích ở Vàm Nhụt Tảo, còn có ở Bến Lức( Long An) , Rạch Giá(Kiên Giang)

23 tháng 3 2019

sưu tâm trên fb chắc k giống đâu

25 tháng 1 2019

Cũng giống như những con sông khác, con sông quê em cũng uốn lượn như một con rồng. Nó mang hương vị mặn mòi của vùng quê em, vùng quê có di tích lịch sử (đền thờTiên La), vùng quê địa linh nhân kiệt. Chính cài hương vị ấy đã gắn bó với em đến từng thớ thịt. Tuy con sông không rộng lắm nhưng nó rất dài. Buổi sáng khi ông mặt trời nhô lên thì dòng sông mặc chiếc áo lụa đào tha thướt, trưa về chiếc áo lụa đào ấy được thay bằng chiếc áo xanh biếc mới may, chiều về chiếc áo lại được dát vàng long lanh. đêm đến, sông mặc chiếc áo đen cài một vầng trăng vào giữa ngực và những ngôi sao được gắn vào dải áo như những dải kim cương.

Nước sông như dòng sữa ngọt tưới tiêu cho đồng ruộng, dòng nước mát luôn dang tay đón chúng em tắm mát, bơi lội nô đùa trong những ngày hè oi bức.

Con sông đã trở thành một phần máu thịt của quê hương em. Con sông đã chứng kiến bao kỷ niệm đẹp của tuổi thơ chúng em. Rồi mai ngày em sẽ lớn khôn, nhưng rồi có đi đâu xa chân trời góc biển em vẫn nhớ về quê em, những kỉ niệm với dòng sông sẽ vẫn còn mãi trong em

25 tháng 1 2019

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà thầy cô dạy phải yêu nhiều

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều

Những câu thơ trên chứa đựng một tình cảm lớn lao đối với quê hương của mỗi người. Đó chính là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó chở che ta những ngày ta còn thơ bé và luôn là chỗ dừng chân cho những người con xa quê đi làm ăn trở về sau những năm tháng bôn ba khắp mọi nơi.

Như một lẽ tất nhiên, các bạn ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Trong trái tim em, quê em thật đẹp và em luôn tự hào về hai tiếng thiêng liêng ấy.

Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em. Nhớ đến mùa thu hoạch lúa, trời nắng gay gắt, các bác nông dân trên người lấm tấm mồ hôi vì mệt nhọc nhưng trên mặt vẫn hiện lên nụ cười rạng rỡ mừng vì một vụ lúa bội thu, em lại nhớ đến câu ca dao:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Nhớ cả những quán nước chè dưới những gốc cây cổ thụ phục vụ những cô bác nông dân đi làm đồng về, nhớ hình ảnh quen thuộc của những đứa trẻ đi mò cua, bắt ốc. Quê hương còn gắn với tuổi thơ của chúng em bằng những buổi chiều chạy theo những anh chị lớn hơn đi thả diều trên cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, rồi đến món khoai nướng, ngô nướng quen thuộc của bọn trẻ chăn trâu. Yêu quê hương là yêu luôn cả những điều bình dị, mộc mạc, đơn sơ đó bởi vì chính những hình ảnh này làm nên quê hương của mỗi người.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Quê hương luôn là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu đi chăng nữa, thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em vì ở nơi đó có những người thân và kỉ niệm gắn với một thời thơ ấu không thể nào quên.

18 tháng 11 2021

tình bạn rất mỏng manh vì vậy phải nên trân trọng nó vì vậy hãy trân trọng nó và nêu như bạn nghĩa nó rất dày như cái mâm sắt thì bạn ko thể cảm thấy đc điều j đâu ( mượn lời từ sonoko ) tình bạn có thể bền lâu howcj dễ trầy xước vì đó là do bạn và đối phương của bạn . 

HT

Hơi ngắn HIHI

15 tháng 4 2018

ngại viết lắm

16 tháng 4 2018

Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ rất hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của bố. Bố mẹ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của bố mẹ trong lòng, Mẹ là người đã sinh ra tôi và nuôi dưỡng tôi thành người. Em luôn biết ơn và kính yêu mẹ rất nhiều!

Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bệnh cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp bạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.

Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.

Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.

Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con, con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.

31 tháng 8 2018

Ở khu phố em, không ai lại không biết đến bà Năm, một bà già mù sống đơn độc trong gian nhà nhỏ gần cuối ngõ xóm. Bà cụ tuổi đã cao, người gầy gò, đi lại chậm chạp một phần vì lưng đã còng, một phần vì đôi mắt không còn trông thấy được gì. Theo lời nhiều người lớn trong ngõ kể lại, bà bị mù cả hai mắt do hồi nhỏ bà bị cơn sốc thuốc.

Đến nay bà vẫn sống trong ngôi nhà cũ của cha mẹ để lại, không chồng con, cũng chẳng có tài sản gì. Thu nhập ít ỏi mà bà có được là do công việc chẻ tăm và đũa tre mà cô Nhân đã nhận ở hội người mù về giao cho bà làm.
Biết hoàn cảnh khó khăn của bà Năm, một hôm Liên và Hà rủ em đến giúp đỡ bà cụ. Gian nhà tuềnh toàng nhưng cũng khá sạch sẽ do tính ngăn nắp của chủ nhân. Chắc hẳn mỗi sớm bà cụ đều mò mẫm quét nhà rồi mới ăn uống và làm việc. Liên bèn bảo em và Hà:
- Chúng mình có chiều thứ ba, chiều thứ sáu và sáng chủ nhật là được nghỉ. Chúng ta đến giúp bà cụ quét dọn nhà cửa, rửa li tách, mâm bát. Để bà cụ đỡ vất vả vì phải lấy nước ở nhà bên, sau mỗi buổi đến chơi và làm việc nhà giúp cụ, chúng em xách nước đổ đầy chum. Sẵn đám đất bỏ không sau nhà, chúng em làm sạch cỏ, trồng vào đấy mấy dây khoai lang. Chỉ tưới nước mấy hôm và sau đó gặp mưa, những đọt rau non đã choài ra. Thế là bà cụ có rau ăn rồi!
Mỗi lần chúng em đến, bà cụ rất vui. Bà ngừng tay chẻ tăm, mỉm cười:
- Các cháu ngoan và tốt bụng quá. Biết lấy gì để cảm ơn các cháu bây giờ? Bà kể chuyện cổ tích các cháu nghe nhé!
Ba chúng em đều thích và vỗ tay ầm lên. Vừa nhặt rau, đun lửa, chúng em vừa lắng nghe bà kể chuyện. Giọng bà chậm rãi, đôi mắt nhìn vào khoảng không trước mắt, tuy chẳng thấy gì nhưng có lẽ bà đang hình dung được cả thế giới cổ tích với những bà tiên, ông bụt luôn hiện ra giúp đỡ người hiền lành, khốn khó.
Những lúc ấy, trông nét mặt bà cụ thật tươi vui và hạnh phúc.
Chúng em cũng vậy, niềm vui mà chúng em có được là đã làm một việc tốt giúp đỡ người tàn tật. Tuy việc nhỏ nhưng cũng xoa dịu phần nào nỗi cô đơn, buồn bã của bà cụ lúc tuổi già, đúng như lời khuyên của câu tục ngữ: “ thương người như thể thương thân “

31 tháng 8 2018

chứng kiến (ở trường) và về kể cho bố mẹ nghe nha mik quên nói

Ca Huế trên sông Hương là một hoạt động âm nhạc đã có từ lâu và đã trở thành một nét đặc trưng của văn hóa xứ Huế. Để thưởng thức một bản ca Huế đúng chất Huế, người nghe sẽ được ngồi trên thuyền rồng, lênh đênh trên dòng sông Hương thơ mộng trong không gian yên tĩnh của màn đêm. Trên khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị...Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sánh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Khi trăng đã lên cao, gió mơn man nhè nhẹ, con thuyền trôi nhẹ trên dòng sông Hương thơ mộng với tiếng ca Huế ngọt ngào vang lên trong không gian bốn bề yên tĩnh. Có lẽ, chính điều đó đã làm nên sức hút riêng của ca Huế mà không vùng đất nào có được.

Các dấu câu được sử dụng

Câu chứa dấu chấm lửng: Trên khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị...

Câu chứa dấu chấm phẩy: Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng.

9 tháng 5 2020

Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh hoạt văn hóa,thanh lịch và tao nhã của người dân xứ Huế.Ca Huế được tổ chức vào mỗi tối,các ca công ăn mặc theo trang phục truyền thống vô cùng nhã nhặn,đậm nét truyền thống.Về các điệu hò thì có:Chèo cạn,bài thai,bài tiện,đưa linh....Các nhạc cụ của những ca công rất phong phú như đàn tranh,đàn nguyệt,cặp sanh....Ca Huế được hình thành từ ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình .Đặc điểm của những làn điệu ca Huế rất phong phú như:''Tứ đại cảnh''thì thương không vui cũng không buồn,réo rắt du dương....

Huế không chỉ là nơi lưu giữ các di tích lịch sử mà còn được nổi tiếng với với cái tên " là nôi của những dòng nhạc có điệu hò khác nhau ". Đến Huế, không chỉ đi tham quan các khu di tích lịch sử như : Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Lăng Minh Mạng,sân Đại Triều Nhi và Điện Thái Hòa ; Thế miếu ...Mà khi đêm xuống, xương mù bao phủ lấy toàn thành phố, trên con thuyền rồng, những người khác đến nơi đây sẽ được nghe những bản điệu dân ca, không gian đang yên tĩnh, bỗng đâu chẳng còn im ắng như trước mà những âm thanh của tiếng đàn bầu, đàn nhị,...vang lên của dàn hòa tấu. Âm thanh du dương trầm bổng, khiến cho những người khách đến đây như không muốn đi. Những câu hát, câu chèo vang lên như xíu chân lòng người. Tiếng gió lao xao, những con sóng nhè nhẹ đập vào mạn thuyền, lúc ấy không gian thật lắng đọng để lại cho người nghe những cảm xúc riêng biệt khó quên.

- Dấu " ; " mk đã im đậm cùng liệt kê và dấu ..... ( dấu chấm lửng )

có 2 đoạn ấy chép đoạn nào thì chép

học tốt

1 tháng 4 2019

Chứng minh hay giải thích zậy bạn???

1 tháng 4 2019

I: Chứng minh:

1: Đói cho sạch rách cho thơm:

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, nhưng hàm súc, đầy đủ nội dung. Những câu tục ngữ được đúc rút lại đều muốn nói lên một nội dung đó là nhằm khuyên nhủ con người. Và câu tục ngữ "Đói cho sạch rách cho thơm" là một trong những câu tục ngữ khuyên chúng ta cần coi trọng, giữ gìn nhân phẩm, giữ gìn những giá trị tốt đẹp của bản thân, cũng như của tất cả mọi người.

2: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn:

Sống trong một cuộc sống coi như là sống trong một cuộc sống quá vất vả và nhiều gian nan. Vì thế mọi người luôn luôn chú trong vấn đề là "hình thức bên ngoài". Cũng vì lý do này mà, ông cha ta đã đúc rút ra câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" để thể hiện hình thức bên ngoài không quan trọng.

II: Giải thích:   <Mik mới hk giải thích có gì ko hay thì thông cảm nha>

1: Đói cho sạch rách cho thơm:

Chắc chắn, trong mỗi chúng ta, ai cũng được nghe nói đến câu tục ngữ, qua ông bà, bố mẹ, qua bạn bè, thầy cô. Vì thế chắc hẳn ai cũng nghe qua câu "Đói cho sạch rách cho thơm" rồi. Câu tục ngữ nói lên việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong mọi hoàn cảnh.

2: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn:

Từ xưa đến nay, tục ngữ luôn luôn khuyên nhủ tất cả mọi người. Một trong vô vàn câu tục ngữ hay là "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Câu tục ngữ này muốn nói quan hệ giữa nội dung bên trong và hình thức bên ngoài. Vì thế nên chúng ta không nên xem thường nội dung bên trong mà chỉ đánh giá con người qua hình thức bên ngoài.

P/s: Có gì không được thì bỏ qua nhé!!!