K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2022

Tham Khảo:

  Trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi”, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã viết về tuổi thơ với những kí ức và hoài niệm tươi đẹp về tình bạn, tình thầy trò của tác giả trong quá khứ. Văn bản đã thành công với sự khắc họa một cách dí dỏm và chân thực các nhân vật học trò trong đó nổi bật với cậu bé Lợi. Lợi là “trùm sò” nổi tiếng trong lớp, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân” để làm giàu cho mình. “Chép bài giùm là hai viên bi. Giữ dép dùm là một viên bi,…”. Cách khắc họa đó khiến người đọc không khỏi bật cười vì sự ngộ nghĩnh của tuổi thơ và không ít người trong chúng ta thấy bóng dáng mình trong đó. Sự việc đẩy tới cao trào khi Lợi có con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Đám trẻ vì ghen tị nên đã bày trò và dẫn đến cái chết của dế. Cuối cùng, chúng đã cùng nhau tổ chức một đám tang đúng nghĩ để tưởng niệm chú dế lửa xấu số. Đám trẻ không còn cảm thấy ganh tị hay ghét Lợi, giờ đây trước mắt chúng không phải là hình ảnh của cậu bạn luôn tìm cách “thu vén cá nhân” mà là hình ảnh cậu bạn đang khóc rưng rức và sửa sang chu đáo cho ngôi mộ của chú dế thân yêu. Đám trẻ cũng cảm thấy có lỗi và ra sức đào, cuốc cho thật sâu để chú dế được an nghỉ. Qua việc xây dựng nhân vật Lợi với giọng văn dí dỏm, hài hước, không ít người trong chúng ta đã nhìn thấy chính bản thân mình của một thời ấu thơ với những khoảnh khắc khó quên bên bè bạn. Và cũng qua nhân vật, chúng ta học được bài học về sự cảm thông, yêu thương và trân trọng bạn bè mình nhiều hơn nữa.

cảm ơn bạn nhìu lắmmm

14 tháng 3 2022

em tham khảo cj quên văn bản nì r TvT:

Người thầy trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi” là người thầy chan chứa tình yêu thương. Sau trò nghịch ngợm của đám trẻ trong lớp, thầy tịch thu hộp dế của cậu bé lợi, nhưng vô tình làm cho hộp diêm đựng dế bị xẹp lép, thầy giáo áy náy và xin lỗi cậu học trò dù đó chỉ là những trò chơi của con trẻ và không đáng bận tâm.

7 tháng 11 2016

Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố :xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé

13 tháng 10 2017

cug hay

4 tháng 2 2020

Đoạn kết của truyện thể hiện tâm trạng xúc động ko nói thành lời của người anh khi nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của cô em gái Kiều Phương. Lời độc thoại của người anh như một lời thú tội đau đớn khi nhận ra phần hạn chế của chính mình. Đồng thời người anh cũng thức tỉnh trước tình cảm trog sáng , chân thành , tài năng hội họa và tấm lòng bao dung của người em gái. Đoạn kết câu chuyện mở ra cho người đọc sự suy ngẫm riêng : lòng nhân hậu , sự độ lượng thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn , nó cảm hóa đc phần nhỏ bé , xấu xa trog tâm hồn con người. Qua đoạn kết này ta có thể thấy đc người anh đã lớn hơn , trưởng thành hơn về suy nghĩ , người anh ko những ko đáng ghét mà còn đáng yêu đáng quý!

#Châu's ngốc

27 tháng 3 2021

Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.

4 tháng 2 2020

Bài làm :

Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.

4 tháng 2 2020

bn ơi bài văn chứ ko phải đoạn văn

11 tháng 2 2022

Tham Khảo

    Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, nhân vật Sơn đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng. Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm. Điều đó được nhà văn khắc họa qua nhiều chi tiết. Khi mẹ và người vú nhắc đến đứa em gái đã mất, Sơn cảm thấy thương em và nhớ em. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn vẫn tỏ ra dễ gần, thân thiện với chúng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó làm cậu nhớ đến em gái. Sơn đã động lòng thương, nghĩ đến việc sẽ đem chiếc áo bông cũ của em cho Hiên. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Nhân vật Sơn tuy chỉ là một đứa trẻ nhưng đã đem đến một bài học về tấm lòng nhân ái.

7 tháng 5 2024

 Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, nhân vật Sơn đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng. Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm. Điều đó được nhà văn khắc họa qua nhiều chi tiết. Khi mẹ và người vú nhắc đến đứa em gái đã mất, Sơn cảm thấy thương em và nhớ em. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn vẫn tỏ ra dễ gần, thân thiện với chúng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó làm cậu nhớ đến em gái. Sơn đã động lòng thương, nghĩ đến việc sẽ đem chiếc áo bông cũ của em cho Hiên. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Nhân vật Sơn tuy chỉ là một đứa trẻ nhưng đã đem đến một bài học về tấm lòng nhân ái.

10 tháng 2 2018

  Đoạn kết của truyện, tác giả viết: “Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói ràng: Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

Đây là một kết thúc khá bất ngờ, có hệ quả từ câu hỏi của mẹ: “Con đã nhận ra con chưa” trước đó vốn bao hàm nhiều nghĩa (cũng có thể người mẹ hỏi về người anh được tái hiện trong niềm mong ước của em gái; người anh trong con mắt ngây thơ của mội tài năng chớm nở; hoặc người anh ở ngoài đời so với sự hoàn hảo của tác phẩm nghệ thuật). Hiểu như vậy sẽ cắt nghĩa được các chặng phát triển của trạng thái tâm lí nhẩn vật, từ “giật sững người” chuyển sang “bám chặt lấy tay mẹ”, rồi ngỡ ngàng - hãnh diện - xấu hổ, và cao trào là không trả lời mẹ - muốn khóc, chuyển hóa thành kết quả tự nhận thức trong tâm tưởng: “Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

Sự phát hiện tinh tế, cũng là thành công nghệ thuật của tác giả thể hiện trong đoạn kết này là để cho tình tiết của câu chuyện phát triển một cách tự nhiên nhằm bộc lộ quan niệm rõ ràng về cái đúng, cái sai trong cuộc sống một cách khách quan. Câu nói thầm trong tâm trí của người anh thể hiện sự hối hận chân thành, có tính tất yếu và thuyết phục người đọc.

10 tháng 2 2018

Kết bạn nhé

Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.

14 tháng 3 2021

bạn có chép mạng ko