K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Dàn ý tham khảo: 

- Mở bài: Học tập là nhiệm vụ của học sinh. Để duy trì thành tích học tập tốt, bên cạnh việc chăm chú nghe giảng, học tập trên lớp, thời gian tự học thông qua làm bài tập về nhà cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các học sinh có thói quen không làm bài tập ở nhà.

- Thân bài

+ Biểu hiện của thói quen không làm bài tập ở nhà:  không đọc lại bài đã học, lười làm bài tập, làm đối phó, chép bài bạn,....

+ Lí do nên từ bỏ thói quen không làm bài tập:  Là một thói quen xấu gây ảnh hưởng đến bản thân và cả những người xung quanh,   Không thể bổ sung kiến thức bài học dẫn đến tình hình học tập sa sút, Hình thành thói quen ỷ lại vào bạn bè, ảnh hưởng đến bạn bè trong lớp, Thầy cô lo lắng, bố mẹ buồn phiền,.....

+ Cách từ bỏ và các bước từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà: Thiết lập thời gian biểu cho thời gian làm bài tập về nhà hợp lí,  chủ động, tự giác hoàn thiện bài tập, Tìm bạn đồng hành giúp đỡ

+ Dự đoán sự đồng tình, ủng hộ của những người xung quanh khi được thuyết phục từ bỏ thói quan không làm bài tập

- Kết bài: nêu ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Bài viết tham khảo:

Henry Brooks Adams từng nói: “Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn thông thái”. Quả đúng là như vậy, phương pháp học tập đúng đắn sẽ tạo nên hiệu quả tích cực. Học tập là nhiệm vụ của học sinh. Để duy trì thành tích học tập tốt, bên cạnh việc chăm chú nghe giảng, học tập trên lớp, thời gian tự học thông qua làm bài tập về nhà cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các học sinh có thói quen không làm bài tập ở nhà.

Vậy bạn có biết tại sao học sinh chúng ta ngày càng lười làm bài tập không? Với tôi, tôi cảm thấy bài tập về nhà rất khó và làm tốn rất nhiều thời gian, vì vậy tôi thường trì hoãn việc làm bài của mình. Vậy còn các bạn thì sao? Nhiều học sinh cho rằng học tập là một nhiệm vụ bắt buộc nên luôn thực hiện nó một cách đối phó. Cũng có nhiều học sinh cho rằng thời gian học tập trên lớp là đủ và không muốn phải tiếp tục học khi về nhà. Và cũng có những học sinh cảm thấy áp lực trong học tập, chán ghét và sợ hãi việc học. Đó là những lí do hình thành thói quen không làm bài tập về nhà ở phần lớn học sinh hiện nay. Sau mỗi buổi học trên lớp, giáo viên thường giao cho học sinh một số câu hỏi bài tập để củng cố thêm kiến thức. Tuy nhiên, chỉ cần bước chân ra khỏi lớp học, đôi khi chúng ta sẽ quên ngay mọi lời giáo viên nói. Và khi trở về nhà, chúng ta bị thu hút bởi những cuộc vui, bởi những trò chơi điện tử hay đơn giản là vì lười nên không muốn làm gì cả. Thói quen làm bài tập ở nhà của học sinh hiện nay chủ yếu là đối phó. Chúng ta thường tìm lời giải trên mạng rồi chép lại mang đến lớp nộp để giáo viên kiểm tra mà không hề tự cố gắng làm bài. Hoặc chăm hơn một chút, có những học sinh sẽ tự ngồi làm bài tập về nhà nhưng chỉ làm một cách qua loa, không đầu tư nhiều thời gian và công sức. Cũng có những bạn sẽ không làm ở nhà mà đến lớp, sát giờ học mở vở ra mới nhận ra có bài tập và vội vàng làm hoặc sẽ mượn bài của các bạn trong lớp chép. Và cũng sẽ có những bạn không quan tâm đến việc có bài tập, không làm và đến lớp học với một cái đầu trống rỗng. Có lẽ những biểu hiện trên đều đã từng xuất hiện trong chính chúng ta ít nhất một lần trong đời. 

Không làm bài tập ở nhà là một thói quen xấu. Vậy nếu không thể từ bỏ thói quen ấy, điều gì sẽ xảy ra? Chắc hẳn chúng ta đều biết bất kì thói quen xấu nào cũng hình thành nên những tính cách xấu. Nếu không làm bài tập ở nhà dần trở thành một thói quen, chúng ta sẽ trở thành một con người lười biếng, ì trệ, luôn phụ thuộc vào người khác. Không chỉ trong học tập mà trong bất kì công việc nào của cuộc sống, thói quen trì hoãn sẽ khiến ta không bao giờ hoàn thành được điều mình mong muốn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.Câu nói ấy đến nay vẫn còn nguyên những giá trị. Học tập và tiếp nhận lí thuyết ở trên lớp thôi chưa đủ, quan trọng chúng ta cần phải biết vận dụng những kiến thức được học vào thực hành làm bài tập và áp dụng trong cuộc sống. Tự mình hoàn thành bài tập ở nhà chính là một cách giúp chúng ta rèn luyện thực hành. Nhờ đó, kiến thức tiếp thu được ở trên lớp sẽ được hiểu sâu và kĩ hơn. Ngược lại, nếu không làm bài tập ở nhà, kiến thức chúng ta tiếp thu sẽ nhanh chóng bị lãng quên, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Việc hằng ngày đến lớp mượn vở bạn bè để chép đôi khi còn gây phiền hà với bạn bè xung quanh, đánh mất niềm tin ở bạn bè. Hơn nữa, nếu tất cả các học sinh đều không cố gắng ôn luyện làm bài tập, giáo viên sẽ không thể có những bài học hiệu quả. Việc thiếu ý thức làm bài tập ở nhà của học sinh không chỉ khiến bố mẹ buồn phiền mà thầy cô, nhà trường cũng vô cùng lo lắng.  

Không làm bài tập ở nhà đang dần trở thành một thói quen xấu có ở mọi học sinh. Vậy chúng ta cần làm gì để loại bỏ thói quen ấy? Chúng ta biết rằng để từ bỏ một thói quen không phải là công việc dễ dàng. Vì vậy, hãy bắt đầu rèn luyện từ những điều nhỏ nhất. Trước hết, bạn hãy thiết kế cho mình một thời gian biểu hợp lý. Đối với bài tập về nhà, bạn đừng để khi hôm sau có tiết thì hôm nay mới làm, hãy hoàn thành nó vào ngay buổi tối mà các bạn học môn đó. Bởi đó là lúc kiến thức của bạn đang được lưu trữ tốt nhất và việc làm bài tập sẽ khiến bạn nhớ bài lâu hơn, học tập hiệu quả hơn. Như vậy, khi đến tiết học sau, bạn có thể chủ động và tự tin đến lớp khi tất cả các bài tập đã được hoàn thành. Bạn hãy tự tạo cho mình một không gian học tập hiệu quả bằng cách tách biệt với các thiết bị di động, những thứ có thể làm mình bị sao nhãng, ảnh hưởng. Trong một buổi tối, bạn có thể dành ra 1-2 tiếng để tự học và đặt thời gian nghỉ giữa giờ khoảng 10-15 phút. Với những bài tập khó, bạn có thể nhắn tin nhờ thầy cô hướng dẫn hoặc trao đổi với bạn bè. Một cách học hiệu quả đó chính là chúng ta học nhóm cùng với bạn bè của mình. Như vậy bạn vừa có thể tiếp thu kiến thức từ bạn bè, vừa có thể tự rèn luyện bản thân, nhận ra được những nhược điểm của mình và tìm cách khắc phục. Thay vì để bố mẹ, thầy cô nhắc nhở làm bài tập, chúng ta nên chủ động và tự giác hoàn thành công việc của mình. Bởi học tập là nghĩa vụ của học sinh, chúng ta phải có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình. Tuy nhiên, đừng nghĩ việc hoàn thành bài tập ở nhà như một trách nhiệm nặng nề, hãy nghĩ đó là quá trình bạn đang hoàn thiện mình. Kiến thức khi chúng ta tự học và chủ động tiếp nhận là những kiến thức được chúng ta lưu giữ lâu và hiệu quả nhất. 

Có thể các bạn sẽ cho rằng thời gian học ở trên lớp là quá nhiều vậy còn học ở nhà làm gì? Hoặc các bạn sẽ cảm thấy việc học và làm bài tập liên tục như vậy sẽ giống như một con “mọt sách”. Cũng có những bạn cho rằng giáo viên giao quá nhiều bài tập khiến chúng ta cảm thấy áp lực và sợ hãi việc học. Những điều các bạn thắc mắc đều hợp lý với tâm lý của phần lớn học sinh hiện nay. Vậy bạn thử nghĩ mà xem, nếu một ngày giáo viên không giao cho các bạn những bài tập ôn luyện, nếu một ngày bạn đã lãng quên hoàn toàn việc tự học ở nhà và nếu một ngày, kiến thức của tất cả học sinh đều chỉ phụ thuộc vào những giờ phút học ít ỏi trên lớp, điều gì sẽ xảy ra? Kiến thức đến với con người nếu không được ôn tập và rèn luyện sẽ nhanh chóng tan biến. Như vậy, làm sao những học sinh có thể nắm vững tri thức để cống hiến cho cộng đồng? Làm sao nền giáo dục có thể phát triển? Làm sao con người và xã hội mới có thể trở nên văn minh? Việc không làm bài tập ở nhà có thể thấy chỉ là một thói quen rất nhỏ nhưng nếu không tìm cách từ bỏ, nó sẽ làm ảnh hưởng đến tính cách con người cũng như trình độ phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng hệ thống giáo dục cần đổi mới phương pháp giao bài tập để học sinh cảm thấy hứng thú hơn với việc học. Thay vì giao bài tập về nhà, giáo viên có thể giao nhiệm vụ chuẩn bị kiến thức cho buổi học sau. Như vậy, học sinh sẽ có được tâm thế chủ động hơn khi đến lớp. Thay vì giao những bài tập viết, giáo viên có thể giao học sinh những bài tập thực hành, làm việc theo nhóm để học sinh phát huy khả năng tư duy, sáng tạo. Như vậy, dù học tập theo hình thức nào, ý thức tự giác, chủ động của học sinh vẫn luôn là yếu tố vô cùng quan trọng. 

Nếu có thể từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà, chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả học tập mong muốn và theo đuổi được ước mơ của mình.  Hãy rèn luyện cho bản thân sự tự giác, chủ động không chỉ trong học tập mà còn trong mọi mặt đời sống. 

26 tháng 3 2020

Để gắn kết bản thân với xã hội, con người sống rất cần phải có tấm lòng nhân ái. Nhân ái giúp ta nâng cao giá trị của cá nhân mình, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người càng trở nên tốt đẹp. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn.

Lòng nhân ái là lòng yêu thương con người, biết đồng cảm, xót xa trước những khổ đau bất hạnh của người khác; biết trân trọng, đề cao những phẩm giá tốt đẹp, cái cao cả, thiên lương trong mỗi con người, căm ghét những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của người khác.

Lòng nhân ái là một trong những tiêu chí, là thước đo để đánh giá đạo đức, nhân cách của con người. Thật vậy, từ xưa đến nay, tiền tài, danh vọng, địa vị, tài năng, học thức, không phải là những yếu tố quan trọng làm nên giá trị con người mà chính lòng yêu thương con người. Chính nếp sống đạo đức cao đẹp, biết hi sinh bản thân mình vì người khác mới là nhân tố quyết định, góp phần làm tôn lên giá trị của mỗi người chúng ta. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Lí Bạch, Đỗ Phủ, Lep-tôn-xtôi, Maxime Gorki, Puskin đều trở nên vĩ đại là vì từ trong cuộc đời và tác phẩm của họ đều toát lên một tấm lòng yêu thương con người bao la rộng lớn.

Sống yêu thương, quan tâm giúp đỡ người khác là một lối sống đẹp, được mọi người yêu quý kính trọng, khi gặp khó khăn sẽ được mọi người cưu mang giúp đỡ. Ngược lại sống ích kỉ chỉ lo nghĩ cho bản thân mình, dửng dưng trước những khổ đau, bất hạnh của người khác chỉ khiến cho mình trở nên tầm thường nhỏ bé, bị mọi người coi thường xa lánh, nào có ích lợi gì.

Yêu thương con người, biết hi sinh quyền lợi của cá nhân mình vì người khác sẽ làm cho tâm hồn ta trở nên cao đẹp, thánh thiện. Và chính lòng yêu thương chân thành đó có sức cảm hóa vô cùng to lớn, nó giúp cho những con người lầm đường lạc lối trở về với cuộc sống hiền lành, lương thiện.

Lòng nhân ái là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Mỗi người chúng ta hãy biết sống sẻ chia, mở rộng lòng mình ra để cứu giúp những con người nghèo khổ bẩt hạnh, để nâng cao giá trị đời sống của chính mình và làm cho cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn.

Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của lòng nhân ái. Hãy yêu thương con người và làm cho lối sống cao đẹp ấy lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Hãy đề cao tình yêu thương và yêu thương đúng cách. Có như vậy, chúng ta mới tìm thấy được hạnh phúc đích thực ngay trong cuộc sống này.



26 tháng 3 2020

moi người giải dùm em với :<

22 tháng 10 2023

Đoạn trích "Không có gì thuộc về tương lai chúng ta muốn chạm tới mà chúng ta không thể thực hiện được" thể hiện sự đau đáu của con người trước giới hạn thực tế và khả năng của mình trong việc thực hiện những ước mơ và hoài bão. Chúng ta thường tạo ra mục tiêu tương lai, những ước mơ vĩ đại, và những kế hoạch dài hạn. Nhưng đôi khi, bất kể sự cố gắng và đam mê, chúng ta có thể đối mặt với sự thất bại hoặc giới hạn về khả năng.

 

Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta không nên từ bỏ trước khó khăn. Sự thất bại có thể là bài học quý báu, và khả năng thất bại là một phần tự nhiên của cuộc sống. Chúng ta có thể học cách thích nghi, điều chỉnh kế hoạch, và đổi hướng để tiến gần hơn đến những mục tiêu của mình.

 

Ngoài ra, việc đặt ra mục tiêu cao và tầm nhìn lớn có thể đánh thức sự sáng tạo và động viên con người hoạt động mạnh mẽ. Chúng ta có thể không thể thực hiện mọi thứ, nhưng việc theo đuổi những ước mơ và tương lai tốt đẹp là một phần quan trọng của sự phát triển cá nhân và xã hội.

26 tháng 7 2021

undefined

undefined

 

26 tháng 7 2021

:D

1 tháng 12 2021

undefined

1 tháng 12 2021

hay thế bạn☘

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Đọc trước văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc và ghi ra những điểm mà em thích thú cũng như những câu hỏi, băn khoăn muốn được giải đáp.

+ Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc của tác giả Chu Văn Sơn (1962 – 2019)

+ Điều em thích là cách cảm nhận, phân tích sâu sắc của tác giả về bài thơ của Nguyễn Khuyến

+ HS tìm đọc thêm toàn văn bài viết về Nguyễn Khuyến qua chùm thơ tu của tác giả Chu Văn Sơn.