Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Đọc truyện này, ta thấy cứ mỗi lần có người góp ý là ông chủ cửa hàng không cần suy nghĩ vội làm theo ngay. Ta cười vì thái độ tiếp thu thụ động, không suy xét cẩn thận của ông ta. Ta cười vì ông ta không hiểu mục đích treo biển để làm gì và những điều viết trên biển có ý nghĩa gì.
Kết thúc truyện cũng là lúc tiếng cười vang lên bởi vì ý kiến của từng người mới nghe qua tưởng là có lí nhưng làm theo thì kết quả cuối cùng lại thành phi lí. Ta bật cười vì trên đời này có lẽ không có ông chủ nào lại nghe góp ý theo kiểu “đẽo cày giữa đường” như thế.
Treo biển là một truyện hài hước tạo nên tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến trong suy nghĩ và trong hành động.
Từ truyện này, ta có thể rút ra bài học: Trong cuộc sống, chúng ta nên lắng nghe lời góp ý của mọi người nhưng không nên vội vàng làm theo khi chưa suy xét kĩ. Làm bất cứ việc gì ta cũng phải đặt ra mục đích, có chủ kiến và biết tiếp thu một cách chọn lọc và sáng tạo ý kiến của người khác để vận dụng thiết thực vào hoàn cảnh của mình. Trước khi làm việc gì cũng nên đặt ra câu hỏi: Mình làm việc ấy để làm gì? Làm như thế nào?
Qua truyện này, chúng ta cũng có thể rút ra bài học về cách dùng từ. Từ dùng phải có nghĩa, có chứa thông tin cần thiết, không dùng từ thừa và thiếu. Từ được sử dụng phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đem lại hiệu quả cao nhất trong giao tiếp
3 phần mở bài thân bài và kết bài
Bố cục ngắn gọn chặt chẽ với nhau.
Để chuẩn bị cho ngày khai giảng mồng 5 tháng 9, tất cả học sinh trong trường, sáng ngày mồng 3 tháng 9 đều có mặt để tổng vệ sinh trường lớp.
Đúng 7 giờ sáng, tất cả mọi người đều có mặt tại trường, ai nấy đều hồ hởi, trên tay đủ loại dụng cụ, nào là cuốc, xẻng, chổi tre… Một hồi trống tập trung vang lên, tất cả học sinh về vị trí của mình. Sau khi cô Nga phân công trực nhật xong, các lớp tản về chỗ lao động của mình. Tiếng bàn tán vang lên. Tiếng cuốc xẻng từng nhịp cất lên, tiếng chổi quét xoèn xoẹt. Lớp 6A chúng em bắt đầu làm việc. Ai có dụng cụ gì thì làm việc nấy. Nhóm của Dung, Tùng, Kiên, Thắng quét cây dại ven đường.
Những lùm cây dại đó đã mọc um tùm cả lên trông thật ngứa mắt, chúng em phải cuốc lên, dọn đi để nó trở nên sạch sẽ. Em cùng nhóm bạn nữ dùng chổi tre quét sạch rác rưởi thành từng đống. Long và Huỳnh đảm nhiệm phần hốt rác sẽ đến hốt chúng đi. Những khu đất mấp mô cần được san bằng và tất nhiên những chiếc xẻng của các bạn Nam, Thủy, Giáp sẽ giúp chúng trở nên đẹp đẽ lạ thường. Trời nắng chang chang, gió thổi, chim hót, thời gian trôi đi và cuối cùng chúng em cũng đã dọn dẹp sạch con đường đó.
Chúng em dừng tay , để xem nào, thật là tươm tất, sạch sẽ. Ngày mai con đường này sẽ giúp cho buổi khai giảng của chúng em thành công hơn. Cô Thúy là chủ nhiệm lớp em báo hiệu tập trung. Sau khi điểm danh từng người, cô nhắc chúng em chuẩn bị cho ngày hôm sau. Mọi người tản ra, mỗi người một ngả, lòng ai cũng vui phơi phới và em cũng vậy, em rất vui vì đã có những buổi làm cho môi trường sạch đẹp thêm. Em mong về sau trường sẽ tổ chức nhiều buổi lao động như thế nữa để trường em luôn luôn sạch đẹp.
Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.
Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.
Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.
Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.
CHÉP MẠNG ĐÓ BẠN!
Bài văn tả bà
Bài làm :
Nhìn ngoài trời, những hạt mưa rơi tí ta tí tách. Tôi nhìn mà nhớ đến những hồi ức của ngày xưa, những kỉ niệm giữa tôi và người bà quý mến. Nhìn lại những hình ảnh của ngày xưa về người bà quý mến, tôi nhìn mà bà. Bà ơi !
Năm nay, bà cũng khoảng tầm đã được bảy mươi tuổi - một cái tuổi của vầng trăng xế. Tuy đã già rồi, nhưng lưng của bà vẫn chưa còng lắm so với những người già khác. Ngày ngày, đơn giản với bà chỉ là những bộ bà ba trông thật đơn sơ mà mộc mạc biết bao ! Chỉ có những hôm đi đâu xa bà mới mặc những bộ quần áo mới. Mái tóc trông thật khác xưa , bây giờ nó đã không được một màu đen như trước nữa mà đã được thay vào là một mái tóc đã mờ hơi sương. Đôi mắt đã không còn được rõ như xưa, làm việc gì bà cũng phải mang cho thấy rõ. Làn da bây giờ đã hiện lên nhiều nếp nhăn nhưng trông bà vẫn còn trẻ lắm ! Tôi vẫn nhớ làm sao đôi bàn tay ấy, tuy đã chai xạm và thô ráp nhưng đối với tôi nó thật mềm mị làm sao ! Chính đôi bàn tay này mà bà đã chăm sóc cho tôi từ khi mới lọt lòng cho đến tận bây giờ. Có một điều tôi luôn nhớ rằng, dẫu mai này có đi đâu về đâu thì tôi vẫn nhớ mãi lới ru tiếng hát của bà, nó thật hay làm sao ! Tiếng hát ấy trông như tiếng đàn, vĩ cầm,....... du dương , trầm bỗng đưa tôi vào giấc ngủ êm đềm và sâu lắng mà không một bút tích nào tả nỗi.
Đã về già rồi, nhưng bà rất hay làm, hết làm việc nhà rồi bà lại ra vườn chăm lo cho các cây rau, củ. Bố mẹ thấy vậy nên nói với bà rằng : " Mẹ ơi, già rồi nên mẹ hãy nghỉ ngơi cho khỏe, đừng làm việc nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đó ạ ! " Bố mẹ nói vậy thì bà bảo rằng : "Đẻ mẹ làm cho khỏe cái chân cái tay, chứ không làm là bà không chịu nổi" Bà tôi là vậy đó, rất hay làm ! Đặc biệt lắm, bà rất thương con cháu, mỗi khi có của ngon vật lạ nào thì bà luôn để phần cho con cháu. Vào những đêm rằm hay những đêm trăng sáng thì bà đợi chúng tôi làm bài xong rồi bà cháu chúng tôi cùng ngồi kể co nhau nghe nhiều câu chuyện. Qua mỗi câu chuyện bà kể, tôi hiểu rằng bà muốn răn dạy chúng tôi phải trở thành những người có ích cho đất nước.
Tôi yêu bà tôi lắm ! Bà thật đẹp trong mắt chúng tôi, nhất là tôi. Trong đôi mắt của tôi bà không chỉ là một người bà mà còn là một người đồng minh luôn che chở cho tôi. Nếu có một điều ước, tôi sẽ ước rằng bà sẽ mãi mãi ở bên chúng tôi, kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện bổ ích và răn dạy chúng tôi trở thành một người có ích cho đất nước. Bà ơi, con yêu bà lắm !
1. MB
* Giới thiệu chung
- Cuộc đi do ai tổ chức ? Đi vào dịp nào ? Thăm di tích nào ?
2. TB
* Diễn biến cuộc đi thăm
- Tả lại cảnh đẹp mà em đã đến gặp
- Kể lại những chi tiết thú vị nhất trong chuyến đi
3 . KB
* Cảm nghĩ của em
- Gắn bó hơn với người cùng đi ( VD : thầy cô, bạn bè, bố mẹ, anh chị, em)
- Hiểu và thêm yêu quê hương và đất nước
Bố cục văn bản Ếch ngồi đáy giếng :
- Đoạn 1: "Từ đầu ...chúa tể". Cảnh Ếch sống trong giếng.
- Đoạn 2: "Phần còn lại". Cảnh Ếch sống ngoài giếng và kết cục của câu chuyện
Cao, to, có đầu, có tay, có chân,.... Có đầy đủ bộ phận cơ thể ng
câu trả lời khủng khiếp nhất học 24 , bạn thật thông minh , mình cũng đang định viết y như bạn , cá lớn gặp nhau nè , kb nhá !!!
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.