Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bày tỏ cảm xúc của mình về người bà, trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”
1. Chép chính xác bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ và cho biết mạch cảm xúc của bài thơ.
2. Câu thơ cuối đoạn thơ em vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu thơ đó.
3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một bài thơ miêu tả âm thanh tiếng chim tu hú, đó là bài thơ nào? Tác giả là ai?
4. Bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận của em về dòng hồi ức kỉ niệm tuổi thơ của người cháu được thể hiện trong đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thán từ (gạch chân chỉ rõ).
Bài làm
câu 1:
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Câu 3 :
Bài thơ: Khi con tu hú - tác giả : TỐ HỮU
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
Một hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình. “Ấp iu” gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng thương yêu của bà, lại miêu tả rất chính xác với công việc nhóm bếp. Tác giả nhớ về “bếp lửa” đang “chờn vờn” trong sương sớm. Và từ “bếp lửa” lại nhớ đến hình ảnh người bà.
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Cả một hồi ức kỉ niệm lại hiện về trong tâm trí nhà thơ. Suốt một quãng đời vất vả bà cháu bên nhau. Mới lên bốn tuổi đã quen mùi khói. Làng đói kém, bố đi đánh xe thật là vất vả. “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!". Hồi nhớ lại những năm tháng cháu cùng bà sớm tối có nhau. Lời thơ kể sao mà ngậm ngùi tha thiết quá! Nó gợi trong lòng người bao niềm xúc động sâu xa. Làm sao quên được những năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”. Bà đã dặn cháu:
Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!
Và câu thơ "Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay" là sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ, tạo bao xúc động cho người đọc. Người già đã từng trải trong chiến tranh thì hồi tưởng những ngày gay go nguy nan, người trẻ thì xốn xang thương cảm với tác giả, xót xa cho đất nước và dân tộc.
Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa: “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu, Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen”. Bếp lửa là tấm lòng bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc: “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”.
Sự xuất hiện của “tiếng chim tu hú”. Tiếng chim quen thuộc của những cánh đồng quê mỗi độ vào hè, tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong:
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
...
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chí hoài trên những cánh đồng xa?
Tiếng chim còn gợi ra tình cảnh vắng vẻ và tình yêu thiên nhiên của tác giả. Nhờ sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố biểu cảm với miêu tả, tự sự với bình luận, ta thấy được một kết cấu chặt chẽ của bài thơ, một tình cảm thắm thiết, thiêng liêng của người cháu đối với bà.
kham khảo
Soạn bài Bếp lửa - loigiaihay.com
vào thống kê
hc tốt
Tâm trạng của Thúy Kiều cô đơn, nàng nghĩ về quá khứ và những người thân, nhưng ý nghĩ đó càng làm cho nàng xót xa hơn.Nhìn trăng nàng lại nhớ vầng trăng đỉnh ninh hai mặt một lời song song và thương nhớ chàng Kim vẫn mong ngóng tin nàng, không biết nàng đã bên trời góc bể bơ vơ. Nỗi đau đớn của nàng là phải từ bỏ tình yêu, từ bỏ tấm lòng son dành cho mối tình đầu: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Bao giờ thì nàng mới có thể nhạt phai được tình cảm với chàng Kim mà không nhạt phai được thì nàng còn dằn vặt, còn đau khổ.
Không chỉ nhớ thương Kim Trọng mà Kiều còn xót thương cho cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin mình, không rõ các em có chăm sóc chu đáo không, có ai thay mình quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ không:
Vừa mới xa nhà được hơn một tháng mà nàng đã cảm thấy xa lâu lắm. Chỉ bốn câu thơ độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã thể hiện một cách sinh động, cao đẹp và đầy xúc cảm tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Ngay lúc mình đau khổ, cô đơn, mất hết những gì quý giá nhất của một đời người mà Kiều vẫn còn thương nhớ, lo lắng cho những người thân đã chứng tỏ nàng là người vị tha, quan tâm đến người thân còn hơn cả chính bản thân mình
Từ bao đời nay, tình mẹ luôn được ngợi ca như biển cả, “như nước trong nguồn chảy ra”. Quả thực vậy tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng, cao quý theo ta suốt cuộc đời này. Mẹ là người đã phải trải qua chín tháng mười ngày vất vả, khổ cực để sinh thành nên ta, mẹ nuôi dưỡng ta bằng tiếng hát, bằng dòng sữa mát ngọt dịu êm. Mẹ tần tảo lo lắng nuôi dạy cho ta thành người, mẹ như ánh sao rực rỡ soi sáng cuộc đời của ta, làm sao có thể nói hết công lao to lớn, vĩ đại của mẹ, làm sao gánh hết những vất vả, nhọc nhằn mẹ chịu vì con. Mỗi lần cất tiếng gọi mẹ là lòng ta lại dâng trào bao cảm xúc, mẹ – chỉ một từ thôi sao mà thiêng liêng quá đỗi. Mẹ như người thầy, người chị chia sẻ với ta những kinh nghiệm sống, động viên ta những lúc ta buồn, thất bại trong học tập, chia tay với người yêu. Mẹ là động lực để ta tin tưởng và có niềm tin vào cuộc đời, mẹ luôn là người dang tay đỡ ta khi ta vấp ngã, khi ta khó khăn. Mẹ vất vả, hi sinh cả cuộc đời mình cho ta mà không than thở điều gì cả, có những lúc ta cáu giận vô cớ, nặng lời với mẹ, mẹ chỉ im lặng, mẹ lặng lẽ giấu nước mắt trong nụ cười với ta. Mẹ luôn động viên, tin tưởng vào quyết định của ta. Mẹ, tình mẹ cao cả và tuyệt vời biết bao, mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng, yêu thương, chăm sóc, quan tâm đến mẹ nhiều hơn nữa, có bao giờ chúng ta để ý đến tóc mẹ đã điểm những sợi bạc, có hay những nếp nhăn hằn nơi khóe mắt. Hỡi những ai đang còn có mẹ bên mình, hãy trân trọng những phút giây quí báu này: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không ?”.
Anh thanh niên mới có hai mươi bảy tuổi, cái tuổi đang hừng hực sức sống và sự bay nhảy. Thế mà, anh đã sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh. Như vậy, cái gian khổ nhất đối với anh là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ có một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về “ốp” đều đặn những con số để phục vụ sản xuất, chíên đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao.
Viết đoạn văn theo phương pháp diễn dịch nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ trên (kieeif ở lầu ngưng bích , 8 câu giữa) . Trong đoạn có sử dụng câu phủ định, 1 câu dẫn trực tiếp.