Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tk :
Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rừng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người làm chủ để làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ "lồng" được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Chỉ có như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.
Cảnh khuya là một trong những bài thơ tứ tuyệt của Bác. Bài thơ đã cho ta thấy cảnh khuya ở khu rừng Việt Bắc vô cùng đẹp đẽ và tráng lệ. Mở đầu bài thơ như một tấm màn mở ra 1 bức tranh thơ mộng :"Tiếng suối trong như tiếng hát xa" Tác giả dã so sánh tiếng suối - âm thanh của tự nhiên với tiếng hát xa - âm thanh của con người. Tiếng hát xa rất nhỏ, văng vẳng không rõ rệt. So sánh như vậy cho ta thấy tiếng suối rất khẽ, rất xa đồng thời trong trẻo, ấm áp tình người, vang vọng trong không gian tĩnh mịch. "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" đã điểm tô cho bức tranh với nhiều tầng bậc. Tầng cao là trăng, tầng trung là vòm cây cổ thụ, tầng thấp là khóm hoa. Không chỉ có nhiều tầng bậc mà còn có nhiều đường nét. Ánh trăng từ tên cao chiếu xuống, xuyên qua vòm cây cổ thụ, tạo nên những khóm hoa in trên mặt đất như hàng trăm, hàng nghìn bông hoa, điệp ngữ lồng đã tạo chiều sâu cho bức tranh có nhiều tầng bậc. Chỉ với hai câu thơ ngắn ngủi nhưng Bác đã gợi lên trong tâm hồn người đọc một khung cảnh tuyệt đẹp do tự nhiên tạo ra hòa với ánh trăng trên nền trời bao la.
a) tâm hồn của chủ tịch Hồ Chí Minh thật thanh cao. Bác nghe tiếng suối mà cảm nhận được độ trong của nước
b) Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
(Nguyễn Trãi, Bài ca Côn Sơn)
Tham khảo:
Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu đẹp trên nhiều phương diện. Thật vậy, người dân Việt Nam có quyền tự hào về sự giàu đẹp, đa dạng và muôn màu của tiếng mẹ đẻ. Đầu tiên, tiếng Việt đa dạng về ngữ âm và cách phát âm. Một từ tiếng việt nhưng nếu được phát âm bằng những sắc thái khác nhau thì sẽ cho ra nội dung và hàm ý khác nhau. Ví dụ như "Sớm nhỉ?" mà được phát âm bất ngờ thì nó sẽ mang sắc thái bất ngờ còn nếu mà được phát âm theo giọng mỉa mai thì tức là người kia đang muộn chứ không hề sớm. Hơn nữa, người dân mỗi vùng miền lại có cách phát âm và âm điệu khác nhau. Thậm chí, ngay cả trong một thành phố, ngữ âm và cách phát âm của người dân cũng có những nét khác nhau. Đặc biệt, tiếng việt là thứ tiếng có dấu nên việc phát âm dấu của mỗi miền cũng có sự khác biệt nhất định. Người miền Trung phát âm dấu ngã thành dấu hỏi. Thứ hai, sự giàu đẹp của tiếng việt thể hiện ở hệ thống từ đồng âm và từ đồng nghĩa cũng như hệ thống kiểu câu, và ngữ pháp tiếng việt vô cùng phức tạp. Riêng về các loại câu thì tiếng việt có câu đơn, câu ghép; về chức năng câu thì có câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn,...; về các loại từ thì có từ đơn, từ ghép, từ láy. Hơn nữa, những thành phần tiếng việt như trợ từ, thán từ, thành phần biệt lập, phó từ,... cũng vô cùng đa đạng và giàu đẹp. Cuối cùng sự giàu đẹp của tiếng việt thể hiện ở cách dùng của người dân. Tiếng Việt đi vào thơ ca, âm nhạc, kịch nói, sân khấu, chèo tuồng và lời ăn tiếng nói vô cùng linh hoạt và đậm chất văn hóa nước nhà. Tóm lại, tiếng việt là thứ tiếng giàu đẹp và là niềm tự hào của người dân VN.
Từ xưa đến nay, người Việt Nam luôn tự hào về tiếng nói của dân tộc mình. Tiếng Việt giàu và đẹp với vốn nguyên âm, phụ âm, dấu câu phong phú, với nhiều kiểu câu đa dạng giúp khả năng diễn đạt linh hoạt, sâu sắc. Tiếng Việt là kết quả của chặng đường dài dựng nước giữ nước, là sản phẩm lao động sản xuất, là tiếng nói tâm tư, tình cảm của nhân dân. Dù ở miền xuôi hay miền ngược, dù ở miền nui hay đảo xa , người dân Việt Nam vẫn luôn tự hào, gìn giữ và ra sức bảo vệ tiếng mẹ đẻ. Tình yếu tiếng nói của dân tôi là biểu hiện của tình yêu nước.
tham khảo nha
"Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp."
Cảnh khuya là một trong những bài thơ tứ tuyệt của Bác. Bài thơ đã cho ta thấy cảnh khuya ở khu rừng Việt Bắc vô cùng đẹp đẽ và tráng lệ. Mở đầu bài thơ như một tấm màn mở ra 1 bức tranh thơ mộng :"Tiếng suối trong như tiếng hát xa" Tác giả dã so sánh tiếng suối - âm thanh của tự nhiên với tiếng hát xa - âm thanh của con người. Tiếng hát xa rất nhỏ, văng vẳng không rõ rệt. So sánh như vậy cho ta thấy tiếng suối rất khẽ, rất xa đồng thời trong trẻo, ấm áp tình người, vang vọng trong không gian tĩnh mịch. "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" đã điểm tô cho bức tranh với nhiều tầng bậc. Tầng cao là trăng, tầng trung là vòm cây cổ thụ, tầng thấp là khóm hoa. Không chỉ có nhiều tầng bậc mà còn có nhiều đường nét. Ánh trăng từ tên cao chiếu xuống, xuyên qua vòm cây cổ thụ, tạo nên những khóm hoa in trên mặt đất như hàng trăm, hàng nghìn bông hoa, điệp ngữ lồng đã tạo chiều sâu cho bức tranh có nhiều tầng bậc. Chỉ với hai câu thơ ngắn ngủi nhưng Bác đã gợi lên trong tâm hồn người đọc một khung cảnh tuyệt đẹp do tự nhiên tạo ra hòa với ánh trăng trên nền trời bao la.
1. Nhà thơ muốn nói đến lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.
2. Tiếng người dân tha thiết nói thường nghe như hát.
3.
Câu rút gọn: ''Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh''
Rút gọn thành phần CN
Khôi phục: Lời tiếng việt kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Giống nhau: hai cách ví von chỗ cùng lấy tiếng suối của thiên nhiên làm đối tượng để cảm thụ và so sánh
+ Nguyễn Trãi và Bác là những nhân cách lớn, với tâm hồn thi sĩ.
- Khác biệt: Tiếng suối của Nguyễn Trãi gắn với địa danh Côn Sơn, suối của Côn Sơn, còn tiếng suối trong thơ Bác là tiếng suối vô danh
+ Nguyễn Trãi nghe tiếng suối như tiếng đàn, còn Bác nghe tiếng suối như tiếng hát, nhưng tiếng hát xa chứ không phải ở khoảng cách gần
+ Tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi có vẻ như được nghe vào ban ngày, tiếng suối trong thơ Bác cảm nhận trong đêm