K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2023

- Lời dẫn trực tiếp là: "Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gẫy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi vọng phu kia nữa."

- Chuyển sang lời dẫn gián tiếp: Nàng bắt đắc dĩ nói rằng mình sở dĩ nương tựa vào Trương Sinh vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gẫy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi vọng phu kia nữa.

2 tháng 7 2023

CẢM ƠN BẠN IU NHÌ NHA =3

2 tháng 7 2023

''Họ hàng, làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả.''

Câu văn người ta đã ghi vậy rồi em còn bịa điều gì trong bài của em vậy? Không làm được rồi thì đừng cố, làm sai ảnh hưởng đến người khác đấy, hiểu chứ?

2 tháng 7 2023

1.VN đang trong tâm trạng đau khổ và tuyệt vọng khi chồng không nghe mình giải thích. VN có tâm trạng này vì TS không nghe lời VN mà lại đi tin lời con trẻ, nghi ngờ vợ không chung thủy.

2 tháng 7 2023

+ Thành ngữ thứ nhất : Bình rơi trâm gẫy

=> Ám chỉ một mối quan hệ tình yêu đã tan vỡ, ko còn sự ổn định và mất đi sự tin tưởng.

+ Thành ngữ thứ hai : Mây tạnh mưa tan

=> Ám chỉ 1 sự việc nào đó đã kết thúc, ko còn tồn tại nữa. Nó cũng còn cos ý nghĩa biểu đạt sự buồn bã và hưng phấn đã qua đi

 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “... Chàng vẫn không tin, Nhưng nàng hỏi chuyện kia đó ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng giết nàng và đánh đuổi đi. Họ hàng, làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bắt đắc dĩ nói:  - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã...
Đọc tiếp

 

Đọc đoạn văn sau và tr lời câu hỏi: “... Chàng vẫn không tin, Nhưng nàng hỏi chuyện kia đó ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng giết nàng và đánh đuổi đi. Họ hàng, làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bắt đắc dĩ nói - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gẫy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi vọng phu kia nữa.”

1. Đoạn văn có hình thức ngôn ngữ nào: Đối thoại hay độc thoại hay độc thoại nội tâm? Chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó?

1
2 tháng 7 2023

Đoạn văn trích từ câu chuyện có hình thức ngôn ngữ là đối thoại. Dấu hiệu giúp nhận biết là sự trao đổi giữa hai nhân vật, trong đó có lời thoại của nàng và chàng.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương. Ban đầu Trương không tin. Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:- Đây quả là vật dụng mà vợ tôi mang lúc ra đi.Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương. Ban đầu Trương không tin. Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:
- Đây quả là vật dụng mà vợ tôi mang lúc ra đi.
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
a) Lời nói của Vũ Nương với Trương Sinh thể hiện những phẩm chất nào của nàng?
b) Theo em, đây là một đoạn kết có hậu hay không có hậu? Vì sao?
c) Viết đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu), phân tích ý nghĩa nhân đạo của đoạn kết trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép theo quan hệ tương phản (gạch dưới câu ghép đó).

2
2 tháng 5 2018

a. Lời nói của Vũ Nương thể hiện phẩm chất vị tha, sống có tình có nghĩa của nàng.

b. Đây là một kết thúc vừa có hậu vừa không có hậu:

-  Là một cái kết có hậu:

+ Vũ Nương được cứu sống.

+ Được sống bất tử, giàu sang.

+ Được minh oan trên bến Hoàng Giang.

-  Nhưng không có hậu vì nàng không hạnh phúc thực sự:

+ Vẫn nhớ thương gia đình.

+ Vẫn mong trở về dương thế mà không thể.

Kết thúc này là kết thúc tất yếu, góp phần khắc họa hình tượng nhân vật Vũ Nương. Nàng là  tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc.

2 tháng 5 2018

Đoạn văn tự viết nhé em!

26 tháng 2 2020

a) Lời dẫn trực tiếp: "- Thiếp cảm ơn..."

Dấu hiệu nhận biết có dấu gạch ngang đầu dòng.

b) ND: Vũ Nương trở về trên bến Hoàng Giang.

  Qua đó em hiểu đc VN là 1 người vợ thương chồng, mẹ yêu con, thủy chung, vị tha.

26 tháng 8 2016

1, Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

2, Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện

3, Nêu được những chi tiết hé mở trong truyện để có thể tránh được thảm kịch cho Vũ Nương:

  • Truyện không phải không hé mở khả năng có thể tránh được thảm kịch đau thương của Vũ Nương:
  • Lời con trẻ chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được: "mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi", "chỉ nín thin thít", "chẳng bao giờ bế Đản cả",... Câu nói đó của đứa trẻ như là một câu đố, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ.
  • Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng.

=>Thể hiện tài năng kể chuyện của Nguyễn Dữ (thắt nút truyện làm cho mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm tăng sự li kỳ, hấp dẫn cho câu chuyện)

4, Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương:

  • Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhất nhưng dường như đó là cách duy nhất của Vũ Nương. Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, đối với nàng phẩm giá còn cao hơn cả sự sống.
  • Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm.
  • Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông. Vũ Nương lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là "máu ghen" của người chồng nông nổi. Không phải chỉ vì cái bóng trên tường mà chính là cái bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh đã giết chết Vũ Nương.
  • Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ cuả một gia đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ mà những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi không thể lường trước được. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, xã hội đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông mang nặng tư tưởng nam quyền, độc đoán, đã chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương.
  • Chiến tranh phong kiến cũng là một nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Nó gây nên cảnh sinh li rồi góp phần dẫn đến cảnh tử biệt.
  • Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung túng cho cái ác, cái xấu xa đồng thời bày tỏ niềm cảm thông đối với số phận người phụ nữ.
  • Bi kịch của Vũ Nương đem đến bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.

5, Đánh giá, liên hệ, mở rộng:

  • Nghệ thuật xây dựng chi tiết có ý nghĩa trong tác phẩm, tạo tình huống có vấn đề .
  • Nỗi đau, số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh cuộc sống của người phụ nữ xưa.
  • Trân trọng, cảm thông, thấu hiểu của tác giả với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
  • Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống gia đình hiện nay.
Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:- Cha Đản lại đến kia kìa!Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách:- Đây này!Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi. âu 1: (1điểm) Đoạn văn trên được trích từ...
Đọc tiếp

Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:
- Cha Đản lại đến kia kìa!
Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách:
- Đây này!
Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi. 

âu 1: (1điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

Câu trả lời của bạn

Câu 2: (1điểm) Ghi lại tên tác giả của đoạn trích trên?

Câu trả lời của bạn

Câu 3: (1điểm) Cho biết “nàng” trong trích trên là nhân vật nào trong truyện?

Câu trả lời của bạn

Câu 4: (1điểm) Trong đoạn trích có câu: “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi”. Theo em, “nàng” đã gánh chịu nỗi oan gì?

Câu trả lời của bạn

Câu 5: (1điểm) Trong đoạn trích trên, đứa con khi trả lời với cha mình chỉ đáp “Đây này!”. Theo em, đứa con đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

Câu trả lời của bạn

Câu 6: (1điểm) Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên?

Câu trả lời của bạn

2
22 tháng 11 2021

1. Chuyện người con gái Nam Xương

2. Nguyễn Dữ

3. Vũ Nương 

4. Nỗi oan bị hiểu nhầm rằng ko chung thuỷ vs ck 

5. Phương châm lịch sự, 

6. Đây này

22 tháng 11 2021

Câu 1: Chuyện người con gái Nam Xương.

Câu 2: Nguyễn Dữ

Câu 3: Vũ nương

Câu 4: Nỗi oan bị nghi ngờ có dan díu, không chung tình.

Câu 5: Phương châm hội thoại lịch sự.

Câu 6: Cha Đản lại đến kia kìa!