Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ có trái đất, loài người đã sinh sống được nhờ môi trường thiên nhiên xung quanh mình. Bầu không khí trong lành, nguồn nước mát và đặc biệt là màu xanh kì diệu của muôn ngàn cây lá khác nhau. Vì vậy, nhân dân ta đã có câu : "Rừng vàng biển bạc'' để khẳng định giá trị của rừng và biển. Trong bài luận văn nhỏ này, ta thử bàn bạc, tìm hiểu về rừng và nạn phá rừng sẽ dẫn đến điều gì? Một số người không biết rằng: tàn phá rừng chính là tự thắt cổ mình, vì sự tàn phá đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái, tàn phá môi trường sống của chính mình.
Từ xưa đến nay, rừng, lá phổi xanh của con người có vai trò quan trọng để duy trì sự sống của con người, để con người hít thở sử dụng nhưng hiện nay, nạn phá rừng đang là nỗi lo cho các nhà sinh thái.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm giấy, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thận chí, phút cuối của cuộc đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của cây rừng...
Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Rừng còn là nơi sinh sống, trú ngụ cho biết bao loài động vật, côn trùng khác, là nơi tạo ra vô số các loại quý hiếm. Rừng phục vụ cho di lịch, là nơi nghỉ mát, nơi vắn trại, lý tưởng cho mọi người. Rừng cần cho cuộc sống biết nhường nào.
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường sinh thái, là môi trường sống cho loài người. Các quá trình quang hợp của cây xanh liên tực diễn ra, cây hít khí cacbonic CO2 vào để rồi tạo ra khí Oxi, một thứ khi rất càn thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là một " nhà máy lọc bụi tối tân nhất" mà chưa có một nhà máy nào trên thế giới có thể sánh nổi. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ, cản lụt, rừng chống sa mạc hoá, rừng ngăn cát lấn đất, rừng giữ đất, giữ nước...Khi đã hiểu được vai trò của rừng đối với môi trường sinh thái, ta mới cảm nhận được hậu quả tai hại của việc tàn phá rừng. Có thích thú gì đâu khi đứng trên một mảnh đất mà xưa kia đã từng là rừng, hiện giờ đang bị ánh lửa mặt trời thiêu đốt. Có sung sướng gì đâu khi phải bước chân trên sa mạc cát nóng rát cháy cả đôi chân, đôi môi thì khô khốc đắng cả miệng, khắp nơi chỉ có gió và cát bay mù mịt. Lúc ấy, sao mà thềm... một mảng xanh mát, một bóng râm, một vũng nước trong để có thể dừng chân nghỉ ngơi. Hoặc cảm giác chán chường khi thấy một ngọn núi toàn là đá ( vì không có cây nên không giữ được đất ). Nguy hiểm hơn cả là vẫn đề khí thở. Hàng ngày trên thế giới có biết bao nhà máy thải khí độc vào bầu khí quyển, biết bao bụi bặm trên các đường phố, biết bao con người đang chia nhau từng hớp không kí ô nhiễm dưới cái náng chang chang, xung quanh chẳng có một tí bóng râm bào, chỉ toàn là khối bê tông xám xịt, cao ngất, che lấp cả bầu trời. Nếu vắng bóng rừng một khoảng thời gian dài, thì cả trái đất sẽ khô cúng lại và cả nhân loại sẽ chết dần chết mòn. Lúc ấy, dầu nhà cao cửa rộng, dầu bạc vàng chất đống, con người chỉ mong một cánh rừng xanh tốt mà nước mắt ràn rụa tiếc nuối, xót xa khi nghĩ đến canh rừng bạt ngàn xưa kia. Còn nữa, rừng vốn là để chống thiên tai, bây giờ mất rừng rồi mọi tai hoạ trước kia ít gây thiệt hại nay bỗng chốc trở thành đại hoạ. Lũ lụt, sa mạc hoá, hạn hán, bão lũt sảy ra khắp nơi. Ở nước ta, lũ lụt và bão hoành hành ở khắp nơi, nguyên do cũng tại phá rừng.
Thêm vào đó, thú rừng chẳng còn nơi sinh sống, tràn xuống thành thị, gây biết bao tai hoạ. Nếu thiếu rừng, thì còn gì là kho thuốc vô tận của thiên nhiên, lấy đâu ra nguyên vật liệu để phục vụ cho các ngành sản xuất, lấy gì làm chỗ nghỉ ngơi...
Trước hiểm hoạ đó, con người phải làm gì? S.O.S báo động toàn thế giới : Đã đến lúc ta phải bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Hội nghị quốc tế thưởng đỉnh năm qua họp cũng chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất : bảo vệ môi trường. Uỷ ban bảo vệ môi trường thế giới đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới cùng hợp tác để bảo vệ môi trường sinh thái bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Đó là vấn đề chung của toàn nhân loại. Riêng cá nhân ta, ta phải làm gì. Quá rõ : giảm tối thiểu việc khai thác rừng, ngăn chặn triệt để việc phá rừng bừa bãi, bảo vệ tốt hơn trong việc bảo vệ rừng...
Không quá trễ đẻ ta thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, Nhưng cũng không sớm để báo động về việc các cánh rừng đang biến mất khỏi trái đất. Chúng ta phải cùng nhau bảo vệ rừng, không thể để nước đến chân rồi mới chạy, lúc đó là quá muộn, con ngừoi đã tự giết minh.
Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dụng điện thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh.
Việc nói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.
Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài. Còn có bạn thậm chí còn bị đình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dụng nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng dạy khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao. Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói.
Tóm lại ta như hiểu được rằng chính việc nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho các bạn. Hơn nữa chúng ta cũng phải hiểu được rằng đối với những người xung quanh, việc nói chuyện riêng của chúng ta ko có gì ngoài những điều bất lợi. Thế nên, mọi người cũng hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, loại bỏ ngay ra khỏi lớp học của chính mình nhé.
Chúc bạn thi tốt!
Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.
Lòng hảo tâm có thể là tặng cho người khác chiếc ô trong lúc trời mưa, tặng áo khi trời đông giá lạnh, tặng tình thương khi người ta héo mòn tâm hồn. Nhưng thiết nghĩ, những điều đó không còn tồn tại trong xã hội hiện nay, chính lòng ích kỉ lên ngôi đã đẩy lùi những lối sống tốt đẹp.
Ai cũng biết ích kỉ là một thái độ sống không tốt, là sự thờ ơ vô cảm trước một tình huống xảy ra trước mặt , là một thái độ sống lạnh nhạt chỉ biết lo cho bản thân , không hề quan tâm người xung quanh và đề cao lợi ích cá nhân một cách triệt để.
Dẫu biết cuộc sống không phải một xứ sở diệu kì nơi sự tốt bụng và vị tha lên ngôi, vốn dĩ cuộc sống toàn một màu u ám. Nhưng cuộc sống với sự xuống cấp của đạo đức, bầu trời trong xanh chuyển dẫn thành màu xám đục , hỗn loạn và đầy vết bẩn một phần đóng góp không nhỏ chính vì sự ích kỉ và lòng tham của con người. Con người luôn kêu gào họ cô đọc, họ không được quan tâm để ý nhưng chính họ lại chẳng hề mảy may đến người khác. Ích kỉ , ích kỉ và ích kỉ, nó tạo nên một xã hội toàn sự tư lợi và bất nhân. Bạn có biết về những quan chức cấp cao, họ luôn nói vì dân thương dân mà làm tất cả nhưng khi vén bức màn sự thật, tất cả chỉ là những kẻ đó đang nuôi “ Hầu bao “ ngày một lớn, sự ích kỉ và lòng tham xui khiến những con người không ngừng biến chất tha hóa. Có đôi lúc họ sống chỉ biết chăm chăm lợi ích của bản thân mà chà đạp lên tình thương, sự quan tâm và lợi ích của người khác. Cái đau đớn xót xa nhất của toàn nhân loại là loài người đa dần tách ra, trà đạp lẫn nhau để đạt được những thứ mình muốn. Ích kỉ dần trở thành một lối sống tiêu cực nên nó sẽ sinh ra sự thù hận và ghen ghét đố kị nếu ai đó có được nhiều lợi ích hơn mình. Người ta sẵn sàng vứt bỏ mỏi thứ tình bạn tình yêu, tất cả những mối quan hệ mình có để đánh đổi một thứ lợi ích tầm thường không đáng. Nhưng có một sự ích kỉ trong cuộc sống được người ta thừa nhận đó chính là sự ích kỉ trong tình yêu. Tình yêu là thứ tình cảm giữa hai người, vốn dĩ không danh cho người thứ ba, chính vì vậy khi xuất hiện một điều trái lẽ tự nhiên, người ta sinh ra sự ích kỉ, sự sở hữu vốn có trong bản tình con người.
Con người có thể đối mặt với nhiều vấn nạ khác nhau nhưng vấn đề cấp thiết nhất chính là xóa bỏ sự ích kỉ- đuổi một con qủy dữ ra khỏi tâm hồn. Học cách quan sát, để ý đến người xung quanh mình nhiều hơn. Ta nên thay đổi lối sống cực đoan không bao giờ chịu nhận phần thua thiệt về mình và học cách nhún nhường trước mọi người. Quan trọng hơn hết là phải rèn luyện bản thân , giúp đỡ mọi người. Bởi “Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại”.
Bên cạnh đó, chúng ta nên lên án manh mẽ những kẻ sống thờ ơ vô cảm như một anh thanh niên nhìn thấy một cụ già bị ngã những không chịu dừng lại dù chỉ một phú để đỡ bà cụ dậy vì một lí do đơn gian:” Không thể đến lớp trễ , sẽ bị cô giáo phạt năng mất” Hay những kẻ chỉ biết đến bản thân, không bao giờ nhường nhịn vì người khác. Ta nên chọn một ‘loại thuốc ‘ hữu hiệu cho căn bệnh thế kỉ ấy để cuộc sống trở nên tươi đẹp.
Cuộc đời vốn dĩ vậy, đều có những quy luận được con người thiết lập ra khó có thể xóa bỏ, Nhưng tin chắc răng, khi người ta nhận ra giá trị tốt đẹp, sự ích kỷ sẽ tan biến như mây khói vậy.
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ SỰ ÍCH KỈ LỚP 8
Để có thể sống chân chính và ngẩng cao đầu tự hào về hai tiếng con người thì trên hành trình gian nan ấy, quả thực chúng ta cần cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Chúng ta cần có bản lĩnh, trái tim nhân hậu vị tha và đặc biệt là biết cách giết chết con rắn độc “ích kỉ” đang ẩn náu trong tâm hồn mỗi người.
Lòng ích kỉ là sự vị kỉ cá nhân, là thái độ và suy nghĩ chỉ biết vì lợi ích cá nhân, chỉ biết mưu mô, toan tính và sân si với những lợi ích của bản thân, không biết cách sống cho- nhận một cách hài hòa cân đối. Dĩ nhiên, là con người chưa bào giờ là hoàn hảo cả, tuy nhiên đừng cứ trách cuộc đời hay méo mó, sao ta không tròn tự trong tâm. Vậy nên, lòng ích kỉ là một con rắn độc nó luôn âm thầm luồn lách vào bên trong tâm hồn bạn, chỉ cần chút sơ hở nó sẽ chiến thắng cà bạn sẽ bị nó khuất phục.
Ai cũng đều muốn mang lợi ích về mình, đều nghĩ cho bản thân trong những tình huống phải tính toán hơn thiệt, điều ấy sẽ gây ra lòng ích kỉ. Sự ích kỉ sẽ đến khi khát vọng biến thành tham vọng, khi cá nhân không thể suy nghĩ cho cộng đồng, khi cái tôi chiến thắng và át chế cái ta chung. Lòng ích kỉ khiến ta chỉ biết nghĩ cho bản thân, thành ra quanh co với những ham muốn cá nhân, đánh mất mình trong vòng xoáy của lợi ích và thù hận.lòng ích kỉ sẽ gây ra tâm lí đố kị, ghen ghét với những ai đạt được thành công hay hạnh phúc hơn mình, từ đó muốn tìm mọi cách để chiến thắng đối phương, dùng mọi thủ đoạn để hạ gục đối thủ. Do vậy tâm hồn không bao giờ được thanh thản nhẹ nhõm thậm chí còn thấy áp lực và mệt mỏi vì quay cuồng và bị sai khiến bởi lòng tự ái. Bản thân với cái tôi đề cao quá cao sẽ đánh mất mình giữa cộng đồng và nhân quần rộng lớn. Rồi dần dần sẽ mất đi tình đồng loại nhân cách cao thượng và sự vị tha của tâm hồn. Đẩy ta gần hơn dưới hố sâu của tội lội và cơn cuồng nộ của tranh đấu, giành giật. chính vì thế, con người dễ bị sa ngã, xói mòn và băng hoại về đạo đức, chết dần chết mòn đi vì những lợi ích ti tiện và tầm thường của cá nhân, chạy theo những giá trị nhất thời mà mất đi giá trị và tâm hồn cao quý của loài người.
Hãy nhìn những con người cứ mãi quanh quẩn trong vòng danh lợi, đấu đá và ganh ghét lẫn nhau xem, họ đã bị cộng đồng xa lánh, từ chối bởi cá nhân chỉ có thể hòa hợp với cộng đồng khi biết cân đối, hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. Sự ích kỉ cũng là một biểu hiện của việc muốn hưởng thụ vậy. Thử hỏi, nếu ai cũng sống bằng lòng ích kỉ, cũng sống với cái tôi cao ngất ngưởng ấy, xã hội và nhân quần sẽ đi về đâu. Liệu còn đâu làm điểm tựa cho sự bền vững được chăng. Một người chỉ biết có ích kỉ, chỉ biết có cá nhân sẽ sớm bị đào thải, bị xa lánh và tấy chay với những tham vọng và ham muốn vô độ của bản thân.
Nhưng để có thể sống cống hiến, hi sinh, vị tha mà không tham sân si với những lợi ích tầm thường, dễ dãi cần phải là người có bản lĩnh, nhân cách cao thượng. biết hi sinh, chấp nhận mình vì mọi người, mình không là duy nhất,cần hiểu rõ vai trò của cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng. không quá tham lam và thái độ cố hữu, bảo thủ, đấy cũng là một hướng sáng để bạn mở ra cánh cửa của tình yêu trong trái tim.
Còn gì cao quý và hãnh diện hơn cho một thái độ sống vị tha, cống hiến quên mình. Không phải lúc nào ta cũng là duy nhất, ta cần yêu quý bản thân nhưng đó không có nghĩa là bạn được phép sống ích kỉ. Thật vui biết bao khi một trái đất ngập tràn yêu thương và lòng ích kỉ trở thành biển hồ chết.
Mỗi con người khi sinh ra đều là những cá thể khác biệt, có những nét tính cách khác nhau. Nhưng sống trong một xã hội ngày càng đề cao tính cộng đồng, mỗi người không nên có tính ích kỉ. Ích kỉ là chỉ sống cho bản thân mình, lo cho bản thân mà mặc kệ, không quan tâm đến người khác. Những người ích kỉ lúc nào cũng đặt quyền lợi của bản thân lên quyền lợi của mọi người, của tập thể. Họ sống trong tư thế không chịu mở lòng, luôn ngại khó, ngại khổ mà đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, chỉ thích hưởng quyền lợi mà không thích làm việc. Ví dụ như trong lớp học, khi có bạn đến hỏi cách giải một bài toán khó mà mình đã giải ra, vì sợ bạn cũng làm ra rồi giỏi hơn mình nên né tránh, nói dối rằng chưa làm ra rồi lảng sang việc khác. Hay khi cả lớp đi uống nước sau những buổi lao động ở trường, trong lúc bạn bè nói chuyện vui vẻ thì bạn nhăn mày nhăn mặt tính toán: “Mình thì làm mệt phờ người còn nó chỉ làm một chút mà cũng được ngồi uống nước như mình.” Chẳng phải Bác Hồ đã từng nói : “Lao động là vinh quang” sao ? Nhưng lúc đó bạn có nghĩ được như vậy không ? Chắc chắn là không đâu khi mà sự ích kỉ đang quấn lấy trí óc bạn, khiến cho bạn càng thêm mệt mỏi. Ích kỉ là một lối sống tiêu cực, không chỉ bào mòn bản chất của chính mình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Bạn nên nhớ nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”
Tính ích kỉ như một ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả,khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta. Những người ích kỉ sẽ không bao giờ phát triển hay khẳng định được bản thân, cũng khó có thể thành công trong cuộc sống. Bởi vì họ sẽ bị người khác xa lánh, ghét bỏ, sẽ không bao giờ được người khác giúp đỡ hay tạo cơ hội để phát triển. Liệu có ai muốn giúp đỡ người không bao giờ giúp đỡ người khác? Có ai muốn hợp tác người lúc nào cũng tính toán quyền lợi của bản thân trong khi điều kiện là đôi bên cùng có lợi ? Người ích kỉ sẽ sống một cuộc sống mờ nhạt, không hòa đồng và cởi mở với mọi người xung quanh. Họ sống thiếu tình thương vì họ sợ nếu yêu thương quá nhiều thì họ sẽ bị thiệt thòi. Nói cách khác, họ chỉ đang “tồn tại” chứ không phải đang “sống”. Như câu nói của nhà văn Huy-gô: “Kẻ nào m\vì mình mà sống thì vô tình kẻ đó đã chết đối với người khác.” Sống là phải biết yêu thương, biết quan tâm và chia sẻ, bởi vì mỗi con người chúng ta đều có một trái tim để cảm thông và hòa chung nhịp đập với cộng đồng. Đừng để trái tim của chúng ta bị sự ích kỉ quấn lấy, rồi từ đó hình thành mầm mống cho thói ganh ghét, đố kị, cho thói tham lam, dối trá, lừa lọc. Có lẽ trong chúng ta không ai không biết vụ thảm sát kinh hoàng đã khiến sáu người trong một gia đình thiệt mạng ở Bình Phước. Động cơ của tên thủ ác Nguyễn Hải Dương cũng xuất phát từ sự ích kỉ của bản thân khi bị người yêu giàu có từ chối tình cảm của mình. Quả không sai khi Mác-đen đã nói: “Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác.” Từ việc chỉ biết nghĩ cho bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Ví dụ như những người nông dân không chân chính trong xã hội bây giờ, chỉ vì nghĩ đến quyền lợi của bản thân, dù biết nó sẽ gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, thậm chí là bệnh ung thư, vậy mà họ vẫn làm rau bẩn, vẫn dùng nước thải có chứa dầu từ các doanh nghiệp để tưới, vẫn phun nhiều thuốc trừ sâu độc hại cho cây trồng. Có một câu nói của biên tập viên Lê Bình trong chương trình “Tạp chí kinh tế cuối năm” mà đến giờ tôi vẫn không quên: “Đến khi nào thì con người chúng ta mới thôi độc ác với nhau?”
Mỗi con người chúng ta, khi sống hãy biết quan tâm và yêu thương nhau, biết mở lòng với những người khác. Hãy tham gia các hoạt động cộng đồng, các hoạt động thiện nguyện để bản thân biết sẻ chia, biết đồng cảm. Cuộc sống không đủ dài để chúng ta có thể sửa chữa tất cả những sai lầm của bản thân, nhưng đủ dài để chúng ta vứt bỏ bản tính ích kỉ và bắt đầu lại với một trái tim đầy tình yêu thương.
Câu thơ thể hiện một nỗi căm hờn, một niềm bi phẫn cao độ của con hổ. Thế Lữ đã sử dụng động từ "gậm" để thể hiện sự bức bối lâu dài, dai dẳng, nó không thể nguôi ngoai mà luôn tồn tại, hiển hiện khiến tâm trạng luôn bị vây hãm trong bế tắc, cần được giải thoát. "Khối căm hờn" là những thù hằn, căm giận mà con hổ luôn"gậm" trong mình. "Trong cũi sắt" lại tái hiện chân thực không gian sống giam hãm, nhỏ hẹp khiến cho con hổ bị mất tự do. Như vậy, chỉ một câu thơ đầu nhà thơ Thế Lữ đã tái hiện được trọn vẹn hoàn cảnh đáng thương cũng như sự u uất của con hổ. Trong hoàn cảnh bị giam hãm ấy, dù cho lòng hừng hực lòng căm thù, dù muốn thoát ra khỏi chốn tù đầy này nhưng không thể làm theo ý muốn, nguyện vọng của mình. Vì vậy, con hổ chỉ có thể "nằm dài" trong chán chường đau khổ mà lặng lẽ "trông ngày tháng dần qua", không được tung hoành muôn nơi, trở thành thứ đồ chơi cho loài người nhỏ bé khinh bỉ.
Tham khảo :
Có rất nhiều bạn đã tìm được cho mình phương pháp học rất khoa học.Nhưng không ít bạn vẫn thường xuyên học vẹt và học tủ.
Học vẹt là nhắc đi nhắc lại phần kiến thức cần nắm nhiều lần giống như con vẹt tập nói tiếng người.Học vẹt là lối học thuộc lòng một các vô thức. Người học không hề biết gì về bản chất của vấn đề. Chỉ cần người khác vặn hỏi mấy câu là ấp a ấp úng.Học vẹt khiến người học không phát triền được năng lực suy nghĩ.Học tủ là cách học mà người học tự ý chọn cho mình một phần kiến thức nhất định và chỉ tập trung cũng như đầu tư tâm sức vào đó.Nguyên nhân do lười,do sở thích,do thông tin sai lệch ảnh hưởng trước mỗi kì thi. Không ít bạn cũng rơi vào cảnh bị “tủ đè” thật là thảm.Đây là cách học đối phó vì nhiều người chưa xác định được mục đích đúng đắn của việc học. Chính vì vậy,chúng ta hãy dừng lại đi cách học vẹt và học tủ bạn nhé! Vì tương lai đích thực của mình đấy!