Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vào mùa hè, em được bố mẹ cho về quê thăm ông bà. Em thích nhất là được ngồi bên cửa sổ ngắm trăng. Khi những giọt nắng cuối cùng đã biến mất sau rặng dừa phía tây. Cảnh vật quê em chìm dần vào bóng tối, cũng lúc đó ở phía sau rặng tre xuất hiện một ông trăng nhỏ.
Những đêm trăng sáng tỏ, tôi cùng bà thường ngồi cạnh cửa sổ để ngắm trăng lên, thật là thích khi được nhìn ánh trăng từ từ nhô lên khỏi rặng tre cuối làng. Càng lên cao, càng nhạt màu, trăng càng toả sáng hơn, bóng tối từ từ nhường chỗ cho ánh sáng huyền dịu của vầng trăng. Bầu trời trong và xanh thăm thẳm, thỉnh thoảng có một vài đám mây trắng bay qua tạo cho bầu trời một không gian huyền ảo. Những chị sao thường ngày yểu điệu lấp lánh khoe sắc là vậy, thế mà giờ đây phải khép mình trước ánh sáng rực rỡ của chị Hằng. Càng tuyệt dịu hơn, gió hiu hiu thổi. Chưa hết, hoa mẫu đơn, hoa chiếu thuỷ khe khẽ lắc lư theo gió.
Ánh sáng thấm đượm đất trời, xóm làng ruộng đồng, dòng sông và mây gió. Con người cùng cỏ cây, muôn vật sáng đẹp hơn, nồng nàn dưới ánh trăng.
Chiếc bánh rán to được chiên già lửa đang dần hạ thấp xuống. Hình ảnh tròn trịa vốn có của ông mặt trời không rõ nét lắm, bởi màn sương ban chiều đã được dòng sông giăng lên.
Bầu trời vẫn xanh ngỡ ngàng, mây còn lang thang đâu đó, chưa về. Từng đàn chim di chuyển về tổ theo hình chữ V. Chúng vừa bay vừa gọi nhau rộn cả khoảng trời, to tiếng nhất là con đầu đàn. Các luồng gió nhẹ đi qua, thoáng lay động cành cây ngọn cỏ. Trên cành, những chiếc lá kép trở mình thành lá đơn. Mặt sông làng đang bốc khói hơi nước, vờn quanh những ngó sen. Dưới chân bèo, những bong bóng không khí nổi nhanh rồi chóng vờ. Tiếng bìm bịp âm vang trong các vách hốc ven bờ, cạnh những cây bình bát sai trái, trĩu cành.
Xa xa nơi đầu làng, từng đàn trâu lững thững về trại theo hàng một. Trên lưng con to nhất đàn, ngồi vắt veo hai chú mục đồng đầu đội nón cỏ rơm để lộ bộ tóc trái đào, miệng tíu tít trò chuyện. Màu gạch nung của con đường làng dần chuyển sang màu đất sét. Khói bếp nhà ai ngun ngút, chờn vờn trong không gian như cuộn len bị quắng vào vòm trời sâu thẳm.
Cảnh vật mờ dần, bóng tối phủ kín khắp nơi. Tiếng côn trùng rỉ rả, rền vang cả rặng cây bụi cỏ. Văng vẳng đầu xóm, tiếng chó sủa bóng kéo dài thành tiếng tru.
Nhà nhà đã bật đèn, mọi người quây quần bên mâm cơm. Một ngày đã trôi qua chóng vánh, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, nhường lại không gian yên tĩnh, trầm lắng cho các vì sao chi chít trên bầu trời đêm.
Năm 2019,một con virus được nghi từ Trung Quốc được phát tán và người ta gọi nó là Covid19.
Trong suốt từ lúc đó,chúng em phải học qua màn hình điện thoại,không được gặp nhau trực tiếp.Mọi thứ đều đảo lộn,từ việc nhỏ đến việc to đều phải hoãn.Bố mẹ,cô giáo và nhà nước đều vất vả.Lúc đầu mọi người hoảng loạn nhưng dần dần mọi người đã bắt đầu có quy củ.Sau bao cố gắng cuối cùng cũng đã sản xuất ra vắc-xin.Em nghĩ qua dịch này chúng ta cũng đã hiểu được sự cố gắng nỗ lực của nhân loaij chống một con quái vật.Chúng ta đã rất cố gắng để bảo vệ thế giới.Chúng ta có ý chí quyết tâm đánh bại.Mong cả thế giới sẽ chống lại Covid.
iện nay, virus Corona đã được thế giới quan tâm rất nhiều. Bởi, nó mang lại hậu quả vô cùng lớn. Trong cuộc chiến chống dich bệnh rất nguy hiểm hiện nay thì mọi người đã rất lao tâm khổ sức. Tuy ai ai cũng lo sợ, hoảng hốt nhưng không hề tỏ vẻ bỏ cuộc cũng như chán nản. Bao nhiêu mạng người đã bị thứ dịch bênh này giết hại. Ôi, thật khủng khiếp ! Các người dân cũng và đang cố gắng phòng chống, sử dụng nhiều biện pháp như là: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đeo khẩu trạng khi ra ngoài, giữ cho cơ thể ấm áp, hạn chế đến chỗ đông người, ăn uống đầy đủ chất, ... và một số biện pháp thông dụng khác. Những người dân cũng đồng lòng với họ để có thể hạn chế việc lây lan dịch bệnh, Muốn mọi người cùng hợp tác, hạn chế ra ngoài, nắm bắt thông tin nhanh để việc phòng chống dễ dàng và mạnh mẽ hơn.
Trên bàn học của tôi có một chiếc đèn bàn. Chiếc đèn này có đế tròn làm bằng sắt, khá nặng, sơn màu đen bóng. Cần đèn là thanh kim loại tròn không gỉ, cao chừng 40cm. Chụp đèn hình loa bằng kim loại mỏng sơn màu xanh lá cây ở phía ngoài và màu trắng ở bên trong. Bóng đèn được gắn trong chụp đèn. Mỗi tối, tôi cắm dây điện vào ổ là chiếc đèn lại sáng lên.Đèn đã giúp tôi học bài và làm những công việc cần thiết. Đèn bàn như người bạn thân thiết của tôi.
Các bạn của em mỗi năm học đều mua bút mới. Riêng em, em vẫn dùng cây bút cũ từ hồi học lớp một. Theo năm tháng, cây bút máy của em có cũ đi đôi chút, nhưng ngòi bút vẫn viết rất êm và ra mực đều. Em dùng bút để ghi chép bài học, làm bài kiểm tra. Cây bút máy còn giúp em đắc lực trong việc ghi điểm thi đua của các lớp khi em trực Sao Đỏ. Bài văn nào của em cũng được cô giáo cho điểm cộng chữ viết đẹp một phần cũng nhờ vào cây bút máy. Em rất thích cây bút của em và luôn tự hào mình là người giữ gìn bút cẩn thận nhất lớp.
ở góc vườn nhà em có một cây bưởi sai trĩu quả. Bưởi thường có hình tròn và nặng khoảng một ki - lô - gam. Lúc bưởi còn non, chúng nhỏ bằng nắm tay và khoác trên mình chiếc áo màu xanh thẫm. Những quả bưởi ấy như những đứa con đầu tròn trọc lốc được cây mẹ chắt chiu dinh dưỡng nuôi nấng. Mùa thu là mùa bưởi chín. Khi ấy, những quả bưởi chín vàng, ăn những múi bưởi sẽ thấy vị ngọt dịu mát đọng lại. Em rất thích ăn bưởi vì hương vị của nó luôn làm em gợi nhớ đến quê hương.
Các bạn của em mỗi năm học đều mua bút mới. Riêng em, em vẫn dùng cây bút cũ từ hồi học lớp một. Theo năm tháng, cây bút máy của em có cũ đi đôi chút, nhưng ngòi bút vẫn viết rất êm và ra mực đều. Em dùng bút để ghi chép bài học, làm bài kiểm tra. Cây bút máy còn giúp em đắc lực trong việc ghi điểm thi đua của các lớp khi em trực Sao Đỏ. Bài văn nào của em cũng được cô giáo cho điểm cộng chữ viết đẹp một phần cũng nhờ vào cây bút máy. Em rất thích cây bút của em và luôn tự hào mình là người giữ gìn bút cẩn thận nhất lớp.
Sông quê tôi quanh năm vẫn như vậy.
Xuân về, mát mẻ tràn đầy, cây gạo ra bông rủ xuống những cành hoa nặng trĩu. Hè đến, dòng sông như thay áo mới,khoác lên người bộ vàng óng cùng những cơn mưa nhè nhẹ xua tan đi cái nóng gắt. Sang thu, nó lại mang một màu khiến ta liên cảnh đến dàn hoa cúc trước sân nhà ngoại tôi. Sau ba mùa ấm áp kia lại là mùa đông giá lạnh. Dù lạnh nhưng nó giúp chúng ta quây quần bên nhau, giúp chúng ta sum họp rồi in những tấm ảnh huy hoàng xuống mặt hồ mênh mông...
Hok tốt nhé Trương Phúc Anh!>.<
Mẹ - mặt trời của con
“Mẹ thương con có hay chăng
Thương từ khi thai nghén trong lòng
Mấy nắng sớm chiều mưa ròng
Chín tháng so chín năm, gian khó tính khôn cùng
A á ru hời ơ hời ru…”
Cho đến tận bây giờ, lời ru ầu ơ thuở thơ bé của mẹ vẫn còn mãi vang trong tâm hồn tôi. Lúc nào cũng vậy, mẹ luôn là người thương yêu, săn sóc các con của mình. Mẹ tôi còn hi sinh bao điều để nuôi nấng, dưỡng dục tôi khôn lớn.
Mẹ tôi đã rất vất vả để sinh ra tôi. Nghe bà tôi kể, hồi có mang tôi, mẹ tôi gầy yếu lắm. Bà bảo chắc do tôi ở trong bụng quá nghịch ngợm nên mẹ luôn ốm nghén, chẳng ăn được nhiều. Sau chín tháng mười ngày, mẹ sinh đón cậu con trai đầu lòng với tất cả niềm hạnh phúc nhất. Mẹ đã thức hằng đêm để trông nom tôi có giấc ngủ tròn. Từ bé tới giờ, tôi chẳng thể nhớ nổi mình ốm sốt bao nhiều lần, chỉ hình dung được gương mặt lo lắng của mẹ.
Mẹ luôn yêu thương tôi và dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất. Sáng sớm, mẹ thức dậy nấu cho tôi những món ăn hấp dẫn. Chiều tan học, tôi lại được sà vào vòng tay đầy thương yêu của mẹ. Mẹ tôi là một cô giáo. Với tôi, mẹ là cô giáo đầu tiên và vĩ đại nhất cuộc đời. Hồi bốn tuổi, tôi đã bắt đầu học cách cầm bút. Nhưng tôi lại thuận tay trái. Mẹ đã cầm tay tôi, đưa từng nét chữ đầu tiền, rèn cho tôi cách cầm bút bằng tay phải. Những ngày đầu, tôi vô cùng nản chí. Cầm bút không thuận tay nên tay tôi mỏi rã rời, những dòng chữ cứ nguệch ngoạc. Tôi vẫn gắng viết nhưng trong lòng cảm thấy ấm ức. Mắt tôi ứa đầy nước. Mẹ lại gần, nhẹ nhàng cầm lấy chiếc bút chì và ôm tôi vào lòng. Mẹ thủ thỉ những lời động viên ấm áp. Từ hôm đó, tôi học được cách kiên nhẫn, viết từng nét, từng nét thật chậm.
Dù đã mười tuổi, tôi vẫn thích được nằm ngủ trong vòng tay mẹ, được nghe những ru ầu ơ ngọt ngào thuở nhỏ. Bởi tôi biết, vòng tay ấy, lời ru ấy là những gì yêu thương nhất, tình cảm nhất mẹ dành cho tôi. Đứa con nghịch ngợm này nhất định sẽ không làm đôi mắt mẹ buồn, sẽ chăm ngoan và sẽ khôn lớn trưởng thành
- Tả hình dáng chú gà trống.
Trống cồ đã trưởng thành, toàn thân chú phủ một lớp lông màu vàng rực pha lẫn những chiếc lông màu đen xanh óng ả như rắc hạt kim cương. Bao quanh cái cổ là một lớp lông mịn và mềm như nhung thầm, làm cho da cổ vốn lúc nào cũng đỏ au càng thêm rắn rỏi. Đôi chân vừa to lại vừa cao được bao bọc bởi một lớp vảy sừng màu vàng sậm. Hai cái cựa chòi ra như hai mũi đinh mười, nhọn hoắt, một thứ vũ khí lợi hại giúp chú đánh bại mọi đối thủ trong xóm, nâng chú lên địa vị “thống soái”. Bộ lông đuôi của chú vừa dài vừa cong óng ả, rất hợp với đôi cánh như hai vỏ ốc khổng lồ úp hờ bên sườn. Đôi mắt chú thật tròn, to, đen lóng lánh lúc nào cũng ươn ướt như có nước.
- Tả hoạt động của con vịt đang kiếm mồi trong ao.
Ở trên bờ, chú đi lại rất chậm chạp, thế nhưng khi xuống nước, chú bay rất nhanh giống như một chiếc thuyền đang lướt trên mặt nước. Thỉnh thoảng, chú lại chổng ngược đuôi lên trời, đầu cắm xuống nước đế bắt mồi. Khi ăn no, chú vươn mình vỗ đôi cánh phành phạch, miệng kêu “cạc, cạc...”
... Sau một hồi rỉa lông, chú lạch bạch đi lại trên bờ, đuôi ngúc ngoắc trông thật buồn cười. Chợt mắt chú sáng rực lên, hình như chú đã phát hiện thấy một con cá đang bơi. Chú lật đật sà xuống đầm, đôi chân bơi nhanh, đẩv thân mình lướt trên mặt nước và cặp ngay con cá con vào mỏ. Sau đó, chú xốc mấy cái rồi nuốt chửng con cá vào bụng.
Chú bò nhà tôi mập mạp khoác lên mình một bộ lông vàng mượt đẹp như một tấm áo choàng. Cái đầu nghiêng nghiêng nhìn trông thật hiền lành. Đôi mắt tròn xoe với hàng lông mi dài. Cái mũi đen bóng được thắt một sợi dây thừng. Bốn cái chân như cái cột nhà. Bộ móng màu đon nện trôn nền đất nghe cộp cộp. Mỗi khi cười, bò để lộ hàm răng trắng đều. Hai Lai chú vểnh lên như hai cái lá mít. Chú là con bò đẹp nhất vùng.
hok tốt #
Biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển nói riêng và của thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ đã lợi dụng thế mạnh về biển đạt trình độ phát triển kinh tế rất caoThế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là ‘‘Thế kỷ của đại dương‘‘, bởi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỷ tới. Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển.Biển và đại dương là những kho nước vô tận, cung cấp cho các lục địa một lượng hơi nước rất lớn, sinh ra mây mưa để duy trì cuộc sống của con người, sinh vật trên Trái Đất và có tác dụng điều hoà khí hậu.Biển và đại dương còn là những kho tài nguyên, thực phẩm vô cùng quý giá.
Rừng và cây trực tiếp hoặc gián tiếp đều ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Càng ngày con người càng nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sống và đã có nhiều hoạt động tác động tích cực lên hệ sinh thái rừng và cây trồng, nhưng sự suy thoái của rừng vẫn đang tiếp tục diễn ra với một tốc độ đáng lo sợ. Để góp phần bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng, ở nước ta từ lâu đã có tục lệ đẹp "Mùa xuân là Tết trồng cây"...
Thực tế đã chứng minh cây có vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn nước. Các khu rừng trồng làm giảm hiện tượng sụt lở và xói mòn đất. Sự che phủ của rừng và cây ở đầu nguồn góp phần tích cực bảo vệ, cân bằng nước cho sản xuất nông nghiệp. Cây cối thường được trồng trong các đô thị hoặc làng xã để làm giảm bụi, giảm ô nhiễm không khí và bảo vệ các công trình xây dựng lịch sử. Nhiều loài cây cũng đã được trồng để lấy dược liệu và lá, cành, vỏ cây rừng được thu hái để làm thuốc chữa bệnh. Cây Nim (Agadirachta) thường được trồng gần nhà để chống muỗi. Cây Mô-rin-ga thường được trồng xen với cây khác để thanh lọc nước. Cây che bóng và là nơi ẩn nấp cho người, gia súc khi đang làm việc trên các cánh đồng. Đây là một cách làm rẻ tiền, đơn giản để làm giảm sự nóng bức trên đồng ruộng.
Không có cây thì không có rừng, nhưng rừng không phải chỉ là một tập hợp của những cây rừng. Mỗi một khu rừng là một hệ sinh thái có ảnh hưởng qua lại, chứa đựng bên trong hàng triệu sinh vật sống khác nhau, có nhiều loài trong đó cho đến nay khoa học vẫn chưa mô tả hoặc chưa khám phá được.
Rừng và cây có ảnh hưởng tích cực đối với môi trường ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng diện tích rừng bị phá hoại, sự suy thoái của rừng vẫn đang diễn ra ở mức độ rất cao. Theo điều tra mới đây của Tổ chức Lương - Nông thế giới (FAO), rừng bị tàn phá là do: Thiếu lương thực và nghèo đói do tốc độ gia tăng dân số, chiến tranh, thảm hoạ khí hậu; Nhiều quốc gia thiếu trách nhiệm, không có biện pháp để bảo vệ rừng; Không quản lí được việc khai thác rừng; Không rõ ràng về quyền sử dụng đất đai, pháp luật và hệ thống thuế liên quan; Thiếu hiểu biết và ý thức trách nhiệm; Thiếu cơ chế chính sách, quyền hạn, phương pháp để thực hiện chính sách; Quan tâm quá yếu đến việc phát triển nông thôn dựa vào sự tham gia của người dân.
Để bảo vệ rừng và sự đa dạng tài nguyên rừng, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã xây dựng các chiến lược phát triển rừng, trong đó bảo vệ nghiêm ngặt rừng quốc gia và các khu bảo tồn tự nhiên. Bất kì khách du lịch nào đến tham quan khu vực này đều phải chấp nhận và chịu sự kiểm soát của viên chức nhà nước. Đa dạng sinh học là khía cạnh quan trọng nhất trong khu vực này với mục đích là giữ gìn hệ sinh thái cho thế hệ con cháu mai sau.
Tại Việt Nam, theo Chiến lược phát triển rừng, đến năm 2020, diện tích rừng cần phát triển là 16 triệu ha (gồm cả rừng cao su), rừng sản xuất hơn tám triệu ha và rừng phòng hộ cùng với rừng đặc dụng gần tám triệu ha. Việt Nam nằm sát biển mà hai phần ba diện tích thuộc vùng đồi núi nhiều và lại trong vùng nhiệt đới nên không thể xây dựng lâm phận quốc gia bằng khoảng gần 70% diện tích như Nhật Bản hiện nay. Nguyên nhân bởi nước ta vẫn là một nước nông nghiệp và mật độ số dân của Việt Nam hiện rất cao. Quỹ đất quốc gia còn phải ưu tiên để làm nhiều việc khác, như xây dựng đô thị, sản xuất lương thực,... và xây dựng khu công nghiệp. Nếu chỉ dừng lại như vậy thì không thể tạo được đột phá trong việc xây dựng lâm phận quốc gia. Vấn đề quan trọng là hơn tám triệu ha rừng sản xuất ấy sẽ làm thâm canh khoảng bốn triệu ha (hơn hai triệu ha rừng tự nhiên và 1,5 triệu ha rừng trồng thâm canh) ở vùng trọng điểm để cung cấp gỗ, tre,... làm hàng xuất khẩu, sản xuất bột, giấy,... và tạo ra một số mặt hàng đặc sản rừng. Trong gần tám triệu ha rừng còn lại, thì sẽ có khoảng sáu triệu ha rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường và khoảng hai triệu ha rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu di tích lịch sử.
Theo ý kiến của các nhà khoa học lâm nghiệp, cần tập trung xây dựng các khu rừng phòng hộ trọng điểm quốc gia (khoảng ba triệu ha), như rừng phòng hộ đầu nguồn thủy điện. Trong hai triệu ha rừng đặc dụng thì tập trung xây dựng hệ thống vườn quốc gia (Tam Đảo, Phong Nha - Kẻ Bàng,...), các khu bảo tồn có đặc trưng nhiệt đới cao và khu di tích lịch sử trọng điểm, không dàn trải. Đây chính là điểm đột phá, tránh lãng phí trong đầu tư lâm nghiệp và là con đường hợp lí để nâng cao năng suất lao động, năng suất rừng,...
Đối với công tác xây dựng rừng, cần phải làm có trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả, vì hiện nay chúng ta không còn ở giai đoạn phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nữa. Cần khẩn trương xây dựng các khu rừng công nghiệp thâm canh gồm cả rừng tự nhiên có năng suất, chất lượng tốt, đáp ứng mục tiêu sản xuất đồ gỗ và làm nguyên liệu để chế biến ván nhân tạo, giấy, bột giấy. Hàng hóa đặc sản rừng thì trồng, tạo ra và chế biến, tìm thị trường cho sản phẩm quế, hồi, sa nhân, thảo quả, trầm, mật rắn, mật ong,… Ai cũng biết rừng là ngôi nhà tự nhiên của các loài chim muông. Thiếu đi rừng, muông thú sẽ lang thang để rồi rơi vào tay những người thợ săn. Theo báo cáo mới nhất của UICN, có 16.306 loài bị đe dọa biến khỏi bề mặt trái đất, nhiều hơn con số 16.118 loài công bố năm ngoái. Loài khỉ Orang-outan đảo Sumatra, Indonesia, hiện chỉ còn 7.300 con. Trong vòng 75 năm qua, số lượng orang-outan ở đây đã giảm đi hơn 80%. Giống chim vẹt đảo Maurice chỉ có thể tìm thấy duy nhất ở vùng Đông - Nam đảo Maurice. Tại đây, một chương trình bảo tồn giống vẹt quý này đã được tiến hành ráo riết. Nạn tàn phá rừng là nguyên chính gây nên sự hiếm hoi của loài chim này. Hay ngay như trong đất nước ta, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những chú voi trên tivi, sách báo hay trong các vườn thú, vườn quốc gia. Nhưng bạn có biết, Việt Nam hiện nay chỉ còn khoảng 100 - 110 con voi? Tất nhiên, có những con số ở đây bạn thấy còn nó rất lớn. Nhưng hãy thử nghĩ lại một chút. Đó là con số của cả một quốc gia, thậm chí của cả một thế giới thì có còn lớn nữa không? Đây là những con số thật sự đáng tiếc!
Mà không chỉ với các loài động thực vật, nếu mất đi rừng, sẽ xảy ra hiện tượng lũ lụt, xói mòn, xói lở đất. Người nông dân vất vả cả năm trời được có hai vụ lúa. Vậy mà chỉ một lần lũ về là cuốn sạch mất một vụ rồi. Thử hỏi nỗi khổ tâm ấy ai thấu? Hay dải đất miền Trung thân thương của Tổ quốc năm nào cũng phải chịu khổ vì nước lũ, các hộ dân khó mà tạo được cuộc sống ổn định. Như thế có thiệt thòi hay không? Vâng, xin nói lại rằng tôi và rất nhiều người ở đây chưa từng tham gia chặt phá rừng. Nhưng chúng ta có dám chắc rằng chúng ta chưa từng dùng những sản phẩm của rừng xanh? Có những nhu cầu cơ bản quan trọng, nhưng lại có những nhu cầu chỉ để thoả mãn mục đích cá nhân. Hầu hết mọi người đều ưa dùng đồ gỗ hơn, nhất là những loại gỗ quý. Vậy thì tại sao không từ bỏ một chút lợi ích cá nhân mà cứu lấy môi trường này - ngôi nhà chung của tất cả chúng ta?
Rừng là lá phổi xanh của thế giới. Trong mỗi chúng ta, có ai có thể sống thiếu phổi? Cũng như vậy, chúng ta không thể sống thiếu rừng, thiếu cây xanh