Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thạch Sanh là thái tử đc Ngọc Hoàng sai đầu thai xuống làm con của một gia đình nông dân nghèo. Chàng mồ côi từ nhỏ, sống dưới gốc đa, gia tài chỉ có mỗi cây búa. Khi biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai các thiên thần xuống dạy đủ các phép thần thông cho Thạch Sanh. Thạch Sanh khỏe mạnh lại tài năng, chăm chỉ và rất tốt bụng. Có một người hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh liền muốn kết nghĩa anh em vs Thạch Sanh để lợi dụng, Thạch Sanh đồng ý. Thạch Sanh bị Lí Thông cướp công và hãm hại. Chàng cx gặp nhiều gian nan, chắc trở nhưng cuối cùng đc hưởng điều tốt đẹp.
LÊ LỢI (Lê Thái Tổ) sinh năm 1385 và mất năm 1433. Quê ở xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Lê Lợi là lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, người sáng lập ra nhà Hậu Lê. Lê Lợi xuất thân là hào trưởng, có uy tín và ảnh hưởng lớn trong vùng. Quân Minh nhiều lần dụ ra làm quan, nhưng đều từ chối. Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín mở lễ hội thề Lũng Nhai. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định Vương, được nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng. Lê Lợi đã chỉ huy đánh thắng khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418 -1427). Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Đông Quan, đến năm 1430, đổi là Đông Kinh, lập lại quan hệ bình thường với nhà Minh, ban phép “ngụ binh cư nông”, tổ chức việc học tập, thi cử tuyển lựa nhân tài cho đất nước. Sau đó Nguyễn Trãi viết bia Vĩnh Lăng (Lam Sơn, Thanh Hoá) ghi lại công lao, sự nghiệp vĩ đại của Lê Lợi.
Vừa đọc xong tập truyện cổ tích, em ngủ khiếp đi lúc nào không hay. Trong mơ, em thấy mình bồng bềnh rồi lạc vào một sứ sở lạ kì.
Ồ, đẹp chưa kì! Trước mắt em là cảnh vật chưa từng thấy bao giờ. Mây trắng như tuyết sà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa lan. Không có nắng những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoàng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Một đám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Chú bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt.
Trông Bụt Thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mõi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông. Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: "cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt ta thưởng cho đóa hoa này!" Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thât! Đóa hoa từ từ bay đến bên em. Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất.
Có tiếng gọi mẹ. Em tỉnh dậy. Thì ra, đó chỉ là giấc mơ. Nhưng em cứ nghĩ mãi về đóa hoa của ông Bụt. Làm nhiều việc tốt thì hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước sẽ thành. Em sẽ nghe theo lời Bụt.
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ là một văn bản để lại khá nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Đây là bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trả lời tống thống Mĩ Phreng-klin pi-ơ- xơ về việc ông này có ý định mua đất của người da đỏ. Một bức thư được viết bằng một văn phong khá độc đáo, trong đó người viết trình bày quan điểm và bộc lộ tình cảm của mình một cách đầy hàm ý, rất sâu xa, thâm thuý. Bao trùm lên toàn bộ bức thư là tình cảm yêu mến quê hương, đất nước thiết tha, sâu sắc, mạnh mẽ. Chính tình cảm ấy đã chi phối mạch cảm xúc của bức thư và quan điểm của thủ lĩnh da đỏ.
Đối với thủ lĩnh Xi-át-tơn và đồng bào của ông, không có gì thiêng liêng hơn mảnh đất của họ bởi “Đất là mẹ”, nó gắn bó máu thịt với họ từ bao đời nay:
... Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là những người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều chung một gia đình.
Hơn nữa, mảnh đất mảnh đất này còn thấm đẫm mồ hôi và xương máu của cha ông họ
Dòng nước óng ánh, êm ả trôi, dưới những dòng sông con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi.
Mảnh đất dưới chân chúng (người da trắng) là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi... đất đai giàu có được là do nhiều mạng sông của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên.
Hình ảnh quê hương đất nước trở thành hình ảnh thân thương nhất, hằn sâu trong trái tim và kí ức họ:
Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm cùa côn trùng là những điểu thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang kí ức của người da đỏ.
Trong cảm xúc của thủ lĩnh Xi-át-tơn, quê hương đất nước họ là mảnh đất thật êm đềm và thơ mộng có tiếng lá cây lay động vào mùa xuân, tiếng vỗ cánh của côn trùng vào mùa hè, có tiếng ếch kêu ban đêm trên hồ, có âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trển mặt hồ, có hương thơm của phấn thông.
Tâm hồn tinh tế nhạy cảm và sự gắn bó tha thiết với quê hương đất nước đã khiến thủ lĩnh Xi-át--tơn cảm nhận được tất cả những nét bình dị nên thơ của thiên nhiên, của cuộc sống và viết về nó với một niềm tự hào cao độ.
Để trình bày được một cách rõ ràng, sâu sắc quan điểm đất đai của tổ tiên là thiêng liêng, không thể đem ra để mua bán, đổi chác! và bộc lộ được tình yêu Đất Mẹ, yêu quê hương đất nước sâu nặng của mình, tác giả của bức thư đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá; đồng thời đối lập quan điểm, tình cám của người da đỏ với quan điểm, tình cảm của người da trắng: Nếu như người da đỏ coi mảnh đất này là “Mẹ”, coi mọi vật xung quanh mình là “anh em”, thì người da trắng coi chúng là “kẻ thù”, là “vật mua được”, “tước đoạt dược”...
Chính tình cảm sâu đậm đối với quê hương đất nước đã tạo nên chất trữ tình và sức lay động rất lớn của áng văn chương độc đáo này.
Xuât phát điểm của bức thư là lòng yêu quê hương đất nước, nhưng thời gian trôi đi, bức thư có thêm một giá trị mới; nó trở thành một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.
Trong bức thư của mình, thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến “đất” mà còn đề cập đến cả các hiện tượng có liên quan đến “đất” như: sông, hồ, rừng, núi, động thực vật, không khí, ánh nắng...Tức là những hiện tượng làm cho đất có giá trị, có ý nghĩa, những hiện tượng lạo nên cái mà ngày nay ta gọi là tự nhiên và môi trường sinh thái.
Ngay từ giữa thế kỉ XIX, khi tự nhiên và môi trường sinh thái mới bắt đầu bị đe dọa bởi sự phát triển của nền công nghiệp cơ khí và ý thức vô trách nhiệm của con người, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nhìn thấy nguy cơ của việc vắt kiệt đất đai, biến nó thành những bãi hoang mạc; nguy cơ của những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai; nguy cơ của cuộc sống không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của chú ếch ban đêm bên hồ; nguy cơ của bầu không khí bị vấy bẩn bởi khói của các nhà máy; nguy cơ cạn kiệt nguồn động vật quý hiếm...
Theo thủ lĩnh Xi-át-tơn: không khí quả là quý giá, vô cùng quý giá bởi không khi này là của chung muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Và ông đề nghị người da trắng phải cùng người da đỏ giữ gìn bầu không khí trong lành: Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng củng có thể thưởng thức được những làn gió thẩm đượm hương hoa đồng nội.
Cũng theo thủ lĩnh Xi-át-tơn, sự cân bằng sinh thái là điều cần thiết của cuộc sống, ông đề nghị tiếp người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em .
Cuối cùng, ông cảnh báo: Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần, chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi vị điều gì sẽ xảy ra đối với con thứ thù cũng sẽ xáy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc, Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra đối với đất đai, tức là xảy ra với những dứa con của Đất.
Ngày nay, nguồn tài nguyên đã bị khai thác tới mức cạn kiệt, môi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm, bị tàn phá cực kì nghiêm trọng, quan điểm của thủ lĩnh da đỏ về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trở thành vấn đề mang tính thời sự nóng hổi.
Từ những giá trị trên, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ mãi mãi chiếm một vị trí xứng đáng trong văn chương và cuộc sống của con người.
Gia đình em có 4 người: ba, mẹ, em và em Kiến(1). Mỗi buổi sáng khi ông Mặt trời thức dậy, bố và mẹ đi làm, còn em và em Kiến đến trường đi học(2). Buổi trưa ba mẹ em ăn cơm tại chỗ làm để chiều tiếp tục làm việc, em và em Kiến thì ăn cơm tại trường, nghỉ ngơi để chiều học tiếp(3). Đến buổi tối, cả nhà em mới quây quần bên nhau ăn cơm và xem ti vi(4). Em học bài và đi ngủ lúc 9 giờ 30(5).
Nam là một học sinh rất gương mẫu trong lớp của em. Bạn ấy học rất tốt đặc biệt là môn Toán. Cậu ấy luôn giải được các bài toán hóc búa mà cô giáo ra. Nam không chỉ học giỏi mà bạn ấy còn lễ phép với các thầy cô nên ai cũng rấy yêu quý Nam. Bạn ấy là tấm gương sáng ngời để các bạn lớp em học tập và noi theo.
- Trong cuộc sống xã hội, mỗi người lại có một vai trò, giá trị, sứ mệnh riêng như cậu Chân, cậu Tay, cô mắt, lão Miệng nhưng giữa họ lại có mối quan hệ vô cùng mật thiết bởi chỉ khi gắn kết, phối hợp với nhau mới có thể tạo nên một xã hội hoàn chỉnh, toàn diện.
- Con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội, do đó con người không thể tồn tại độc lập, tách biệt với tập thể, cộng đồng. Để cùng tồn tại, phát triển bên cạnh việc tự nỗ lực, phấn đấu con người cần sống nương tựa, gắn bó với nhau. Nói cách khác, con người phải luôn có tinh thần đoàn kết, ý thức gắn kết với cộng đồng, tập thể.
- Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng không chỉ gửi gắm những thông điệp về tình đoàn kết mà còn mang đến bài học về cách nhìn nhận, đánh giá: Không nên nhìn nhận phiến diện, đánh giá chủ quan về một sự việc, vấn đề mà cần nhìn toàn diện từ nhiều phía.
Xuân đang lặng lẽ về trong cái lạnh cuối đông. Và Tết cũng đang đến gần. Xuân cho tim ai xốn xang lạ lùng. Tết đến trong bao niềm háo hức.
Có ai thấy không, sức xuân đang rạo rực trong từng mạch máu? Có ai thấy không, những lộc non đang hé mình mạnh dạn? Có ai thấy không, những nụ đào hồng đang dần bung cánh? Xuân về đấy! Nàng xuân yểu điệu thướt tha đang dần thay thế nàng đông lạnh lẽo. Xuân khẽ xua đi cái lạnh giá buốt của đông. Xuân mang đến cho mọi người, mọi nhà sự đổi mới và bao niềm hạnh phúc. Xuân về cho gia đình đoàn tụ. Xuân về cho bầu trời rợp cánh én bay. Xuân về cho muôn hoa mở hội tưng bừng. Và xuân về cho mọi vật như bừng sáng. Ôi! Xuân đẹp quá!
Tết đến. Tết đến cho nụ đào thêm thắm, cho lộc non thêm xanh và cho tiết trời thêm ấm. Tết đến trong niềm háo hức vui mừng của trẻ con và trong cả những nỗi lo hay bộn bề công việc của người lớn. Nhớ biết bao hình ảnh cụ đồ già bên những liễn đối đỏ màu giấy hồng điều. Nhớ biết bao tràng pháo đì đùng nổ trước sân. Nhớ biết bao tiếng cười khanh khách của lũ trẻ con xúng xính trong bộ quần áo mới. Và nhớ cả những cơn mưa xuân nào bay làm ướt mái tóc ai kia. Tết cho khu chợ rộn ràng hơn. Những ngày hăm tám hăm chín tấp nập người mua. Tết cho nhà cửa được trang hoàng lộng lẫy. Lũ trẻ con lén thò tay vốc đầy nắm kẹo. Tết vui quá!
Tết và xuân đang về đấy!