Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh được miêu tả thật sinh động, mang đậm nét văn hoá dân gian Việt Nam:
Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm
- Tết thanh minh, mọi người tập trung đi tảo mộ, họ là những nam thanh nữ tú đi sửa sang lại phần mộ của người thân . Không khí thật đông vui, rộn ràng được thể hiện qua một loạt các từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình (Dập dìu, Ngựa xe, giai nhân – tài tử, áo quần…). Câu thơ nhịp nhàng, uyển chuyển ….
- Tất cả đều góp phần thể hiện cái không khí lễ hội đông vui, náo nhiệt. Một truyền thống tốt đẹp của những nước Á Đông.
- Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh được miêu tả thật sinh động, mang đậm nét văn hoá dân gian Việt Nam:
Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm
- Tết thanh minh, mọi người tập trung đi tảo mộ, họ là những nam thanh nữ tú đi sửa sang lại phần mộ của người thân . Không khí thật đông vui, rộn ràng được thể hiện qua một loạt các từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình (Dập dìu, Ngựa xe, giai nhân – tài tử, áo quần…). Câu thơ nhịp nhàng, uyển chuyển ….
- Tất cả đều góp phần thể hiện cái không khí lễ hội đông vui, náo nhiệt. Một truyền thống tốt đẹp của những nước Á Đông.
a, Thanh minh, tiết, tảo mộ, hội, đạp thanh, yên thanh, bộ hành, tài tử, giai nhân
Từ “xuân”
+ Nghĩa gốc: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần, thường được xem là thời điểm mở đầu của năm mới
+ Nghĩa chuyển: chỉ tuổi trẻ, thời trẻ
Từ “tay”
+ Nghĩa gốc: bộ phận trên cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm
+ Nghĩa chuyển: giỏi về một chuyên ngành, một lĩnh vực nào đó
→ Sự chuyển nghĩa của từ theo hai phương thức: ẩn dụ, hoán dụ.
Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh gợi tả trong tám câu thơ:
- Phần lễ tảo mộ và du xuân
- Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân:
+ Nô nức yến anh
+ Dập dìu tài tử giai nhân
+ Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
- Các danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân. Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức. Là động từ: sắm sửa, dập dìu
→ Hình ảnh gợi lên không khí náo nhiệt, tươi vui và không gian nhiều màu sắc, giàu sức sống của mùa xuân
Câu 3:Trong lễ hội mùa xuân, nhộn nhịp nhát là những am thanh nữ tú, trai thanh gái lịch vai sánh vai, chận nối chân nhịp bước. Họ chính là linh hồn của ngày hội. Cặp tiểu đối "tài tử"/"giai nhân", "ngựa xe như nước"/"áo quần như nêm" đã khắc họa rõ nét sự hăm hở của tuổi trẻ. Họ đến với hội xuân bằng tất cả niềm vui sống của tuổi xuân. Trong đám tài tử giai nhân ấy có ba chị em Thúy Kiều. Có lẽ, Nguyễn Du đã miêu tả cảnh lễ hội bằng đôi mắt và tâm trạng của hai cô gái "đến tuổi cập kê" trước cánh cửa cuộc đời rộng mở nên cái náo nức, dập diu từ đó mà ra. Toàn bộ dòng người đông vui, tưng bừng đó tấp nập ngựa xe như dòng nước cuốn, áo quần đẹp đẽ, thướt tha đống đúc "như nêm" trên các nẻo đường. Thật là một lễ hội tưng bừng, sang trọng và phong lưu.
Câu 4:Chỉ bằng một câu thơ lục bát, bức họa xuân hiện ra đẹp đến không ngờ.Cách viết của Nguyễn Du khiến ta không phân biệt được đâu là thơ, đâu là họa nữa. Thảm cỏ xanh non trải ra mênh mang đến "tận chân trời" là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền xanh mượt mà ấy được điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Đây chính là cái hồn, cái thần, là nét vẽ trung tâm của bức tranh. Tiếp thu từ câu thơ cổ trung Quốc: "Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa" (Cỏ thơm liền với trời xanh / Trên cành lê có mấy bông hoa), Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo khi thêm màu trắng vào câu thơ. Cả một không gian xuân hiện lên khoáng đạt, trong trẻo vô cùng. Màu sắc có sự hài hòa đến mức tuyệt diệu. Chỉ hai màu thôi mà có thể gợi nên vẻ mới mẻ, tinh khôi, tươi sáng, trẻ trung đầy thanh khiết đến như vậy. Tính từ "trắng" kết hợp với động từ "điểm" đã thể hiện được cái đẹp, cái sống động của câu thơ lẫn bức tranh xuân, gợi hình ảnh lay động của hoa làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh lại. Những đường nét mềm mại, thanh nhẹ, sắc màu không sặc sỡ mà hài hòa, không tả nhiều mà vẫn gợi được vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Phải là người sống chan hòa với thiên nhiên, cỏ cây và nhất là có tâm hồn rung động tinh tế, thi nhân mới có thể viết được những câu thơ nhẹ nhàng mà đầy biểu cảm tuyệt vời đến thế. Dường như Nguyễn Du đã thay mặt tạo hóa dùng ngòi bút để chấm phá bức tranh nghệ thuật cho riêng mình.