Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.
+Lão Hạc là đại diện hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám. Lão có một cuộc sống nghèo đói, cũng phải chịu đựng những áp bức bóc lột của xã hội. Tuy nhiên, giữa những vũng bùn của sự tối tăm, thối rữa mục nát của chế độ phong kiến, Lão vẫn giữ vững những đức tính trong sạch, thanh cao cùng một tình yêu con vô bờ. Lão yêu con trai – người con độc nhất của cả cuộc đời lão một cách sâu sắc đến nhường nào. Vì lão chẳng thể lo cho con trai mình có được một đám cưới rình rang, trọn vẹn, khiến cho nó phải phẫn chí thì làm ở đồn điền cao su. Cả cuộc đời, tình yêu duy nhất ông dành hết cho nó, vậy mà xót xa thay người cha ấy chẳng thể lo lắng trọn vẹn cho hạnh phúc cả đời cho con trai. Phải chăng, do xã hội quá nhiều hủ tục nặng nề khiến cho con người ta phải lỡ dở từ bỏ những hạnh phúc lứa đôi? Hay phải chăng, là lão Hạc ích kỷ, không muốn bán mảnh vườn của mình? Ôi, thương thay, chẳng phải ông hẹp hòi, muốn giữ lại tài sản duy nhất cho bản thân mình, ông không cho con trai bán mảnh vườn vì ông biết những khó khăn, bươn trải mà con trai ông cần phải trải qua nếu như có một gia dình. “ Ai lại bán vườn đi lấy vợ? Vả lại bán vườn đi thì cưới vợ về ở đâu?. Bởi thế, mà thằng con trai lão đành từ bỏ, rồi quyết chí đi làm. Trước khi đi xa, nó còn để lại cho bố hẳn 3 đồng bạc lẻ. Đối với lão Hạc, với một người thương con như đứt từng khúc ruột, nhưng vì cái nghèo, ông cũng chẳng có lựa chọn nào khác. Một người đàn ông với đôi mắt rưng rưng, nghẹn ngào khi biết “ thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là con của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi?” Đứa con trai máu mủ ruột già do một tay Lão nuôi lớn nay đã chẳng thể giữ nó lại bên mình. Có cái nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau phải xa đứa con yêu quý, phải bơ vơ sống đơn độc tại góc vườn này. Thế rồi, lão quyết tâm, lão dùng hết lời lẽ để nhờ ông giáo, viết một cái văn tự nhượng lại cho ông giáo để sau này, khi con lão về, nó còn có một mảnh đất để cắm dùi, để có thể tự nó gây dựng một tương lai, cuộc sống của riêng nó. Tình thương con không chỉ thể hiện qua cách ứng xử, mà với lão, đó là một nguyên tắc sống. Dù cuộc sống của ông có nghèo khổ, có bị dồn đến bước đường cùng, thậm chí, bị đẩy dần đến cái chết giày vò thì lão cũng không thể phá hủy tương lai của con lão. Lão chỉ luôn mong mỏi rằng con trai có thể có được một tương lai tốt đẹp hơn. Như vậy, lão có chết cũng chẳng nuối tiếc gì!
#Châu's ngốc
Cậu Vàng bán đi ! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất của đời lão.Năm đồng bạc Đông Dương kể ra cũng là một món tiền to , nhất là giữa buổi đói deo , đói dắt như thế này . Nhưng lão Hạc bán cậu Vàng không phải vì tiền , bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” , “ mà mỗi ngày lo ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng nhưng bán cậu rồi , lão Hạc lại đau khổ, dày vò chính mình trong tâm trạng năng trĩu . Khoảnh khắc “ lão cố làm ra vẻ vui vẻ” cũng không giấu được với khuôn mặt “ cười như mếu và đôi mắt lão ầng ầng nước” . Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đ ắc dĩ , khiến ông Giáo là người báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão . Ông Giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình . Cảm giác ân hận cứ đeo đuổi , giày vò lão Hạc tạo nên sự đột biến trên khuôn mặt “ mặt lão đột nhiên co rúm l ại . Những nếp nhăn xô lại với nhau , ép cho ra nước mắt . Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít , lão huhu khóc”.Bản chất của một con người lương thiện , tính chất của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu , nghĩa tình , trung thực và giàu lòng vị tha đã được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn này . Lão Hạc chỉ vì bán một con chó mà tự oán trách mình đau khổ đến thế. Liệu Binh Tư ,vợ ông Giáo và bao người khác nữa , họ có hiểu không , hay họ chỉ thấy Lão gàn dở , ngu ngốc.Ta cảm thương số phận của lão , ta cảm phục trước đức hi sinh và lòng nhân hậu của lão -một con người cao đẹp.
Trong cuộc sống đói khổ , cùng cực ấy của lão Hạc phải ăn củ chuối , củ ráy ... ông Giáo đã mời lão Hạc ăn khoai , uống nước chè nhưng lão xin khất “ông Giáo để cho khi khác”. Vì trận ốm kéo dài , lão Hạc đã suy sụp hẳn, lão không đủ sức để làm và cũng chẳng có gì để ăn nhưng lòng tự trọng của lão không cho phép mình xâm phạm đến số tiền của con. Từ lúc đó , lão Hạc bắt đầu cuộc lựa chọn tàn khốc nhưng rồi lão đã chọn cái chết.Trước khi chết lão đã nhờ ông Giáo giữ tiền làm ma và trông hộ mảnh vườn để đỡ làm phiền hàng xóm.Tám lòng của lão thật trong sáng lỡ may khi lão chết ông Giáo sẽ lấy mảnh vườn đó thì sẽ sao? Laõ không nghĩ đến điều đó, lão luôn nghĩ mọi người đều tốt cả . Nói đến lòng tự trọng thì có lẽ đó cũng là một điều đáng quý ,lòng tự trọng của lão Hạc đẹp biết bao ,lão từ chối sự giúp đỡ của mọi người kể cả ông Giáo nữa.Kết cục của lão đã được báo trước .Lão đã trải qua những chua chát , tủi cực của một kiếp người , khi phải đối mặt với hiện thực nghiệt ngã đó là phải đứt ruột tiễn đưa người con trai ra khỏi vòng tay của lão , cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi cậu Vàng. Suy cho cùng việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha yêu thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc , tương lai của con sau này . Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông Giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu nó cũng là những lời trăng trối cuối cùng của lão Hạc .Tuy cái chết đã được báo trước nhưng mọi người cũng vẫn bất ngờ , thương cảm cho lão Cái chết của lão thật giữ dội , lão chết “ vật vã ở trên giường , đầu tóc rũ rượi ...; khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái nảy lên” Lão Hạc tượng trưng cho người nông dân bước tới đ ường cùng , không còn lối thoát đành phải tìm đến cái chết - cái chết đó cũng không thanh thảnh như bao người . Nếu lão Hạc muốn đứng vững trên bờ lương thiện thì cái chết là giải pháp cuối cùng để lão khỏi ngã quỵ giữa vực sâu của sự tha hoá .
Kết thúc bi kịch cũng là sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão .Cái đẹp và cái xấu xa bao giờ cũng là cánh tay của một thân thể .Không vì cánh tay trái xấu xa mà đem tay phải chặt đứt cánh tay trái đi thì chính thân thể này sẽ đau đớn chứ không phải là cánh tay trái .
#Châu's ngốc