Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé !!
I. MỞ BÀI
Giới thiệu: Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay chúng ta thường nhắc đến đó chính là cây bút chì
II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
- Những thế kỉ trước chiếc bút chì có hình dáng khá to, gấp ba, bốn lần so với bút chì hiện nay.
- Thân ngoài được làm bằng gỗ, gồ ghề, không được mài nhẵn, trông rất lạ và rất vui mắt, nếu trông không kĩ, mọi người đều hiểu nhầm nó chỉ là một khúc gỗ thường mà thôi.
- Đầu cây bút là một khúc chì nhô ra, chắc vì khi đó, đồ chuốt bút chì chưa được phát minh nên ngòi bút khá cụt. Đó là những chiếc bút chì đầu tiên của nhân loại.
2. Cấu tạo
- Chiếc bút dài cờ một gang tay, hình dáng dài, nhỏ gọn.
- Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Lớp gỗ ngoài sau nhiều năm cải tiến thì đã được nhẵn phang hơn, gỗ tốt, khó gãy.
- Đầu bút khi mới mua chưa được chuốt nhọn.
- Ruột bút và lớp vỏ có chiều dài bằng nhau. Sau khi chuốt, đầu bút nhọn như hình tam giác.
- Chiếc bút chì còn hữu dụng hơn khi cuối thân bút được gắn vào một cục tẩy nhỏ.
3. Công dụng, ý nghĩa
- Từ nhỏ, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ từng vòng tròn rồi dần dần là rèn từng nét chữ.
- Từ những trang vở đầu tiên những dòng viết, nét bút nghuệch ngoạc cũng để lại cho chúng ta những kỉ niệm về người bạn ấy.
- Chiếc bút chì còn cho ta những bức vẽ, những sự vật, con người được hiện bởi bàn tay khéo léo của những người hoạ sĩ tài ba. Để được một bức tranh chúng ta luôn cần đến bút chì, một chiếc bút khá hữu dụng.
- Bút chì còn có đặc điểm rất hay đó là khi chúng ta vô tình viết sai hay không đúng thì gôm được, còn bút bi thì bôi không được.
- Mặc dù giá thành chiếc bút rất vừa túi tiền và thậm chí là rẻ, nhưng nó có nhiều công dụng và có ích.
- Bút chì còn có nhiều độ đậm nhạt khác nhau nên nhà sản xuất đều chú thích độ đậm đó lên thân bút tạo thuận tiện cho người sử dụng khi mua.
- Hiện nay trên thị trường còn cho ra những chiếc bút chì bấm khá nhiều màu sắc, rất thu hút trẻ em.
- Chiếc bút chi được khắc tên sẽ trở nên rất ý nghĩa nếu chúng ta dùng làm quà tặng. Tuy chỉ là một vài chiếc bút chì bình thường nhưng trong nó là cả một tình thương yêu và một niềm tin rất lớn.
III. KẾT BÀI
Chiếc bút chì là một người bạn rất thân thiết và gần gũi đối với chúng ta, là một chiếc bút thông dụng, giá thành rẻ.
Vào đầu năm học, mẹ mua cho em đầy đủ các đồ dùng học tập, trong đó có một cây bút chì đen mà em rất quí nó.
Chiếc bút chì dài bằng một gang tay người lớn, to hơn chiếc đũa ăn cơm một tí. Bên ngoài, nó được bọc một lớp sơn màu vàng tươi như hoa cúc mùa thu, nước sơn bóng loáng rất đẹp. Trên lớp sơn ấy in một hàng chữ nổi bật, đó là hàng chữ Hanson. Mẹ em bảo đây là nhãn hiệu nổi tiếng. Nghe vậy em càng quí bút chì hơn. Cây bút chì còn thơm mùi gỗ mới hai đầu bằng phẳng. Nhìn vào đầu nào em cũng thấy chính giữa thân gỗ là một lõi chì màu đen nhánh. Em dùng cái gọt bút chì để gọt một đầu. Cái gọt khẽ xoay, em nghe tiếng "VO...VO..." khe khẽ. Từng lớp vỏ gỗ tuôn ra theo lưỡi gọt xoắn tròn, nhẵn như vỏ gỗ bào của bác thợ mộc. Ngòi chì nhô ra, em thử những nét bút chì đầu tiên. Ngòi bút in đậm những đường nét sắc sảo trên trang giấy trắng. Thân bút cầm rất vừa tay, vẽ nhiều cũng không hề mỏi. Ruột chì không mềm quá mà cũng không cứng quá, nó thật vừa ý em.
Cây bút chì đã trở thành người bạn thân yêu của em từ dạo ấy. Mỗi khi chữa lỗi chính tả hay học Mĩ thuật, em lại dùng đến bút chì. Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để phác họa chân dung bố, mẹ, chị gái của em. Có lúc em vẽ chú bộ đội đang canh gác trên vùng biển của đất nước mình. Có lúc em vẽ ruộng đồng với cánh cò nhờn nhơ trong những chiều vàng hưởng ấm. Rồi em vẽ dòng sông đang dập dềnh sóng nước, bãi phù sa mênh mông đang ôm nước vào lòng... Bút chì đã giúp em nhiều việc lắm. Công dụng của nó rất đỗi diệu kì.
Em thầm cảm ơn mẹ đã cho em một "tài sản nhỏ" thật quí. Nó đồng hành với em trong suốt chặng đường dài. Em luôn nâng niu cây bút chì như nâng niu một hành trang kiến thức.
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, chiếc máy tính để bàn không còn xa lạ đối với con người nói chung và các bạn học sinh chúng em nói riêng. Ngoài những người bạn thân quen như sách vở, bút, thước… không chỉ là một đồ dùng học tập mà nó còn là một người bạn đặc biệt với chúng em. Đó là chiếc máy vi tính.
Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất to lớn, bằng cả một căn phòng và đồng thời nó chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản. Theo thời gian, bằng sự nỗ lực say mê nghiên cứu của các nhà khoa học, kích thước của chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.
Cấu tạo máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau nhưng lại có liên quan đến nhau đó là CPU và màn hình. CPU là một bộ phận chính và quan trọng nhất của máy vi tính, là nơi xử lí các thông tin, tín hiệu nhận được từ các thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột… CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường thông thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. Vỏ ngoài bao bọc CPU và một số thiết bị phối hợp khác được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện. Bên trong chứa ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn… Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây nút điều khiến để điều khiến các bộ phận nhỏ như: ổ đĩa, cổng kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy… Mặt phía sau của CPU là các ổ cắm: dây nối CPU với nguồn điện, cổng nối với máy in, máy chiếu, dây nối với màn hình, bàn phím và con trỏ chuột điều khiển.
Dụng cụ học tập đặc biệt này không chỉ có như vậy, phần thứ hai của nó mặc dù không phải bộ phận của CPU nhưng lại là phần không thể thiếu của CPU. Đó chính là màn hình máy vi tính. Đây là nơi thể hiện kết quả xử lý công việc của CPU. Thông thường, màn hình có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng cho đến ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính được thiết kế hiện đại hơn chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm với hình dáng bắt mắt hơn và được làm bằng tinh thể lỏng.
Ngoài hai bộ phận nêu trên, máy vi tính còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Chiếc bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, các phím điều khiển có chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào bộ vi xử lý của máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay điều khiển, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình như: chuột trái, chuột phải và bi lăn.
Nếu đã được học qua trường lớp thì việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với các bạn học sinh, máy vi tính là dụng cụ học tập với tác dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng, khai thác các phần mềm ứng dụng, truy cập Internet và … giải trí như chơi game, nghe nhạc. Để có thể sử dụng được máy vi tính, trước tiên, ta phải cắm điện và bật CPU, bật màn hình vi tính. Tiếp đó, để tạo lập văn bản, ta phải mở phần mềm bằng cách nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng chữ “W” có tên Microsoft Word trên màn hình, sau đó sử dụng các phím chữ, đấu …trên bàn phím để nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng thực hiện các thao tác như vậy nhưng với các phần mềm khác nhau và sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.
Không chỉ xử lý công việc một cách hiện đại mà nhờ có chiếc máy vi tính, học sinh chúng em có thể trao đổi thông tin học tập một cách nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm cho các môn học và có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập… Dụng cụ học tập này không chỉ giúp ích cho chúng em trong việc học tập đâu ạ! Nó còn giúp ta giải trí bằng cách nghe nhạc, đọc báo hoặc chơi các trò chơi trên máy vi tính…
Chiếc máy vi tính không chỉ là dụng cụ học tập mà nó còn là người bạn vô cùng hữu ích đối với các em học sinh. Để chăm sóc và bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, làm sạch bụi cho các bộ phận của máy. Ngoài ra, máy vi tính cần để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, mỗi chiếc máy vi tính cần cài một chương trình diệt “virus” để tiêu diệt các tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.
THAM KHẢO
Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.
Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường.
Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiên. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.
Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.
Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng.
Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mềm hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn.
Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.
Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.
Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.
Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..
Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…
Tham khảo:
Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.
Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường.
Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiên. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.
Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.
Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng.
Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mềm hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn.
Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.
Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.
Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.
Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..
Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…
Tham khảo nha em:
Nguồn: Hoidap247
Vị lãnh tụ vĩ đại Lê-nin đã từng nói rằng " học , học nữa , học mãi". Qua đó ta đã thấy rõ tầm quan trọng của việc học đối với mỗi người chúng ta . Vậy học được hiểu như thế nào ? Học được hiểu là một quá trình tích lũy . Là một quá trình học hỏi những kinh nghiệm từ những người đi trước. Học tập vốn là một quá trình khó khăn , đầy chông gai, mỗi học sinh cần vượt qua nó. Học tập ở đây không phải là sự ép buộc từ gia đình . Mà nó phải là dự đam mê , sự chân thành khi học tập . Chỉ có như vây học mới thành công . Khi học ta phải biết cách tìm tòi và khám phá ra những phương pháp mới mẻ để tránh trường hợp chán nản và học vẹt. Vậy học có vai trò quan trọng như thế nào ? Chính việc học sẽ khiến ta tự tin bước lên cơn đường thành công mà ít bị vấp ngã . Trong một xã hội phát triển thì học sẽ khiến ta không bị lạc hậu và không thụt lùi so với người khác . Học tập khiến ta trở thành người trí thức và là một nhân tài cho đất nước .Giúp cho đất nước ngày càng một văn mình và phát triển . Qua đó , ta thấy học tập có vai trò rất quan trọng đối với mỗi người cũng như toàn xã hội . Là một người học sinh, tôi cảm thấy học tập và một phương pháp rất đúng đắn để đi lên con đường thành công . Qua đó , tôi sẽ phát huy tinh thần học tập bằng cách : tích cực và chủ động trong học tập, không học vẹt , lắng nghe bài giảng , tìm ra phương pháp học phù hợp với bản thân,...
Trợ từ+ câu ghép: In đậm nghiêng
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm, về trưa mặc lòng.
Không hiểu sao, đến với bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên tôi lại bị ám ảnh đến day dứt bởi câu hát xa xôi vùng quan họ. Nhưng câu chuyện còn duyên, hết duyên ở đây lại là chuyện khác, chuyện còn và mất của một lớp người một thời đã qua đi không trở lại, thông qua hình tượng trung tâm: Ông đồ, nói như chính tác giả thì đó là di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn.
Bài thơ ngũ ngôn gồm 5 khổ, khắc họa trọn vẹn một chỉnh thể nghệ thuật: Ông đồ, trên trục thời gian tuyến tính, từ quá khứ đến hiện tại, từ còn đến mất, từ thời khắc hoàng kim cho đến khi chỉ còn vang bóng.
Nếu coi bài thơ là một bức họa về hình ảnh về chân dung ông đồ thì ở góc nhìn thứ nhất là ông đồ – người nghệ sỹ tài hoa thuở còn duyên.
Sự xuất hiện của ông đồ gắn liền với vòng quay đều đặn của thời gian, cứ thế không thể khác:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”.
Thời gian được tính bằng hoa đào nở y tín hiệu báo xuân, sắc màu được dệt nên bởi sắc đào tươi thắm, giấy đỏ rực rỡ, nhịp sống được tính bằng phố đông người qua, tình cảm của người đời được biểu hiện bằng hình ảnh: Bao nhiều người thuê viết, tấm tắc ngợi khen tài.
Nổi bật trên phông nền rực rỡ, tươi vui đó là chân dung ông đồ, người nghệ sỹ trong niềm thán phục, ngưỡng mộ của mọi người:
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay.
Hoa đào đến đây đã nhường chỗ cho hoa tay y bàn tay tài hoa của ông đồ đưa đến đâu mà như gấm hoa nở ra đến đó. Nét chữ từ bàn tay như có phép tiên của ông được so sánh như phượng múa rồng bay. Đây là hình ảnh so sánh đẹp, giàu giá trị tạo hình, nét thăng hoa trong ngôn ngữ của Vũ Đình Liên gợi tả nét chữ mềm mại mà linh thiêng, phóng khoáng mà cao nhã, có hồn như phượng múa, rồng bay. Nét chữ ấy dường như cũng chấp chới bay lên giữa hào quang của trời xuân, của sắc đào tươi thắm. Đây là một nét vẽ đẹp, ngợi ca ông đồ, một tài năng nghệ thuật.
Ta nhớ tới cây bút thần của Lê Mã Lương trong một câu chuyện cổ Trung Quốc, nét bút đưa đến đâu, vạn vật như có thần sống dậy, sinh sôi đến đó, vẽ chim, chim cất cánh bay, vẽ công, công xòe ra múa lượn… Bao nhiêu tài năng, tâm huyết của ông đồ được gửi gắm trong nét chữ tài hoa đó. Đây là thời kỳ đắc ý nhất của ông: Cái đẹp lên ngôi, tài năng được trân trọng.
Nhưng thời kỳ hoàng kim đó của ông chỉ thoáng qua như một ảo ảnh, theo dòng hồi tưởng của nhà thơ, một hiện thực đau lòng đã xảy ra:
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm!
Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy!
Ngoài giời mưa bụi bay.
Góc nhìn thứ hai, ông đồ – người sinh bất phùng thời, lúc hết duyên.
Hai khổ ba, bốn với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa:
Ngày xuân trước, là phố đông với bao nhiêu người thuê viết thì nay đã vắng, đông giờ đã vắng. Ngày trước, họ tấm tắc ngợi khen tài thì bây giờ vẫn những con người đó nhưng qua đường không ai hay; thân quen thành xa lạ. Ngày trước, họ trầm trồ thán phục nay họ dửng dựng lạnh nhạt, tình thế đã đảo ngược, tình đời đã đổi thay. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muôn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên gan bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc bước: Nên đã trở thành người sinh bất phùng thời.
Xót xa thay, nét chữ như phượng múa, rồng bay ngày trước, giờ ngậm ngùi vì bị chôn vùi trong lãng quên nên:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Giấy đỏ, nghiên mực, hành trang gắn liền với kẻ sĩ trên hành trình sáng tạo ra cái đẹp nhưng giờ đây cũng lặng lẽ, ủ ê trong nỗi buồn ế khách của ông đồ.
Giấy bẽ bàng, buồn tủi, đỏ mà cứ phai dần, nhạt nhẽo không thắm lên được, mực không được bút lòng chấm vào, mực cũng đọng lại như giọt lệ khóc.
Với thủ pháp nhân hóa giàu sức gợi, Vũ Đình Liên đã diễn tả thật tinh tế nỗi buồn không nói không cất lên được, từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri khiến mực tàu, giấy đỏ cùng trĩu nặng nỗi buồn.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Người buồn, cảnh cũng buồn theo. Nỗi buồn của ông đồ không chỉ chiếu lên nghiên mực, giấy đỏ mà còn lan tỏa, mênh mang khắp không gian, khiến bức tranh xuân năm ấy mang gam màu xám lạnh, u buồn:
Lá vàng rơi trên giấy!
Ngoài trời mưa bụi bay.
Lá vàng rơi không nghe tiếng, mưa bụi bay không ướt áo ai, mà nghe như có từng thu chết, từng thu chết cuốn ra đi theo hình bóng một lớp người.
Quá khứ vàng son của ông đồ nay đâu còn nữa. Ông và những người như ông dường như đang lỡ nhịp, lạc bước giữa mênh mông, gió cuốn, sóng xô của cơn bão táp đô thị hóa.
Ông chỉ là cái bóng vô hồn, tiều tụy đáng thương của một thời tàn.
Góc nhìn thứ ba: Ông đồ – người thiên cổ.
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Năm nay đào lại nở mùa xuân tuần hoàn trở lại hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ nhưng không thấy ồng đồ xưa. Cảnh vẫn như cũ nhưng người đã không còn.
Ông đồ già đã thành ông đồ xưa ông đã nhập vào những người muôn năm cũ ông đã thuộc về những gì quá khứ xa xôi, chỉ còn vương vấn hồn ở đâu bây giờ.
Với kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng mỗi năm hoa đào nở năm nay đào lại nở…9 bài thơ như sự nối kết hai mảng thời gian quá khứ và hiện tại. Hình ảnh ông đồ cứ mờ dần, mờ dần rồi mất hút trên con đường vô tận của thời gian. Cái bóng của ông không còn, địa chỉ của ông cũng không còn nữa bởi vì nhan nhản trên phố phường ngày ấy là lớp người hãnh tiến kiểu đô thị chẳng kỷ, không thông cũng cậu bồi.
Chính vì thế hai câu kết khép lại bài thơ giống như tiếng gọi hồn cất lên thăm thẳm, day dứt:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng có thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất.
Bài thơ đã chạm đến những rung cảm sâu xa nhất thuộc về tâm linh của giống nòi nên còn tha thiết mãi.
Quê hương tôi tuy không ở miền Bắc nhưng trong suy nghĩ của tôi thì để có một cái Tết trọn vẹn thì phải cần ba thứ: bánh chưng, câu đối đỏ và hoa đào ( ở miền Nam là hoa mai). Với bánh chưng thì miền Nam cũng có đấy nhưng câu đối đỏ thì không. Vì thế, nó là một trong hai biểu tượng trong ngày Tết ở miền Bắc ( ngoài câu đối đỏ thì còn có hoa đào). Đối với tôi, tuy chưa từng thấy tận mắt những câu đối đỏ nhưng qua bài thơ '' Ông đồ'' thì tôi thấy nó vô cùng có giá trị bởi nó được viết từ những người tri thức - ông đồ. Ngày nay, do công việc quá bận rộn, cuộc sống vẫn phải vật lộn để mưu sinh nên tiếng Hán và thư pháp cũng ít được trau dồi, ít người học tiếng Hán nên cũng kéo theo tục chơi chữ ngày càng bị lãng quên. Cảm giác tiếc nuối và buồn bã là điều không thể tránh khỏi. Một phong tục đẹp như thế rồi một ngày nào đó có thể bị xóa bỏ theo thời gian. Tôi cũng cảm nhận được nỗi buồn của ông đồ. Nếu như bây giờ ta không làm gì để bảo vệ truyền thống này thì đến một lúc nào đó ta nhận ra cũng đã muộn rồi. Hiện nay, nhà nước có một số chính sách giữ gìn tục chơi chữ. Muốn những câu đối đỏ được treo ở mọi nhà, phong tục chơi chữ được phát triển thì mọi người dân phải có ý thức gìn giữ cũng như phát triển truyền thống này ngày càng tốt đẹp hơn. Đặc biệt, các bạn trẻ ngày nay cũng phải hiểu được phong tục có ý nghĩa và giá trị. Xã hội có phát triển được hay không thì công việc trước tiên đó là bảo vệ nét văn hóa của dân tộc.
C1:
Nếu tôi bị điểm thấp thì ba mẹ sẽ rất buồn
Tuy nhà nghèo nhưng Hồng học rất giỏi
Vì con người không bảo vệ môi trương nên bầu không khí ở TĐ đã bị ô nhiễm
Bạn càng cố gắng thành tích càng cao
Không những Hà học giỏi mà bạn ấy còn rất dẽ thương
mk pk câu 1 thoy còn câu 2 thì mk đg nghĩ bạn ạh thông cảm tý nhé
Bài 1:
1) Nếu trời mưa thì tôi không đi cắm trại.
2) Tuy trời mưa nhưng tôi vẫn đi học.
3)Vì lười học nên cuối năm tôi không đạt danh hiệu học sinh giỏi.
4)Giá chăm học thì nó đã thi đỗ.
5)Không những nó dốt mà còn lười học .
Câu 2
Bút bi là một đồ dùng học tập không thể thiếu trong cs chúng ta, nhất là đối với những người học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường. Chiếc bút gồm 2 bộ phận là vỏ bút, lõi bút. Vỏ bút được làm bằng nhựa với khuôn hình dài nhọn thoai thoải về phía trước. Bên trên vỏ là một bộ phận đính kèm tạo thêm phần đáng yêu và sang trọng của bút là phần cài.Bên trong là ruột bút. Chiếc ruột nhỏ nhắn dài khoảng 15cm , ngòi bút nằm trọn trong chiếc lò xo. Mỗi khi bấm bút sẽ có tiếng động tách, tách phát ra rất vui tai.Ngòi bút viết lên trang giấy nhẹ nhàng, không kêu soàn soạt mà trơn mượt mà.Để tránh gây hư tổn bút, ta nên giữ gìn bút thật cẩn trọng. Sau khi dùng bút chúng ta hay cất cẩn thận chúng vào hộp bút. Việc ấy hẳn chẳng khó khăn hay nặng nề gì đúng không? Bởi vậy mỗi người chúng ta hãy bảo quản chiếc bút của chính mình nhé.
CHÚC BẠN HỌC TÔT!!!