K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trương Sinh hắn vừa là một người đáng tránh nhưng hắn cũng là một người đáng thương. Đáng trách ở chỗ hắn mang trong mình tư tưởng gia trưởng, độc đoán và ghen tuông vô cớ. Chỉ nghe câu nói ngây thơ của con trẻ, lòng ghen tuông của hắn trỗi dậy lấn át cả tình thương khiến hắn đưa ra kết luận mù quáng. Sau đó hắn dùng những lời thô bỉ, tệ hại để hành hạ người vợ hết mực thủy chung. Vũ Nương bị buộc tội ngoại tình vô cớ, phân trần cách mấy hắn cũng bỏ ngoài tai, khăn khăng là mình đúng. Hành động bộc phát, thiếu suy nghĩ, không chịu phân tích sự việc một cách cẩn thận,... Đặc biệt là vô tình bạc nghĩa với chính người vợ bên gối hết lòng chăm sóc mẹ già con nhỏ lúc mình đi tòng quân. Hắn tự ân đoạn nghĩa tuyệt với vợ, lại xem đó là một nỗi ô nhục lớn đã đẩy Vũ Nương vào đường cùng. Song hắn cũng là người đáng thương. Hắn phải đi tòng quân cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Bản thân hắn cũng là nạn nhân trong xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - một thời kỳ lịch sử đầy biến động. Sau khi biết mình đã đổ oan cho Vũ Nương hắn đã tự chuốc lấy sự ân hận, dằn vặt suốt cuộc đời. Vì vậy, nhân vật Trương Sinh vừa có chỗ đáng trách vừa có chỗ đáng thương. 

21 tháng 8 2023

Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu là một bài thơ hay viết về đề tài người lính. Người đọc ấn tượng về vẻ đẹp của cơ sở hình thành tình đống chí, mà người đọc còn ấn tượng về cuộc sống nơi quân ngũ. Tình đồng chí đồng đội của những người lính cụ Hồ thời chống Pháp được hình thành trên những cơ sở: cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng và cùng những gian khổ của cuộc kháng chiến. Trước tiên là cùng hoàn cảnh xuất thân. Các anh đều từ những vùng quê nghèo trên khắp mọi miền đất nước. Quê anh là "nước mặn đồng chua" gợi đến miền quê chiêm chũng nhiễm mặn, khó canh tác. Nên cuộc sống của người dân nơi rất vất vả và nghèo khổ. Còn quê "tôi" cũng chẳng kém gì quê anh "đất cày lên sỏi đá" ,gợi đến vùng trung du, đồi núi , đất cằn cỗi. Nhưng vì cùng chung nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà chúng ta từ xa lạ thành quen nhau, gắn bó như hình với bóng. Ban ngày thì chia nhau những gian khổ hiểm nguy của cuộc chiến đấu. Ban ngày cùng chia sẻ nỗi gian nguy của cuộc chiến, đêm đến thì chung nhau tấm chăn, qua tâm sự người lính càng hiểu nhau, càng cảm thông với nhau. Vì vậy, từ xa lạ các anh đã thành "tri kỉ", hiểu thấu lòng nhau. Và sẵn sàng sống chết vì nhau. Bên cạnh đó các anh còn chung lí tưởng mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. Từ đó một tình cảm mới mẻ, thiêng liêng và ngày càng bền chặt đó là tình đồng chí. "Đồng chí" vang lên như một lời khẳng định, một tiếng gọi tha thiết thốt lên từ đáy lòng, là kết tinh cao độ của tình bạn, tình người. Ngay điều đó đã chứng tỏ một tình đồng chí thật keo sơn, gắn bó.

Trương Sinh hắn vừa là một người đáng tránh nhưng hắn cũng là một người đáng thương. Đáng trách ở chỗ hắn mang trong mình tư tưởng gia trưởng, độc đoán và ghen tuông vô cớ. Chỉ nghe câu nói ngây thơ của con trẻ, lòng ghen tuông của hắn trỗi dậy lấn át cả tình thương khiến hắn đưa ra kết luận mù quáng. Sau đó hắn dùng những lời thô bỉ, tệ hại để hành hạ người vợ hết mực thủy chung. Vũ Nương bị buộc tội ngoại tình vô cớ, phân trần cách mấy hắn cũng bỏ ngoài tai, khăn khăng là mình đúng. Hành động bộc phát, thiếu suy nghĩ, không chịu phân tích sự việc một cách cẩn thận,... Đặc biệt là vô tình bạc nghĩa với chính người vợ bên gối hết lòng chăm sóc mẹ già con nhỏ lúc mình đi tòng quân. Hắn tự ân đoạn nghĩa tuyệt với vợ, lại xem đó là một nỗi ô nhục lớn đã đẩy Vũ Nương vào đường cùng. Song hắn cũng là người đáng thương. Hắn phải đi tòng quân cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Bản thân hắn cũng là nạn nhân trong xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - một thời kỳ lịch sử đầy biến động. Sau khi biết mình đã đổ oan cho Vũ Nương hắn đã tự chuốc lấy sự ân hận, dằn vặt suốt cuộc đời. Vì vậy, nhân vật Trương Sinh vừa có chỗ đáng trách vừa có chỗ đáng thương. 

26 tháng 2 2023

Một số ý chính cho bạn.

- Dẫn dắt đoạn thơ trên.

Mẫu: Nếu văn học nói chung được diễn tả bằng từ ngữ thì trong thơ ca chủ yếu là diễn tả bằng lời nói, giọng điệu của đời sống của một thứ tình cảm được kết tinh lại. Và "Nói với con" chính một trong số bài thơ như thế. Nổi bật nhất là đoạn thơ ... 

- Nội dung đoạn thơ là gì?

- Đặc điểm: thơ tự do giúp cho cách diễn đạt rõ ràng không bị gò bó

- Nét độc đáo qua việc sử dụng:

+ từ ngữ: "chân phải", "thô sơ da thịt", "tự đục đá", "nhỏ bé" thể hiện lên sự cốt yếu luôn hướng tới cha, chỉ đến việc nhắc nhở con cần nghe theo cha bảo. Niềm tự hào của cha về tính cách "xa nuôi chí lớn" "không lo cực nhọc" của đồng bào mình sống khổ cực/

+ hình ảnh: "người đồng mình", "đá", "thung", "sông", "suối", "thác", "đường" thể hiện sự chân thực và tình cảm thân thương giữa mọi người với nhau. Gợi không gian hoang dã nói lên cuộc sống đơn giản còn nhiều gian lao của người dân.

=> Sự cảm thông, yêu thường "người đồng mình"

+ biện pháp tu từ: ẩn dụ "không bao giờ nhỏ bé được" và "người đồng mình" thể hiện suy nghĩ của tg về những người dân ta không bao giờ chịu sống thấp hèn về phẩm chất của mình. So sánh "sống như sông như suối", điệp ngữ "sống" nói lên cái đẹp đẽ về tính cách sống không ngại khổ ngại làm. 

=> Qua đó làm cho câu thơ hấp dẫn nhưng vẫn súc tích ngắn gọn. Đồng thời thể hiện cái đẹp của con người VN.

- Cảm nhận rõ hơn tình cảm của người cha với con:

- Người cha có những tình cảm đầy chân thực, sâu sắc dành cho người đồng mình. 

- Tình cảm thiêng liêng, rộng lớn được người cha thể hiện qua lời dạy con dịu dàng âu yếm.

- Đó là tình cảm mà không một đứa con nào được chối từ.

Phép nối: in đậm.

______________________________________________________________________

Thiệt mình không biết là đoạn thơ nào, vì thế mình đưa những ý chính của bài bạn có thể chắt lọc để làm!

11 tháng 8 2023

Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Người con gái Nam Xương" nha:")

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. (Câu ghép) Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Người con gái ấy mang tên Vũ Nương, tài sắc vẹn toàn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi ấy, trong làng có Trương Sinh - một chàng trai vô học lại có tính đa nghi mến dung hạnh của nàng xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Biết thế, nàng vẫn luôn đoan trang giữ phép không ngày nào để vợ chồng bất hòa. Làm một người vợ thương chồng, thảo với mẹ; 4 chữ "công", "dung", "ngôn", "hạnh" nàng đều có không sót gì. Khi chồng buộc phải đi lính đầu 3 năm, nàng rằng chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm và lo lắng cho chồng hết mực bằng cả tấm lòng chân thành thủy chung của mình: "tiện thiếp băn khoăn ... nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trong liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú!...". Nàng đặt mình ở thế dưới cũng lại đặt hết tình thương mình dành cho chồng. Rồi khi ngày qua tháng lại, mẹ Trương Sinh bệnh tình trầm trọng nàng hết lòng chăm sóc rồi cả hết sức thuốc thang lễ bái thần phật. Không chỉ chăm về sức khỏe nàng còn ngọt ngào khuyên lơn mẹ chồng. Khi bà cụ mất, nàng hết lòng thương xót tế lễ lo liệu vô cùng đủ đầy và tử tế. Từ đây ta thấy rằng Vũ Nương thực là một người vợ thương chồng con, có hiếu với mẹ chồng. Quả là một người phụ tài sắc toàn vẹn!

TLam

11 tháng 8 2023

ai cũng học đêm giống tui thế này☘

15 tháng 7 2021

Em tham khảo gợi ý nhé:

 Trương sinh là người vừa đáng thương, vừa đáng trách vì là người đàn ông phong kiến thất bại
- Bi kịch :

Không có chữ nên phải đi lính Người con không trong chữ hiếu Người chồng không giữ được hạnh phúc khiến vợ chết Người cha bị con từ chối

- Bi kịch ghen tuông mù quáng ( dữ liệu lời nói của bé Đản -> Nảy sinh nghi ngờ )

Cùng là cha Đêm đêm gắn bó với mẹ Không bao giờ bế Đản

- tôn trọng cái đẹp nhưng vô tình làm vỡ nó -> vợ chết

10 tháng 8 2023

Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Người con gái Nam Xương" nha:")

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Người con gái ấy mang tên Vũ Nương, tài sắc vẹn toàn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi ấy, trong làng có Trương Sinh - một chàng trai vô học lại có tính đa nghi mến dung hạnh của nàng xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Biết thế, nàng vẫn luôn đoan trang giữ phép không ngày nào để vợ chồng bất hòa. Làm một người vợ thương chồng, thảo với mẹ; 4 chữ "công", "dung", "ngôn", "hạnh" nàng đều có không sót gì. Khi chồng buộc phải đi lính đầu 3 năm, nàng rằng chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm và lo lắng cho chồng hết mực bằng cả tấm lòng chân thành thủy chung của mình: "tiện thiếp băn khoăn ... nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trong liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú!...". Nàng đặt mình ở thế dưới cũng lại đặt hết tình thương mình dành cho chồng. Rồi khi ngày qua tháng lại, mẹ Trương Sinh bệnh tình trầm trọng nàng hết lòng chăm sóc rồi cả hết sức thuốc thang lễ bái thần phật. Không chỉ chăm về sức khỏe nàng còn ngọt ngào khuyên lơn mẹ chồng. Khi bà cụ mất, nàng hết lòng thương xót tế lễ lo liệu vô cùng đủ đầy và tử tế. Từ đây ta thấy rằng Vũ Nương thực là một người vợ thương chồng con, có hiếu với mẹ chồng. Quả là một người phụ tài sắc toàn vẹn!

TLam