Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK
Một trong những bài thơ lục bát mà em thích nhất chính là bài thơ Việt Nam quê hương của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết để lại cho em ấn tượng sâu sắc : " Việt Nam đất nước ta ơi...... sớm chiều". Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình. Đánh đổi cho sự thanh bình ấy chính là máu, là nước mắt của biết bao những người con anh dũng kiên cường chiến đấu hết mình bảo vệ đất nước. Chỉ bằng 4 dòng thơ đầu thôi, cũng đủ khơi gợi cho chúng ta niềm tự hào về thiên nhiên, về mảnh đất Việt Nam yêu dấu
Bài thơ "Cây dừa" là một tác phẩm vô cùng đặc biệt và đầy cảm xúc. Khi đọc bài thơ này, tôi không thể không bị cuốn hút bởi hình ảnh tươi đẹp và ý nghĩa sâu sắc của cây dừa.
Cây dừa, với những hàng lá xanh mướt, mang đến cho tôi cảm giác thanh thản và yên bình. Từng cánh lá mềm mại và nhẹ nhàng như những cánh buồm trên biển, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp và thư thái. Tôi có cảm giác như đang đứng dưới bóng mát của cây dừa, cảm nhận được sự mát mẻ và thoải mái trong từng hơi thở.
Bài thơ còn đề cập đến ý nghĩa sâu xa của cây dừa trong cuộc sống. Cây dừa là biểu tượng của sự kiên nhẫn và sự vươn lên. Dù phải chịu đựng gió bão và sóng lớn, cây dừa vẫn vững chãi đứng vững, không bị gãy đổ. Điều này cho thấy sự mạnh mẽ và kiên cường của cây dừa, và cũng là một thông điệp ý nghĩa về sự kiên nhẫn và đồng lòng trong cuộc sống.
Bài thơ "Cây dừa" đã khắc họa một cách tuyệt vời vẻ đẹp và ý nghĩa của cây dừa. Nó đã gợi lên trong tôi những cảm xúc tươi mới, sự bình yên và hy vọng. Đọc bài thơ này, tôi cảm nhận được sự kết nối giữa con người và thiên nhiên, và nhận ra rằng chúng ta cần phải trân trọng và bảo vệ những giá trị thiên nhiên tuyệt vời như cây dừa.
Tôi cảm thấy như mình đang nghe lời đồng dao dịu dàng vang lên, những giai điệu của quê hương nằm trong từng câu chữ. Từ câu đầu tiên "Công cha như núi Thái Sơn", tôi thấy sự vững chắc, mạnh mẽ và đáng tin cậy của cha. Cha như núi Thái Sơn đại diện cho sự bền vững và lòng hi sinh vô điều kiện mà cha dành cho gia đình. Tôi không thể không cảm phục sự đồng lòng và sức mạnh cùng nhau trong gia đình. Từ câu thứ hai "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", tôi cảm nhận được sự ôn hoà, mềm mại và không điều kiện từ mẹ. Mẹ là nguồn nước tươi ngon, mang lại sự sống và làm mát lòng người. Tôi biết ơn mẹ vì tình yêu và hy sinh vô điều kiện mà mẹ dành cho con. Cảm giác ấm áp và yêu thương tiếp tục được thể hiện trong câu tiếp theo "Một lòng thờ mẹ kính cha". Tôi hiểu rằng bằng cách tôn trọng và yêu thương cha mẹ, tôi trở thành một người con hiếu thảo và làm tròn đạo con. Câu thơ này nhắc nhở tôi về trách nhiệm của một người con, để tôn trọng và quan tâm đến cha mẹ không chỉ là nghĩa vụ mà là một phần cuộc sống của chúng ta. Từng câu chữ trong bài ca dao này như một tràng hoa thắm tươi mát, nó gợi lên trong tôi những cảm xúc sâu sắc và lòng biết ơn vô hạn đối với cha mẹ. Bài thơ này đã truyền tải một thông điệp quan trọng về gia đình và giá trị hiếu thảo.
lớp 6 mà bạn phải viết 15 câu thôi á
Mình cũng học lớp 6 mà phải viết 5 trang 7 dòng
mà là viết đoạn văn ấy ko phải bài đâu T^T
Giờ mình đang mở mạng tìm gợi ý
Gợi ý cho em các ý:
Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và tác phẩm ''Bầm ơi''
Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (Cảm nghĩ về người mẹ trong đoạn thơ)
Thân bài:
Mạ non bầm cấy mấy đòn
+ Người mẹ phải ra đồng cấy lúa vất vả, số lượng mạ non cũng không hề ít
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
+ Mẹ vừa làm vừa lo cho con, mẹ vất vả bao nhiêu thì lại lo cho con nhiều hơn bấy nhiêu. Cho thấy tình yêu thương bao la mà mẹ dành cho con.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
+ Mẹ vừa làm nhưng thời tiết không thương mẹ. Mẹ vừa phải lội chân xuống bùn mà trên trời còn có mưa ướt áo mẹ, cái lạnh như tê tái làn da của mẹ.
Mưa bao nhiêu hạt,thương bầm bấy nhiêu
+ Người con cũng rất thương mẹ mình, những hạt mưa ngoài kia là vô số không kể xiết, cho thấy tình thương của con dành cho mẹ cũng vô số như những hạt mưa ấy
Kết bài.
Bày tỏ suy nghĩ của em về người mẹ trong đoạn thơ.
_mingnguyet.hoc24_
Cửu Long giang ta ơi là bài thơ thấm đượm tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ bắt đầu từ một lớp học chật chội để có được cảm nhận thầy giáo lớn lao, thước bảng cũng lớn lao rồi dài theo dòng sông, mở ra một cách đồng và kết ở từ bát ngát. Đọc lại toàn bộ bài thơ, thấy hơi thở phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ từ quá khứ đến hiện tại, từ trong tiềm thức trở về với suy ngẫm. Nhân vật người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối thì đâu phải vì bị bỏ quên, chỉ vì thầy giáo già đã khuất. Ngay cả những giáo cụ của các cụ giáo cũng chẳng món nào bị quên. Bản đồ đã không nhìn nữa đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao. Phải nói rằng tất cả những chi tiết đã được sắp xếp theo kế hoạch ấy thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của người viết. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Đó là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười tuổi, đến lúc cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông. Bài thơ trữ tình mà sâu lắng, đậm đà cảm xúc tự hào và yêu thương
**Tham khảo**
Bài thơ đánh thức tình cảm yêu thương dành cho quê hương cùng sự trân trọng kí ức tuổi thơ của mỗi chúng ta. Mỗi người đều sẽ lớn lên, trưởng thành, nhưng phần kí ức tươi đẹp gắn với quê hương, xứ sở thì sẽ còn mãi. Việc khắc ghi trong tâm trí bóng hình quê hương không gắn với những gì cao xa, lớn lao. Quê hương bình dị, mộc mạc và dù là ai thì ta cũng cần trân trọng. Chúng ta phải biết lưu giữ, nâng niu những gì tươi đẹp, mộc mạc để hiểu để nhận thức về quê hương.
refer
Bầm ơi có rét không bầm, Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run, Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Qua khổ thơ trên, Tố Hữu đã viết về bầm, một cái tên vô cùng quen thuộc. Để làm rõ những ý nghĩa sâu xa của tình mẹ, Tố Hữu đã dùng các từ láy như" heo heo" , " lâm thâm". Dù cho trời rét đến đâu, dù cho sương muối có cứa nhọn vào bàn tay của bầm, bà vẫn một mình gặt mạ, một mình chịu rét chịu mưa để có thể một ngày được gặp lại đứa con của mình. 2 từ láy heo heo, lâm thâm dã được tố hữu làm rõ nét cái thời tiết khắc nghiệt của mưa phùm miền Bắc, làm rõ cái thấm khổ của người mẹ vì con mà chịu hi sinh tất cả, 2 từ láy ấy đã giúp cho bài thơ thêm có hồn, sinh động, sáng tạo và mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc cho mội tấm lòng người đọc.
Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con