Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là người luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
Trong cuộc sống, đức tính trung thực trước tiên là trung thực với chính mình, dám đối diện thẳng thắn, nhận lỗi khi phạm sai lầm, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối, lấy của người khác làm của mình. Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người.
Những người sống chân thật luôn được mọi người yêu thương, quý mến. Còn khi chúng ta sống giả tạo, tạm bợ, sống phụ thuộc vào người khác sẽ bị người ta chi phối, sai khiến, phải làm những việc không muốn, khiến mình trở nên xa lạ, đơn độc. Thực tế ngày nay, vì danh và lợi mà có rất nhiều người chọn cách sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”, họ nghĩ thế này nhưng họ lại làm trái ngược, dần dần họ đánh mất chính bản thân mình.
Với cách sống sai lệch đáng phê phán như thế, ngày qua ngày họ dần xa cách người thân bạn bè. Vì vậy, chúng ta phải dũng cảm đấu tranh để được sống trung thực, được là chính mình một cách “toàn vẹn”.
TL
Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống mỗi học sinh đều phải trung thực. vậy đức tính trung thực là gì? Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan tọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu chủ đề "Trải nghiệm với tuổi trẻ"
Mẫu:
Ai sống trên đời có lẽ cũng cần có sự trải nghiệm, để con người ta khám phá, để khôn ra. Và có lẽ, ở cái tuổi còn trẻ, họ nếm nhiều trải nghiệm nhất.
Thân đoạn:
- "Trải nghiệm với tuổi trẻ" là gì?
+ Cái mới lạ từ thiên nhiên, xã hội.
- Tuổi trẻ có cần sự trải nghiệm không?
+ Cần có, để biết nhiều về cuộc đời, về xã hội hơn.
- Mở rộng:
+ Có phải trải nghiệm nào cũng cần phải trải?
-> Những tệ nạn xã hội là những trải nghiệm mà tuổi trẻ không cần học theo.
Thực trạng: Lên án hành vi hút thuốc, bạo lực học đường/ ngôn từ của giới trẻ.
-> Những trải nghiệm cần với tuổi trẻ:
--> Cố gắng sống độc lập hơn: tự mình dọn nhà, tự nấu cơm,..
--> Tự giác học hành, chăm chỉ để lo cho tương lai bản thân.
--> Làm thiện nguyện yêu thương.
--> Nhặt rác bảo vệ môi trường.
--> ...
- Đánh giá:
+ Trải nghiệm là điều cần thiết nhưng điều quan trọng hơn hết là phải đủ minh mẫn lựa chọn cái nghiệm tốt để trải.
Kết đoạn:
- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.
(Đừng tin rằng mình ..., hãy mong mình đừng....; đừng nói bản thân như thế nhé Thảo:")
Tham khảo:
Cách diễn dịch:
Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.
Tham khảo:
Trần Quốc Tuấn là một danh tướng đời Trần ở thế kỉ XIII. "Hịc tướng sĩ" là một bài hịch thể hiện sự quyết tâm đánh giặc cùng lòng yêu nước nồng nàn của vị tướng này. Trước hết, khi đọc câu văn, người đọc dẽ dàng nhận thấy những suy tư, trăn trở của Trần Quốc Tuấn. Khi quân Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta, ông lo cho dân, lo cho sự an nguy của dân, lo cho đất nước đến nỗi quên ăn, quên ngủ. Hơn thế nữa, biện pháp so sánh "ruột đau như cắt" cùng các động từ mạnh như cắt, căm tức, xả thịt, lột da, nuốt gan,... như lột tả sự căm hờn, phẫn uất của Trần Quốc Tuấn. Ông căm thù giặc đến nỗi khao khát được lột da, được uống máu quân thù. Qua nỗi căm phẫn ấy, người đọc thấy được một tinh thần yêu nước nồng nàn đang sáng lên trong trái tim ông. Thử hỏi xem nếu ông không yêu nước thì cớ gì ông lại phải căm ghét, đay nghiến bè lũ xâm lược? Chính vì vậy mà đến câu văn tiếp theo, ông đã khẳng định một cách chắc nịch "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Câu văn như làm sáng tỏ lòng yêu nước, thương yêu dân của vị tướng nhà Trần. Ông sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng đổ máu, sẵn sàng bị giặc tước đi mạng sống để cứu lấy dân, để giữ yên bề cõi. Phải yêu dân, yêu nước đến vô bờ bến thì Trần Quốc Tuấn mới có thể hi sinh, luôn chất chứa nỗi đau đáu, xót xa đến như vậy! Thật vậy, con cháu Việt Nam ngày nay luôn tưởng nhớ đến công lao của Trần Quốc Tuấn. Dù ông đã hi sinh nhưng ông vẫn sẽ như những vì sao, tỏa sáng khắp bầu trời đêm.
Em tham khảo:
Con người để hoàn thiện bản thân thì phải không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công mà mỗi con người cần phải rèn luyện chính là ý chí, nghị lực. Vậy thế nào là ý chí? Ý chí, nghị lực sống của con người trì là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã. Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần có ý chí theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người. Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc. Bên cạnh đó, người có ý chí, nghị lực luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán. Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được vai trò, tầm quan trọng của ý chí đối với cuộc sống, chính vì thế, chúng ta cần rèn luyện cho bản thân mình một ý chí bền bỉ, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thử thách.
Em tham khảo nhé:
Chiếu dời đô ra đời khi Lí Thái Tổ mới lên ngôi. Nhà vua mong muốn đất nước có một kinh đô đàng hoàng to rộng đặng bề phát triển đất nước. Ôi! (Câu cảm thán) Bởi tấm lòng đau đáu nghĩ đến một mảnh đất thiêng có thể phù trợ cho việc phát triển đất nước, nhà vua đã nhìn ra thế đất của thành Đại La. Đó là nơi có vị thế thuận lợi về nhiều mặt, về mật địa lí, tác giả phân tích rõ: Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi", bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế "Nhìn sông dựa núi" (Thế đất đẹp) (Dấu ngoặc đơn) vững vàng, "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng". Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu: "Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước“. Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước.
THAM KHẢO :
Trong bài "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn với khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã qua đó thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ta. Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các làn dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc ko chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng ; đất cao mà thoáng". Thậm chí ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân : "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn. Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.
TK:
Chiếu dời đô không chỉ cho thấy tài năng, tầm nhìn xa rộng của người trị vì đất nước mà còn phản ánh được khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt. Mở đầu bài chiếu, nhà vua đã nêu lên mục đích của việc dời đô thông qua những minh chứng rõ ràng, thiết thực từ sử sách bên Trung Quốc rồi đến chuyện nước nhà, thời nhà Đinh, nhà Lê “ theo ý riêng mình, khinh thường, mệnh trời... ” Qua đó, tác giả cho thấy vận nước muốn được lâu dài, phát triển phồn thịnh cần xem xét các yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Nhà vua cũng bày tỏ tâm trạng “đau xót” khi nghĩ về những thăng trầm của vận nước trải qua. Đồng thời Người khẳng định, việc chuyển dời cũng vì lợi ích của muôn dân, cho thấy tấm lòng yêu nước thương dân, luôn lo nghĩ cho sự phát triển phồn thịnh của dân tộc. Phần thứ hai của bài chiếu đã thể hiện tầm nhìn chiến lược cùa nhà vua về mảnh đất Đại La – nơi sẽ dời đô đến. Đó là mảnh đất hội tụ đầy đủ những thuận lợi về địa lí, văn hóa, nhân văn…Câu văn súc tích, giàu hình ảnh và biểu cảm đã gợi lên trước mắt người đọc về mảnh đất là nơi “thắng địa”, “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”. Ở nơi ấy muôn dân sẽ được an hưởng thái bình hạnh phúc. Khát vọng của vua cũng là khát vọng của nhân dân muôn đời. Và ở phần kết, nhà vua đã hỏi ý kiến của các quần thần về việc dời đô. Câu hỏi ấy gợi nhắc ta đến hội nghị DIêm Hồng năm xưa khi quyết định về vận nước, tất cả đều đồng lòng chung sức, lo nghĩ cho vận mệnh dân tộc. Đọan kết chỉ với 14 chữ ngắn ngủi nhưng nhà vua đã thể hiện tinh thần dân chủ vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt vào những giờ phút quyết định của lịch sử. Qua đó, ta thêm cảm phục một con người tài trí mà đức độ, kín đáo. Như vậy, Chiếu dời đô với lời lẽ ngắn gọn, trang trọng, mang khẩu khí của bậc đế vương, có thể coi là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thế hệ con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi tự hào về trang lịch sử vàng của dân tộc được hun đúc từ ngàn đời.