K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại xoàng xoàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.

 
7 tháng 4 2022

Tham khảo:

 

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.

Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.

“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý,Hóa,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.

Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.

Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan”.

Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”

Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”

Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.

Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

7 tháng 4 2022

Tham Khảo

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.

Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.

“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý,Hóa,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.

Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.

Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan”.

Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”

Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”

Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.

Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

15 tháng 4 2019

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. 
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” 
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

15 tháng 4 2019

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. 
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” 
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

23 tháng 4 2018

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lý ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đấy đủ nguyên lý ấy, chân lý ấy.

Vậy thế nào là "’học đi đôi với hành”? Thế nào là "theo điều học mà làm"? Học là học tập, học văn hoá, ngoại ngữ… học lý thuyết về khoa học kỹ thuật… Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hoá, lý thuyết, vừa tập tành vận dụng; lấy lý thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lý thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được để làm ăn, phải biết làm theo điều đã học để phục vụ sản xuất, phục vụ cho việc tu dưỡng rèn luyện của bản thân và ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ "Học là bắt chước, học là cần cho biết, học là để mà làm".

Học đi đôi với hành là cách học phải hiểu và ứng dụng điều học có hiệu quả, điều đó khác với việc học chay, học vẹt, học lý thuyết suông, học một cách máy móc, sáo rỗng, có thể đọc nghìn cuốn sách "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn Phu Tử chê trách. Cho nên học tập phải thu nhận được kết quả thiết thực và hữu ích.

Học luân lí để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội và nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa… mà còn để bồi dưỡng tâm hồn… Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nóỉ một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật… cho oai! Nước ta đang trên đường hội nhập và phát triển, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên cực kỳ quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kỹ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính… đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phổ thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xoả đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh… không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh hưởng ứng.

Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp… là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo… trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng, cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lý thuyết được khắc sâu, lý thuyết được thực hành soi sáng, vừa học tập, vừa ôn vừa luyện nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi: "Tuổi trẻ sáng tạo" ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phật minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.

"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập; sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kỹ thuật, để phục vụ công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước.

Hiện tượng "học giả mà bằng thật”, mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".

Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" – 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấm thía:

"Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tuỳ theo sức của mình

Để tham gia kháng chiến

Để gìn giữ hoà bình"…

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.

Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".

Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.

Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.

"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội

chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".

Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:

"Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành;

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,

Tuỳ theo sức của mình.

Để tham gia kháng chiến

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh".

 

Tham Khảo

-Nguyễn Thiếp nêu mục đích của việc học là học làm người

=> Em hoàn toàn đồng ý . Vì :

+ Ta học làm người là để phát triển nhân cách

+ Ta học làm người là để cùng chung sống với những người xung quanh

+Ta học làm người là để khẳng định vị trí của bản thân trong xã hội

-Theo em , học để làm người trong thời đại ngày nay thì cần học những gì và học như thế nào?

+ Học ăn học nói học gói học mở 

+ Học phải đi đôi với hành 

+ Học chăm chỉ , kiên trì , đam mê

29 tháng 7 2021

giúp mk thành đoạn văn vs ạ

27 tháng 3 2021

tham khảo

Nguyễn Thiếp nêu mục đích của việc học là học làm người

=> Em hoàn toàn đồng ý . Vì :

+ Ta học làm người là để phát triển nhân cách

+ Ta học làm người là để cùng chung sống với những người xung quanh

+Ta học làm người là để khẳng định vị trí của bản thân trong xã hội

-Theo em , học để làm người trong thời đại ngày nay thì cần học những gì và học như thế nào?

+ Học ăn học nói học gói học mở 

+ Học phải đi đôi với hành 

+ Học chăm chỉ , kiên trì , đam mê

 Phần 1: Người bạn trở về từ địa ngục"Hãy nhớ rằng là mày sắp chết…Từ địa ngục, ta sẽ trở về vào ngày trăng tròn thứ 3 tháng 7…"Nhân Mã mở Lap và bất ngờ khi nhận được tin nhắn quái đản từ cái nick lạ "Nguoibantrongbongtoi" mà cô không tài nào nhớ nổi mình đã add lúc nào.- Đứa nào chơi trò ngớ ngẩn thế nhỉ? - Nhân Mã lèm bèm - Chả vui chút nào!Trăng đã lên cao và chuông...
Đọc tiếp


 

Phần 1: Người bạn trở về từ địa ngục


"Hãy nhớ rằng là mày sắp chết…Từ địa ngục, ta sẽ trở về vào ngày trăng tròn thứ 3 tháng 7…"
Nhân Mã mở Lap và bất ngờ khi nhận được tin nhắn quái đản từ cái nick lạ "Nguoibantrongbongtoi" mà cô không tài nào nhớ nổi mình đã add lúc nào.
- Đứa nào chơi trò ngớ ngẩn thế nhỉ? - Nhân Mã lèm bèm - Chả vui chút nào!
Trăng đã lên cao và chuông đồng hồ trên nhà thờ Đức Bà đang cọ bánh răng vào nhau ken két…
"Boang…boang…boang……."
Tiếng chuông nhà thờ làm lũ dơi giật mình bay tán loạn. Bây giờ… là 0 giờ 0 phút 0 giây….
________o0o________

Buổi sáng ở trường trung học Twenty Stars…
Bọn học sinh lớp 10 đang bàn nhau chuyện gì đó có vẻ "hot" lắm, còn hơn cả scandal của ngôi sao nổi tiếng. Chúng đứng túm tụm thành từng nhóm đông trên hành lang tầng 3 của lầu B thành từng nhóm đông chi chít như những tổ kiến vàng trên thân cây.
"Ê, hôm qua có đứa gửi mình cái mail lạ lắm…"
"Hả? Mày cũng nhận được hả?... Có biết của ai không?"
"Không! Tao cũng không biết của đứa nào?... Cái gì? Lớp bên kia cũng có người nhận được? Đứa nào đùa dai vậy????"
Nhân Mã hiếu kì vừa đi vừa ngó qua ngó lại các nhóm bạn đang lao xao bàn tán. Đứa nào cũng tỏ ra ngạc nhiên và thích thú với trò đùa của cái nick Y!H kì hoặc đó. Thấy Nhân Mã từ xa, Song Tử, Thiên Yết và Bảo Bình lật đật chạy tới hỏi han nó nhiệt tình:
- Cậu có nhận được cái mail của Nguoibantrongbongtoi không? - Bảo Bình nhanh nhảu.
- Ơ,… có! Hôm qua tui onl khuya nên có tình cờ nhận được…
- Chà… vụ này gay cấn lắm đây! Hôm nay cả khối 10, đứa nào cũng nhận được cái mail y như vậy! - Thiên Yết ra vẻ tư duy, đưa tay sờ cằm.
- Không biết đứa nào bày ra trò này? Mà công nhận nó hay thiệt, biết được nick Y!H của cả khối 10 luôn! - Song Tử mặt mày hớn hở, ra bộ thích thú lắm.
"Chuyện này chẳng bình thường chút nào…" - Nhân Mã nghĩ bụng, bất chợt lại ngước nhìn cây bàng già cạnh dãy lầu B.
Vài con quạ không biết từ đâu bay đến đậu trên cành cây kêu quang quác… Tiếng kêu nghe như tiếng cười quái ác của tử thần…
"Reng….reng…reng……"
Thầy Ma Kết bước vào lớp, chững chạc và sáng sủa với mái tóc đen nhánh cắt tỉa gọn gang, gọng kính đen hơi đậm nhưng hợp với gương mặt điển trai và cái kiểu cách doanh nhân pha nghệ sĩ của thầy, mặc dù thầy chỉ là 1 giáo viên mới về trường. Nghe đâu ngày xưa thầy cũng học trường này, còn học rất giỏi nữa. Thầy là niềm tự hào của toàn thể nhân viên cũng như học sinh trong Twenty Stars. Cũng vì thế mà đám  con gái mê thầy như điếu đổ, còn bọn con trai đứa nào cũng kính thầy 1 thước. Ra ngoài thầy chỉ là 1 người bình thường, nhưng ở Twenty Stars, thầy thật sự là 1 "ngôi sao".
Nhưng cuộc sống trêu ngươi, tài hoa như thầy lại được xếp làm chủ nhiệm cho lớp 10CA3 nổi tiếng toàn trường với 3 cái "nhất": Học dở nhất - Lười biếng nhất - Ranh ma nhất. Giáo viên trong trường không ai chủ nhiệm lớp này được quá 1 tuần, họ kiếm cớ lẩn sạch, chỉ có thầy lẹt đẹt mới vô phải "hưởng đạn" mà thôi.
- Các em,chúng ta điểm danh nhé! ... Ơ … 1 … 2 …3 … 4 … lớp chúng ta vắng 1 người à?
Cả lớp lại bắt đầu xôn xao cho đến khi lớp trưởng Xử Nữ đứng lên dõng dạc:
- Thưa thầy, hôm nay Song Ngư không đi học!
Song Tử cười khẩy:
- Chắc hôm này nó lại phải gió như ngày hôm qua chứ gì!
Cả lớp cười rộ lên… Bảo Bình đá chân Song Tử nhắc cậu ta phải ăn nói cẩn thận.
Song Ngư, phải, nó vốn là đứa con gái yếu đuối và bất hạnh nhất toàn trường.
Khoảng sân từ dãy lầu B nhìn xuống là 1 hồ bơi rộng và sâu từ 1-2m, dành cho các hoạt động thể thao,ngoại khoá hay giờ thể dục của trường. Cô giáo thể dục đi vòng quanh thàn hồ trông chừng bọn học sinh đang thực hành giờ bơi lội, thi thoảng cái còi mắc trên cổ cô lại kêu hoen hoét làm bọn chúng giật cả mình.
Bảo Bình là người thích môn này nhất, mặc kệ người ta quẫy chân đạp nước thế nào, phận mình cứ chơi cho thoả đã. Bảo Bảo đang quơ tay sờ soạng màn nước xanh thăm thẳm thỉ vướng phải cái gì rất kì lạ. Cô đưa tay lên xem và phát hiện ra đó là những sợi tóc. Tóc, rất nhiều tóc. Và hình như là… tóc con gái.
"Ở đâu ra nhiều tóc thế này???" - Bảo Bảo nhìn trân trân 2 bàn tay đầy tóc của mình.
Mặt nước đối diện Bảo Bình đột nhiên sóng sánh dưới ánh mặt trời rồi phun lên một đám bong bóng dập dờn trong nước. Sau đó là… 1 mái tóc đen nhánh nổi lên, kéo theo 1 bộ đồng phục trường Twenty Stars… 1 cái xác con gái nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Bảo Bình hét lên kinh hãi…
Cả hồ bơi lập tức trở nên náo động, ai nấy chẳng dám ở dưới nước thêm 1 giây nào cả, giày xéo lên nhau mà chạy.
Riêng Bảo Bảo sau đó được đưa vào phòng y tế vì ngất xỉu ngay tại chổ.
Nhân Mã, Song tử, Thiên Yết cũng như các học sinh khác ngồi như đóng đinh trên ghế, chỉ dám xì xào nho nhỏ về cái xác dưới hồ bơi. Riêng 3 sao thì cực kì căng thẳng, mãi 1 lúc lâu Thiên Yết mới mở lời:
- Song Ngư… các thầy bảo cái xác đó… là Song Ngư!!!
- Nó... nó chết rồi! Tao không ngờ… Có khi nào nó… Hừm…. Ai bảo tụi mình thường ngày cứ hay bày trò trêu chọc nó! Bây giờ thì… - Nhân Mã ngập ngừng.
Song Tử - kẻ thường ngày lắm mồm nhất bây giờ lại ngồi im thin thít,mặt mày xanh mét, bộ đồng phục ướt đẫm mồ hôi. Nó thu hai tay hai chân trên ghế,run lên như người phải gió. Nó sợ, thật sự rất sợ. Nó nhớ lại chuyện cách đây vài ngày…
Chuông tan trường đã kêu cách đây 30 phút, mọi người về hết chỉ còn lại Song Tử và Song Ngư trên dãy hành lang tầng 3 lầu B này…
- Trả lại cho mình, mình năn nỉ cậu mà Song Tử, trả điện thoại lại cho mình! Mất nó dì và ba sẽ đánh mình chết! - Song Ngư quỳ gối, cúi đầu, khẩn thiết van xin Song Tử.
- Cái này là tui lượm được trong ngăn bàn chứ bộ! - Song Tử khinh khỉnh mở chiếc điện thoại lên xem - Trời ơi, có người trong 1 buổi học nhắn được tới mấy chục tin với bạn trai nè! Ha ha ha… Để ngày mai tui đem vô đọc cho cả lớp nghe nha!
- Đừng! Mình xin bạn mà,trả lại cho mình!
Song Ngư vội giằng lấy tay Song Tử, cả 2 giành giật nhau 1 hồi thì chiếc điện thoại rơi xuống đất và vỡ ra từng mảnh.
- Bạn cố tình? - Ngư trừng mắt nhìn Song Tử.
- Ừ,tao cố tình đó. Thì sao hả? Cái con nhỏ bệnh hoạn, ốm yếu kia!
Không nhịn nổi thái độ của Song Tử, Ngư xông tới định đánh cho nó 1 trận nhưng bị Song Tử tán trước cho 1 phát tát vào mặt.
"Con nhỏ hỗn láo này hôm nay dám chống đối mình sao? Được, phải cho nó biết tay!" - Nghĩ là làm, Song Tử nắm lấy mái tóc dài đen nhánh của Song Ngư, lôi nó lại ban công dúi đầu xuống.
- Nếu mày có gan và muốn trả thù tao thì mày nhảy từ tầng 3 dãy lầu B này xuống! Nhớ thành tâm cầu khẩn 1 chút, điều ước của mày sẽ thành sự thật! Miễn là mày có gan, nước ở dưới sâu lắm đó! Ha ha ha…
Song Ngư trợn tròn mắt nhìn mặt hồ phía dưới….
"Phải, trước giờ mình luôn bị ăn hiếp… Không đứa này thì đứa khác… Tụi nó đều giống nhau… Đều ỷ mạnh hiếp yếu… Chúng nó không bắt sâu bỏ lên đầu mình thì cũng trộm đồ của mình giấu đi… Mình có làm gì đâu mà bị chúng đối xử như thế… Tại sao??? Tại sao chứ???.... Tại sao người bị ức hiếp luôn luôn là mình?... Mình…. Mình phải trả thù…. trả thù tất cả bọn nó…"
Nghe câu chuyện, Nhân Mã đập bàn búc xúc.
- Trời ơi, cậu quá đang lắm Song Tử! Cậu có biết là vì cái điện thoại đó mà nó bị dì nó đuổi ra khỏi nhà, phải lang thang vất vưởng nhà họ hàng mấy ngày trời không??? Lại còn kêu nó nhảy lầu nữa chứ, sao cậu ác quá vậy?
- Mình… mình chỉ muốn đùa… Ai ngờ nó làm thật!
Giờ ra về…
Song Tử là đứa ra về sớm hơn tất cả. Nó đi vội vàng, gấp gáp như thể muốn mau mau thoát khỏi cái nơi ma quái này. Về nhà, nó sẽ được an toàn. Nó nghĩ thế và chỉ còn cách nghĩ như thế mới an tâm hơn. Nhưng đi được nửa đường, nó chợt nhớ ra mình đã để quên thứ gì ở trường.
"Điện thoại? Điện thoại của mình đâu rồi!?"
Nó lục lọi khắp các túi trên người và trút cả cặp sách ra tìm. Nhưng cái điện thoại đã bóc hơi tự lúc nào.
"Mất điện thoại mẹ sẽ giết mình mất!"
Nghĩ tới đó, nó run như cầy sấy… Phải quay lại trường ư? Vào lúc này? Bây giờ chắc chẳng còn ai ở trường đâu. Song Tử tỏ ra là đứa tinh quái, thích bày trò nhưng lại là đứa sợ ma. Nhưng ma và… mẹ cái nào nguy hiểm hơn. E hèm, chắc chắn là mẹ.
Đồng hồ chỉ mới 5h30, trời còn chưa sập tối, Song Tử nghĩ là nó sẽ quay về nhanh thôi, trước khi màn đêm buông xuống. Nó chạy hụt hơi về trường, đầu óc rồi mù và trống rỗng như có ma xui quỷ khiến.
Trường trung học Twenty Stars lúc này là cái chùa Bà Đanh thứ thiệt, không có lấy 1 bóng người. Chỉ có mấy con quạ trên cây bàng cạnh dãy lầu B và kêu lên quang quác.
Tiếng giày Song Tử vang khắp cả hành lang vắng lặng. Nó chạy ngay vào lớp 10CA3 và lục lọi ngăn bàn của mình. May mắn, cái điện thoại vẫn còn đây. Nó thở phào nhẹ nhõm vừa lấy áo lau lau chùi chùi màn hình điện thoại vừa vui vẻ bước ra.
"Quác!"
Tiếng một con quạ vừa sà xuống cành cây đối diện lớp làm Song Tử giật mình ngước mặt lên. Ngay lúc đó, nó lại nghe tiếng bước chân tiến lên từ cầu thang bên trái phòng học. Hai chân Song Tử như bị đóng băng, nó nhìn chằm chằm về phía cầu thang.
1 dáng người nhỏ nhắn, ướt đẫm và nhếch nhác với làn da trắng bệch, mái tóc loà xoà che khuất mặt. Người đó bước chầm chậm lên lầu…
Lũ quạ càng ngày càng kêu lên inh ỏi. Quạ là loại động vật thích ăn xác chết, chúng chỉ phản ứng như vậy khi nghe thấy… mùi tử thi.
Quả thật, từ con người kì lạ ấy toát ra 1 mùi rất khó chịu. Nó tanh tưởi, hôi thối và khiến người ta buồn nôn. Người đó trừng mắt nhìn Song Tử. Cái nhìn thấu cả tâm can. Đôi mắt đỏ lừ như con quỷ dữ đội mồ sống dậy. Và… nó nghiến răng ken két để nhả ra từng chữ bằng cái giọng the thé khó nghe:
"Mày… phải chết!... Phải chết!"
Song Tử hét lên thất thanh. Nó cố chạy thật nhanh xuống lầu mặc dù 2 chân đang mềm nhũn…

________o0o________

Nhạc chuông bài On the floor làm Mã Mã đang ngủ gục trên bàn học (cô nàng đang làm bài tập) ngồi bật dậy.
- A lô! Đứa nào gọi vậy? - Cô lè nhè trong tiếng ngáp.
Đầu dây bên kia phát ra thứ âm thanh cực kì hỗn độn và ma quái. Đó là tạp âm của tiếng khóc, tiếng la hét, tiếng cười, tiếng bước chân,… và… tiếng nói của 1 cô gái:
"Cứu… cứu tôi với! Làm ơn tha cho tôi, tha cho tôi, tôi không cố ý, không cố ý mà!!!..."
Âm thanh kì dị đó làm Nhân Mã bừng tỉnh, cô vừa kịp nghe lời kêu cứu đó thì bên kia chỉ còn là những tiếng rè rè như cái radio mất sóng.
Điện thoại báo cuộc gọi vừa nhận là từ… SONG TỬ!
Tiếng chuông nhà thờ lại vang lên kèm theo tiếng đập cánh loạn xạ của lũ dơi…
Bây giờ là 0 giờ 0 phút 0 giây….
Điện thoại lúc nửa đêm không bao giờ là điềm tốt!

________o0o________

- Mất tích! Song Tử mất tích rồi?
Nhân Mã dường như muốn nhảy dựng lên khi nghe tin đó từ Thiên Yết. Tiểu Yết thở hồng hộc, mặt cắt không còn 1 giọt máu.
- Hôm… hôm qua mẹ nó gọi đến nhà mình hỏi thăm, mình mới biết cả đêm qua nó không về nhà, tìm đâu cũng chả thấy.
Quả nhiên hôm nay Song Tử không đi học. Thầy giáo không đề cập tới nguyên nhân nhưng cả khối 10 ai cũng rùng mình. Sau Song Ngư, có khi lại là Song Tử. Thế là Song Tử biến đi như thế suốt mấy ngày trời. Không ai biết nó đi đâu cả…

________o0o________

Giờ ra chơi,bọn học sinh khối 10 lại tiếp tục bàn tán không chỉ về sự biến mất đột ngột của Song Tử mà còn về cái nick Y!H "Nguoibantrongbongtoi".
"Bọn mày sẽ chết trước ngày trăng tròn 17… Khi đó ta sẽ đội mồ để trở lại nhân gian…"
- Hôm qua lại có cái mail lạ như thế gửi vào nick mình. Cậu có nhận được không? - Thiên Yết hỏi.
- Hôm qua mình không onl, nhưng mình nhận được 1 cuộc điện thoại rất kì quái. - Nhân Mã càng nghĩ càng thấy rùng mình.
- Trăng chỉ tròn vào 15-16 thôi chứ sao lại là trăng tròn 17 nhỉ? - Thiên Yết vẫn thắc mắc - Có khi nào…
- Cậu đừng có doạ mình!
Lũ quạ đen hôm nay không bu lại cây bàng cũ nữa mà lại ve vãn cái bồn uống nước cách dãy lầu B không xa. 1 học sinh mở vòi nước và đột nhiên la toáng lên khi vòi nước chảy ra 1 thứ nước màu đen kịt, hôi thối, bẩn thỉu lẫn theo những sợi tóc màu nâu sẫm. Tin giật gân lập tức phân bố đi toàn trường. Các giáo viên nhờ người ta đến kiểm tra bồn nước, và họ moi từ trong bồn lên 1 cái xác đã sưng phù bắt đầu phân huỷ do ngâm quá lâu trong nước.
Tóc màu nâu sẫm, mặc đồng phục trường, trên tay còn cằm chiếc điện thoại màu hồng dán hình mèo Kirty,… Cảnh sát đã xác nhận - cô gái này chình là Song Tử.
Nỗi kinh hoàng ám ảnh từng gương mặt trong trường Twenty Stars…
"Thật đó… hôm qua bà lao công đã tận mắt nhìn thấy nó trên tầng 3 dãy lầu B… Nó ướt sũng, quần áo nhếch nhác và tóc tai rối bù… Nó cũng đi lòng vòng quanh cái hồ bơi, ông bảo vệ đã nhìn thấy… Nó… nó… nó đã trở về ám ảnh chúng ta….!!!!"
Những lời bàn tán thế này càng lúc càng nhiều trong trường học, không chỉ có bọn khối 10 ở dãy lầu B mà cả các lớp 11-12 cũng xôn xao không dứt. Mặc dù nhà trường ra sức phủ nhận những tin đồn nhưng sức ám ảnh của chúng vẫn không giảm đi chút nào.
- Cậu biết gì không? Bảo Bình đã phát điên lên trong bệnh viện! - Thiên Yết lại tọc mạch với Nhân Mã.

________o0o________

Cùng lúc đó, tại bệnh viện…
- Tránh xa tao ra! Đồ ác quỷ, tao sẽ không nhịn mày nữa! Mày đừng doạ tao! Đừng hòng doạ được tao!!!
Bảo Bình đúng là đang phát điên trên giường bệnh. Cô ném tất cả những thứ cô vớ được ném vào bất kì ai muốn đến gần cô. Từ ngày nhập viện đến giờ, đêm nào Bảo Bảo cũng la hết đập phá thế này. Cô ta nói cô ta nhìn thấy 1 bóng ma sũng nước mang hình hài của 1 cô gái mặc đồng phục Twenty Stars. Người ta chuyển cô vào khoa tâm thần dù cô đã van xin và thề rằng mình không hề hoang tưởng.
Một đêm trăng không người…
Chả hiểu sao hôm nay không có tiếng cộp cộp của những y tá trực đêm, cũng không có ánh đèn pin loe loét mỗi khi họ soi vào phòng bệnh nhân quan sát. Mọi thứ đều vắng lặng, tĩnh mịch đến gai người. Bảo Bình trùm chăn kín đầu cho đỡ sợ, tuy là nằm trong bệnh viện nhưng cô nghe hết những lời đồn ở trường. Song Tử đã đi rồi, cô không muốn người tiếp theo sẽ là mình. Lạy chúa! Hi vọng mọi chuyện ma quái này sẽ sớm đi vào quên lãng.
0 giờ 0 phút 0 giây…
"Rè….rè…rè…"
Cái TV trong phòng bệnh tự dưng mở nguồn làm Bảo Bảo giật mình, hé mền ra coi. Màn hình TV toàn hột và giật liên tục như mất sóng ăng-ten vậy. Nó cứ kêu rè rè và làm người ta khó chịu. Lạ ở chổ hình như chỉ có Bảo Bình là nghe thấy tiếng rè rè đó, còn lại các bệnh nhân đều nằm im thin thít như không có chuyện gì. Cái TV cứ rè rẹt 1 hồi rồi bỗng phụt lên hình 1 gương mặt bê bết tóc, trắng bệch và đôi mắt lừ đỏ nhìn chăm chăm vào Bảo Bình như muốn ăn tươi nuốt sống.
Bảo Bảo hét lên rồi té nhào xuống đất.
- Đừng! Đừng giết tôi, tôi không có làm gì cậu cả, không làm gì cả!!!
Màn hình TV lại nổi hột rồi chuyển sang cảnh hành lang của trường Twenty Stars…
Bảo Bình đang nắm tay Bạch Dương cười nói rất vui vẻ. Cùng lúc đó, Song Ngư chạy lại và bất mãn kêu lên:
- Bạch Dương! Chuyện này là sao?
Trong khi Bạch Dương còn chưa biết ứng phó thế nào thì Bảo Bảo đã bước tới đẩy Song Ngư té ngửa vào tường:
- Còn sao nữa, con nhỏ bệnh hoạn này! Cậu ta không thích đi với mày nữa, bây giờ, Bạch Dương là bạn trai của tao đó hiểu chưa?
- Cậu đúng là đồ xấu xa! - Ngư Ngư hét lên căm phẫn.
- Mày nói gì? - Bảo Bình định tới đánh cho Song Ngư 1 trận thì Bạch Dương can lại và lôi cô đi.
Trước khi đi, Bảo Bảo tiện tay dí đầu Song Ngư vào tường:
- Mày có nghe tới truyền thuyết này chưa? Nếu thành tâm cầu khẩn và nhảy từ tầng 3 dãy lầu B này xuống hồ bơi thì ước nguyện sẽ thành sự thật. Kẻ bất hạnh như mày cũng nên thử xem sao! Ha ha ha…
"Kẹt" - cánh cửa phòng bật mở. Một bóng người xuất hiện phía sau Bảo Bình…

________o0o________

Âm báo tin nhắn…
"Mã Mã… Cứu mình với, mình không thể chịu nổi sự hành hạ này nữa!"
- Của Bảo Bình! - Nhân Mã ngạc nhiên.
Bổng mẹ của Mã Mã từ cầu thang hớt hải chạy lên:
- Nhân Mã! Nhân Mã! Con bé Bảo Bình có phải là bạn con không? Con xem này! Hôm qua, nó đã nhảy lầu tự tử ở bệnh viện trung tâm, người ta in lên trang nhất đây này!!!
Nhân Mã rụng rời, cô làm rơi cái điện thoại xuống đất…
Dòng cuối màn hình là thời gian tin được gửi đến:
Lúc 0 giờ 0 phút 0 giây…
"…Hãy nhớ rằng là mày sắp chết…" - Lời nguyền thật sự chỉ mới bắt đầu.. 

0