K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2018

Trong thời kỳ phong kiến đề tài người nông dân luôn là những đề tài nổi bật mà hầu hết các nhà thơ, nhà văn của nhân dân ta đều nói đến. Cuộc sống bần hàn, cùng ách thống trị tàn ác của các quan lại đối với nông dân. Tầng lớp nông dân là tầng lớp chiếm số đông lúc bấy giờ, thể hiện rõ nét những chính sách cai trị của chế độ phong kiến.

Đất nước ta là một nước nông nghiệp, với nghề trồng lúa. Ông bà, bố mẹ chúng ta được sinh ra và lớn lên trong cuộc sống nông thôn, nên một phần nào đó chúng ta hiểu được những vất vả, gian nan, nghèo đói mà khi được các ông bà, cha mẹ kể lại. Vậy mà trong thời kỳ phong kiến với nhiều áp bức bóc lột người nông dân đã phải chịu rất nhiều khổ cực, các cụ thường có câu “cắm mặt cho đất bán lưng cho trời”, để thể hiện những nỗi vất vả, nhọc nhằn mà người nông dân phải chịu đựng, họ phải “cắm mặt” “bán lưng” cho thấy họ bán đi, cắm đi để sau này họ mới lấy lại được , nỗi vất vả đó lấy lại thành quả lao động nhưng lại bị cướp đi mất, sống trong nợ nần. Trong những câu hò vè, câu tục ngữ đều xuất phát từ cuộc sống hàng ngày mà nhân dân ta qua quá trình lao động, rút kinh nghiệm truyền tai nhau trong dân gian. Qua những câu tục ngữ đó phần nào chúng ta hiểu được những khổ cực người nông dân phải chịu.

Người nông dân là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội, họ sống trong cảnh lam lũ, đi làm từ sáng sớm đến tối mịt nhưng ngược lại sự vất vả đó họ lại không được sống trong nhung lụa, họ bị trấn áp bị mất đất làm ruộng, phải chịu nhiều thứ thuế vô lý của bọn phong kiến, nhiều gia đình phải đi làm không công cho bọn quan lại.

Trong văn học nước nhà, hình ảnh con cò, con kiến, con trâu.. là những hình ảnh không còn gì xa lạ với mỗi người con Việt Nam, đó là hình ảnh về người nông dân, thể hiện được những lam lũ một nắng hai sương, làm việc không ngừng nghỉ, với một thân phận thấp bé, ở dưới đá của xã hội, cảm tưởng như ánh sáng đến với người nông dân rất khó khăn.

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy chỉ mà uổng công

Khi nào cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Qua câu ca dao ta thấy một hình ảnh rất quen thuộc người nông dân với con trâu, con trâu đi trước cái cày theo sau. Câu ca dao nói lên hai người bạn đồng hành vất vả, làm việc ngoài đồng. “khi nào cây lúa còn bông/ thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn” nếu buông không còn, thì trâu cũng không còn cỏ để ăn, mọi người nông dân họ chỉ có biết đồng ruộng để kiếm cái ăn, để nuôi sống cả nhà. Thế vậy mà, trong thời kỳ phong kiến họ bị cướp đất, bị bóc lột, họ biết dựa vào đâu để sống. Hình ảnh chị dậu trong tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố thể hiện càng rõ nét những khổ cực mà người nông dân phải chịu.

Thân phận của người nông dân là thận phận của trăm ngàn người cùng cảnh ngộ, cùng vất vả như nhau, cùng phải sống một cuộc sống tăm tối. Có câu thơ như sau:

Thương thay thân phận con tằm cả

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ

Cụm từ “thương thay” muốn nói lên sự thương xót, đau lòng cho thân phận “con tằm” một con vật nhỏ bé , chỉ biết ăn lá rất chậm và phải gặm nhấm từng tí giống như người nông dân có một thân phận nhỏ bé trong xã hội, phải kiếm ăn từng ngày, lo cái ăn cái mặc, thế vậy mà “kiếm ăn được mấy” kiếm được rất ít mà đã phải “nhả tơ” cống nạp cho bọn quan lại, bọn quý tộc.

Họ phải sống trong một xã hội bất công, một xã hội đen tối, không cho họ đường sống, suốt ngày chỉ xoay quanh vòng những lo toan, vất vả.

Họ bị vùi dập dưới bàn tay của xã hội phong kiến. Khiến cho ta cảm thấy chua xót, đồng cảnh ngộ với số phận người nông dân trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, một xã hội bất công.

Trong lòng họ luôn có sự căm phẫn, muốn đứng lên chống lại những kẻ chèn ép họ, họ chỉ cần một cuộc sống yên bình, êm ả, vậy mà xã hội đó không cho họ đường sống chỉ biết trấn lột, áp bức đẩy họ vào những chỗ tối tăm. Mặc dù như vậy, những người nông dân họ vẫn sống rất trong sạch, họ giữ được những phẩm chất đáng có và không đánh mất đi chính mình.

Bây giờ khi cuộc sống đã hòa bình, đất nước ta không còn chế độ phong kiến, đọc lại những câu ca dao đó chúng ta thấy được những nỗi khổ cực mà ông cha ta đã phải chịu thì càng cảm thấy những gì đang có ở hiện tại thật quý giá, mỗi người cảm thấy trân trọng những gì mình đang sống trong cuộc sống hòa bình.

Cứ mỗi khi nhắc đến người nông dân, ta đã thấy được những vất vả sẵn, thống khổ mà họ đã chịu. Đã thế còn cộng thêm những tàn độc của thực dân phong kiến, đọc  lên những tác phẩm viết về người nông dân ta cảm thấy muốn có những gì tốt đẹp nhất dành cho họ, cho họ có một cuộc sống tốt đẹp, một đất nước hòa bình

16 tháng 4 2018

Trong thời kỳ phong kiến đề tài người nông dân luôn là những đề tài nổi bật mà hầu hết các nhà thơ, nhà văn của nhân dân ta đều nói đến. Cuộc sống bần hàn, cùng ách thống trị tàn ác của các quan lại đối với nông dân. Tầng lớp nông dân là tầng lớp chiếm số đông lúc bấy giờ, thể hiện rõ nét những chính sách cai trị của chế độ phong kiến.

Đất nước ta là một nước nông nghiệp, với nghề trồng lúa. Ông bà, bố mẹ chúng ta được sinh ra và lớn lên trong cuộc sống nông thôn, nên một phần nào đó chúng ta hiểu được những vất vả, gian nan, nghèo đói mà khi được các ông bà, cha mẹ kể lại. Vậy mà trong thời kỳ phong kiến với nhiều áp bức bóc lột người nông dân đã phải chịu rất nhiều khổ cực, các cụ thường có câu “cắm mặt cho đất bán lưng cho trời”, để thể hiện những nỗi vất vả, nhọc nhằn mà người nông dân phải chịu đựng, họ phải “cắm mặt” “bán lưng” cho thấy họ bán đi, cắm đi để sau này họ mới lấy lại được , nỗi vất vả đó lấy lại thành quả lao động nhưng lại bị cướp đi mất, sống trong nợ nần. Trong những câu hò vè, câu tục ngữ đều xuất phát từ cuộc sống hàng ngày mà nhân dân ta qua quá trình lao động, rút kinh nghiệm truyền tai nhau trong dân gian. Qua những câu tục ngữ đó phần nào chúng ta hiểu được những khổ cực người nông dân phải chịu.

Người nông dân là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội, họ sống trong cảnh lam lũ, đi làm từ sáng sớm đến tối mịt nhưng ngược lại sự vất vả đó họ lại không được sống trong nhung lụa, họ bị trấn áp bị mất đất làm ruộng, phải chịu nhiều thứ thuế vô lý của bọn phong kiến, nhiều gia đình phải đi làm không công cho bọn quan lại.

Trong văn học nước nhà, hình ảnh con cò, con kiến, con trâu.. là những hình ảnh không còn gì xa lạ với mỗi người con Việt Nam, đó là hình ảnh về người nông dân, thể hiện được những lam lũ một nắng hai sương, làm việc không ngừng nghỉ, với một thân phận thấp bé, ở dưới đá của xã hội, cảm tưởng như ánh sáng đến với người nông dân rất khó khăn.

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy chỉ mà uổng công

Khi nào cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Qua câu ca dao ta thấy một hình ảnh rất quen thuộc người nông dân với con trâu, con trâu đi trước cái cày theo sau. Câu ca dao nói lên hai người bạn đồng hành vất vả, làm việc ngoài đồng. “khi nào cây lúa còn bông/ thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn” nếu buông không còn, thì trâu cũng không còn cỏ để ăn, mọi người nông dân họ chỉ có biết đồng ruộng để kiếm cái ăn, để nuôi sống cả nhà. Thế vậy mà, trong thời kỳ phong kiến họ bị cướp đất, bị bóc lột, họ biết dựa vào đâu để sống. Hình ảnh chị dậu trong tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố thể hiện càng rõ nét những khổ cực mà người nông dân phải chịu

Thân phận của người nông dân là thận phận của trăm ngàn người cùng cảnh ngộ, cùng vất vả như nhau, cùng phải sống một cuộc sống tăm tối. Có câu thơ như sau:

Thương thay thân phận con tằm cả

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ

Cụm từ “thương thay” muốn nói lên sự thương xót, đau lòng cho thân phận “con tằm” một con vật nhỏ bé , chỉ biết ăn lá rất chậm và phải gặm nhấm từng tí giống như người nông dân có một thân phận nhỏ bé trong xã hội, phải kiếm ăn từng ngày, lo cái ăn cái mặc, thế vậy mà “kiếm ăn được mấy” kiếm được rất ít mà đã phải “nhả tơ” cống nạp cho bọn quan lại, bọn quý tộc.

Họ phải sống trong một xã hội bất công, một xã hội đen tối, không cho họ đường sống, suốt ngày chỉ xoay quanh vòng những lo toan, vất vả.

Họ bị vùi dập dưới bàn tay của xã hội phong kiến. Khiến cho ta cảm thấy chua xót, đồng cảnh ngộ với số phận người nông dân trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, một xã hội bất công.

Trong lòng họ luôn có sự căm phẫn, muốn đứng lên chống lại những kẻ chèn ép họ, họ chỉ cần một cuộc sống yên bình, êm ả, vậy mà xã hội đó không cho họ đường sống chỉ biết trấn lột, áp bức đẩy họ vào những chỗ tối tăm. Mặc dù như vậy, những người nông dân họ vẫn sống rất trong sạch, họ giữ được những phẩm chất đáng có và không đánh mất đi chính mình.

Bây giờ khi cuộc sống đã hòa bình, đất nước ta không còn chế độ phong kiến, đọc lại những câu ca dao đó chúng ta thấy được những nỗi khổ cực mà ông cha ta đã phải chịu thì càng cảm thấy những gì đang có ở hiện tại thật quý giá, mỗi người cảm thấy trân trọng những gì mình đang sống trong cuộc sống hòa bình.

Cứ mỗi khi nhắc đến người nông dân, ta đã thấy được những vất vả sẵn, thống khổ mà họ đã chịu. Đã thế còn cộng thêm những tàn độc của thực dân phong kiến, đọc  lên những tác phẩm viết về người nông dân ta cảm thấy muốn có những gì tốt đẹp nhất dành cho họ, cho họ có một cuộc sống tốt đẹp, một đất nước hòa bình.

27 tháng 7 2016

  Đến với nền văn học Việt Nam, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một kho tàng đồ sộ, phong phú trong đó có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau. Những tác phẩm viết về người phụ nữ trong xã hội cũ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu đậm. Với cách thể hiện giản dị mà tinh tế, những tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại đem lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ cùng  sự đồng cảm với số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống của họ luôn chịu những thiệt thòi, nhiều mất mát và hi sinh. Bởi họ sống trong một chế độ phong kiến bất công với bao thành kiến lạc hậu.Chúng ta đã từng rất tự hào với kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là “Truyện Kiều”. Trong đó, tác giả đã khắc họa tài sắc tuyệt đỉnh của Thúy Kiều, một người con gái với đầy đủ  mọi tài năng: cầm, kì, thi, họa; một sắc đẹp sánh tựa vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên (hoa ghen, liễu hờn). Với việc miêu tả như thế, nhà thơ đã cảnh báo trước số phận của Thúy Kiều. Một tương lai đầy bất trắc, một cuộc sống đầy sóng gió sẽ đến với Kiểu. Đúng vậy, cuộc đời Kiều luôn phải đối mặt với bao biến cố ghê gớm, chịu đựng bao sự vùi dập của các thế lực phong kiến tàn bạo, tiêu biểu là thế lực quan lại và đồng tiền. Kiều phải hi sinh tình yêu đẹp đẽ, sâu đậm của mình để  bán mình chuộc cha, đặt chữ hiếu lên hàng đầu…Từ đó, cuộc đời nàng bước vào kiếp đoạn trường với 15 năm chìm nổi lênh đênh. Nhưng từ trong chính sự vùi dập tàn bạo của các thế lực phong kiến đó, Kiều không bao giờ buông xuôi phó mặc mà luôn ý thức sâu sắc giá trị nhân phẩm của mình, điều đó tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật, sống mãi cùng thời gian.

28 tháng 7 2016

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

 

phunuvietnamngayxua

 

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình  và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:

“Giá đây đổi phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:

“ Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.

Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.

Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà

Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”

Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

4 tháng 4 2022

Tham khảo
Đến với nền văn học Việt Nam, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước một kho tàng đồ sộ, phong phú trong đó có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau. Những tác phẩm viết về người phụ nữ trong xã hội cũ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu đậm. Với cách thể hiện giản dị mà tinh tế, những tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại đem lại cho chúng ta biết bao suy nghĩ cùng  sự đồng cảm với số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống của họ luôn chịu những thiệt thòi, nhiều mất mát và hi sinh. Bởi họ sống trong một chế độ phong kiến bất công với bao thành kiến lạc hậu.Chúng ta đã từng rất tự hào với kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là “Truyện Kiều”. Trong đó, tác giả đã khắc họa tài sắc tuyệt đỉnh của Thúy Kiều, một người con gái với đầy đủ  mọi tài năng: cầm, kì, thi, họa; một sắc đẹp sánh tựa vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên (hoa ghen, liễu hờn). Với việc miêu tả như thế, nhà thơ đã cảnh báo trước số phận của Thúy Kiều. Một tương lai đầy bất trắc, một cuộc sống đầy sóng gió sẽ đến với Kiểu. Đúng vậy, cuộc đời Kiều luôn phải đối mặt với bao biến cố ghê gớm, chịu đựng bao sự vùi dập của các thế lực phong kiến tàn bạo, tiêu biểu là thế lực quan lại và đồng tiền. Kiều phải hi sinh tình yêu đẹp đẽ, sâu đậm của mình để  bán mình chuộc cha, đặt chữ hiếu lên hàng đầu…Từ đó, cuộc đời nàng bước vào kiếp đoạn trường với 15 năm chìm nổi lênh đênh. Nhưng từ trong chính sự vùi dập tàn bạo của các thế lực phong kiến đó, Kiều không bao giờ buông xuôi phó mặc mà luôn ý thức sâu sắc giá trị nhân phẩm của mình, điều đó tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật, sống mãi cùng thời gian.

4 tháng 4 2022

tham khảo

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

 

 

phunuvietnamngayxua

 

 

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình  và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:

“Giá đây đổi phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:

“ Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.

Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.

Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà

Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”

Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

4 tháng 11 2018

" Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tâm lòng son"
Bốn câu thơ trên tuy ngắn gọn những cũng đủ để "Bà chúa thơ Nôm" nói lên suy nghĩ của mình về số phận của đời của người phụ nữ. Từ "thân em" là từ ngữ chỉ người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa."Vừa trắng lại vừa tròn" là cái hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, duyên dáng. Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói lên cái sự chịu vùi dập từ những thành kiến bất công đường thời mà người phụ nữ gánh chịu. Đồng thời, ta thấy được cái quan niệm "trọng nữ khinh nam" vẫn tồn tại khiến người phụ nữ phải chịu bất công, số phận và cuộc đời của họ lại bị những người đàn ông quyết định. Chao ôi, người phụ nữ thật can đảm và mạnh mẽ mới có thể chịu được những điều ấy. Thân phận của họ vẫn cứ thế, bấp bênh như câu thành ngữ "bảy nổi ba chìm" đã được đảo ngược ở trong bài thơ, không biết sẽ đi về đâu và như thế nào. Nhưng dù thế nào họ vẩn cố gắng giữ cái giá, phẩm chất của mình, họ vẫn giữ tấm lòng sắt son, thủy chung dù có ở cảnh ngộ nào cũng vây. Qua đó, ta thấy tác giả đã ca ngợi em đẹp của người phụ nữ phong kiến đương thời cả về hình thức lẫn phẩm chất của họ. Đồng thời, bài thơ "Bánh trôi nước" là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ,và thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ.

4 tháng 11 2018

link này nha

https://h.vn/hoi-dap/question/67565.html

học tốt

k

7 tháng 11 2021

Bạn có thể tham khảo trên vietjack mà?

7 tháng 11 2021

Tham khảo!

  Những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bi xem thường, chà đạp. Quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức tất cả người dân Việt Nam ta. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai. Họ đơn thuần chỉ là chổi đầu hè, là thứ tầm thường trong xã hội và bị coi rẻ, không thể tự quyết định được cuộc sống của mình. Sống trong xã hội hà khắc như thế nhưng những người phụ nữ vẫn là những người tần tảo, đảm đang. Họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách của tình yêu thương, của những phẩm chất tốt đẹp.