K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2021

a) Mục đích cuộc họp :

Thưa các bạn ! Hôm nay lớp chúng ta họp để bàn về việc giữ gìn vệ sinh chung trong lớp và trong trường ta.

b) Tình hình :

Theo yêu cầu của nhà trường thì mỗi lớp phải tự mua sắm một chổi quét, một hót rác nhựa và một giỏ đựng rác. Mỗi lớp phải luôn có giẻ lau bảng và chịu trách nhiệm về việc giữ vệ sinh trong lớp của mình. Mỗi tháng phải lo công việc giữ gìn vệ sinh chung của toàn trường trong hai ngày theo sự sắp xếp của Ban giám hiệu.

c) Nguyên nhân

Việc giữ gìn vệ sinh ở các lớp và trong toàn trường chưa thật tốt. Trong lớp có giấy vụn vứt bừa bãi. Ngoài sân trường còn có rác, nhiều lá rụng và cỏ mọc lan tràn. Mỗi người chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh trường. Chúng ta cần thấy tình hình đó là không tốt và phải tích cực làm cho trường lớp luôn luôn sạch đẹp.

d) Cách giải quyết

Lớp sẽ phân công cho mỗi tổ chịu trách nhiệm làm vệ sinh trong lớp suốt cả tuần. Khi làm vệ sinh phải đến sớm quét lớp sạch sẽ, phải dùng giẻ giặt sạch, vắt ráo nước để lau bảng, bàn ghế của thầy giáo cùng bàn ghế học sinh. Bạn nào ném giấy vụn hoặc giấy gói kẹo bánh ra lớp sẽ bị phê bình trước lớp và phải tự nhặt lên bỏ vào giỏ rác. Đến lượt lớp phải tham gia làm vệ sinh trường thì mỗi tổ cử ra ba bạn cùng đến làm chung và chia nhau ra từng khu vực để dọn vệ sinh.

e) Kết luận phân công :

Bạn Mai là lớp phó lao động phải chịu trách nhiệm về công tác vệ sinh này. Bạn Mai phải lên lịch phân công cho các tổ và theo dõi sự hoạt động của các tổ. Bạn Mai cũng sẽ sử dụng tiền quỹ của lớp để mua sắm các vật dụng làm vệ sinh.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/tap-lam-van-tap-to-chuc-cuoc-hop-trang-45-sgk-tieng-viet-tap-1-c119a16626.html#ixzz7AH32Uy1r

1. Vai trò của biên bản:

Biên bản là loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.

Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra. Vì vậy, biên bản phải mô tả lại các sự việc hiện tượng kịp thời, tại chỗ với đầy đủ, chi tiết mọi tình tiết khách quan, không bình luận thêm bớt thì mới bảo đảm được vai trò cung cấp thông tin để làm cơ sở cho các quyết định xử lý, hoặc minh chứng cho các nhận định kết luận khác.

2. Yêu cầu của một biên bản:

  • Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.
  • Ghi chép trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan.
  • Nội dung phải có trọng tâm, trọng điểm.
  • Thủ tục chặt chẽ, thông tin có độ tin cậy cao (nếu có tang vật, chứng cứ, các phụ lục diễn giải phải giữ kèm biên bản). Đòi hỏi trách nhiệm cao ở người lập và những người có trách nhiệm ký chứng nhận biên bản. Thông tin muốn chính xác có độ tin cậy cao phải được đọc cho mọi người có mặt cùng nghe, sửa chữa lại cho khách quan, đúng đắn và tự giác (không được cưỡng bức) ký vào biên bản để cùng chịu trách nhiệm.

3. Cách xây dựng bố cục:

Trong biên bản phải có các yếu tố cơ bản sau:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ.
  • Tên văn bản và trích yếu nội dung.
  • Ngày... tháng... năm... giờ... (ghi rất cụ thể thời gian giờ phút lập biên bản).
  • Thành phần tham dự (kiểm tra, xác nhận sự kiện thực tế dự hội họp...).
  • Diễn biến sự kiện thực tế (phần nội dung).
  • Phần kết thức (ghi thời gian và lý do).
  • Thủ tục ký xác nhận.

4. Phương pháp ghi chép biên bản:

Các sự kiện thực tế có tầm quan trọng xảy ra như: đại hội, việc xác nhận một sự kiện pháp lý, việc kiểm tra hành chính, khám xét, khám nghiệm, ghi lời cung, lời tố cáo, khiếu nại, biên bản bàn giao công tác, bàn giao tài sản... thì phải ghi đầy đủ, chính xác và chi tiết mọi nội dung và tình tiết nhưng cũng phải chú ý vào các vấn đề trọng tâm của sự kiện. Nếu là lời nói trong cuộc họp, hội nghị quan trọng, lời cung, lời khai... phải ghi nguyên văn, đầy đủ và yêu cầu người nói nghe lại và xác nhận từng trang.

Trong các sự kiện thông thường khác: như biên bản cuộc họp định kỳ, họp thảo luận nhiều phương án, biện pháp để lựa chọn, họp tổng bình xét... có thể áp dụng cách ghi tổng hợp: tức là trong biên bản chỉ cần ghi những nội dung quan trọng một cách đầy đủ nguyên văn, còn những nội dung thông thường khác có thể ghi tóm tắt những ý chính, nhưng luôn luôn phải quán triệt nguyên tắc trung thực, không suy diễn chủ quan.

Phần kết thúc văn bản: phải ghi thời gian chấm dứt sự kiện thực tế như: bàn giao xong, hội nghị kết thúc, kiểm tra, khám nghiệm kết thúc lúc mấy giờ... ngày... Biên bản đã đọc lại cho mọi người cùng nghe (có bổ sung sửa chữa nếu có yêu cầu) và xác nhận là biên bản phản ánh đúng sự kiện và cùng ký xác nhận. Trong biên bản muốn có thủ tục chặt chẽ phải lưu ý việc ký xác nhận, phải có tối thiểu hai người ký thì các thông tin trong biên bản mới có độ tin cậy cao. Thông thường trong các cuộc họp, hội nghị biên bản phải có thư ký và chủ tọa ký xác nhận.

5. Dự thảo đề cương biên bản hội nghị:

a) Quốc hiệu và tiêu ngữ.

b) Tên văn bản và trích yếu nội dung hội nghị.

c) Thời gian địa điểm khai mạc hội nghị.

d) Chương trình làm việc của hội nghị (tóm tắt các nội dung chính của hội nghị).

e) Khai mạc ghi rõ hội nghị do ai khai mạc.

g) Phần báo cáo:

  • Ghi tên chức vụ người trình bày báo cáo.
  • Tóm tắt nội dung báo cáo.
  • Xem báo cáo kèm theo (nếu báo cáo thành văn).

h) Thảo luận: tùy theo tính chất của hội nghị mà chọn phương pháp ghi thích hợp, tức là ghi chi tiết hay ghi tóm tắt ý chính (ghi tổng hợp).

  • Ghi những vấn đề mà Chủ tịch hội nghị đưa ra, nếu ra thảo luận trước hội nghị.

i) Phần quyết nghị:

Phần quan trọng nên ghi chi tiết các vấn đề quyết nghị và tỉ lệ đại biểu tán thành (giơ tay hoặc bỏ phiếu kín).

  • Nội dung quyết nghị thứ nhất là:

...... có ...... % tán thành.

  • Nội dung thứ hai là: ...

j) Phần bầu cử nhân sự cho nhiệm kỳ tới:

  • Danh sách nhân sự đề cử (ghi họ tên).
  • Danh sách trúng cử qua cầu cử (giơ tay tán thành hoặc phiếu kín).
  • Danh sách bầu cử bổ sung lần hai, ba... (nếu lần đầu chưa đủ số phiếu cần thiết).

k) Phần kết luận:

  • Tóm tắt báo cáo hoặc lời phát biểu của khách mời dự.
  • Tóm tắt báo cáo hoặc lời bế mạc của chủ tọa.
  • Ghi ngày, giờ bế mạc hội nghị.
  • l) Chủ tịch và thư ký hội nghị ký tên (sau khi đã xét duyệt, bổ sung, sửa chữa nếu cần thì đọc lại trước hội nghị để xác nhận).

28 tháng 10 2017

Chiều thứ 5 tuần trước, tổ 3 của chúng em đã bàn bạc về việc viết báo tường cho cuộc thi chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 sắp tới. Tổ trưởng Hà An yêu cầu cả 7 thành viên trong tổ cùng lên ý tưởng cho bài báo. Buổi họp tổ diễn ra vui vẻ, sôi nổi với nhiều ý tưởng được đưa ra. Cuối cùng chúng em đã xây dựng được chi tiết kế hoạch thiết kế bài báo và phân công các thành viên cùng thực hiện. Hải, Hoa và Hùng viết nội dung với những bài thơ, mẩu chuyện hay và bài xã luận ấn tượng. Chi, Dũng và Quân thiết kế hình ảnh cho tờ báo. Còn Hà Anh chịu trách nhiệm thuyết trình về tờ báo trước hội thi. Cả tổ ai cũng nhiệt tình, hăng hái và quyết tâm cùng thực hiện. Em hy vọng bài báo tường này của chúng em sẽ được giải cao.

22 tháng 7 2018

Lời giải:

Câu chuyện nói lên tầm quan trọng của dấu chấm, khi đánh dấu chấm sai vị trí sẽ làm cho người đọc hiểu lầm ý của câu.

14 tháng 3 2018

a) Mục đích cuộc họp :

Thưa các bạn ! Hôm nay lớp chúng ta họp để bàn về việc giữ gìn vệ sinh chung trong lớp và trong trường ta.

b) Tình hình :

Theo yêu cầu của nhà trường thì mỗi lớp phải tự mua sắm một chổi quét, một cái hót rác và một giỏ đựng rác. Mỗi lớp phải luôn có giẻ lau bàn ghế và bảng. Mỗi lớp phải chịu trách nhiệm về việc giữ vệ sinh trong lớp của mình và mỗi tháng phải lo công việc giữ gìn vệ sinh chung trong toàn trường trong hai ngày theo sự sắp xếp của Ban giám hiệu.

c) Nguyên nhân:

Việc giữ gìn vệ sinh ở các lớp và trong toàn trường chưa thật tốt. Trong lớp có giấy vụn vất bừa bãi. Ngoài sân trường còn có rác, nhiều lá rụng và cỏ mọc lan tràn. Mỗi người chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh thật tốt ở trong lớp và ở trong trường. Chúng ta cần thấy rõ tình hình đó là không tốt và phải tích cực làm cho trường lớp luôn luôn sạch đẹp.

d) Cách giải quyết:

Lớp sẽ phân công cho mỗi tổ chịu trách nhiệm làm vệ sinh trong lớp suốt cả tuần. Khi làm vệ sinh phải đến sớm quét lớp sạch sẽ, phải dùng giẻ giặt sạch, vắt ráo nước và lau bảng, bàn ghế của thầy giáo và bàn ghế học sinh. Bạn nào ném giấy vụn hoặc giấy gói kẹo bánh ra lớp sẽ bị phê bình trước lớp và phải tự nhặt lên bỏ vào giỏ rác. Đến lượt lớp phải tham gia làm vệ sinh trường thì mỗi tổ cử ra ba bạn cùng đến làm chung và chia nhau từng khu vực để dọn vệ sinh.

e) Kết luận phân công :

Bạn Mai là lớp phó phải chịu trách nhiệm về công tác vệ sinh này. Bạn Mai phải lên lịch phân công cho các tổ và theo dõi sự hoạt động của các tổ. Bạn Mai cũng sẽ lấy ngay tiền quỹ của lớp để mua sắm các vật dụng làm vệ sinh.

22 tháng 5 2018

Lời giải:

Người mở đầu cuộc họp là bác chữ A.

8 tháng 9 2017

a) Nêu mục đích cuộc họp :

Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng.

b) Nêu tình hình của lớp :

Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn em viết thế này: "Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi."

c) Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó :

Tất cả là do Hoàng chẳng bao giờ để ý đến chấm câu, mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

d) Nêu cách giải quyết :

Từ nay Hoàng phải đọc lại câu văn một lần nữa trước khi đặt dấu chấm câu.

e) Giao việc cho mọi người :

Anh Dấu Chấm được giao việc : "Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh. Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa …"

Nội dung: Tầm quan trọng của dấu câu. Đặt sai dấu câu sẽ làm sai nội dung.

17 tháng 7 2018

Cuộc họp đề ra một cách để giúp bạn Hoàng: mỗi khi Hoàng định chấm câu thì anh Dấu Chấm phải nhắc bạn ấy đọc lại câu văn một lần nữa để chấm cho đúng chỗ.

26 tháng 6 2018

1. Lí do và mục đích cuộc họp.

Thưa các bạn ! Hôm nay tổ chúng ta họp bàn về việc bảo vệ môi trường xanh và sạch để thực hiện tốt phong trào "Xanh trường, đẹp lớp".

2. Tình hình môi trường xanh ở trường và lớp vừa qua.

Trong cuộc họp lớp cuối tuần rồi, các bạn đã được nghe cô chủ nhiệm nói về việc nhiều cây xanh bị xâm hại, nhất là những cây còn nhỏ, còn những cây có quá như cây tắc, ổi luôn bị đạp ngã, bứt lá, bẻ cành, hái quả non làm chúng không lớn được.

Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch và đẹp bằng cách chia nhau bảo vệ, trực nhật nơi có cây xanh. Lớp ta có bốn tổ. Mỗi tổ cử hai bạn kết hợp với các lớp khác luân phiên nhau trực bốn khu vực có cây xanh quanh trường.

3. Biện pháp thực hiện

– Mỗi tổ có hai bạn trực nơi khu vực mình được phân công.

– Trang bị còi để thổi nhắc nhớ bạn nào định phá hại cây xanh.

4. Trên đây là toàn bộ kế hoạch bảo vệ môi trường sạch và xanh lá được thông qua tổ. Đề nghị các tổ, các cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.

Cuộc họp kết thúc.

5 tháng 12 2018

Cuộc họp gồm : các chữ cái và dấu câu.

21 tháng 4 2019

 1/Tôi cho rằng bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả cộng đồng, học sinh chúng ta lại càng cần hơn về ý thức và trách nhiệm đó, bởi vì chúng ta là người chủ tương lai của đất nước. Nhìn vào thực tế cuộc sống chung quanh, tôi thấy lớp mình, trường mình còn bẩn. Rác rưởi vứt bừa bãi khắp nơi, nhất là ở sân trường, lớp học, vừa trực nhật xong đã thấy có rác: rác trong hộc bàn, rác góc lớp, rác hành lang, rác dưới các gốc cổ thụ...

Đế bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, theo tôi, ai cũng phải xây dựng cho mình ý thức và trách nhiệm bảo vệ chung: không vứt rác bừa bãi, không xả nước bẩn xuống ao hồ, không bẻ cây xanh; nhà cửa, lớp học, trường học phải sạch sẽ, thoáng mát. Làm được như thế là chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường

2/Sau khi thảo luận, cả nhóm tôi nhất trí về những việc cần làm để bảo vệ môi trường như sau: hãy coi lớp học, nhà trường như chính ngôi nhà của mình; phải đôn đốc, nhắc nhở nhau làm nhiệm vụ trực nhật; có ý thức quét dọn phòng học, sân trường sạch sẽ, đổ rác đúng nơi quy định; đi đường không được vứt rác bừa bãi, bạ đâu vứt đó mà phải bỏ vào thùng rác công cộng; đến chơi ở công viên, vườn hoa không được ngắt lá bẻ cành, phải có ý thức bảo vệ cây xanh; không được xả nước bẩn xuống ao hồ, sông ngòi... Đó là những việc cần làm mà nhóm tôi đưa ra, tôi xin trình bày mấy ý ngắn gọn như vậy.

21 tháng 4 2019

THANKS BẠN NHÌU