Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc,dở hay đỡ đần.
- Con người có tổ, có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn.
- Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
- Chỗ ướt mẹ nằm , chỗ ráo con lăn .
-Mẹ còn là cả trời hoa
Cha còn là cả một tòa kim cương.
- Ân cha nặng lắm cha ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
- Chị em một ruột cắt ra
Chị không em có cũng là như không.
- Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy.
- Vợ chồng là ruột là rà
Anh em có cửa có nhà anh em
Sao cho trong ấm ngoài êm
Như thuyền có bến như chim có bầy.
- Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt thương bà bấy nhiêu.
Ai về tôi gửi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về tôi gửi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.
Anh em cốt nhục đồng bào
Kẻ sau người trước phải hầu cho vui.
Lo là ăn thịt ăn xôi
Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng.
Anh em ăn ở thuận hòa
Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.
Anh em hiền thậm là hiền
Đừng một đồng tiền mà đấm đá nhau.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận , hai thân vui vầy
Anh em trai ở với nhau mãn đại
Chị em gái ở với nhau một thời
Dù ai nói ngược nói xuôi
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Ân cha lành cao như núi Thái,
Đức mẹ hiền sâu tựa biển khơi,
Dù cho dâng trọn một đời,
Cũng không trả hết ân người sinh ta.
- Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đàn đứt dây
Còn cha gót đỏ như son,
Đến khi cha mất gót con đen sì.
- Con có cha như nhà có nóc
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
- Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi.
- Công cha nghĩa mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ hai thân
Thức khuya dậy sớm chuyên cần
Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.
Bác Hồ là vị Cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái dương.
Tự hào biết mấy Bác ơi
Bác cho con cả cuộc đời tự do
Đố ai đếm hết vì sao
Đố ai đếm được công lao Bác Hồ.
háp Mười đẹp nhứt bông sen
Nước Nam đẹp nhứt có tên Cụ Hồ
Bông sen thì để lễ chùa
Cụ Hồ thì để tôn thờ trong tâm.
Thằng Tây có trăm máy bay
Cũng không bằng cái móng tay Cụ Hồ.,....
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Dù ai rào giậu ngăn sân
Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ
Miền Nam là của Việt Nam
Miền Nam là của giang sơn Lạc Hồng
Miền Nam chỉ có một lòng
Miền Nam chỉ viết một dòng chữ thôi
Một dòng chữ sáng muôn đời
Một dòng chữ có vạn người mến thương
Một dòng chữ sáng muôn phương
Cần, kiệm, liêm, chính tấm gương chói lòa
Tay để lòng nở trăm hoa
Đây là dòng chữ: Cha Hồ Chí Minh.
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ câu Bác dặn, nhớ điều Bác khuyên.
Những lời vàng ngọc không quên
Con đường thống nhất càng bền đấu tranh.
Cắt tấm lụa đào em đề ba chữ
Chữ trung với Bác, chữ hiếu với mẹ, chữ nghĩa với anh.
Dù xa xôi em vẫn giữ lòng thành
Có Bác chỉ đường dẫn lối thì hai đứa mình sẽ gặp nhau.
Hình ảnh nước non và hình ảnh của Bác trong tâm trí người dân miền Nam hòa quyện lẫn nhau trong vần ca dao Quảng Ngãi- Bình Định:
- Đồng nào cao bằng đồng Thi Phổ
Thổ nào cao bằng thổ Ba Tơ
Ơn nào sâu bằng ơn Cụ Hồ
Nguồn bao nhiêu nước ơn Cụ Hồ bấy nhiêu
Nước sông Trà in hình núi Ấn
Dừa Trung Lương soi bóng Lại Giang
Nhìn lên cờ đỏ sao vàng
Lòng dân ơn Bác muôn vàn Bác ơi.
Hình ảnh nước non và hình ảnh của Bác trong tâm trí người dân miền Nam hòa quyện lẫn nhau trong vần ca dao Quảng Ngãi- Bình Định:
- Đồng nào cao bằng đồng Thi Phổ
Thổ nào cao bằng thổ Ba Tơ
Ơn nào sâu bằng ơn Cụ Hồ
Nguồn bao nhiêu nước ơn Cụ Hồ bấy nhiêu
Nước sông Trà in hình núi Ấn
Dừa Trung Lương soi bóng Lại Giang
Nhìn lên cờ đỏ sao vàng
Lòng dân ơn Bác muôn vàn Bác ơi.
Hình ảnh nước non và hình ảnh của Bác trong tâm trí người dân miền Nam hòa quyện lẫn nhau trong vần ca dao Quảng Ngãi- Bình Định:
- Đồng nào cao bằng đồng Thi Phổ
Thổ nào cao bằng thổ Ba Tơ
Ơn nào sâu bằng ơn Cụ Hồ
Nguồn bao nhiêu nước ơn Cụ Hồ bấy nhiêu
Nước sông Trà in hình núi Ấn
Dừa Trung Lương soi bóng Lại Giang
Nhìn lên cờ đỏ sao vàng
Lòng dân ơn Bác muôn vàn Bác ơi.
P/s : tham khảo nha
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa
Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
Bán anh em xa mua láng giếng gần
Ai ơi muối mặn gừng cay
Những nơi cay đắng là nơi thật thà.
Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
Chẳng tham nhà ngói ba toà
Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành.
......................
Rất nhiều, bạn tìm đọc cuốn "Ca dao tục ngữ Việt Nam" của Vũ Ngọc Phan.
Bầu ơi thương lấy bí cùng . Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Thuận vợ thuận chồng tác biển đông cũng cạn
Chuyện kể về thời niên thiếu của Lý Bạch là cậu bé không chịu khó học hành, ham chơi như bao đứa trẻ bình thường khác. Một hôm, cậu bé chán học, lẻn sang chơi ở chân núi phía Đông. Kỳ lạ quá ! Trước mặt cậu bé là một bà lão đang cắm cúi mài một thanh sắt bên một tảng đá lớn.
"Bà già tóc bạc đến dường kia mà lại chăm chắm mài một thanh sắt làm gì nhỉ ?" Cậu bé hết sức phân vân, bèn rón rén đến bên cạnh cụ già rồi cất tiếng hỏi :
- Cụ ơi ! Cụ mài sắt để làm gì vậy ?
Bà lão ngoảnh mặt lên, hiền từ trả lời :
- Để làm kim khâu, cháu ạ.
- Làm kim khâu ư ? Thanh sắt thì làm thế nào mà trở thành cái kim khâu được ? Cậu bé chất vấn bà lão.
- Mài mãi cũng phải được. Nếu đã có công mài sắt thì ắt có ngày nên kim chứ ! - Bà lão lại từ tốn trả lời một cách tin tưởng như vậy.
Lý Bạch nửa tin nửa ngờ hỏi lại. “Liệu hôm nay có xong được không hở cụ ?” Bà lão thong thả trả lời hòa nhịp với động tác mài kim : "Hôm nay không xong thì mai lại làm tiếp vậy, năm nay không xong thì sang năm tiếp tục mài, ngày lại ngày, già nhất định sẽ mài xong".
Nghe đến đây, Lý Bạch chợt hiểu ra và im lặng. Về nhà, Lý Bạch thường ngẫm nghĩ về những lời của bà lão mà càng chuyên tâm học tập. Chẳng bao lâu, Lý Bạch trở thành nhà thơ lỗi lạc với những áng thơ Đường tuyệt diệu, có một không hai trong nền văn học Trung Quốc. Cũng từ đó, trong dân gian lưu truyền câu tục ngữ "Chỉ yếu công phu thâm, thiết chữ ma thành châm" với nghĩa là "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
Giai thoại trên như là một lời nhận xét về cuộc đời, văn nghiệp của Lý Bạch : từ chỗ lười học không có sự cầu tiến bản thân nhưng nhờ sự tỉnh ngộ qua cuộc gặp gỡ với cụ già mà Lý Bạch đã biết thay đổi về cách sống và nhận thức của mình.
Nhưng dần dần thành ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" được lưu truyền rộng rãi, vượt qua phạm vi của một cuộc đời, một sự nghiệp để trở thành một lời dạy, lời giáo huấn cho mọi người về ý chí bền bỉ trong công việc nói riêng, trong cuộc sống nói chung.
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn.
Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.
Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.
Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta – những đứa con.
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc… đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.
Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . .Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.
Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.
Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bàI ca dao,chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.
“Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội như bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy”
Cảnh
“Rừng thiêng nước độc thú bầy
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”
Nét hoang sơ của thiên nhiên Nam Bộ buổi đầu khai phá thể hiện ở môi trường khắc nghiệt “rừng thiêng nước độc”:
“Tháp Mười nước mặn, đồng chua
Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng”
Sấu và Cọp là hai loại tượng trưng cho sức mạnh hoang dã luôn luôn đe dọa con người.
Tục ngữ “xuống sông hớt trứng sấu, lên bờ xỉa răng cọp” và thành ngử “hùm tha, sấu bắt” khá phổ biến trong lời ăn tiếng nói của nhân dân mãi cho đến ngày nay. Ca dao nói nhiều về hai loài này. Trên cạn có cọp, “cọp đua”, “cọp um”.
U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua.
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um.
Cọp sống ở khắp nơi từ miền Đông Nam Bộ (đất giồng) xuống tận miền Tây sình lầy, nước mặn của rừng U Minh, Rạch Giá. Người dân kính nể, gọi cọp bằng ông, thậm chí tôn lên làm hương cả, nhưng có lúc lại coi thường, giết cọp bằng nhiều cách. Cọp cũng là loài thú giữ quyết tâm bám giữ địa bàn sinh sống cho dù phải chạm trán với con người. Đối lại, lúc mới khẩn hoang, dù cọp tới lui là mối nguy hiểm nhưng con người cũng phải bám đất để sinh cơ lập nghiệp. Nhiều giai thoại dân gian về chuyện đấu với cọp vẫn còn.
Nếu trên bờ có cọp thì dưới nước có sấu, “sấu lội”, “sấu cắn chưng” và “sấu vẫy vùng”.
“Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng”.
Nét hoang dã của đất nước Nam Bộ còn thể hiện gián tiếp qua tâm trạng lo sợ của người đi khai hoang, cảnh vật lạ lùng khiến cho người ta sợ mọi thứ:
“Tới đây xứ sở lạ lùng
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê”
“Chèo ghe sợ sấu ăn chưng
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma”.
Song song với nét hoang vu nêu trên, thiên nhiên có phần ưu đãi cho người đi tìm cuộc sống mới. Tín ngưỡng dân gian Nam bộ vẫn tin rằng “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn”.
Sản vật "trời cho" thật là phong phú và dường như luôn sẵn có. Gạo thì Đồng Nai, gạo Cần Đước, gạo Cần Thơ… lúa thì có lúa “nàng co”, “nàng quốc”, “lúa trời”…
- Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô
- Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng.
- Cám ơn hạt lúa nàng co
Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng
- Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Nếu trên bờ có cọp thì dưới nước có sấu, “sấu lội”, “sấu cắn chưng” và “sấu vẫy vùng”.
“Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng”.
Nét hoang dã của đất nước Nam Bộ còn thể hiện gián tiếp qua tâm trạng lo sợ của người đi khai hoang, cảnh vật lạ lùng khiến cho người ta sợ mọi thứ:
“Tới đây xứ sở lạ lùng
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê”
“Chèo ghe sợ sấu ăn chưng
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma”.
Song song với nét hoang vu nêu trên, thiên nhiên có phần ưu đãi cho người đi tìm cuộc sống mới. Tín ngưỡng dân gian Nam bộ vẫn tin rằng “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn”.
Sản vật "trời cho" thật là phong phú và dường như luôn sẵn có. Gạo thì Đồng Nai, gạo Cần Đước, gạo Cần Thơ… lúa thì có lúa “nàng co”, “nàng quốc”, “lúa trời”…
- Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô
- Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng.
- Cám ơn hạt lúa nàng co
Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng
- Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
làm bừa thui,ai tích mình mình tích lại
Số số hạng là :
Có số cặp là :
50 : 2 = 25 ( cặp )
Mỗi cặp có giá trị là :
99 - 97 = 2
Tổng dãy trên là :
25 x 2 = 50
Đáp số : 50
Cơn như cơn đức Thánh Gióng
Mk chỉ bt mỗi câu ấy
Tk mk nha
Tục ngữ
1. Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
2. Ân cha mẹ là đại dương vô tận
Con chỉ là con sòng nhỏ lăn tăn.
3. Biển Đông có lúc vơi đầy
Chứ lòng cha mẹ biển trời nào dâng.
4. Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.
5. Cha một đời oằn vai gánh nặng
Mẹ một đời đôi dép lạc bàn chân.
tục ngữ:
1. Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
2. Ân cha mẹ là đại dương vô tận
Con chỉ là con sòng nhỏ lăn tăn.
3. Biển Đông có lúc vơi đầy
Chứ lòng cha mẹ biển trời nào dâng.
4. Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.
5. Cha một đời oằn vai gánh nặng
Mẹ một đời đôi dép lạc bàn chân.
thành ngữ:
- Con có mẹ như măng ấp bẹ.
- Con có mẹ như thiên hạ có vua.
- Nhiều con giòn mẹ.
- Mẹ con một lần da đến ruột.
- Con biết nói, mẹ hói đầu.
- Con lên ba, mới ra lòng mẹ.
- Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi mẹ con kể từng ngày.
- Mẹ nuôi được mười con, mười con không nuôi được một mẹ.
- Con nhờ đức mẹ.
- Phúc đức tại mẫu.
- Mài mực ru con, mài son đánh giặc.
- Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn đẹp còn giòn hơn ta.
- Mẹ hát con khen hay.
- Mẹ hát con khen, ai chen vô lọt.
- Mẹ già như chuối chín cây.
- Nhất mẹ, nhì cha, thứ ba bà ngoại.
- Sẩy cha ăn cơm với cá, sẩy mẹ lót lá mà nằm.
- Bé thì con mẹ con cha, lớn thì con vua con chúa.