Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.
Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một người con xa quê hướng về quê hương, về đất nước :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.
Trong gia đình, tôi là người nhỏ nhất nên luôn được mọi người bên ngoại yêu chiều. Hầu như mỗi lần về ngoại chơi, tôi không phải làm gì hết, chỉ ngồi đó chơi là được rồi. Trái lại với sự yêu chiều ờ bên ngoại, bên nhà nội hình như không mấy ai ưa tôi cả. Tôi không biết vì sao nhưng chắc là tại cái sự yêu chiều đã được nhằm vào em trai họ của tôi.
Cứ mồi lần có gì hay, tôi định chơi thì mấy cô lại không cho tôi chơi. Họ nói là tôi hậu đậu mất công chơi lại hư. Họ luôn nói tôi thụ động, hậu đậu, học không giỏi bằng em họ tôi. Dù hay bị la mắng, bị chê này nọ nhưng tôi không để điều đó làm cho tôi buồn, vì cha mẹ tôi luôn luôn ủng hộ tôi, yêu thương tôi. Tôi lấy điều đó làm động lực để tôi chứng minh cho mọi người thấy tôi không hậu đậu, thụ động, học kém.
Thời gian trôi qua thật nhanh, cái tên gọi “con bé hậu đậu” giờ cũng không còn nữa. Thay vào đó là những lời khen. Tôi không còn là con bé hậu đậu hay bị chê cười nữa mà bây giờ tôi đã là một học sinh lớp tám rồi đấy!
Cha từng nói với tôi: “Con người có ước mơ và có nghị lực kiên trì biến ước mơ thành hiện thực thì mới là một con người thành công”. Cũng chính sau khi nghe nói những lời ấy, tôi đã tự lập ra cho mình những mục tiêu cần phải hoàn thành trong tương lai. Tôi đem cho cha xem, cha cười và bảo tôi: “Giỏi lắm con yêu. Mục đích bây giờ đã có, con hãy cố gắng kiên trì thực hiện nhé!". Những lời nói ấy cũng là động lực cho tôi tiếp tục cố gẳng. Tôi còn nhớ tám năm trước, tôi chỉ là một con bé rụt rè., thụ động, hậu đậu và học không giỏi. Thế mà tám năm sau, tôi bây giờ đã trưởng thành hơn, tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, có ý chí hơn. Tôi đã hoàn toàn lột xác bỏ lại cái vỏ bọc của con bé hậu đậu năm xưa. Cha mẹ luôn hỏi tôi những câu hỏi:” Lớn lên con định làm gì?”. Câu trả lời của tôi luôn khác nhau theo năm tháng. Hồi học lớp một, tôi ước mơ được trở thành một nàng tiên trong truyện cổ tích. Lớp ba và lớp năm thì tôi lại ước mơ được làm nhà khoa học. Nhưng đến lớp tám, tôi chắc chắn ước mơ của mình chính là trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Lúc ấy, tôi cảm thấy tôi rất cần trả lời chính xác cho ước mơ, dự định của tôi trong tương lai. Tôi cảm thấy, mình đã lớn khôn.
Không chỉ lớn khôn về mặt thể xác mà tôi còn thấy mình lớn khôn về mặt suy nghĩ. Tôi không còn thích những nơi ồn ào, không còn hứng thú những trò chơi điện tử mà tôi từng dành thời gian suốt ngày để chơi với chúng, tôi không còn thích xem những bộ phim hoạt hình, đọc những cuốn truyện vô bổ nữa mà bây giờ tôi thích những nơi yên tĩnh, trầm lắng hơn. Tôi bắt đầu thích việc viết nhật kí, đọc những quyển tiểu thuyết, vẽ tranh khi vui cũng như khi buồn. Tôi có thể dành thời gian hàng giờ chỉ để ngắm một vật hay một cơn mưa. Trước đây, tôi làm nhiều điều mà không nghĩ đến hậu quả nhưng bây giờ trước khi nói một lời nói, làm một việc gì đó, tôi đều suy nghĩ thật kĩ trước khi làm.
Trước đây, tôi từng làm cha mẹ phải buồn, phải lo lắng và thất vọng. Tôi lúc đó không hề biết những việc mình làm sẽ ảnh hưởng hay tổn thương cha mẹ ra sao. Cứ thích cái gì là làm thôi. Còn lúc này đây, nếu cho tôi một điều ước, tôi sẽ ước : thời gian quay trở lại để tôi sửa chữa mọi lỗi lầm mình đã gây ra. Tôi đã thực sự ý thức được việc mình làm có thể gây tổn thương cho những người yêu thương tôi nhiều như thế nào. Phải chăng, tôi đã lớn?
Tôi cảm thấy mình đã khôn lớn về mọi mặt: Thể xác lẫn tâm hồn. Lớn khôn không chỉ trong suy nghĩ mà còn về từng lời nói, cử chỉ hay cả suy nghĩ về tương lai và cuộc sống của mình. Tôi cũng đã học được rất nhiều bài học, suy nghĩ thận trọng hơn và có ý chí cho tương lai sau này. Có lẽ tôi đã lớn thật rồi.
Trong gia đình, tôi là người nhỏ nhất nên luôn được mọi người bên ngoại yêu chiều. Hầu như mỗi lần về ngoại chơi, tôi không phải làm gì hết, chỉ ngồi đó chơi là được rồi. Trái lại với sự yêu chiều ờ bên ngoại, bên nhà nội hình như không mấy ai ưa tôi cả. Tôi không biết vì sao nhưng chắc là tại cái sự yêu chiều đã được nhằm vào em trai họ của tôi.
Cứ mồi lần có gì hay, tôi định chơi thì mấy cô lại không cho tôi chơi. Họ nói là tôi hậu đậu mất công chơi lại hư. Họ luôn nói tôi thụ động, hậu đậu, học không giỏi bằng em họ tôi. Dù hay bị la mắng, bị chê này nọ nhưng tôi không để điều đó làm cho tôi buồn, vì cha mẹ tôi luôn luôn ủng hộ tôi, yêu thương tôi. Tôi lấy điều đó làm động lực để tôi chứng minh cho mọi người thấy tôi không hậu đậu, thụ động, học kém.
Thời gian trôi qua thật nhanh, cái tên gọi “con bé hậu đậu” giờ cũng không còn nữa. Thay vào đó là những lời khen. Tôi không còn là con bé hậu đậu hay bị chê cười nữa mà bây giờ tôi đã là một học sinh lớp tám rồi đấy!
Cha từng nói với tôi: “Con người có ước mơ và có nghị lực kiên trì biến ước mơ thành hiện thực thì mới là một con người thành công”. Cũng chính sau khi nghe nói những lời ấy, tôi đã tự lập ra cho mình những mục tiêu cần phải hoàn thành trong tương lai. Tôi đem cho cha xem, cha cười và bảo tôi: “Giỏi lắm con yêu. Mục đích bây giờ đã có, con hãy cố gắng kiên trì thực hiện nhé!". Những lời nói ấy cũng là động lực cho tôi tiếp tục cố gẳng. Tôi còn nhớ tám năm trước, tôi chỉ là một con bé rụt rè., thụ động, hậu đậu và học không giỏi. Thế mà tám năm sau, tôi bây giờ đã trưởng thành hơn, tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, có ý chí hơn. Tôi đã hoàn toàn lột xác bỏ lại cái vỏ bọc của con bé hậu đậu năm xưa. Cha mẹ luôn hỏi tôi những câu hỏi:” Lớn lên con định làm gì?”. Câu trả lời của tôi luôn khác nhau theo năm tháng. Hồi học lớp một, tôi ước mơ được trở thành một nàng tiên trong truyện cổ tích. Lớp ba và lớp năm thì tôi lại ước mơ được làm nhà khoa học. Nhưng đến lớp tám, tôi chắc chắn ước mơ của mình chính là trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Lúc ấy, tôi cảm thấy tôi rất cần trả lời chính xác cho ước mơ, dự định của tôi trong tương lai. Tôi cảm thấy, mình đã lớn khôn.
Không chỉ lớn khôn về mặt thể xác mà tôi còn thấy mình lớn khôn về mặt suy nghĩ. Tôi không còn thích những nơi ồn ào, không còn hứng thú những trò chơi điện tử mà tôi từng dành thời gian suốt ngày để chơi với chúng, tôi không còn thích xem những bộ phim hoạt hình, đọc những cuốn truyện vô bổ nữa mà bây giờ tôi thích những nơi yên tĩnh, trầm lắng hơn. Tôi bắt đầu thích việc viết nhật kí, đọc những quyển tiểu thuyết, vẽ tranh khi vui cũng như khi buồn. Tôi có thể dành thời gian hàng giờ chỉ để ngắm một vật hay một cơn mưa. Trước đây, tôi làm nhiều điều mà không nghĩ đến hậu quả nhưng bây giờ trước khi nói một lời nói, làm một việc gì đó, tôi đều suy nghĩ thật kĩ trước khi làm.
Trước đây, tôi từng làm cha mẹ phải buồn, phải lo lắng và thất vọng. Tôi lúc đó không hề biết những việc mình làm sẽ ảnh hưởng hay tổn thương cha mẹ ra sao. Cứ thích cái gì là làm thôi. Còn lúc này đây, nếu cho tôi một điều ước, tôi sẽ ước : thời gian quay trở lại để tôi sửa chữa mọi lỗi lầm mình đã gây ra. Tôi đã thực sự ý thức được việc mình làm có thể gây tổn thương cho những người yêu thương tôi nhiều như thế nào. Phải chăng, tôi đã lớn?
Tôi cảm thấy mình đã khôn lớn về mọi mặt: Thể xác lẫn tâm hồn. Lớn khôn không chỉ trong suy nghĩ mà còn về từng lời nói, cử chỉ hay cả suy nghĩ về tương lai và cuộc sống của mình. Tôi cũng đã học được rất nhiều bài học, suy nghĩ thận trọng hơn và có ý chí cho tương lai sau này. Có lẽ tôi đã lớn thật rồi.
Trong ngôi nhà nhỏ bé và xinh xinh của gia đình em. Em yêu tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ, mẹ là người gắn bó với em, yêu thương em nhất và là người sống mãi trong lòng em.
Từ khi mới sinh ra em đã được mẹ chăm sóc và nuông chiều như một bông hoa nhỏ. Mỗi lần em bị điểm kém mẹ không la rầy mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Khi em được điểm cao, mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc và khen: "Con gái của mẹ giỏi lắm, mẹ rất tự hào về con". Đôi mắt mẹ ánh lên niềm vui và niềm hạnh phúc.
Mẹ là một người phụ nữ đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ không quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm để lo cho con cái. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình với mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em: "Con giỏi lắm". Rồi những trưa hè nắng nôi bên chiếc võng đung đưa mẹ ru em ngủ, câu hát ngày nào sao mà trầm ấm và ngọt ngào như thế. Mẹ tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học, mẹ thường ra những câu đố để hai mẹ con cùng giải. Để em dễ thuộc bài mẹ đọc thơ: "O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì mang râu" cách học của mẹ đã giúp em dễ thuộc bài. Khi em lớn lên và bước vào lớp một mẹ vẫn luôn sát cánh bên em, dù ngày mưa hay ngày nắng mẹ vẫn đưa em đến trường.
Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ bảo con gái phải biết giữ ý giữ tứ, phải biết trông trước trông sau, mẹ còn dạy em phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và không bao giờ quên.
Mẹ dạy em rất nhiều việc: rửa được chén, quét được nhà, nấu được cơm. Nếu ai đã được thưởng thức những món ăn mẹ nấu thì phải thốt lên rằng: "Thật tuyệt vời!". Nhưng những món ăn đó không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những tình cảm mà mẹ đã dành cho em và cho gia đình.
Em đã từng thắc mắc tại sao mẹ lại giỏi như vậy. Một đêm em đã hỏi bố điều đó, bố nói rằng mẹ đã từng là một học sinh giỏi của trường. Nhưng vì công việc của bố tiến triển nên mọi việc do bố đảm nhiệm còn mẹ thì ở nhà để lo cho gia đình. Em xúc động khi nghe thấy điều đó, mẹ đã từ bỏ ước mơ của mình để lo cho gia đình êm ấm. Em thấy thương mẹ quá.
Em nhớ nhất là kỉ niệm mẹ chăm sóc em những ngày đau ốm. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết tối hôm đó cơn sốt ập đến, người em thì nóng bừng bừng còn chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ: "Mẹ ơi con lạnh lắm". Mẹ sờ trán em và bảo: "Không sao đâu con bị sốt đấy". Rồi mẹ lấy nước mát đắp vào chiếc khăn bông và đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc: "Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà". Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy thương mẹ quá.
Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ nhớ hình ảnh và nụ cười dịu dàng của mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con.
Bạn tham khảo nhé !
Dàn ý người ấy sống mãi trong lòng tôi
I. Mở bài
- Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát liên quan đến mẹ.
- Mẹ là người sinh thành, dưỡng dục, nuôi ta khôn lớn thành người. Mẹ tôi tên là...?
II. Thân bài
a. Miêu tả mẹ
- Vóc dáng, ngoại hình:
+ Lớn tuổi: theo thời gian, tuổi mẹ ngày càng cao.
+ Tóc đã điểm vài sợi bạc: tóc mẹ đã có lấm tấm vài sợi bạc vì phải chăm lo cho gia đình của mình.
+ Đôi mắt: vẫn còn tinh anh, nhìn rõ.
+ Nụ cười: ấm áp, hồn hậu
+ Đôi bàn tay: gầy gầy, xương xương vì phải buôn gánh bán bưng ngoài trời mưa gió với biết bao khổ cực.
+ Vóc người: cân đối.
+ Trang phục: thường hay mặc những trang phục giản dị, phù hợp với hoàn cảnh.
- Tính cách:
+ Đối với mọi người xung quanh: luôn quan tâm, giúp đỡ.
+ Đối với gia đình: luôn yêu thương, quan tâm, chăm lo chu đáo.
+ Đối với bản thân: nghiêm khắc và có trách nhiệm trong mọi việc.
b. Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và mẹ
- Trời mưa to, gió lớn; mẹ nhắc tôi không nên đi chơi.
- Tôi cãi lời mẹ, nghe theo lời rủ rê của bạn bè để đi chơi đá banh với chúng bạn trong mưa to.
- Thế nhưng, sau cuộc chơi đó tôi bị bệnh sốt nặng.
- Mẹ nhìn tôi nằm trên giường bệnh với sự trìu mến.
- Không những không có lấy một lời la mắng, mẹ còn chạy đôn chạy đáo mua thuốc cho tôi trong đêm mưa to gió lớn với biết bao lo lắng cho tôi.
- Tôi cảm thấy thật hối hận và trách cứ bản thân.
- Tôi hứa với lòng sẽ không bao giờ cãi lời mẹ như vậy nữa.
- Kỉ niệm ấy luôn theo tôi đến tận bây giờ và gây trong tôi một nỗi niềm sâu sắc về mẹ của mình.
c. Cảm nhận về mẹ
- Mẹ là người mà tôi luôn quý trọng và tôn thờ.
- Không gì có thể thay thế cho mẹ.
III. Kết bài
- Cuộc sống của tôi sẽ buồn chán và vô vị biết bao nếu thiếu vắng hình bóng của mẹ.
- Tôi hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn để trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng mẹ minh nữa.
Tham khảo:
"Đọc trong lòng mẹ,ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm,tròn vẹn" Thật vậy! Hồng là một đứa trẻ rất đáng yêu nhưng từ nhỏ đã phải chịu bất hạnh. Cha mất vì nghiện hút, mẹ không chịu được đành đi tha hương cầu thực và có con với người khác. Hồng phải sống một mình với bà cố. Hằng ngày, Hồng vẫn phải chịu những lời xỉa xói, cay nghiệt từ bà cô. Đặc biệt, một hôm, bà cô còn mở lời kêu chú vào chơi với mẹ không và mẹ mày đã có em bé trong đấy rồi, giọng nói giễu cợt đầy căm phẫn. Hồng buồn lắm nhưng càng buồn Hồng càng thương mẹ hơn, Hồng thấy mẹ mình đã quá khổ khi phải sống trong 1 xã hội đầy hủ tục. Hồng thể hiện một tình yêu mẹ vô bờ bến. Khi biết những lời nói của cô nhắm vào mình là đều do mẹ mà ra nhưng hồng lại không giận mẹ mà càng yêu mẹ hơn. Điều này không phải ai cũng làm được, mà phải là người có tình yêu rất đằm thắm và sâu đậm. Hồng chính là biểu tượng cho một người con hiếu thảo mà mỗi chúng ta phải noi theo.
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn đã được tác giả làm rõ.(1) Bởi ngay từ đầu văn bản, ta có thể thấy hoàn cảnh của bé Hồng vô cùng đáng thương khi có một người bố ăn chơi nghiện ngập nên mất sớm, khiến mẹ phải đi xa tha hương cầu thực.(2) Cậu bé ở lại, phải sống với nhà ngoại cùng bà cô độc ác, cay nghiệt luôn nói những lời không hay về mẹ của cậu. (3) Hằng ngày, Hồng vẫn phải chịu những lời xỉa xói, cay nghiệt từ bà cô, đặc biệt, một hôm, bà cô còn mở lời kêu cậu vào chơi với mẹ không rồi lại lật mặt nói mẹ mày đã có em bé trong đấy rồi, giọng nói giễu cợt đầy căm phẫn.(4) Ấy vậy mà cậu bé không bận tâm đến những lời của bà cô mà thay vào đó là yêu thương mẹ nhiều hơn. (5) Cậu chỉ nhớ về mẹ những kí ức đẹp nhất, từ đó, câu luôn có những suy nghĩ là muốn hết lòng bảo vệ mẹ, mong mẹ được hạnh phúc.(6) Tình yêu thương to lớn dành cho mẹ khiến cậu bé muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp của mình.(7) Nó còn được thể hiện qua việc khi cậu gặp mẹ(8) Khi đó vừa tan học về, cậu thấy bóng một người phụ nữ đi xe xích-lô chạy qua rất giống mẹ, cậu muốn chạy theo và gọi, thế nhưng cậu sợ, nếu nhầm người thì chắc chăns cậu sẽ bị lũ bạn trêu chọc, thế rồi cậu vẫn dúng cảm đứng lện và chạy theo sau gọi.(9) "Mợ ơi...mợ ơi..." từng lời nói như nghẹn ngào, cảm động biết bao, rồi người phụ nữ quay lại, thật may mắn, đúng là mẹ rồi đã xà vào lòng mẹ ôm thật chặt như thỏa khát khao thương nhớ và luôn muốn được mẹ che chở mãi mãi.(10) Qua văn bản trên đã thể hiện những cảm xúc của bé Hồng ,dù em có tâm hồn bị tổn thương nhưng vẫn yêu thương mẹ sâu sắc, mãnh liệt. (11)
Trường từ vựng: In đậm nghiêng (Cảm xúc của con người)tham khảo
Hồng là một người hết mực yêu thương mẹ mình một cách toàn vẹn và sâu sắc
Hồng là một đứa trẻ rất đáng yêu nhưng từ nhỏ đã phải chịu bất hạnh. Cha mất vì nghiện hút, mẹ không chịu được đành đi tha hương cầu thực và có con với người khác. Hồng phải sống một mình với bà cố. Hằng ngày, Hồng vẫn phải chịu những lời xỉa xói, cay nghiệt từ bà cô. Đặc biệt, một hôm, bà cô còn mở lời kêu chú vào chơi với mẹ không và mẹ mày đã có em bé trong đấy rồi, giọng nói giễu cợt đầy căm phẫn. Hồng buồn lắm nhưng càng buồn Hồng càng thương mẹ hơn, Hồng thấy mẹ mình đã quá khổ khi phải sống trong 1 xã hội đầy hủ tục. Hồng thể hiện một tình yêu mẹ vô bờ bến. Khi biết những lời nói của cô nhắm vào mình là đều do mẹ mà ra nhưng hồng lại không giận mẹ mà càng yêu mẹ hơn. Điều này không phải ai cũng làm được, mà phải là người có tình yêu rất đằm thắm và sâu đậm. Hồng chính là biểu tượng cho một người con hiếu thảo mà mỗi chúng ta phải noi theo.
trong bài Tôi đi học
có phương thức : tự sự , miêu tả và biểu cảm
Quê tôi xa lắm, đó là một vùng biển miền trung vì vậy chỉ có dịp hè tôi mới được ba mẹ cho về thăm quê. Biển quê tôi đẹp lắm, có ánh nắng chói chang, có cát trắng, có gió Lào vi vu ngày đêm thổi về biển.
Mỗi dịp được về quê, tôi thường dậy sớm theo nội tôi ra biển. Trong hơi sương còn đang phàng phất đâu đây, biển mơ màng dịu dàng, vài cơn gió nhè nhẹ thổi vào đất liền mang theo cái vị mặn đặc trưng của biển. Đứng trước biển tôi cảm nhận được cái vì cái nồng nồng khó tả phả vào người. Trên không trung, những con hải âu trắng chao nghiêng đôi cánh, mải miết bay về phía chân trời xa thẳm, nơi bình minh hồng tươi đang hắt những tia nắng hình dẻ quạt xuống mặt nước. Từng đợt sóng nhẹ nhẽ vỗ vào bờ, nước biển trong xanh, bờ cát trắng trải dài tít phía xa. Tôi bước đi với đôi chân trần trên cát, cảm giác mát dịu xuyên thấu vào da thịt tôi. Một cảm giác lạ lan tỏa khắp cơ thể tôi. Từng hạt cát mịn màng, mát rượi lùi lại dưới đôi chân của tôi. Tôi tìm, nhặt nhạnh từng chiếc vỏ óc lăn lóc trên cat. Mỗi cái vỏ là nơi chứa đựng những kỉ niệm của quê hương. Khi rời xa quê, chính những cái vỏ ốc ấy là cầu nối để tôi được sống lại với quê hương mình.
Khi trong tay ta có những chiếc vỏ ốc, ta chỉ cần hả hơi vào rồi áp tai nghe thì sẽ nghe thấy tiếng sóng vỗ, nhịp điệu, âm thanh của biển. Những con sóng vỗ bờ cát, tung bọt trắng xóa. Nó nhào lên rồi vút về để lại trên cát biết bao nhiêu là vỏ ốc và những chú cua con vội vàng lẩn trốn.
Các bạn ạ ! Người dân quê tôi rất chăm chỉ. Họ chủ yếu làm nghề đánh bắt cá, những tàu lớn thường đi đánh bắt xa, có khi cả tháng họ mới vào đất liền, chỉ còn lại những người lớn tuổi, súc khỏe giảm sút thì mới đánh bắt gần bờ. Họ thường dậy từ rất sớm để ra biển, chân họ dậm từng bước chắc nịch hằn lên bãi cát, chiếc thuyền bằng gỗ nâu đen bóng lướt trên cát theo sức đẩy của những cánh tay dài lực lượng. Bọn trẻ con riu rít chạy theo bứt những bông hoa muống biển tim tím, cánh còn ướt đẫm hơi sương đêm ném lên thuyền. Hoa muống biển có phải vì vẻ đẹp bình dị của hoa hay bởi sức sống mãnh liệt của nó mà người dân ở đây coi hoa muống biển như một loài hoa lành đem bình yên đến. Hoa theo những con thuyền lênh đênh ngoài khơi xa mang theo nỗi mong chờ của người ở lại. Biển hiền hòa là thế nhưng cũng có lúc sục sôi giận dữ. Đó là những ngày biển động sóng nổi lên dữ dội. Những con sóng bạc đầu không còn khẽ khàng mơn man lên bờ các mà điên cuồng xô ầm ầm vào vách đá. Những ngày như hế nhanh chóng tan đi khi phiên chợ cá đông vui tới. Ấy là khi thuyền về. Các con thuyền chở nặng cá tôm hoan hỉ trở về sau những chuyến đi dài ngày vất vả. Nhìn từ xa, hai con mắt thuyền mở to như vui mừng khi lại được nhìn thấy bến bờ. Thuyền vừa cập bến, người trên bờ đã đổ xô đến. Kẻ ôm chầm lấy nhau mừng mừng, tủi tủi, người nhanh nhẹn khiêng những sọt cá nặng lên khoang bờ. Những con cá béo nung núc những mảng thịt, mang còn phì phò bong bóng được xếp lẫn với những con tôm còn tươi roi rói cứ búng càng tành tách như dọa bọn trẻ con thò tay nghịch bắt. Tiếng lao xao trả giá, tiếng lịch thúng mủng của người bán, vạn người mua hòa lẫn vào nhau nghe đông vui khó tả. Trời đã vãn chiều trên bãi cát chỉ còn lổng chổng sọt không thì người ta mới lục đục kéo nhau về. Những con thuyền bầy giờ mới nhẹ nhõm gối đầu lên bờ cát trắng, nằm nghỉ ngơi sau một chuyến đi dài. Hoàng hôn đến từ lúc nào đang nhẹ dần buông trên biển. Đó là một ngày ở biển khi tôi được về thăm mảnh đất quê hương.
Khi nhắc đến quê hương, điều đầu tiên tôi nhớ đến là biển, tôi ao ước được sống tại vùng quê thanh bình này. Đứng trước biển bao la, tôi thấy mình thật nhỏ bé, tôi yêu quê hương, tôi yêu bờ biển quê mình, và tự hào biết bao khi tôi là người con của quê hương yêu dấu đó.
hok tốt
TK
Mười năm thắm thoát trôi qua, từ lúc còn là con bé học lớp 6 với chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, khi nhìn thấy các các thầy cô, các anh chị lớp trên được mặc những chiếc áo xanh thanh niên, được đeo những chiếc huy hiệu Đoàn trên ngực, tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ và luôn ao ước năm học trôi qua nhanh để tôi trở thành Đoàn viên.
Thời gian trôi đi, tôi đã đứng vào hàng ngũ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Cái ngày được kết nạp Đoàn, tôi cảm giác mình đã trưởng thành hơn và cảm thấy rất tự hào. Và ngày kết nạp ấy cũng là cánh cửa mở cho tôi biết bao cơ hội được học hỏi những điều hay và cũng mở ra biết bao thử thách mới cho một đoàn viên mới như tôi.
Là một cô bé Đoàn viên còn non nớt, khi bước chân vào ngôi trường cấp 3, tôi rất vinh dự khi được xếp vào lớp chuyên khoa học – tự nhiên của trường. Bản thân tôi luôn tự nhủ rằng sẽ cố gắng phấn đấu hết mình trong học tập để xứng đáng là một người Đoàn viên thanh niên tiêu biểu. Tôi đã bập bẹ tham gia vào tổ chức Đoàn thông qua các buổi sinh hoạt cuối tuần cùng với các anh chị Ban Chấp hành Đoàn Trường. Và đây cũng chính là cơ hội để tôi có thể học tập thêm kiến thức, hiểu thêm về tổ chức Đoàn – 1 anh bạn lớn mà tôi luôn ngưỡng mộ, được giao lưu, vui chơi và sinh hoạt cùng với các anh chị, các bạn cùng trang lứa. Và cũng chính thời gian này, ngoài việc chú tâm vào việc học trên trường, tôi đã xác định được rằng Đoàn chính là niềm vui, chính là động lực phấn đấu của cuộc đời mình.
Với vai trò là một cô bé cộng tác viên của Đoàn Trường, tôi bắt đầu tham gia vào các Câu lạc bộ nhảy hiện đại của trường và bắt đầu thể hiện sở trường của bản thân. Bằng niềm tin yêu vào Tổ chức Đoàn, và sự tự tin vào bản thân, tôi quyết định tham gia ứng cử vào Ban Chấp hành Đoàn trường tại Đại hội Đoàn trường nhiệm kỳ 2010 – 2011. Với sự tín nhiệm của các bạn Đoàn viên thanh niên của trường, tôi may mắn được trúng cử vào Ban Chấp hành Đoàn trường và giữ nhiệm vụ Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường THPT Tạ Quang Bửu, không biết sao những giọt nước mắt lúc ấy lại tuông ra như vậy, phải chăng đấy chính là niềm hạnh phúc, niềm ao ước trước giờ mà tôi đang chờ đợi. Đây chính là một cột mốc quan trọng, là một kỷ niệm không thể nào quên của tôi khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với vai trò là một ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường, bằng sự đam mê, kỹ năng vốn có của bản thân, tôi đã phát huy khả năng lãnh đạo trong các hoạt động phong trào tại trường và đem lại các giải thưởng cao về cho trường: giải nhì Hội thi bước nhảy của hoa phượng đỏ cấp quận, giải nhất Hội thi nhảy cổ động cấp thành, tham gia Hội thi Vũ điệu xanh… Ngoài các hoạt động phong trào tại trường, chúng tôi còn được đóng góp sức trẻ của mình vào các hoạt động tình nguyện vì xã hôi như: chiến dịch hoa phượng đỏ, chiến dịch mùa hè xanh. Khoảng thời gian ấy có thể với nhiều người là một thời gian dài nhưng với tôi nó chưa đủ để tôi cống hiến được nhiều.
Ba năm trôi qua, tôi chính thức trở thành một cô sinh viên thực thụ, với niềm đam mê Đoàn tôi đã tiếp tục tham gia vào các hoạt động phong trào tại Đoàn trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Cũng bắt đầu từ những kỹ năng vốn có của mình, tôi đã bập bẹ tập quản trò, tổ chức sinh hoạt cho các bạn tân sinh viên như tôi. Khi được đứng trước một tập thể, được dùng những kỹ năng, những kinh nghiệm của bản thân để có thể đem lại tiếng cười và niềm vui cho các bạn, tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Tiếp nối niềm đam mê, tôi quyết định tham gia ứng cử vào Ban Chấp hành Đoàn khoa của trường. Trong kỳ đại hội này, có lẽ tôi không may mắn, không thể nói thành lời, niềm tin và hy vọng của tôi đều sụp đỗ. Ngọn lửa cháy trong tôi dường như đã bị dập tắt. Không hiểu tại sao tôi đã khóc, khóc rất nhiều. Ngày ngày trôi qua, tôi bắt đầu lấy lại tinh thần và tiếp tục chú tâm vào việc học, và tiếp tục tham gia sinh hoạt như 1 người đoàn viên bình thường.
Năm năm đại học trôi qua, cô sinh viên ấy đã ra trường và bắt đầu tìm việc làm, dường như trong tôi đã quên đi hình ảnh của tổ chức Đoàn. Một hôm Đoàn lại xuất hiện và cho tôi một cái cảm giác như khoảng thời gian mới bước chân vào tổ chức Đoàn. Tôi nhận tin được tuyển dụng vào Ủy Ban Nhân dân phương 6, Quận 4 và giữ nhiệm vụ Phó Bí thư Đoàn Phường 6. Một cảm giác vừa vui, vừ lo ngại vì sợ không đủ năng lực để đảm nhiệm. Nhưng nhờ sự quan tâm, và giúp đỡ từ các cô chú, các anh chị đồng nghiệp cơ quan, và đặc biệt và sự hướng dẫn và chỉ dạy của anh Trần Đại Dương – Bí thư Đoàn phường, anh dạy tôi bằng cách tạo áp lực khó khăn, giao rất nhiều việc cho tôi. Lúc ấy chưa hiểu nên cứ nghĩ anh ấy không thích mình, muốn làm cho tôi nản lòng rồi xin nghỉ việc. Tôi nhớ mãi câu nói “Làm được thì làm, không làm được thì xin nghỉ”. Có lẽ câu nói ấy đã làm tôi khóc rất hiều, suy nghĩ rất nhiều, tôi quyết tâm làm thật tốt nhiệm vụ của mình, tự tìm hiểu và tự học hỏi từ nhiều anh chị đi trước. Có lẽ đây là khoảng thời gian mà tôi đã rơi nước mắt vì Đoàn rất nhiều, và bị áp lực vì công việc rất nhiều. Nhưng vì lòng đam mê, sự quan tâm của các anh chị lãnh đạo, anh chị cơ quan, sự chia sẻ, gắn bó từ các bạn đoàn viên thanh niên, vì muốn tiếp tục cống hiến sức trẻ vào các hoạt động có ích cho xã hội. Tôi đã dần thích nghi với công việc thực hiện nhiệm vụ đến thời điểm hôm nay. Được điều chuyển công tác 02 lần, trải qua các môi trường làm việc khác nhau, giờ đây tôi chính thức trở thành Bí thư Đoàn phường 12, Quận 4.
Từ ngày gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, qua thời gian tham gia công tác, tôi cảm nhận mình sống có trách nhiệm với bản thân với gia đình hơn, mà còn yêu thương con người hơn, chia sẻ, đồng cảm với những hoàn cảnh không may. Đến với Đoàn, đến với những bài học nhân văn về con người, đến với những bài học sâu sắc về lý tưởng Cách mạng, đến với những bài học giản dị về quê hương đất nước, với những bài học về truyền thống và văn hóa dân tộc, tình yêu dành cho đất mẹ, lý tưởng cho một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ngày càng rõ ràng hơn trong mỗi trái tim, sống dưới ngọn cờ cách mạng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Tôi tin rằng những kỹ năng, kiến thức tích lũy được trong những năm qua dưới sự dẫn dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tôi có thể chia sẻ phần nào những tâm tư, nguyện vọng của các bạn trẻ, khơi dậy tinh thần tình nguyện xung kích của các bạn thanh niên, góp phần xây dựng tổ chức Đoàn, là điểm tựa vững chắc của thanh niên và góp phần vào công cuôc xây dựng Tổ quốc Việt Nam thân yêu.
Tham khảo
Mười năm thắm thoát trôi qua, từ lúc còn là con bé học lớp 6 với chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, khi nhìn thấy các các thầy cô, các anh chị lớp trên được mặc những chiếc áo xanh thanh niên, được đeo những chiếc huy hiệu Đoàn trên ngực, tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ và luôn ao ước năm học trôi qua nhanh để tôi trở thành Đoàn viên.
Thời gian trôi đi, tôi đã đứng vào hàng ngũ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Cái ngày được kết nạp Đoàn, tôi cảm giác mình đã trưởng thành hơn và cảm thấy rất tự hào. Và ngày kết nạp ấy cũng là cánh cửa mở cho tôi biết bao cơ hội được học hỏi những điều hay và cũng mở ra biết bao thử thách mới cho một đoàn viên mới như tôi.
Là một cô bé Đoàn viên còn non nớt, khi bước chân vào ngôi trường cấp 3, tôi rất vinh dự khi được xếp vào lớp chuyên khoa học – tự nhiên của trường. Bản thân tôi luôn tự nhủ rằng sẽ cố gắng phấn đấu hết mình trong học tập để xứng đáng là một người Đoàn viên thanh niên tiêu biểu. Tôi đã bập bẹ tham gia vào tổ chức Đoàn thông qua các buổi sinh hoạt cuối tuần cùng với các anh chị Ban Chấp hành Đoàn Trường. Và đây cũng chính là cơ hội để tôi có thể học tập thêm kiến thức, hiểu thêm về tổ chức Đoàn – 1 anh bạn lớn mà tôi luôn ngưỡng mộ, được giao lưu, vui chơi và sinh hoạt cùng với các anh chị, các bạn cùng trang lứa. Và cũng chính thời gian này, ngoài việc chú tâm vào việc học trên trường, tôi đã xác định được rằng Đoàn chính là niềm vui, chính là động lực phấn đấu của cuộc đời mình.
Với vai trò là một cô bé cộng tác viên của Đoàn Trường, tôi bắt đầu tham gia vào các Câu lạc bộ nhảy hiện đại của trường và bắt đầu thể hiện sở trường của bản thân. Bằng niềm tin yêu vào Tổ chức Đoàn, và sự tự tin vào bản thân, tôi quyết định tham gia ứng cử vào Ban Chấp hành Đoàn trường tại Đại hội Đoàn trường nhiệm kỳ 2010 – 2011. Với sự tín nhiệm của các bạn Đoàn viên thanh niên của trường, tôi may mắn được trúng cử vào Ban Chấp hành Đoàn trường và giữ nhiệm vụ Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường THPT Tạ Quang Bửu, không biết sao những giọt nước mắt lúc ấy lại tuông ra như vậy, phải chăng đấy chính là niềm hạnh phúc, niềm ao ước trước giờ mà tôi đang chờ đợi. Đây chính là một cột mốc quan trọng, là một kỷ niệm không thể nào quên của tôi khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với vai trò là một ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường, bằng sự đam mê, kỹ năng vốn có của bản thân, tôi đã phát huy khả năng lãnh đạo trong các hoạt động phong trào tại trường và đem lại các giải thưởng cao về cho trường: giải nhì Hội thi bước nhảy của hoa phượng đỏ cấp quận, giải nhất Hội thi nhảy cổ động cấp thành, tham gia Hội thi Vũ điệu xanh… Ngoài các hoạt động phong trào tại trường, chúng tôi còn được đóng góp sức trẻ của mình vào các hoạt động tình nguyện vì xã hôi như: chiến dịch hoa phượng đỏ, chiến dịch mùa hè xanh. Khoảng thời gian ấy có thể với nhiều người là một thời gian dài nhưng với tôi nó chưa đủ để tôi cống hiến được nhiều.
Ba năm trôi qua, tôi chính thức trở thành một cô sinh viên thực thụ, với niềm đam mê Đoàn tôi đã tiếp tục tham gia vào các hoạt động phong trào tại Đoàn trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Cũng bắt đầu từ những kỹ năng vốn có của mình, tôi đã bập bẹ tập quản trò, tổ chức sinh hoạt cho các bạn tân sinh viên như tôi. Khi được đứng trước một tập thể, được dùng những kỹ năng, những kinh nghiệm của bản thân để có thể đem lại tiếng cười và niềm vui cho các bạn, tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Tiếp nối niềm đam mê, tôi quyết định tham gia ứng cử vào Ban Chấp hành Đoàn khoa của trường. Trong kỳ đại hội này, có lẽ tôi không may mắn, không thể nói thành lời, niềm tin và hy vọng của tôi đều sụp đỗ. Ngọn lửa cháy trong tôi dường như đã bị dập tắt. Không hiểu tại sao tôi đã khóc, khóc rất nhiều. Ngày ngày trôi qua, tôi bắt đầu lấy lại tinh thần và tiếp tục chú tâm vào việc học, và tiếp tục tham gia sinh hoạt như 1 người đoàn viên bình thường.
Năm năm đại học trôi qua, cô sinh viên ấy đã ra trường và bắt đầu tìm việc làm, dường như trong tôi đã quên đi hình ảnh của tổ chức Đoàn. Một hôm Đoàn lại xuất hiện và cho tôi một cái cảm giác như khoảng thời gian mới bước chân vào tổ chức Đoàn. Tôi nhận tin được tuyển dụng vào Ủy Ban Nhân dân phương 6, Quận 4 và giữ nhiệm vụ Phó Bí thư Đoàn Phường 6. Một cảm giác vừa vui, vừ lo ngại vì sợ không đủ năng lực để đảm nhiệm. Nhưng nhờ sự quan tâm, và giúp đỡ từ các cô chú, các anh chị đồng nghiệp cơ quan, và đặc biệt và sự hướng dẫn và chỉ dạy của anh Trần Đại Dương – Bí thư Đoàn phường, anh dạy tôi bằng cách tạo áp lực khó khăn, giao rất nhiều việc cho tôi. Lúc ấy chưa hiểu nên cứ nghĩ anh ấy không thích mình, muốn làm cho tôi nản lòng rồi xin nghỉ việc. Tôi nhớ mãi câu nói “Làm được thì làm, không làm được thì xin nghỉ”. Có lẽ câu nói ấy đã làm tôi khóc rất hiều, suy nghĩ rất nhiều, tôi quyết tâm làm thật tốt nhiệm vụ của mình, tự tìm hiểu và tự học hỏi từ nhiều anh chị đi trước. Có lẽ đây là khoảng thời gian mà tôi đã rơi nước mắt vì Đoàn rất nhiều, và bị áp lực vì công việc rất nhiều. Nhưng vì lòng đam mê, sự quan tâm của các anh chị lãnh đạo, anh chị cơ quan, sự chia sẻ, gắn bó từ các bạn đoàn viên thanh niên, vì muốn tiếp tục cống hiến sức trẻ vào các hoạt động có ích cho xã hội. Tôi đã dần thích nghi với công việc thực hiện nhiệm vụ đến thời điểm hôm nay. Được điều chuyển công tác 02 lần, trải qua các môi trường làm việc khác nhau, giờ đây tôi chính thức trở thành Bí thư Đoàn phường 12, Quận 4.
Từ ngày gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, qua thời gian tham gia công tác, tôi cảm nhận mình sống có trách nhiệm với bản thân với gia đình hơn, mà còn yêu thương con người hơn, chia sẻ, đồng cảm với những hoàn cảnh không may. Đến với Đoàn, đến với những bài học nhân văn về con người, đến với những bài học sâu sắc về lý tưởng Cách mạng, đến với những bài học giản dị về quê hương đất nước, với những bài học về truyền thống và văn hóa dân tộc, tình yêu dành cho đất mẹ, lý tưởng cho một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ngày càng rõ ràng hơn trong mỗi trái tim, sống dưới ngọn cờ cách mạng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Tôi tin rằng những kỹ năng, kiến thức tích lũy được trong những năm qua dưới sự dẫn dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tôi có thể chia sẻ phần nào những tâm tư, nguyện vọng của các bạn trẻ, khơi dậy tinh thần tình nguyện xung kích của các bạn thanh niên, góp phần xây dựng tổ chức Đoàn, là điểm tựa vững chắc của thanh niên và góp phần vào công cuôc xây dựng Tổ quốc Việt Nam thân yêu.