K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2021

tham khảo

Nếu như hai bài ca dao trước đưa ta về thăm thú thắng cảnh của miền Bắc, miền Trung tổ quốc thì đến bài câu hát này ta tiếp tục về thăm miền Nam ruột thịt. Cảnh đẹp đặc trưng nhất của mảnh đất Nam Bộ đó là những ruộng lúa rộng dài mênh mông. Hai câu đầu bài ca dao với hình thức đặc biệt có tới 12 tiếng kéo dài trong một câu như một lời ngân nga không dứt để ngợi ca bức tranh ruộng đồng. Kết cấu câu ca đối xứng “đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng, ngó bên tê đồng – ngó bên ni đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông” cùng với cách sử dụng các điệp ngữ, đảo ngữ, từ láy khiến ta hình dung như đang đứng trước một cánh đồng rộng lớn bát ngát, không chỉ rộng dài mà còn vô cùng trù phú. Từ bức tranh cánh đồng, hình ảnh cô gái xuất hiện đầy sức sống. Cũng mở đầu bằng mô típ “thân em” nhưng đây không phải lời than thân trách phận mà là tiếng nói tự hào về vẻ đẹp của người phụ nữ. Hình ảnh so sánh thân em với chẽn lúa đòng đòng phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban man cho thấy sức sống mơn mởn, tinh khôi, trẻ trung của người con gái Nam bộ. Hai câu cuối, ta vừa có thể liên tưởng đến lời của chàng trai, đứng trước ruộng đồng mênh mông mà thốt lên vẻ đẹp của người con gái mình yêu, vừa có thể hình dung đây là lời của cô gái, trước cảnh ruộng đồng tốt tươi tràn đầy sức sống, cô gái cảm nhận được vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn của mình. Lời ca cất lên đã cho ta thấy tình yêu, niềm trân trọng, tự hào của con người Nam Bộ với phong cảnh và con người quê hương.

19 tháng 11 2021

Tham khảo:

Quê hương chính là nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc đầu tiên của chúng ta. Những bước đi chập chững vào đời, những ký ức tuổi thơ không bao giờ quên được. Và là nơi là đến cuối cùng của cuộc đời chúng ta vẫn mong trở về nhất. Tình yêu quê hương được biểu hiện từ những tình cảm bình dị nhất là tình yêu gia đình hàng xóm, là nỗi niềm mong ngóng được trở về mỗi khi mình xa quê. Yêu quê hương chính là yêu những gì nơi mình sinh ra, yêu làng xóm, yêu con đường làng sỏi đá, gập ghềnh. Mỗi lần xa quê tình yêu ấy lại âm ỉ cháy trong tim, có khi da diết có khi sục sôi, có khi lại thổn thức. Là sự háo hức mỗi lần được trở về với đất mẹ sau mỗi lần xa quê. Tình cảm này là tình cảm không gì có thể thay thế được, nó luôn ở mãi trong tim của mỗi con người.

 

Khi đất nước ngày càng phát triển quá trình nông thôn mới cũng được đẩy mạnh hơn. Tình yêu quê hương được biểu hiện bằng hành động. Có rất nhiều người thành đạt xa quê đã có những đóng góp về tiền bạc và sức lực để xây dựng một quê hương ngày càng vững mạnh và phát triển hơn. Đây đều là những biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước với mong muốn quê hương mình ngày càng phát triển hơn. Yêu quê hương còn là trách nhiệm xây dựng quê hương ngày càng phát triển hơn.

 

Ngày nay yêu quê hương không phải cứ phải cầm súng đánh giặc nữa, mà yêu quê hương chính là góp phần dựng xây quê hương phát triển ngày càng giàu mạnh hơn. Chúng ta là những thế hệ trẻ hãy góp phần công sức của mình để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh hơn nữa.

25 tháng 11 2021

tham khảo

Nếu như hai bài ca dao trước đưa ta về thăm thú thắng cảnh của miền Bắc, miền Trung tổ quốc thì đến bài câu hát này ta tiếp tục về thăm miền Nam ruột thịt. Cảnh đẹp đặc trưng nhất của mảnh đất Nam Bộ đó là những ruộng lúa rộng dài mênh mông. Hai câu đầu bài ca dao với hình thức đặc biệt có tới 12 tiếng kéo dài trong một câu như một lời ngân nga không dứt để ngợi ca bức tranh ruộng đồng. Kết cấu câu ca đối xứng “đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng, ngó bên tê đồng – ngó bên ni đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông” cùng với cách sử dụng các điệp ngữ, đảo ngữ, từ láy khiến ta hình dung như đang đứng trước một cánh đồng rộng lớn bát ngát, không chỉ rộng dài mà còn vô cùng trù phú. Từ bức tranh cánh đồng, hình ảnh cô gái xuất hiện đầy sức sống. Cũng mở đầu bằng mô típ “thân em” nhưng đây không phải lời than thân trách phận mà là tiếng nói tự hào về vẻ đẹp của người phụ nữ. Hình ảnh so sánh thân em với chẽn lúa đòng đòng phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban man cho thấy sức sống mơn mởn, tinh khôi, trẻ trung của người con gái Nam bộ. Hai câu cuối, ta vừa có thể liên tưởng đến lời của chàng trai, đứng trước ruộng đồng mênh mông mà thốt lên vẻ đẹp của người con gái mình yêu, vừa có thể hình dung đây là lời của cô gái, trước cảnh ruộng đồng tốt tươi tràn đầy sức sống, cô gái cảm nhận được vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn của mình. Lời ca cất lên đã cho ta thấy tình yêu, niềm trân trọng, tự hào của con người Nam Bộ với phong cảnh và con người quê hương.

25 tháng 11 2021

1 con chim non bay xa gặp 1 con gà

Nếu như hai bài ca dao trước đưa ta về thăm thú thắng cảnh của miền Bắc, miền Trung tổ quốc thì đến bài câu hát này ta tiếp tục về thăm miền Nam ruột thịt. Cảnh đẹp đặc trưng nhất của mảnh đất Nam Bộ đó là những ruộng lúa rộng dài mênh mông. Hai câu đầu bài ca dao với hình thức đặc biệt có tới 12 tiếng kéo dài trong một câu như một lời ngân nga không dứt để ngợi ca bức tranh ruộng đồng. Kết cấu câu ca đối xứng “đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng, ngó bên tê đồng – ngó bên ni đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông” cùng với cách sử dụng các điệp ngữ, đảo ngữ, từ láy khiến ta hình dung như đang đứng trước một cánh đồng rộng lớn bát ngát, không chỉ rộng dài mà còn vô cùng trù phú. Từ bức tranh cánh đồng, hình ảnh cô gái xuất hiện đầy sức sống. Cũng mở đầu bằng mô típ “thân em” nhưng đây không phải lời than thân trách phận mà là tiếng nói tự hào về vẻ đẹp của người phụ nữ. Hình ảnh so sánh thân em với chẽn lúa đòng đòng phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban man cho thấy sức sống mơn mởn, tinh khôi, trẻ trung của người con gái Nam bộ. Hai câu cuối, ta vừa có thể liên tưởng đến lời của chàng trai, đứng trước ruộng đồng mênh mông mà thốt lên vẻ đẹp của người con gái mình yêu, vừa có thể hình dung đây là lời của cô gái, trước cảnh ruộng đồng tốt tươi tràn đầy sức sống, cô gái cảm nhận được vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn của mình. Lời ca cất lên đã cho ta thấy tình yêu, niềm trân trọng, tự hào của con người Nam Bộ với phong cảnh và con người quê hương.

Bn tham khảo

21 tháng 9 2016
  • Ai lên làng Quỷnh hái chè

Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!

Muốn ăn cơm trắng cá mè

Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh

Muốn ăn cơm trắng cá rô

Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!

  • Ai đi trẩy hội chùa Hương

Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm

Mớ rau sắng, quả mơ non

Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?

  • Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng

Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

Xây dọc rồi lại xây ngang

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

  • Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoai

Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.

  • Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa lá

Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi

Buồn tình gá nghĩa mà chơi

Hay là anh quyết ở đời với em?

  • Trai nào khôn bằng trai Long Mỹ

Gái nào mũ mỹ bằng gái Hà Tiên.

22 tháng 9 2016
  • Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Ai vô xứ Huế thì vô!

  • Đường lên Mường Lễ bao xa?

Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh.

  • Đường lên xứ Lạng bao la?

Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi, đứng lại mà trông,

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ…

  • Đường về Kiếp Bạc bao xa?

Đường về Kiếp Bạc có cây (đa)Bồ Đề.

Có yêu anh cắp nón ra về,

Giàu ăn, khó chịu chớ hề thở than.

  • Đất ta bể bạc, non vàng,

Bể bạc Nam Hải, non vàng Bồng Miêu.

  • Đức Thọ gạo trắng nước trong,

Ai về Đức Thọ thong dong con người.

  • Đầm Đại Từ hoa sen thơm ngát

Giếng Đại Từ nước mát nước trong

Dòng Tô uốn khúc lượn quanh

Đất nuôi trẻ nhỏ lừng danh trong ngoài.

  • Đất Châu Thành anh ở

Xứ Cần Thơ nọ em về

Bấy lâu sông cận biển kề

Phân tay mai trúc dầm dề hột châu.

  • Đống Đa ghi để lại đây,

Bên kia thanh miếu, bên này Bộc am.

  • Đồng Nai có bốn rồng vàng,

Lộc họa Lễ phú San đàn Nghĩa thi.

  • Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,

Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say.

  • Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

Ai lên Xứ Lạng cùng anh

Bõ công bác mẹ sinh thành ra em

Tay cầm bầu rượu nắm nem

Mải vui quên mất lời em dặn dò.

  • Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu

Anh về học lấy chữ Nhu

Chín trăng em đợi mười thu em chờ.

  • Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc,

Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân,

Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần,

Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run.

  • Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,

Nước Đồng Mười lóng lánh cá tôm,

Muốn ăn bông súng mắm kho,

Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm,

18 tháng 12 2021

Tham khảo!

Nhân dân Việt Nam vốn Ɩà những con người giàu tình cảm, từ xưa đến nay, họ đã biểu lộ những tình cảm tốt đẹp nhất c̠ủa̠ mình qua các bài ca dao, dân ca… Vì thế nên có ý kiến cho rằng: “Thơ ca dân gian Ɩà tiếng nói trái tim c̠ủa̠ người lao động.Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp c̠ủa̠ nhân dân ta”.

Đã Ɩà con người, ai cũng có những tình cảm, những tình cảm ấy có thể xấu hoặc tốt – Những con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam hầu như có chung mọi tình cảm, những tình cảm cao quý.Họ quan hệ với nhau trong xã hội, trong cộng đồng, họ nảy sinh ra những tình cảm lớn, những tình cảm mà bất cứ một người nào cũng có: tình cảm cộng đồng.Nhân dân Việt Nam thương quý như anh em một nhà, tình thương ấy được biểu hiện rấт tự nhiên, thực tế mà cũng sâu sắc vô cùng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Hình ảnh c̠ủa̠ dây bầu, dây bí quấn quýt lây nhau sao mà thân mật đến thế, cách nói rấт mộc mạc, dân dã nhưng chứa bao ý nghĩa.Những tình cảm cao thượng, sáng trong thì phải đến câu ca dao tuyệt vời sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”.Hình ảnh đẹp nói được một cách cụ thể lời khuyên răn chân tình ѵà chí lý.Tình cảm cộng đồng còn thể hiện một cách giản dị trong các câu tục ngữ xa xưa: “Máu chảy ruột mền” “Môi hở răng lạnh” Họ gắn bó với nhau như môi với răng, như máu trong cơ thể, gắn bó với nhau như từng bộ phận trong gia đình con người.Tình cảm lớn được bộc lộ chân thành với đại gia đình Việt Nam ấm cúng.Mỗi người có một cuộc sống riêng tư c̠ủa̠ mình, họ có một gia đình riêng, một tổ ấm riêng.Trong đó, những tình cảm ngọt ngào, bình dị được trau chuốt, dưỡng nuôi rấт nề nếp, tốt đẹp.  Tình cảm nhỏ bé ấy lại rấт đa dạng ѵà phong phú vì thế nên các câu ca dao ѵà tục ngữ, dân ca… đã phản ảnh khá phong phú, cách bày tỏ mộc mạc hơn, đơn giản hơn tình cảm cộng đồng.Ai cũng có một người mẹ, một người cha, người ta thường gọi Ɩà chữ hiếu, chữ đạo c̠ủa̠ con người trong đối xử, công lao các bậc sinh thành sâu nặng lắm:  “Công cha như núi Thái Sơn  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra  Một lòng thờ mẹ kính cha  Cho tròn chữ hiếu mới Ɩà đạo con”.Bài học răn dạy tốt đẹp c̠ủa̠ các câu ca dao đều bộc lộ tình cảm kính thương cha mẹ – Người mang nặng đẻ dau, chịu bao đau khổ để tạo nên hình dáng cho con mình.Tình cảm thương yêu, kính trọng ấy còn giữ mãi trong lòng mỗi người cho đến hết đời.Nhất Ɩà những người con gái đã trưởng thành, đi lấy chồng nơi xa, tạo lập được một mái ấm ѵà trở thành người mẹ hiền c̠ủa̠ đứa con thơ nhưng lòng vẫn hướng về mẹ già.“Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.Những câu ca dao thật trữ tình ѵà buồn man mác.Một tình cảm ruột thịt, nhớ thương chồng chất, rấт đáng quý.Trong văn học dân gian bên cạnh chữ hiếu còn có chữ nghĩa, chữ nghĩa với anh em, chị em.Tình nghĩa huynh đệ cũng đằm thắm lạ thường.Có câu ca dao ví von thật sinh động, trong sáng đầy trách nhiệm.“An hem như thể chân tay Rách Ɩành đùm bọc, dở hay đỡ đần” Có cả câu khuyên răn như ước ao, khẳng định: “Anh thuận em hòa Ɩà nhà có phúc” Đấy Ɩà tình cảm an hem, còn tình chị em cũng thân thiết vô cùng nhưng thân thiết nhẹ nhàng, cụ thể hơn: “Chị ngã em nâng” Cách nói giản dị nhưng ý tứ sâu sắc.

Ngoài tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, nhân dân Việt Nam vốn trọng nghĩa kim bằng, tình bằng hữu.Tình bạn bè thắm thiết keo sơn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau như anh chị em một nhà.Tình cảm thắm thiết ấy dược diễn đạt khá sâu sắc: “Bạn bè Ɩà nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bề mới nên”.

 

24 tháng 11 2016

Tham khảo nhé!!!

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đường làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.

- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.

26 tháng 11 2016

Câu 1:hãy viết 1 đoạn văn (8-10 câu) tả về tình cảm đối với cô, thầy giáo trong đo có 5 quan hệ từ

Câu 2:viết 1 đoạn văn (8-10) tả về tinh yêu quê hương trong đó có chứa 5 từ hán việt văn lớp

giúp mình vs, mk đang cần gấp

4 tháng 12 2017

     Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...

Các tên núi tên sông được nhắc đến, biểu lộ niềm tự hào của nhân dân ta về một chiến công, một vùng đất được coi là linh địa (vùng đất thiêng) gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích kì diệu:

Nhất cao là núi Ba Vì,

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

Sâu nhất là sông Bạch Đằng,

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi, nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về...Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:

Bắc Cạn có suối đãi vàng,

Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là trái tim của đất nước ta, nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiếng phồn hoa:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn,Tháp Bút, Đài Nghiên, hồ Hoàn Kiếm... mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cội nguồn hoặc nói lên một nét đẹp của nền văn hiến Đại Việt, để ta yêu quý, tự hào về Kinh thành xưa:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai xây dựng nên non nước này?

Qua xứ Nghệ vào miền Trung, ta vô cùng tự hào về đất nước đẹp tươi hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng bát ngát như vẫy gọi:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Hãy đến với Huế đẹp và thơ, ngắm sông Hương, núi Ngự Bình, nghe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, và những ngôi chùa cổ kinh, uy nghiêm:

Đông Ba, Gia Hội hai cầu

Ngó lên Diệu Đế bốn lần hai chuông.

Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm, đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:

Hải Vân bát ngát nghìn trùng

Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.

Nhà Bè nước chảy phân hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.

Nước tháp mười lóng lánh cá tôm.

Ca dao dân ca nói lên lên bao nỗi nhớ đất nước quê hương. Càng yêu quê hương nhiều , thì mỗi khi đi xa lại nhớ quê nhiều lắm. Nhớ Phong Châu là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Nhớ Đồ Sơn là nhớ lễ hội dân gian Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về. Quê hương sầu nặng nghĩa tình.

Anh về Bình Định thăm cha,

Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.

Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca đao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu...?

Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.

Chúc bạn học tốt!

4 tháng 12 2017

lên văn mẫu đầy muốn câu comment ak

Ở nứơc ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyẹt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"

(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)

Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:

"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"

(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)

Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêu ấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:

"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"

(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây)

Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánh chiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:

"Nhữ đẳng hành khan thủ bạn hư"

(Chúng mày nhất định phải tan vỡ)

Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nước Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù hung hãn để giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời những chiến công như Lý Thường Kiệt thắng Tống, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi... Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi...

Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trứơc mọi kẻ thù xâm lược.