Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đã ba năm rồi kể từ ngày ấy – ngày em chập chững những bước chân đầu tiên đi đến với chân trời mới, chân trời tri thức. Em còn nhớ buổi sáng ngày khai giảng bầu trời trong xanh, những chú sơn ca bay lượn trên bầu trời thi nhau hót lứu lo như muốn chào mừng em trở thành cô trò nhỏ.
Buổi sáng hôm ấy, cùng với bạn bè của mình bước đi trên con đường làng quen thuộc nhưng dường như em cảm thấy con đường hôm nay cũng mang một vẻ đẹp nên thơ hơn. Đến trường lũ trò nhỏ chúng em đã hoàn toàn choáng ngợp bởi quang cảnh sân trường ngày khai giảng, nào hoa, nào cờ, nào bóng bay, bào biểu ngữ, tất cả mọi thứ đều mang một màu sắc tươi mới như muốn chào mừng chúng em đến với ngôi nhà lớn này.
Tiếng trống trường vang lên, báo hiệu buổi lễ khai giảng bắt đầu, những bài hát về buổi đầu đi học, những lời chào mừng của thầy hiệu trưởng và tiếng vỗ tay râm ran như tiếp thêm một nguồn sức mạnh lớn cho lứa học trò mới chúng em mà bây giờ khi nhớ lại trong em vẫn còn vẹn nguyên tâm trạng xúc động, bồi hồi và hãnh diện – hãnh diện vì từ nay mình cũng là một cô học sinh như bao anh chị khác. Ở chân trời mới này, tất cả mọi người ai ai cũng bận rộn, nhưng tất cả đều mang chung một nét mặt – vui tươi.
Bây giờ, em đã là cô bé lớp bốn và đã trải qua ba lần được chào đón các em lớp một, song ấn tượng về buổi đầu đi đến trường thì mãi vẹn nguyên như thuở ban đầu. Cho dù bây giờ hay mai sau em vẫn sẽ luôn luôn ghi nhớ ngày hôm ấy – ngày đầu tiên đưa em đến với kho tàng kiến thức.
Bài làm
Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụng xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con. Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhưng tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm... Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao mà lớn thế còn mình thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xòe tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm. Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai. Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng.
Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.
"Quê hương" hai tiếng ấy nghe mà gần gũi thân thương làm sao? Tuổi thơ ai cũng có những kỉ niệm đẹp để mà nhớ, mà yêu ở quê hương, tuổi thơ của em gắn bó với cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông nước chảy hiền hoà,... nhưng gắn bó với em nhất vẫn là con đường từ nhà tới trường. Với em, con đường này có biết bao kỉ niệm.
Đó là con đường rải đá răm như bao con đường khác. Tuy không rộng lắm, lại gồ ghề, lồi lõm nhưng đường cũng đủ cho một chiếc xe tải chạy qua. Mỗi khi đặt chân lên con đường lòng em lại cảm thấy bồi hồi. Đầu làng, cây gạo đứng giương dù che nắng. Nơi đây đã chứng kiến những ván bi quyết liệt của bọn trẻ chúng em. Hai bên đường là hàng bạch đàn với những chiếc lá nhỏ như con mắt nhìn xuống đường. Sau hai hàng cây là cánh đồng rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Tuy vậy, đi trên đường vẫn nhìn thấy những ngôi nhà xinh xắn nằm giữa một màu xanh mượt mà của vườn tược.
Ông mặt trời từ từ nhô lên thả ánh nắng ấm áp lọt qua kẽ lá chiếu xuống mặt đường như những hoa nắng đang nhảy nhót. Mọi người đổ ra đường mỗi lúc một nhiều. Trẻ em đến trường cùng bà con đi làm, đi chợ.... ồn ã. Trưa về, người đi lại thưa thớt, con đường như chìm vào trong giấc ngủ. Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như quạt mát cho con đường. Chiều về con đường như thức giấc. Lại ồn ào náo nhiệt khi các bác nông dân đi làm về. Tiếng nói, tiếng cười gọi nhau í ới, tiếng xe cộ cứ ồn ào suốt cả con đường. Trên cây những chú chim hót véo von tạo ra một bản nhạc giao hưởng. Với em, con đường đã quen thân từ khi cắp sách tới trường. Đi trên con đường mùi ngai ngái của đất, mùi của lúa đồng, cỏ nội phà vào mũi lòng em lại cảm thấy bâng khuâng.
Em rất yêu con đường. Hằng ngày, em đi trên con đường này. Có lẽ vì vậy mà em và nó trở thành đôi bạn thân thiết. Dù đi xa, được đi trên con đường đẹp hơn nhưng hình ảnh con đường làng quê vẫn in đậm mãi mãi trong kí ức của em, bởi vì nó đã nâng từng bước đi lẫm chẫm đầu tiên của đời em.
bạn vào trang này tham khảo bài văn này nhé :http://giaovienvan.com/thoi-tho-au-cua-moi-em-thuong-gan-lien-voi-nhung-ki-niem-ve-mot-ngoi-nha-mot-goc-pho-mot-manh-vuon-mot-con-song-con-suoi-mot-canh-dong-mot-khu-rung-em-hay-viet-bai-van-mieu-ta-mot-trong-nhung.html
con đường em thích rất đẹp.nó thực sự rất đẹp.Siêu đẹp luôn.đẹp cực kì.ai cx thik.gg
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để có thể học tập tốt hơn.
+ ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị giác -> xúc giác)
+ trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.
Từ láy là: nhạt nhòa, ồn ào, nhộn nhịp, sum suê,..
Từ ghép: đỉnh núi, dòng người, xe cộ, đường phố,..
Tham khảo nha bn!!!
Nguồn : HOIDAP247
Trong cuộc phòng chống covid-19, người vất vả nhất là cấc y bác sĩ đang cố gắng chữa bệnh cho các bệnh nhân đã mắc phải. Nhưng các bắc sĩ cũng phải cẩn thận trong việc tiếp xúc với những người mắc bệnh. Để giúp cho cấc bác sĩ thì chúng ta ko đc chủ quan mà phải đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện như sốt, ho, khó thở, và phải rửa tay thường xuyên, gọi ngay cho các cơ sở y tế khi có những triệu chứng trên. Chúng t ở nhà vì các bác sĩ và cấc bác sĩ làm việc vì chúng ta. Vậy chúng ta tuyệt đối không được chủ quan
đây là 1 câu chuyện cười mang cách diễn đạ̣t sự việc dễ̃̃ hiểu . cốt truyện đặc sắc , tạo tiếng cươi mua vui. mang thông điệp mà tá́c giả̉̉ dânn gian muốn gửi gắm : hãy nhìn nhận sự việc , sự vật 1 cách khách quan , toàn diện , hãy lắng nghe , tôn trọ̣ng ý kiến người khác , đừng cố cứng đầ̀u , cố chấp
xin chân thành cảm ơn các bác sĩ đã tống bao nhiê công sức nghiên cứu thuốc để chống lại dịch bệnh nguy hiểm này xin chân thành cảm ơn
Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.
Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả mà gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp.
Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ. Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái.
Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một "cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện cho lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là đứa nào đứa nấy díp cả mắt lại.
Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trở nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ.
Ông đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ông nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức, đố có mà chê nổi.
Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi.
Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mỹ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột. Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ cây nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, bắt sâu, tạo nên vườn cây này.
Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ông tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!
Tôi yêu quý và kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều để làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.
Giữa cuộc sống xô bồ, hối hả, nhất là những diễn biến phức tạp của tình hình hiện nay do viruss COVID 19 gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe , kinh tế của nước ta và toàn thế giới. Với tốc độ lây lan khủng khiếp, dịch bệnh COVID 19 là tình trạng chung của nhiều nước. Đó cũng là lúc mà những " Siêu anh hùng thầm lặng" xuất hiện. Họ là những người bác sĩ, những chiến sĩ công an, bồ đội .... đang ngày đêm thúc trực 24/24 để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh. Không quản khó khăn, hiểm trở họ vẫn đều đặn làm việc. Nhìn hình ảnh những chiến sĩ công an, những chú bồ đội nhường chỗ ngủ cho người dân lòng tôi lại cảm thấy biết ơn họ vô bờ. Nhưng người làm việc mệt nhọc nhất vẫn là những y bác sĩ, những điều dưỡng viên đang cố gắng để cứu nhưng người bị nhiễm. Họ là những con người tận chung vì dân vì nước mà quên mình. Tôi thầm cảm ơn nhưng " Anh hùng" , những người đang nỗ lực để ngăn chặn dịch bệnh. Để góp 1 phần mình vào đó, tôi nghĩ chúng ta hãy nên chung tay cùng họ " Chống giặc Covid" để lại có thể sống trong bầu không khí trong lành. Tôi đã và đang làm, còn bạn thì sao?
Chúc bạn học tốt!
Hơn hai tháng trôi qua kể từ ngày đầu tiên Việt Nam của chúng ta ghi nhận những ca mắc Covid-19 đầu tiên. Những con số, những thông tin bất kể một công dân Việt Nam nào cũng không thể bỏ qua. Chúng ta dường như vui mừng sau ca nhiễm số 16, một tia hi vọng cháy sáng sau bao lâu không còn ca bệnh mới, 16/16 bệnh nhân nhiễm Covid đã khỏi hoàn toàn. Bác Đam dõng dạc khẳng định Việt Nam sẽ công bố hết dịch nếu 4 ngày nữa không còn ca mắc mới. Chúng ta lấy làm tự hào về sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng không ngừng của ngành y tế nước nhà. Nhưng không như dự kiến, chúng ta lại bắt đầu gồng mình với sự xuất hiện của bệnh nhân thứ 17 siêu lây nhiễm. Nỗi lo lắng ngày một dâng cao, Nhà nước ta không ngừng có những quyết sách hợp lý và cực kỳ hiệu quả. Trong đó không thể không nhắc tới đội ngũ y bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội và công an.
Hình ảnh hàng chục nghìn “thiên thần áo trắng”, các y, bác sỹ trong bộ đồ bảo hộ kín mít, nhìn và đối thoại với đồng nghiệp qua ánh mắt, cử chỉ, hành động, tạm gác lại tình thân, những ngày tháng chung sống cùng gia đình, người thân để làm nhiệm vụ.
Những nhà khoa học sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để nuôi cấy, phát hiện cơ chế hoạt động của virus, điều chế vaccine phòng dịch, sáng tạo bộ kit xét nghiệm, buồng khử khuẩn toàn thân di động, dung dịch sát khuẩn…
Đó là hàng nghìn y, bác sỹ đã về hưu và sinh viên trường y trong toàn quốc tình nguyện xin ra tuyến đầu chống dịch.
Đó là hàng trăm nghìn người Việt ở các vùng dịch khắp thế giới được đón miễn phí về nước, được cách ly, điều trị miễn phí.
Đó là hơn 700 tiếp viên hàng không - những người đang làm công việc mà nguy cơ lây nhiễm nằm trong top 3, đăng ký xin không nhận lương hoặc nghỉ không lương 2,3 tháng để đảm đương nhiệm vụ.
Đó là hơn 10.000 chiến sĩ quân đội hàng tháng trời sẵn sàng hy sinh thầm lặng, ngủ bạt giữa rừng, bên ngoài sân, sảnh các khu tập thể, nhường doanh trại để làm khu cách ly tập trung, và chính họ thâu đêm suốt sáng lo từng bữa ăn miễn phí cho gần nửa triệu người Việt Nam từ nước ngoài về và cả người nước ngoài đến Việt Nam trong khu cách ly tập trung.
Đó là những cán bộ ngoại giao ở các cơ quan đại diện trên khắp thế giới không quản ngày đêm bám trụ ở địa bàn, liên tục đưa ra những khuyến cáo kịp thời cho công dân Việt Nam ở nước ngoài, bất chấp nguy cơ lây nhiễm để tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân khi công dân gặp khó khăn như mất hộ chiếu, "kẹt" ở sân bay do đóng cửa đường hàng không.
Đó là những bài thơ, bài đồng dao, những ca khúc tuyên truyền, vận động toàn dân chung tay đoàn kết, lan tỏa tình thương, chung sức đồng lòng chống dịch luôn xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có ca khúc “Ghen Covi” bản tiếng Việt và tiếng Anh tạo tiếng vang trên truyền thông quốc tế.
Đó là rất nhiều khách sạn 4, 5 sao ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh... chủ động xin nhà nước cho làm cơ sởcách ly.
Đó là rất nhiều người dân từ trẻ đến già, nhiều doanh nghiệp trong toàn quốc đã ủng hộ Nhà nước gần 300 tỷ đồng để góp công sức phòng chống dịch.
Đó là dù đất nước còn nhiều khó khăn và không phải là một nước giàu có, nhưng trong nguy nan, Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ Trung Quốc 500.000 USD và trao tặng nhiều trang thiết bị vật tư y tế để chống dịch bệnh.
Hình ảnh hiếm hoi được lưu lại là những hôm mệt nhoài của y bác sĩ sau ca trực dài, những bữa cơm hộp đạm bạc ở một góc nào đó, những ngày dọn dẹp phòng ốc, kí túc xá chuẩn bị cho cách ly, những đêm canh gác dài kiểm soát vùng dịch.
Còn nhiều, rất nhiều những anh hùng thầm lặng trong cuộc chiến này, để không ai bị bỏ lại phía sau, để dịch bệnh rồi sẽ qua đi, nhưng tình người sẽ còn mãi….