Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện có khoảng 10 tới 15 triệu loài sinh vật sinh sống trên hành tinh của chúng ta. Tất cả các cá thể sống đều là một phần của mạng lưới phức tạp, cân bằng một cách tinh vi gọi là sinh quyển. Ngược lại, sinh quyển của trái đất của tạo nên bởi vô số các hệ sinh thái – bao gồm các loài động thực vật và môi trường sống tự nhiên của chúng. Không ai có thể biết một cách đầy đủ các loài có tác động như thế nào tới nhau trong cùng một hệ sinh thái nhưng sự biến mất của một loài sẽ gây nên phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng tới rất nhiều loài khác. Đặc biệt đối với các loài có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thì sự tuyệt chủng của chúng có thể dẫn đến những hậu họa khó lường.
Trong cuộc đấu tranh sinh tồn không có hồi kết với những loài sinh vật khác, nhiều loài động vật hoang dã đã tự tìm ra vô vàn cách để kháng vi khuẩn và các tế bào gây ung thư. Chúng có thể tạo ra các phân tử mới lạ mà các nhà hóa học chưa từng biết tới. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về đặc tính này của các loài có thể giúp các nhà khoa học tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới, hiệu quả cho những căn bệnh tưởng chừng như vô phương cứu chữa.
Thêm nữa, trong cơ thể của nhiều loài động thực vật còn chứa các chất hóa học hữu ích, phục vụ cho việc sản xuất dược phẩm. Nhiều loại thuốc kháng sinh, chất chống ung thư, thuốc giảm đau và thuốc chữa bệnh máu khó đông hiện nay có nguồn nguyên liệu là từ động vật hoang dã. Trên thực tế, hơn 1/4 số đơn thuốc được kê ở Mỹ hàng năm có chứa các chất tìm thấy trong các loài động thực vật. Do đó, nếu những loài này bị làm tổn hại trước khi lợi ích y học của chúng được biết đến thì những bí mật này cũng sẽ biến mất theo.Nhiều loài sinh vật tưởng chừng như vô dụng cũng đang bắt đầu cho thấy những lợi ích quan trọng trong ngành nông nghiệp. Những người nông dân đang sử dụng côn trùng và các loài động vật ăn sâu bọ để tiêu diệt sâu bọ gây hại cho mùa màng cũng như sử dụng các giống cây trồng chứa các độc tố tự nhiên đẩy lùi các loài côn trùng gây hại. Chúng được gọi là thiên địch và trong nhiều trường hợp, đây là biện pháp thay thế không những an toàn, hiệu quả mà còn thân thiện với môi trường và ít tốn kém hơn các loại thuốc hóa học tổng hợp.Theo ước tính có khoảng 80.000 loài thực vật có thể ăn được, trong số đó khoảng dưới 20 loài đang cung cấp 90% lương thực cho toàn thế giới. Nếu những loài chưa được tận dụng còn lại được dự trữ hay bảo tồn thì con người sẽ có đủ thức ăn cho số dân đang không ngừng tăng lên.Nhiều sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá chất lượng môi trường. Ví dụ như sự sụt giảm nhanh chóng về số lượng đại bàng đầu bạc và chim ưng vào giữa thế kỷ 20 là lời cảnh báo mạnh mẽ về mức độ nguy hiểm của DDT – một loại thuốc trừ sâu mạnh từng được sử dụng rộng rãi nay tích tụ lại trong mô của cơ thể động vật (làm suy yếu khả năng sinh sản và cản trở quá trình ấp trứng thành công của các loài động vật này). Những loài sinh vật có khả năng chỉ thị môi trường sẽ cảnh báo con người về tác động của biến đổi khí hậu và các chất gây ô nhiễm tới môi trường.Một số lợi ích từ các loài động thực vật là có thể đong đếm được bằng giá trị kinh tế. Theo Ban quản lý vườn quốc gia và động vật hoang dã bang Tesax, Hoa Kỳ, xem chim là hoạt động giải trí ngoài trời phát triển nhanh nhất, ước tính mỗi năm đóng góp khoảng 400 triệu đô la vào ngân sách của bang. Nghiên cứu của Cục Bảo vệ Động vật hoang dã và Thủy sản Hoa Kỳ cũng cho biết hoạt động quan sát môi trường tự nhiên – không chỉ tính riêng hoạt động ngắm chim – đã thu về 85 tỉ đô la cho Hoa Kỳ trong năm 2001.Bên cạnh những giá trị về mặt y tế, kinh tế và khoa học kỹ thuật, rất nhiều loài động vật hoang dã còn mang lại niềm cảm hứng cho vô vàn tác giả, nghệ sĩ và tất cả những ai quan tâm tới sự đa dạng của thế giới tự nhiên. Hàng loạt các triển lãm ảnh về các loài động thực vật hoang dã đã được tổ chức trên toàn thế giới, thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận. Tiêu biểu như hai triển lãm ảnh khai mạc ngày 24/9 tại công viên Gia Định, TP HCM và công viên Hòa Bình, Hà Nội nằm trong chuỗi các hoạt động thường kỳ được tổ chức tại các khu vực đô thị ở Việt Nam trong năm 2011...
Thực vật bao gồm những sinh vật có đặc điểm chung là: tự tổng hợp được chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài. Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. Ví dụ như cây lúa, ngô, khoai, bầu, bí, hoa hồng, cây gỗ lim…Thực vật không có hoa có cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả. Ví dụ như cây rêu, cây dương xỉ, cây thông…Giới Thực vật được chia thành nhiều ngành có những đặc điểm khác nhau: Ngành Rêu, Ngành Dương xỉ, Ngành Hạt trần, Ngành Hạt kín.
?1/ Vai trò của san hô trong đại dương:
- Lợi ích:
+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên
+ Có ý nghĩa sinh thái với biển
- Tác hại:
+ Một số đảo ngầm san hô gây cản trở giao thông đường thủy
?2/ Lợi ích của Động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống:
* Ruột khoang
- Đối với đời sống con người
+ Nguồn cung cấp thức ăn có giá trị: Sứa
+ Làm đồ trang trí, trang sức: san hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu
+ Nguyên liệu sản xuất đá vôi: san hô đá, hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất
- Đối với hệ sinh thái
+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên
+ Có ý nghĩa sinh thái với biển
* Giun
- Có lợi: Làm thức ăn cho người: rươi, sa sùng
- Làm thức ăn cho cá và các loại động vật khác: giun đất, giun đỏ
- Làm cho đất tươi xốp, khoáng khí màu mỡ: các loài giun đất
* Thân mềm
- Làm thực phẩm cho người: mực, nghêu, sò, ốc, trai, hến,...
- Là nguồn xuất khẩu: mực, bào ngư, sò huyết
- Làm thức ăn cho động vật khác: trai, sò, hến. Trứng và ấu trùng của chúng
- Làm đồ trang sức: ngọc trai
- Là vật trang trí: xà cừ, vỏ trai, vỏ ốc
- Làm sạch môi trường nước: trai, sò, hến vẹm...
* Chân khớp
- Cung cấp thực phẩm cho con người
- Làm thuốc chữ bệnh
- Làm thức ăn cho động vật khác
- Thụ phấn cho côn trùng
?1/ Vai trò của san hô trong đại dương:
- Lợi ích:
+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên
+ Có ý nghĩa sinh thái với biển
- Tác hại:
+ Một số đảo ngầm san hô gây cản trở giao thông đường thủy
?2/ Lợi ích của Động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống:
* Ruột khoang
- Đối với đời sống con người
+ Nguồn cung cấp thức ăn có giá trị: Sứa
+ Làm đồ trang trí, trang sức: san hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu
+ Nguyên liệu sản xuất đá vôi: san hô đá, hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất
- Đối với hệ sinh thái
+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên
+ Có ý nghĩa sinh thái với biển
* Giun
- Có lợi: Làm thức ăn cho người: rươi, sa sùng
- Làm thức ăn cho cá và các loại động vật khác: giun đất, giun đỏ
- Làm cho đất tươi xốp, khoáng khí màu mỡ: các loài giun đất
* Thân mềm
- Làm thực phẩm cho người: mực, nghêu, sò, ốc, trai, hến,...
- Là nguồn xuất khẩu: mực, bào ngư, sò huyết
- Làm thức ăn cho động vật khác: trai, sò, hến. Trứng và ấu trùng của chúng
- Làm đồ trang sức: ngọc trai
- Là vật trang trí: xà cừ, vỏ trai, vỏ ốc
- Làm sạch môi trường nước: trai, sò, hến vẹm...
* Chân khớp
- Cung cấp thực phẩm cho con người
- Làm thuốc chữa bệnh
- Làm thức ăn cho động vật khác
- Thụ phấn cho côn trùng
* Vai trò của san hô:
- Lợi ích:
+ Làm đồ trang trí, trang sức (san hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu,...)
+ Nguyên liệu sản xuất đá vôi (san hô đá, hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất)
+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên
+ Có ý nghĩa sinh thái với biển
- Tác hại:
+ Đảo ngầm san hô gây cản trở giao thông đường biển
* lợi ích của Động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống:
a) Ruột khoang:
- Đối với đời sống con người:
+ Nguồn cung cấp thức ăn có giá trị: sứa
+ Làm đồ trang trí, trang sức: san hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu
+ Nguyên liệu sản xuất đá vôi: san hô đá, hóa thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất
- Đối với hệ sinh thái
+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên
+ Có ý nghĩa sinh thái với biển
b) Giun
- Có lợi: Làm thức ăn cho người: rươi, sa sùng
- Làm thức ăn cho cá và các loài động vật khác: giun đất, giun đỏ
- Làm cho đất tươi xốp, khoáng khí màu mỡ: các loài giun đất
c) Thân mềm:
- Làm thực phẩm cho người: mực, nghêu, sò, ốc, trai, hến...
- Là nguồn xuất khẩu: mực, bào ngư, sò huyết
- Là thức ăn cho động vật khác: trai, sò, hến. Trứng và ấu trùng của chúng
- Là đồ trang sức: ngọc trai
- Làm vật trang trí, xà cừ, vỏ ốc, vỏ trai...
- Làm sạch môi trường nước: trai, sò, hầu vẹm...
d) Chân khớp:
- Cung cấp thực phẩm cho con người
- Làm thuốc chữa bệnh
- Làm thức ăn cho động vật khác
- Thụ phấn cho côn trùng
Câu 1: Lợi ích của động vật không xương sống trong tự nhiên đối với con người và môi trường sống :
- Làm thuốc
- Làm thức ăn cho con người.
- Dùng cho việc nghiên cứu khoa học.
- Dùng sức kéo của động vật vào nông nghiệp.
- Duy trì ổn định hệ sinh thái.
- Phục vụ cho việc tham quan, du lịch.
Câu 2: Một số nguyên sinh vật (động vật nguyên sinh): trùng biến hình, trùng giày, trùng roi, trùng kiết lị, trùng sốt rét, ....
Câu 3: Nguyên nhân bệnh sốt rét:
- Do ký sinh trùng Plasmodium (bờ-lát-mô-đi-um) gây nên và do muỗi Anophen (a-nô-phen) truyền từ người bệnh sang người lành.
Cách phòng chống bệnh:
- Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sốt rét.
- Buổi tối khi làm việc phải mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt, có thể sử dụng nhang xua muỗi.
- Cần vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu, vv...
- Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, nếu có bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời.
Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Đối với thực vật :
+ Chim giúp phát tán quả và hạt
+ Chim ăn sâu bọ giúp bảo vệ cây trồng
Đối với con người :
+ Làm thực phẩm
+ Lông chim có thể làm chăn đệm, làm đồ trang trí
+ Làm cảnh giúp con người giải trí
+ Một số loài chim được con người huấn luyện để săn mồi như chim ưng, đại bàng...
Không biết đúng ko _ Chúc bạn học tốt
- Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm (hại nông, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người).
- Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh.
- Chim có lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu).
- Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng), chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô,...).
- Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng hoặc chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây...).
Vai trò của động vật trong sản xuất: trâu bò cày bừa, voi vận chuyển gỗ, ngựa kéo xe, dâu tằm sản xuất tơ…Động vật còn là nguồn cung cấp thức ăn, dược phẩm, nguyên liệu xuất khẩu, sản xuất đồ da.
- Làm thuốc
- Làm thức ăn cho con người.
- Dùng cho việc nghiên cứu khoa học.
- Dùng sức kéo của động vật vào nông nghiệp.
- Duy trì ổn định hệ sinh thái.
- Phục vụ cho việc tham quan, du lịch.