K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2019

Bố em có dáng người thấp, đậm với cái bụng to, khác bố nhà người ta bụng thon 6 múi. Bố nhà người ta đầu bóng vì vuốt keo, bố em đây đầu bóng vì lâu ngày chưa gội. Bố nhà người ta trán cao, hiểu biết rộng dài, bố em đây trán dô, siêu "lầy".

Bố nhà người ta mắt ánh lên sự nghiêm nghị, bố em đây mỗi khi làm sai là mắt láo liên như quạ vào chuồng lợn. Bố nhà người ta môi bặm lại nghiêm túc, bố em miệng chỉ có cười suốt ngày.

Bố nhà người ta tài giỏi, độc lập, vợ con nể phục, bố em đây bị vợ mắng suốt ngày để rồi tối đến rủ em lên giường ngủ sớm, nhưng thực ra là để hai bố con trùm chăn nói xấu mẹ. Bố nhà người ta được cấp dưới ngưỡng mộ, bố em đây làm tài xế xe ôm cho các cô, các bác. Bố em còn thua xa bố nhà người ta.

Nhưng bố em sẵn sàng ký vào bản tự kiểm điểm của em mà không mách mẹ; sẵn sàng che giấu khuyết điểm của em; sẵn sàng nghe cuộc gọi phê bình của cô; sẵn sàng thức đến 3, 4 giờ sáng đợi em làm xong bài và đi ngủ; sẵn sàng ngồi bên cùng em "cày" Toán khó mấy tiếng đồng hồ; sẵn sàng thức dậy sớm mỗi sáng để gọi em dậy, mặc dù bố còn thèm ngủ hơn em; sẵn sàng nhường em miếng trứng cá ngon lành mà bố rất thích; sẵn sàng cho em mượn iPad vào cuối tuần với lý do là "cho nó giải trí thêm chút"; sẵn sàng đánh xe đến lớp đón em, cho dù phải bỏ một buổi họp quan trọng; sẵn sàng đấu hài với em, tán chuyện linh tinh cùng em để "giúp nó giảm stress"…

Bố em rất khéo năn nỉ mẹ đừng đánh em, hoặc nhận tội thay để em không bị mẹ mắng. Mấy câu ấy thường chỉ là mấy câu như: "Khiếp sáng sớm đài đã hát dân ca, cải lương hay vọng cổ rồi à?", "Trời đánh còn tránh miếng ăn nhé!", "Ê, hình như có Giọng hát Việt rồi kìa!",… đủ để nhắc khéo mẹ và em thoát nạn.

Nói thế thôi nhưng đối với em, một người bố như thế là tất cả rồi. Bố chả bao giờ khiến em buồn hay khóc. Bố luôn là anh hùng giải cứu em khỏi những trận lôi đình của mẹ, giúp em yêu Toán như xưa, giúp em đi học đúng giờ…

Cảm ơn bố rất nhiều! Con chúc "Papa" luôn mạnh khỏe, sớm hết bệnh tiểu đường và sống lâu mãi với chúng con, "Papa" nhé!

6 tháng 4 2019

Thư gửi bố! Hôm nay Hà Nội lại mưa bố ạ, cái thời tiết ẩm ương khó chịu này lại làm con bị dị ứng bố ạ. Ba ngày rồi con không dám ra khỏi nhà, khắp người lở loét, ửng đỏ, đau lắm bố ơi, chẳng hiểu sao con chỉ biết úp mặt vào tường khóc, mắt cứ nhòe đi chỉ đơn giản vì con nhớ bố nhiều lắm bố ạ. Hôm nay là sinh nhật bố nhưng con chẳng có can đảm gọi điện chúc bố một câu, con sợ rằng cái giọng thều thào, khản đặc lại khiến bố lo lắng, con xin lỗi bố nhiều… Lặng nhìn qua ô cửa sổ phòng trọ con chợt thấy bóng dáng bố ngoài kia, chú ấy nhìn giống bố lắm chú khoác áo mưa đen đạp chiếc xe đạp thống nhất xanh lấp ló phía sau yên là đôi dép mèo hello kitty của con nhóc tầm 5-6 tuổi. Trời mưa to quá 2 bố con chú ấy trú mưa ngay dưới hiên phòng trọ con bố ạ, cuộc trò chuyện của 2 bố con chú ấy lại đưa con quay ngược thời gian lại 13 năm trước. Năm ấy con chập chững vào lớp 1, bố còn sốt sắng chuẩn bị đủ thứ cho con đi học còn hơn cả mẹ, bút, sách, thước kẻ, cục tẩy… gì cũng đủ cả. Ngày ấy kinh tế đâu được như bây giờ bố đi làm cửu vạn vất vả lắm nhưng bố chẳng để con thiếu gì… Hôm ấy cũng mưa 2 cha con tất tưởi đến trường, con thì ngồi sau xe réo ầm lên: - Nhanh lên bố ơi, muộn học con mất rồi, con bắt đền bố đấy ….” Nước ngập đến ngang bắp chân bố, đường lầy lội vô cùng, thế rồi bố dắt bộ xe đưa con đến lớp, vừa đến cổng trường thì trống đánh vào lớp. Bố định dắt con vào nhưng khi bố nhìn lại mình quần ống thấp ống cao, bùn đất lem nhem khắp, tóc rối bù xù… chắc vì sợ con xấu hổ bố gọi con lại dặn : - Mối đi học ngoan, bố bận việc rồi, bố xin lỗi không vào cùng con được… Thế rồi con lại phụng phịu, dỗi hờn bố, ngày ấy con có biết gì đâu chỉ nghĩ cũng phải được như bạn như bè có bố mẹ dắt vào, bây giờ lớn rồi con lại càng thương bố nhiều hơn… Thế rồi từng dòng kí ức lại ùa về trong con… Mùa đông năm ấy bố đèo con đi học thêm, cái rét cắt da cắt thịt không cản được bố, bố một mực đòi đèo con đi học. Mắt bố ngày ấy cũng kém, đi đến chỗ dốc Dược 2 bố con ngã xe, nhưng điều đầu tiên bố làm là quay sang hỏi con: - Đau không con, chảy máu hay xây xát gì không, đúng là bố ngu quá mà thấy ổ voi không tránh được thì đâm xuống quách cho xong, còn lắm chuyện tránh… Chân bố chảy máu nhiều lắm nhưng bố không quan tâm vẫn bắt con lên xe bố chở về nhà. Nghĩ lại thấy con tồi quá bố ạ chẳng hiểu sao miệng con khi ấy tê cứng, một câu quan tâm cũng không thốt ra nổi, con tệ quá bố ơi… Bao năm trôi qua bố có biết điều con day dứt và ám ảnh con mãi cho tới bây giờ là gì không hả bố? Đấy là khi bố ngỏ ý hỏi con nếu bây giờ có thêm em bé thì sao, khi ấy con đã giãy nảy lên như đỉa phải vôi: - Con ghét em, nhà 2 chị em con là đủ rồi bố ạ, con không thích em đâu, từ nay bố đừng hỏi con về chuyện ấy nữa. Thế rồi bố lặng thinh, ngồi trầm ngâm. Nghĩ lại bây giờ con chỉ muốn tát vào mặt mình thật đau thôi bố ạ, tát vì khi ấy đã hỗn hào với bố, tát vì tính ích kỉ xấu xa của bản thân, tát vì đã làm bố buồn. Bây giờ con đã hiểu và thương bố nhiều lắm, chắc bố đã chạnh lòng nhiều, đôi khi tủi thân nữa phải không bố. Là một người đàn ông ai chẳng muốn gia đình có nếp có tẻ, nhưng vì thương mẹ bị băng huyết sau 2 lần sinh 2 chị em con nên bố sợ mất mẹ, con biết bố thương mẹ con nhiều, vì miệng lưỡi thiên hạ đã nói rằng “mẹ không biết đẻ”. Tâm sự của một người đàn ông bố chẳng biết chia sẻ cùng ai, bố cứ giữ trọn trong lòng, bố chẳng cho ai biết... Hằng ngày bố vẫn vui cười với 3 mẹ con, nhưng con hờn, con giận vì cái hủ tục lạc hậu ở quê mình bố ạ. Con hiểu cảm giác của bố mỗi lần giỗ chạp, khi các chú các bác đẩy bố xuống mâm dưới, rồi nói bằng cái giọng lè nhè: - Nhà chú không có thằng cu thì xuống mâm dưới ngồi đi... Con uất ức, tức nghẹn trong lòng, bố thì cười cười cho qua chuyện, con không dám nói gì, vì bố dặn “dù thế nào cũng không được hỗn với người lớn, con có ăn có học khác với người không có chữ…”. Câu nói ấy của bố chính là lời nhắc con mỗi lần làm việc gì đều phải cân nhắc kĩ… Bố ơi! Con muốn nói rằng dù nhà mình không có em trai nhưng con sẽ luôn cố là một “thằng con trai đích thực” bố ạ. Dù phải gồng mình gánh vác gia đình mình con cũng sẽ làm được bố nhé vì đơn giản con là con gái bố… Con không muốn nói với bố con sẽ cố gắng mà con muốn nói với bố rằng con phải làm được, con không yếu đuối nữa đâu bố ạ, hãy tin tưởng ở con bố nhé! Con yêu bố nhiều lắm! Kí tên: Con gái bố …

12 tháng 11 2021

tham khảo

đề 1

Thơ Lục Bát Về Thầy Cô, Mái Trường Hay ❤️️ Ý Nghĩa Nhất

12 tháng 11 2021

Ko chép mạng cơ mà :)?

17 tháng 12 2021

Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.

Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.

Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.

Tham khảo : 

 

Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.

Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:

                     “Con về thăm mẹ chiều đông
                     Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
                     Mình con thơ thẩn vào ra
                     Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:

                       “Chum tương mẹ đã đậy rồi
                        Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
                        Áo tơi qua buổi cày bừa
                      Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
                      Đàn gà mới nở vàng ươm
                      Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
                     Bất ngờ rụng ở trên cành
                     Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.

Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:

                                         “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
                                  Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.

5 tháng 5 2016

Trường em nằm ở cuối con đường làng, được bao phủ bởi những hàng cây cổ thụ rợp bóng mát. Em thích được ngắm nhìn quang cảnh trường em vào sáng mai, khi mặt trời mới lên cao, còn chưa gay gắt. Đó là buổi sáng củamùa thu trong lành.Bác trống nằm một góc, không biết bác ấy đã thức dậy hay chưa. Sự im lặng của sân trường khiến em có cảm giác như mọi thứ chưa thức dậy. Tiếng chim hót râm ran trên những cành cây xà cừ chắc nịch, lá xanh mướt. Khi mặt trời lên cao, len lỏi và tán lá, chiếu xuống mặt đất làm bừng sáng cả một không gian. Lúc đó hoa lá đã bắt đầu cựa mình để đón chào ngày mới, chuẩn bị tinh thần để đón các bạn học sinh tới trường.

21 tháng 3 2023

" Mẹ ơi " là 2 tiếng con cất lên từ lúc sinh ra gọi mẹ. Mẹ hi sinh cho con tất cả, mẹ là thế giới của riêng con. Con sinh ra và lớn trên trong vòng tay ấm áp được mẹ bồng từ khi bé. Cho đến lớn mẹ vẫn theo con, con vấp ngã, mẹ đỡ con dậy và nói " không sao đâu con " câu nói động viên ấy khắc sâu trong lòng con, những lúc vấp ngã không có mẹ con tựa như mẹ nói câu đó mà đứng dậy lấy thêm nguồn sức mạnh cho bản thân mình. Con là thứ vô cùng quý giá với mẹ, với mẹ con luôn là đứa con bé bỏng chưa lớn khôn. Mẹ ơi ! con không dám nói con yêu mẹ nhường nào nhưng con sẽ thể hiện nó qua lòng hiếu thỏa của mình. Tình yêu của mẹ thiêng liêng rộng lớn như đất trời. Cả đời này con nợ mẹ hai chữ " Cảm ơn "

Bạn tham khảo nhé

22 tháng 3 2023

Khi đọc “Mẹ” của Phạm Thái Mình, em cảm thấy thật xúc động về tình mẫu tử. Trước tiên, bài thơ là lời của người con muốn bày tỏ tình cảm dành cho người mẹ. Tác giả đặt mẹ trong sự so sánh tương quan đối lập với “cau”. Những câu thơ thể hiện điều đó như “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”, “Cau gần với trời - Mẹ thì gần đất” đã giúp người đọc hiểu được rằng thời gian đang khiến mẹ ngày càng già đi. Đặc biệt, hình ảnh “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” khiến người đọc càng thêm xót xa, quặn thắt khi nghĩ về mẹ. Và người con trong bài đã nâng niu vô cùng cẩn thận “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Ở cuối bài, người con đã tự hỏi “Ngẩng hỏi giời vậy - Sao mẹ ta già”. Câu hỏi tu từ, hỏi đấy mà dường như chính người con cũng đã biết được câu trả lời. Chúng ta càng hiểu được rằng chẳng thể ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh cuối bài thơ “mây bay về xa” gợi ra mái tóc của mẹ ngày càng bạc trắng, đến một ngày nào đó sẽ rời xa những đứa con. Bài thơ khiến tôi cảm thấy thật xúc động về tình cảm mẫu tử thiêng liêng, chân thành.

7 tháng 4 2019

ch...chịu

7 tháng 4 2019

chịu lun rùi .....................................................................................................................................................................................................

21 tháng 1 2018

Mở bài : Tùng... tùng... tùng... Tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến :) nhưng cô giáo vẫn giảng bài :)

Thân bài : 15 phút trôi qua nhưng cô giáo vẫn giảng bài :) 

Kết bài : Tùng... tùng... tùng... Tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã hết , nhưng cô giáo vấn giảng bài :)

t chỉ lập dàn ý thôi thằng dưới viết văn nhé  dựa theo dàn ý của t mà viết :)

30 tháng 6 2021

Đề 1:

                                                                                     bài làm

Lời kêu gọi "Hãy đứng yên khi Tổ quốc cần" mang thông điệp tích cực, đặc biệt là trong những ngày đất nước đang phải gồng mình chống chọi với đại dịch Covid. Dịch bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc gần giữa người với người, nếu tập trung đông thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ vô cùng cao, và khi đó chính quyền sẽ rất khó khoanh vùng để dẹp dịch. Vì vậy, nếu không thực sự cần thiết thì hãy ở yên trong nhà, Tổ quốc cần bạn ở yên, bạn phải ở yên. Đó là trách nhiệm của bản thân với chính đất nước, quốc gia mình. Mặt khác, lời kêu gọi cũng mang hàm ý phê phán, khiển trách những kẻ coi thường dịch bệnh, chủ quan, thậm chí cố tình làm trái những quy định về cách ly của chính quyền để thoả mãn nhu cầu cá nhân. Mọi người cần tỉnh táo, nâng cao ý thức chính mình, người thân, bạn bè,...trong công tác phòng chống dịch Covid, đừng vì những nhỏ nhen, ích kỉ mà gây họa cho chính dân tộc mình.

Đề 2:

                                                                                               bài làm

Quê em ở làng Và nằm ven con sông cầu thơ mộng, ơ làng em bây giờ ngày nào cũng có chợ, nhưng đó là chợ xép, chợ nhỏm, còn chợ chính chỉ có vào các ngày 5 ngày 9 Âm lịch. Em rất thích được theo bà đi chợ vào những ngày này.Từ mờ sáng, chợ đã đông người. Từ trên đê đi xuống, từ bên kia sông đi sang, từ những làng xung quanh đến, mọi người tíu tít đổ về chợ. Làng em tấp nập người qua lại. Tiếng trò chuyện râm ran trên suốt đường làng.Chính giữa chợ là hai dãy lều của những cửa hàng bách hoá thu nhỏ. Nào kim chỉ, gương lược, nào giấy vở, bút chì, phấn bảng, cho đến cả bóng đèn, phích nước, ấm chén,… thứ gì cũng có. Quần áo người lớn, trẻ con đủ màu xanh, đỏ, nâu, đen treo la liệt thành những bức tường nhiều màu đến hoa cả mắt. Chén bát, nồi niêu bày kín mặt đất chẳng còn chỗ đặt chân. Ồn ào nhất chợ là chỗ bày bán các con vật nuôi. Những chú lợn con bị nhổt trong rọ, mở tròn mắt, nghếch mõm nhìn người qua lại. Đàn gà con chiếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi cạc cạc ầm ĩ. Có lẽ chúng đang lo sợ quá.Em cùng bà thường dừng lại lâu nhất ở hàng bán tranhHai bà cháu em cứ nhìn mãi tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng. Dù ở nhà đã có rồi nhưng nhìn những bức tranh còn tươi màu mực, em vẫn muốn được mua thêm vài bức. Có lẽ, đây là sở thích riêng của người dân vùng Kinh Bắc từ xa xưa truyền lại.

Mặt trời lên cao. Chợ đã vãn. Dòng người gồng gánh lại tản về các ngả. Làng em trở lại yên tĩnh, một sự yên tĩnh ấp ủ sức sông dồi dào mà chợ Và đã tiếp sức cho sau mỗi phiên.