Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam[2][3]. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnhKhammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia.
Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha[4]. Tháng 8 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên 1233,26 km2[1]. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam[5][6]. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Namvà Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.
Tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện và công bố hang Sơn Đoòng là hang động có kích thước lớn nhất thế giới (dài trên 5 km, cao 200 m, và rộng 150 m), lớn hơn nhiều so với hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak,Malaysia, lớn gấp 4 đến 5 lần so với Phong Nha. Trong đợt khảo sát này, đoàn thám hiểm cũng tìm thấy nhiều hang động khác [7].
Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á[8].
Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực[5]. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á[5]. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chíđịa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015
Kinh thành Huế là tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.
Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo và, Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu.
Hình ảnh :
Đồng bằng sông Cửu Long là điểm đến lý tưởng cho các loại hình du lịch sinh thái, từ việc khám phá các con sông và kênh rạch đến thưởng thức những khu vườn tươi tốt và cảnh đẹp của biển đảo. Đầu tiên, du lịch trên sông nước tại đây đưa bạn qua các kênh rạch xanh mướt, nơi bạn có thể thấy người dân địa phương đánh bắt cá hay trồng cây trên các cánh đồng nổi. Du lịch miệt vườn cây ăn quả là trải nghiệm không thể bỏ qua. Tại đây, bạn có cơ hội thảo luận với người dân và thưởng thức các loại trái cây độc đáo như chôm chôm, măng cụt và dừa tại chính khu vườn của họ.
Cuối cùng, đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia các tour du lịch biển đảo. Vùng này có các đảo như Phú Quốc, nổi tiếng với bãi biển cát trắng và nước biển trong xanh. Tất cả các loại hình du lịch này đều tập trung vào việc tôn trọng và bảo vệ môi trường, điều này không chỉ giúp du khách có cơ hội tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên mà còn giáo dục họ về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn tài nguyên này cho các thế hệ sau.
Phong Nha Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị đặc biệt và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, cùng lịch sử hình thành từ hàng trăm triệu năm trước. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan trọng, cùng các chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng điệp và các bồn trầm tích sụt lún, từ đó hình thành nên sự đa dạng về địa chất, địa mạo cho nơi đây.
- Về hang động : Tại vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã phát hiện khoảng 300 hang động lớn nhỏ, trong đó nổi bật như hệ thống động Phong Nha, động Thiên Đường, hang Én, hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới... và vẫn chưa được khám phá hết.
- Về sông ngầm : Do đặc trưng núi đá vôi và lượng mưa lớn của khu vực Phong Nha Kẻ Bàng đã tạo ra hệ thống sông ngòi phức tạp, len lỏi khắp vườn quốc gia, lúc chảy ngầm, lúc trồi lên mặt đất rồi nhập lại thành 3 dòng sông chính là sông Chày, sông Son và sông Troóc, sau đó đều chảy vào sông Gianh, rồi đổ ra biển Đông.
- Hệ thực vật : Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với các loại thực vật đặc trưng như cây họ dầu, nghiến, chò đãi, chò nước, sao... trong dó có 38 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế giới.
- Hệ động vật : Phong Nha Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú, nổi bật nhất là hổ và bò tót; 302 loài chim; 81 loài bò sát lưỡng cư và 10 loài linh trưởng quý hiếm như voọc, sao la, mang... cùng nhiều loài cá, nhiều loài rắn, tắc kè, thằn lằn, bọ cạp...
Với giá trị đặc sắc từ địa hình cho đến hệ động thực vật phong phú, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7/2003. Du lịch Phong Nha Kẻ Bàng còn hấp dẫn bước chân du khách bởi nhiều hành trình khám phá thiên nhiên đậm chất hoang dã.
Bài giới thiệu về thành phố Huế.
Vị trí địa lý
Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945.
Lịch sử
Từ năm 1306, sau cuộc hôn phối giữa công chúa Huyền Trân (Nhà Trần) với vua Chàm là Chế Mân, vùng đất Châu Ô, Châu Lý (gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần của Bắc Quảng Nam ngày nay) được lấy tên là Thuận Hoá. Vào nửa cuối thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện (?). Năm 1636 phủ Chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 dời về Phú Xuân - thành Nội Huế ngày nay. Vào những năm đầu của thế kỷ 18, Phú Xuân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của xứ "Đàng Trong". Từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn.
Từ 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế, đặc biệt là khu Đại Nội (có 253 công trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén.
Giá trị văn hóa
Bên bờ Bắc của con sông Hương, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...
Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.
Tham khảo:
1. Phố Hiến – điểm du lịch nổi tiếng tại Hưng Yên đầy hoài cổĐịa danh đầu tiên nằm trong danh sách những điểm du lịch nổi tiếng ở Hưng Yên đó chính là Phố Hiến. Khu phố tọa lạc trên hai phường Lam Sơn và Hồng Châu, Hưng Yên, trải rộng khoảng 5km2 và được hình thành từ khoảng thế kỷ XIII. Trước đây phố Hiến đã từng là một thương cảng sầm uất nhất cả nước vào thể kỷ XVII – XVIII.
Phố Hiến Hưng Yên được hình thành từ thế kỷ XIII
Trải qua biết bao những đổi thay của lịch sử, địa danh phố Hiến ngày nay đã không còn bóng dáng của thương cảng nổi tiếng ngày nào nhưng những giá trị văn hóa, những ngôi chùa cổ, những kho tượng Phật nghìn năm vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn. Tại Phố Hiến có một số quần thể kiến trúc lớn nổi bật như: đền Mẫu, hồ Bán Nguyệt, chùa Hiến, chùa Chuông,... Mỗi một công trình đều mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử lâu đời.
Phố Hiến hiện nay đang lưu giữ nhiều công trình kiến trúc nổi bậtDu lịch đến Phố Hiến du khách không chỉ được chiêm ngưỡng các công trình cổ mà còn có dịp để thưởng thức nhiều món ăn ngon của Hưng Yên như: bún thang lươn, nhãn lồng, chả gà tiểu quan,...
Du lịch Quy Nhơn Bình Định được rất nhiều du khách nhắc đến trên bản đồ du lịch Việt Nam trong thời gian gần đây. Không những sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh hoang sơ, tài nguyên thiên nhiên biển đảo hùng vĩ, Quy Nhơn Bình Định còn được biết đến là địa danh gắn liền với nhiều danh nhân nổi tiếng cũng như lịch sử võ thuật hào hùng của dân tộc.
1. Giới thiệu du lịch Quy Nhơn – Bình Định
Quy Nhơn – Bình Định – nơi có biển nghìn năm sóng vỗ với những bãi cát dài thơ mộng
Quy Nhơn – Bình Định – nơi có sự u huyền cổ kính của những tháp Chàm và nhiều di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng.
Quy Nhơn – Bình Định – nơi núi non hùng vĩ đã ghi dấu bao chiến công hiển hách của người anh hùng dân tộc áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ vào cuối thế kỷ XVIII, của quân dân Quy Nhơn – Bình Định trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Quy Nhơn – Bình Định – nơi hòa quyện giữa đồng bằng, đồi núi, sông suối và biển cả với những danh thắng nổi tiếng như: Kỳ Co, Eo Gió, Hòn Khô, Ghềnh Ráng Tiên Sa, đầm Thị Nại, bán đảo Phương Mai, Đảo Yến, bãi biển Quy Hòa, Cù Lao Xanh v.v…
Quy Nhơn – Bình Định – Nơi hội tụ của các lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc, các làng nghề truyền thống độc đáo, phong cách ẩm thực đặc trưng… cùng biết bao điều kỳ thú khác.
Quy Nhơn – Bình Định, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của biển, của rừng, được cảm nhận cái gió, cái nắng miên man của vùng đất nhiệt đới, được tham quan những làng nghề truyền thống đặc sắc, được thưởng thức các sản phẩm độc đáo, đặc trưng của vùng quê biển và được chào đón bằng tình cảm thân thiện đầy lòng mến khách của người dân nơi đây
2. Các điểm du lịch nhất định phải đến tại Quy Nhơn – Bình Định dành cho du khách
2.1 Bãi tắm Kỳ Co
Nằm cách thành phố Quy Nhơn gần 25km, thuộc xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Kỳ Co mang một vẻ đẹp nguyên sơ quyến rũ với biển xanh, cát trắng, nắng vàng đẹp tựa một bức tranh vừa nên thơ vừa hùng vĩ, Kỳ Co còn được mệnh danh là nơi cách thiên đường chỉ một bước chân, một Maldives của Việt Nam
Nơi đây hấp dẫn du khách, đặc biệt là những người ưa du lịch khám phá, bởi không chỉ có cảnh đẹp làm say lòng người mà còn biết bao điều thú vị… Tại đây du khách có thể hòa mình vào dòng nước trong sạch hiếm có và đùa nghịch trên bãi cát trắng xóa. Bãi Kỳ Co rất thích hợp cho những chuyến đi của gia đình, đặc biệt nếu có trẻ nhỏ, các bé sẽ vô cùng thích thú khi được ngâm mình trong một hồ bơi tự nhiên, cùng bắt sò, bắt ốc và chơi đùa với những con cá nhỏ bị sóng đánh vào bờ. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Kỳ Co một không gian đầy sáng tạo tuyệt vời.
2.2 Đảo Hòn Khô
Nằm cách Quy Nhơn khoảng 16km, đảo Hòn Khô như một tấm bình phong khổng lồ che chắn cho Làng chài Nhơn Hải. Gọi là Hòn Khô bởi đảo chẳng có gì ngoài những dãy núi đá cheo leo, khô khốc cố ngoi ra biển.
Ở đảo, bốn mùa gió biển thi nhau đùa cợt xô đẩy vào vách đá, những con sóng bạc đầu thích thú với việc tạo hình cho đá. Chúng miệt mài đêm ngày chăm chút, tỉa tót khiến đá cũng mềm lòng mà uốn éo, ngả nghiêng.
Du lịch Quy Nhơn Bình Định được rất nhiều du khách nhắc đến trên bản đồ du lịch Việt Nam trong thời gian gần đây. Không những sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh hoang sơ, tài nguyên thiên nhiên biển đảo hùng vĩ, Quy Nhơn Bình Định còn được biết đến là địa danh gắn liền với nhiều danh nhân nổi tiếng cũng như lịch sử võ thuật hào hùng của dân tộc.
1. Giới thiệu du lịch Quy Nhơn – Bình Định
Quy Nhơn -Bình Định – nơi có biển nghìn năm sóng vỗ với những bãi cát dài thơ mộng
Quy Nhơn – Bình Định – nơi có sự u huyền cổ kính của những tháp Chàm và nhiều di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng.
Du khách check in Tháp Bánh Ít Bình Định. Ảnh: Phan Nguyên Khiêm
Quy Nhơn – Bình Định – nơi núi non hùng vĩ đã ghi dấu bao chiến công hiển hách của người anh hùng dân tộc áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ vào cuối thế kỷ XVIII, của quân dân Quy Nhơn – Bình Định trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Quy Nhơn – Bình Định – nơi hòa quyện giữa đồng bằng, đồi núi, sông suối và biển cả với những danh thắng nổi tiếng như: Kỳ Co, Eo Gió, Hòn Khô, Ghềnh Ráng Tiên Sa, đầm Thị Nại, bán đảo Phương Mai, Đảo Yến, bãi biển Quy Hòa, Cù Lao Xanh v.v…
Bãi tắm Kỳ Co – Điểm du lịch nhất định phải đến khi đi du lịch Quy Nhơn
Quy Nhơn – Bình Định – Nơi hội tụ của các lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc, các làng nghề truyền thống độc đáo, phong cách ẩm thực đặc trưng… cùng biết bao điều kỳ thú khác.
Quy Nhơn – Bình Định, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của biển, của rừng, được cảm nhận cái gió, cái nắng miên man của vùng đất nhiệt đới, được tham quan những làng nghề truyền thống đặc sắc, được thưởng thức các sản phẩm độc đáo, đặc trưng của vùng quê biển và được chào đón bằng tình cảm thân thiện đầy lòng mến khách của người dân nơi đây
2. Các điểm du lịch nhất định phải đến tại Quy Nhơn – Bình Định dành cho du khách
2.1 Bãi tắm Kỳ Co
Nằm cách thành phố Quy Nhơn gần 25km, thuộc xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Kỳ Co mang một vẻ đẹp nguyên sơ quyến rũ với biển xanh, cát trắng, nắng vàng đẹp tựa một bức tranh vừa nên thơ vừa hùng vĩ, Kỳ Co còn được mệnh danh là nơi cách thiên đường chỉ một bước chân, một Maldives của Việt Nam
Nơi đây hấp dẫn du khách, đặc biệt là những người ưa du lịch khám phá, bởi không chỉ có cảnh đẹp làm say lòng người mà còn biết bao điều thú vị… Tại đây du khách có thể hòa mình vào dòng nước trong sạch hiếm có và đùa nghịch trên bãi cát trắng xóa. Bãi Kỳ Co rất thích hợp cho những chuyến đi của gia đình, đặc biệt nếu có trẻ nhỏ, các bé sẽ vô cùng thích thú khi được ngâm mình trong một hồ bơi tự nhiên, cùng bắt sò, bắt ốc và chơi đùa với những con cá nhỏ bị sóng đánh vào bờ. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Kỳ Co một không gian đầy sáng tạo tuyệt vời.
Du khách Quy Nhơn Tourist check in Bãi tắm Kỳ Co Quy Nhơn
Tham khảo: Tour Kỳ Co Eo Gió
2.2 Đảo Hòn Khô
Nằm cách Quy Nhơn khoảng 16km, đảo Hòn Khô như một tấm bình phong khổng lồ che chắn cho Làng chài Nhơn Hải. Gọi là Hòn Khô bởi đảo chẳng có gì ngoài những dãy núi đá cheo leo, khô khốc cố ngoi ra biển.
Ở đảo, bốn mùa gió biển thi nhau đùa cợt xô đẩy vào vách đá, những con sóng bạc đầu thích thú với việc tạo hình cho đá. Chúng miệt mài đêm ngày chăm chút, tỉa tót khiến đá cũng mềm lòng mà uốn éo, ngả nghiêng.
Hòn Khô mang cho mình vẻ đẹp quyến rũ. Ảnh: Phan Nguyên Khiêm
Hòn Khô cũng thật biết chiều chuộng những đôi chân ưa khám phá mạo hiểm. Nó buộc khách xa phải thở hổn hển trèo hết vách này đến dốc khác để rồi trả công bằng cảm giác khi lên tới đỉnh, người ta cảm hết được sự khoáng đạt, bao la của biển cả. Phía xa xa là toàn cảnh TP Quy Nhơn được thu gọn trong tầm mắt…
Bãi tắm ở Hòn Khô vẫn giữ được nét hoang sơ, mộc mạc. Không chỉ sở hữu làn nước biển xanh trong, đảo còn được bao bọc bởi những rặng san hô muôn màu. Lặn ngắm san hô trở thành một đặc sản du lịch của đảo Hòn Khô. Bên cạnh đó du khách sẽ được thưởng thức những món đặc sản tươi ngon miền biển do người dân nơi này chế biển đặc biệt là món “Bánh xèo Hải sản”, cùng nhâm nhi ly rượu Bàu Đá cay nồng mang đậm bản sắc văn hóa Bình Định ấn tượng khó phai.2.3 Đảo Cù Lao Xanh
Ai đã đến Bình Định đều biết đến câu ca quen thuộc: “Bình Định có núi Vọng Phu, có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh”. Và nếu bạn đã một lần đặt chân lên đảo Cù Lao Xanh, bạn sẽ không thể nào quên cái màu xanh quyến rũ của biển trời non nước.
Là hòn đảo cách TP. Quy Nhơn khoảng 22km (khoảng 30 phút đi cano và gần 2 tiếng đi thuyền gỗ), Cù Lao Xanh là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Bình Định. Bởi đến với nơi đây, du khách sẽ được đắm mình trong một không gian xanh bất tận của biển xanh, trời xanh và đảo xanh. Được ngắm nhìn hoàng hôn trên cầu cảng với những chiếc thuyền con dập dền trên sóng biển, ngắm nhìn cuộc sống của những người dân làng chài dung dị trong khung cảnh bình yên phía bờ nam của đảo; hoặc du khách cũng có thể khám phá nét hoang sơ với những hòn đá đủ hình thù, với sự hùng vĩ, bao la của trời – biển và núi non nơi phía bắc Đảo.Đến với Cù Lao Xanh, du khách còn được chiêm ngưỡng ngọn Hải Đăng có chiều cao 118m so với mặt nước biển được xây dựng cách đây hàng trăm năm. Được tắm nước suối Giếng Tiên mà tương truyền xưa kia vào những đêm trăng sáng, các nàng tiên trên trời thường xuống đây để du ngoạn, tắm mát và vui đùa!2.4 Eo Gió
Eo Gió thuộc khu vực 3, thôn Lý Lương, xã đảo Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tình Bình Định. Là một eo biển xanh, đẹp hình vòng cung được những rặng núi đá cao uống cong ôm trọn vào lòng. Không biết từ bao giờ hay xuất phát từ lòng mến mộ cảnh đẹp của các nhiếp ảnh gia và du khách khi đến tham quan tại đây, mà địa danh Eo Gió – đã được “phong tặng” là nơi có cảnh hoàng hôn đẹp nhất Việt Nam.
Ghé thăm Eo Gió, du khách có thể nghe tiếng gió vi vu thổi vào vách đá, luồn qua những hang động và hòa quyện tiếp với sóng dạt dào ngày đêm xô vào bờ; để nhìn những phiến đá kỳ vĩ đầy hình thù đang cố dang tay ôm lấy đại dương ngút ngàn; thấp thoáng xa xa từng đàn chim én lượn chao nghiêng trông đẹp ngỡ ngàng.
2.5 Khu du lịch Ghềnh Ráng – Tiên Sa
Nằm ở phía đông nam TP Quy Nhơn, là tác phẩm thiên tạo với quần thể sơn thách chạy sát biển, nơi những dãy đá núi nhấp nhô, chập trùng tạo thành hang, thành rạng, thành gành, với một bên là những bãi cát dài trắng mịn và mặt biển xanh màu ngọc bích rì rào sóng vỗ… tất cả tạo nên một Ghềnh Ráng nguyên sơ, một bức tranh thủy mặc hữu tình kỳ vĩ và thơ mộng.
Bên cạnh sườn đồi là nơi yên nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử – một thi sĩ nổi tiếng trong làng thi ca Việt Nam. Từ đây du khách có thể ngắm bao quát toàn bộ phía đông thành phố Quy Nhơn và xa hơn là bán đảo Phương Mai với đầm Thị Nại như một bức tranh nhiều cảm xúc
Ghềnh Ráng được vua Bảo Đại chọn là nơi nghỉ mát cho hoàng gia từ những năm 1927.
2.6 Tháp Đôi Quy Nhơn
Được xây dựng vào cuối thể kỉ XII, nằm ở Phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 tháp. Tháp Đôi được xếp vào loại đẹp “độc nhất vô nhị” của nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Cả 2 ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của Tháp Chăm mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thành Garuda hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ mái tháp. Vòm trên của các cửa vút cao lên như những mũi tên. Kiến trúc của Tháp Đôi chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ giáo. Tháp được Bộ văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1980.
Bên cạnh sườn đồi là nơi yên nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử – một thi sĩ nổi tiếng trong làng thi ca Việt Nam. Từ đây du khách có thể ngắm bao quát toàn bộ phía đông thành phố Quy Nhơn và xa hơn là bán đảo Phương Mai với đầm Thị Nại như một bức tranh nhiều cảm xúc
Ghềnh Ráng được vua Bảo Đại chọn là nơi nghỉ mát cho hoàng gia từ những năm 1927.
2.6 Tháp Đôi Quy Nhơn
Được xây dựng vào cuối thể kỉ XII, nằm ở Phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 tháp. Tháp Đôi được xếp vào loại đẹp “độc nhất vô nhị” của nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Cả 2 ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của Tháp Chăm mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thành Garuda hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ mái tháp. Vòm trên của các cửa vút cao lên như những mũi tên. Kiến trúc của Tháp Đôi chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ giáo. Tháp được Bộ văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1980.
2.7 Bảo tàng Quang Trung
Nằm cách Quy Nhơn khoảng 45km về hướng Tây Bắc, Bảo tàng Quang Trung được nhà nước xây dựng năm 1978, kiến trúc theo kiểu cổ, dáng vẻ uy nghiêm, gồm 9 phòng trưng bày các hiện vật liên quan đến phong trào Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung (1771 – 1789)
Đến bảo tàng, ngoài việc được chiêm ngưỡng những di vật thể về chiến tích lừng lẫy của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII, du khách còn được thưởng thức các chương trình biểu diễn phong phú, độc đáo, hấp dẫn về võ Tây Sơn, trống trận Quang Trung, ca múa nhạc dân tộc,… các chương trình này sẽ đưa du khách ngược dòng lịch sử trở lại với những trận chiến hào hùng của phong trào Tây Sơn cuối thế kỳ XVIII.