K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2016

Trong sách giáo khoa có rồi còn gì

Lào,Trung Quốc,Cam-pu-chia

Lào: lúa,gạo,gỗ

Cam-pu-chia: ko nhớ

Trung Quốc: đồ chơi,hàng công nghiệp,gốm sứ,..

4 tháng 11 2017

chọn câu C.7.

21 tháng 4 2016

1. Cấu trúc của khí quyển
Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm tầng :
a) Tầng đối lưu
Tầng đối lưu nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích đạo 16 km, còn ở cực chỉ khoảng 8 km. Không khí trong tầng này chuyển động chủ yếu theo chiều thẳng đứng.
Tầng đối lưu tập trung tới 80% khối lượng không khí của khí quyển, 3/4 lượng hơi nước (từ 4 trở xuống) và các phần tử tro bụi, muôi, vi sinh vật... Chúng hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ ; mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh ; đồng thời còn là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước ngưng lại xung quanh thành sương mù, mây, mưa... Các phần tử vật chất rắn này càng lên cao càng ít, cũng là nguyên nhân làm cho nhiệt độ ở tầng này giảm theo độ cao.
b) Tầng bình lưu
Tầng bình lưu, không khí khô và chuyển động thành luồng ngang, tầng này tập trung phần lớn ôdôn. nhất là ớ độ cao từ 22 - 25 km. Do tia mặt trời đốt nóng trực tiếp và ôdôn hấp thụ bức xạ mặt trời nên nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +10°c.
c) Tầng giữa
Tầng khí quyển giữa từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 - 80 km. Ở tầng này nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -700C đến - 800C ở đỉnh tầng.
d) Tầng ion (tầng nhiệt)
Ở đây không khí hết sức loãng, nhưng lại chứa nhiều ion là những hạt rất nhỏ mang điện tích âm hoặc dương nên có tác dụng phản hồi những sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên.
e) Tầng ngoài
Tầng khí quyển ngoài chủ yếu là khí hêli vả hiđrô, không khí ở tầng này rất loãng.


 
21 tháng 4 2016

2. Các khu du lịch nổi tiếng của nước ta:

  • Vịnh Hạ Long
  • Chùa Thiên Mụ
  • Hồ Hoàn Kiếm
  • Hội An
  • Phú Quốc
  • Ruộng bậc thang Sa Pa
  • Mũi Né
  • Đồng bằng Sông Cửu Long
  • Địa đạo Củ Chi
  • Nha Trang

 

26 tháng 1 2016

a. Các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam (28 tỉnh)

b. Kể tên một số đảo, quần đảo ở nước ta

- Đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng)

- Đảo Trường Sa (Khánh Hòa)

- Đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cái Bàu (Quảng Ninh)

- Đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)

- Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)

- Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)

- Đảo Phú Quý (Bình Thuận)

- Đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)

- Đảo Phú Quốc (Kiên Giang)

c. Kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia .

- Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng, Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Mường Khương (Lào Cai), Ma Lu Thàng (Lai Châu).

            - Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La), Na mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tỉnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị)

            - Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Hoa Lư (Đăk Nông), Xa Mát, Mộc Bài (Tây Ninh), Vĩnh Xương (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang).

Câu 1: a) Trên bề mặt trái đất có mấy loại khối khí ? Kể tên và cho biết sự phân bố và đặc điểm của các loại khối khí đó.b) Về mùa đông, khối khí nào thường tràn xuống miền bắc nước ta ?Câu 2:a) Trên trái đất có mấy đới khí hậu ? Trình bày vị trí và đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới.b) Việt Nam thuộc đới khí hậu nào ? Loại gió thổi thường xuyên ở nước ta là...
Đọc tiếp

Câu 1:

a) Trên bề mặt trái đất có mấy loại khối khí ? Kể tên và cho biết sự phân bố và đặc điểm của các loại khối khí đó.

b) Về mùa đông, khối khí nào thường tràn xuống miền bắc nước ta ?

Câu 2:

a) Trên trái đất có mấy đới khí hậu ? Trình bày vị trí và đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới.

b) Việt Nam thuộc đới khí hậu nào ? Loại gió thổi thường xuyên ở nước ta là gì?

Câu 3

a) Đất (thổ nhưỡng) gồm mấy thành phần chính ? Trình bày đặc điểm các thành phần của đất

b) Cho biết cách cải tạo độ phì trong sản xuất nông nghiệp ?

Câu 4: Phân biệt sông và hồ ? Hãy kể tên một số sông, hồ ở Điện Biên và nói rõ vai trò của chúng

Câu 5: Trình bày quá trình tạo thành mây mưa ?

Câu 6:

a) Phân biệt thời tiết và khí hậu

b) Việt Nam thuộc đới khí hậu nào ? Có lượng nước mưa trung bình khoảng bao nhiêu (mm)

2
27 tháng 4 2016

Tra mạng cho nhanh nha bnok

13 tháng 10 2016

T​ra mạng cho nhanh nha bạn

30 tháng 3 2016

mk biết vài nơi hà:

Vd: hồ thủy điện Hòa Bình, hồ thủy điện Sơn La, hồ thủy điện Trị An,...... nhiều lắmhihi

30 tháng 3 2016

Các hồ thuỷ điện nổi tiếng ở nước ta: hồ thuỷ điện Hoà Bình, hồ thuỷ điện Thác Bà, hồ thuỷ điện Yali, hồ thuỷ điện Đa Nhim, hồ thuỷ điện Hàm Thuận, hồ thuỷ điện Đa Mi, hồ thuỷ điện Thác Mơ, hồ thuỷ điện Trị An, ...

26 tháng 1 2016

1. Ý nghĩa của sản xuất lương thực:

- Cung cấp lương thực cho con người để đảm bảo sự sống, tồn tại  và phát triển của xã hội.

- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến lương thực.

- Mở đường để đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.

- Tạo nguồn hàng xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng, chất lượng ngày càng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Tạo ra nhiều việc làm, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của xã hội.

- Nguồn dự trữ an ninh lương thực và quốc phòng.

- Nước ta là nước đông dân, gia tăng dân số còn ở mức cao. Vì vậy, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm phải đặt lên hàng đầu.

2.  Điều kiện sản xuất cây lương thực, thực phẩm

a. Thuận lợi

* Điều kiện tự nhiên

- Đất trồng:

+ Diện tích cây lương thực năm 2005 là 8,7 triệu ha và còn có khả năng tăng diện tích bằng con đường khai hoang phục hóa.

+ Phân bố tập trung ở các đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Duyên hải miền Trung.

+ Khả năng mở rộng diện tích gieo trồng còn lớn bằng con đường thâm canh, tăng vụ.  

- Khí hậu:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiện cho cây trồng và vật nuôi tăng trưởng, phát triển.

- Nguồn nước:

Nguồn nước dồi dào, có cả nguồn nước trên mặt và nước ngầm. Thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho cây trồng.

- Sinh vật:

Nước ta có trên 500 nghìn đồng cỏ, tập trung ở các cao nguyên Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên thuận lợi để chăn nuôi gia súc lớn.

Ngoài ra, nước ta có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2, bờ biển dài 3260 km, có nhiều ngư trường lớn, nguồn thủy sản phong phú,….thuận lợi phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Người Việt Nam có truyền thống, kinh nghiệm thâm canh sản xuất nông nghiệp.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật:

+ Nước ta đã hình thành và phát triển nhiều hệ thống công trình thủy lợi.

+ Cung cấp phân bón, nghiên cứu giống cây trồng và gia súc có năng suất cao.

+ Dịch vụ nông nghiệp phát triển rộng khắp.

- Đường lối chính sách:

            + Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.

            + Chương trình lương thực thực phẩm là một trong ba chương trình kinh tế lớn của Nhà nước.

            + Nhà nước có nhiều chính sách khuyến nông (khoán 10, luật ruộng đất mới, vay vốn,…)

+ Đầu tư xây dựng hai vùng trọng điểm lương thực: ĐBSH và ĐBSCL

- Thị trường: nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu lớn.

b. Khó khăn.

- Thiên tai thường xuyên xảy ra (bão lụt, hạn hán) và sâu bệnh thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực.

- Cở sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển rộng khắp.

- Thị trường lương thực không ổn định.

3. Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực, thực phẩm ở nước ta.

a. Thành tựu sản xuấ lương thực

- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh.

 Từ 5,6 triệu ha (năm 1980) lên 6,04 triệu ha (1990) và 7,5 triệu ha (năm 2002).

            - Năng suất lúa tăng mạnh.

+ Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân.

            + Năng suất lúa tăng từ 31,8 tạ/ha (năm 1990) lên 48,9 tạ/ha.

            - Sản lượng lúa đã tăng mạnh

Từ 11,6 triệu tấn năm 1980, lên 19,2 triêu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.

            - Bình quân lương thực quy thóc theo đầu người tăng nhanh.

Năm 1980 đạt 268 kg/người, năm 2005 đạt 476 kg/người.

Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 - 4 triệu tấn/năm.

b. Phân bố:

* Cây lương thực

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích cả nước và trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm nay là trên 1.000 kg/năm.

- Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.

* Cây thực phẩm

- Các loại rau đậu được trồng ở khắp các địa phương, tập trung hơn cả ở những vùng ven các thành phố lớn (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng…).

- Diện tích trồng rau cả nước là trên 500 nghìn ha, nhiều nhất là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

- Diện tích đậu các loại là trên 200 nghìn ha, nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

 

13 tháng 3 2016

bạn tham khảo rồi tích góp những ý chính thử xem:

Nguyễn Trãi (1380-1422) là một nhà quân sự đa tài, một nhà chính trị sáng suốt, một nhà ngoại giao lối lạc hơn thế nữa ông còn được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới(1980). “Nước Đại Việt ta” trính trong bài “Bình Ngô đại cáo” được công bố vào đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng quân Minh. Tác phẩm này được coi là áng thiên cổ hùng văn có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nhan dân Đại Việt ta. Đoan trính “Nước Đại Việt ta” đã thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.

     Thật vậy! Ngay từ đầu bài cáo, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan điểm khá hoàn thiện về Tổ quốc và chủ quyền dân tộc. Trước hết, tác giả đã thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, coi đây là cội nguồn sức mạnh.

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”

     Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung. Đối với Nguyễn Trãi yêu nước gắn liền với chống xâm lược. Nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người với người mà còn có trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây là nội dung mới, sự phát triển tư tưởng mới về nhân nghĩa của Nguyễn Trãi so với Nho giáo.

     Nối tiếp tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi đã thể hiện niềm sâu sắc niềm tự hào về độc lập, chủ quyền dân tộc qua 8 câu thơ tiếp theo

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”

     Đất nước ta có bốn nghìn năm văn hiến với cả một quá trình dựng nước là giữ nước kiên cường, bền bỉ. Hai câu thơ trên đã lột tả tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt.

“Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác”

     Tác giả đưa ra những yếu tố căn bản để xác định chủ quyền của dân tộc, văn hiến lãnh thổ, phong tục chủ quyền và lịch sử lấu đời với những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát biểu hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia dân tộc mang tính sâu sắc hơn.So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

     Trong bài Nam Quốc Sơn Hà, Lí thường Kiệt đã thể hiện tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc qua cách gọi vua Đại Việt là Nam đế, nâng vị thế vua ta lên ngang hàng với các triều vua của phong kiến Trung Hoa, đến Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy tinh thần đó.

 “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

  Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,

  Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

  Song hào kiệt đời nào chẳng có.”

     Nguyễn Trãi đã tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Để tăng thuyết phuc cho bài cáo, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận. Tác giả đặt nước ta ngang hàng với các triều đại phong kiến Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,.... Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xet

Chứng cớ còn ghi.

     Trong bài Nam quốc sơn hà. Lí thường kiệt khẳng định sức mạnh của chính nghĩa: lũ giặc bạo ngược ( nghịch lỗ ) làm trái đạo nhân nghĩa, phạm vào sách trời (thiên thư ) tức là đi ngược chân lí khách quan, thì nhất định chúng sẽ chuốt lấy bại vong ( thủ bại hư ). Còn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra những dẫn chứng hùng hồn về sức mạnh của chân lí, sức mạnh của chính nghĩa. Tướng giặc kẻ bị giết, ng bị bắt: Lưu Cung... thất bại, Triệu Tiết... tiêu vong, bắt sống Toa Đô, giết tươi Ô Mã... Những chứng cớ còn ghi rõ ràng trong lịch sử chống xâm lăng của nước Đại Việt đã chứng minh niềm tự hào to lớn của dân tộc là có cơ sở.

     Đoạn văn mở đầu bài Bình Ngô đại cáo không dài, tuy vậy, nó vẫn là điểm tựa, là nền móng lí luận cho toàn bài. Đoạn văn có sức khái quát cao, giàu chứng cớ lịch sử, tràn đầy cảm súc tự hào. Bề nổi của bài văn là sự nghiêm khắc răn dạy, còn chiều sâu thắm thía tư tưởng nhân nghĩa cốt lõi của đạo làm người.

26 tháng 1 2016

1. Dân cư nước ta phân bố đều

a. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi.

- Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006)

- Vùng đồng bằng có dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước từ 501 - 2000 người/km2

            + Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 – 1000 người/km2

- Vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt với mật độ dân số thấp

+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân cư thấp dưới 50 người/km2 và từ 50 – 100 người/km2.

+ Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ dân cư chủ yếu dưới 100 người/km2

- Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là những vùng có mật độ dân số trung bình cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.

- Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Bắc là những vùng có mật độ dân số trung bình thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.

- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng,

b. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn.

- Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng giảm liên tục từ 80,5 % (1990) xuống còn 73,1 % (2005).

            - Dân số thành tị chiếm tỉ trọng thấp hơn và đang có xu hướng tăng liên tục từ 19,5 % (1990) lên  26,9 % (2005).

2. Nguyên nhân:

- Ở đồng bằng do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí, đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, …) nên dân cư tập trung đông.

- Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư tập trung đông, như Đồng bằng sồng Hồng ở nước ta.

- Những vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh và có khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên thì dân cư tập trung đông, mật độ cao.

 - Ngoài ra, ở vùng đồng bằng là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều lao động, nên kinh tế phát triển nhanh, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra mạnh hơn ở trung du miền núi.

- Còn vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thấp thì ngược lại.

 3. Hậu quả và hướng giải quyết

a. Hậu quả:

Sự phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.

b. Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong phạm vi cả nước, trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa ở miền núi.

- Hạn chế di dân tự do.

 

25 tháng 3 2016
  • Giúp em hiểu rõ hơn
  • Thêm yêu đất nước hơn
16 tháng 4 2017

-Các tác phẩm truyện, kí đã học để lại cho em những cảm nhận về cuộc sống, đất nước và con người Việt Nam:

+ Thấy được cảnh sắc thiên nhiên phong phú tươi đẹp về cảnh sắc sông nước bao la chằn chịt của vùng Cà Mau đến cảnh sông Thu Bồn ở Miền trung lắm thác nhiều ghềnh, rồi đến vẻ đẹp trong sáng rực rỡ của vùng biển CôTô, vẻ đẹp thanh bình êm ả của làng quê miền Bắc qua hình ảnh các loài chim...

+ Vẽ đẹp của con người trong cuộc sống, lao động, tình cảm và mối quan hệ của họ

6 tháng 4 2016

MÌNH ĐANG CẦN GẤPlolang

7 tháng 4 2016

NƯỚC VIỆT NAM THỐNG NHẤT

hihi