Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn sao ko tra gg
Bài nè
Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Theo lịch sử, Thánh địa Mỹ Sơn được hình thành từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII, là trung tâm tôn giáo tập trung vương quyền và thần quyền của vương quốc Chămpa gần 1000 năm, khoảng thời gian mà các vị vua đã dâng lên thần linh những đền tháp tuyệt mỹ, cũng là cách để ghi công đức của mình. Trải qua chiến tranh Thế giới lần thứ 2, chiến tranh Đông dương lần thứ 1, đặc biệt chiến tranh Đông dương lần thứ 2, nhiều đền tháp đã bị phá hủy, tuy nhiên những đền tháp còn lại đã được bảo tồn tốt, hé mở bí ẩn về nền văn minh Chămpa cổ xưa.Người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá, dựa vào thiên nhiên để dựng nên một Thánh địa Mỹ Sơn tráng lệ, thâm nghiêm, hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết được
Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam. Những chiếc trống này trong suốt hàng nghìn năm đã là văn vật tượng trưng cho tinh hoa văn hoá cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Trong những nghi lễ trang nghiêm cũng như dịp hội hè vui vẻ, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo ra một không khí uy nghi, làm tăng lòng tự hào dân tộc và làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.
2. Năm 938đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vàovùng biển nc ta
- Ngô Quyền cho 1 toán thuyền nhẹ ra đánh nhử địch ra cửa sông Bạch Đằng lúc thuỷ triều đang lên . Lưu Hoằng Tháo đuổi theo vượt qua bài cọc ngầm mà ko biết . Lúc này thuỷ triều bbắt đầu rút xuống Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại.
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 cả nước[2], lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội. Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Tính đến tháng 12/2015, dân số Hải Phòng là 2.103.500 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam.Được thành lập vào năm 1888, Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam.
Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1999, là một quần thể đền tháp đã tồn tại nghìn năm, ghi dấu quá khứ vàng son của vương quốc Chămpa cổ, trở thành điểm tham quan rất giá trị.
Xưa, vương quốc Chămpa là trung tâm trồng trọt và đánh bắt thủy sản trong khu vực có thể sánh ngang với Angkor (Campuchia), thậm chí vượt qua Angkor về tài nguyên và thương mại. Với sự thịnh vượng nhờ vào lâm sản, nông sản (lúa nước) và thủy hải sản, vương triều Chămpa đã phát triển thế lực và ảnh hưởng, giao thương với Ấn Độ từ những kỷ nguyên đầu tiên sau Công nguyên. Tiếp nhận ảnh hưởng của Ấn Giáo, nhiều đền tháp đã được xây dựng để thờ các vị thần như Brama và Vishnu, nhưng Shiva giữ vai trò ngự trị toàn vùng.
Theo lịch sử, Thánh địa Mỹ Sơn được hình thành từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII, là trung tâm tôn giáo tập trung vương quyền và thần quyền của vương quốc Chămpa gần 1000 năm, khoảng thời gian mà các vị vua đã dâng lên thần linh những đền tháp tuyệt mỹ, cũng là cách để ghi công đức của mình. Trải qua chiến tranh Thế giới lần thứ 2, chiến tranh Đông dương lần thứ 1, đặc biệt chiến tranh Đông dương lần thứ 2, nhiều đền tháp đã bị phá hủy, tuy nhiên những đền tháp còn lại đã được bảo tồn tốt, hé mở bí ẩn về nền văn minh Chămpa cổ xưa.
Giá trị của đền tháp Mỹ Sơn đã được các nhà khảo cổ, các sử gia và các học giả đánh giá là tuyệt tác về xây dựng của thời đại, cả về phương diện kỹ thuật và điêu khắc. Đây là những công trình độc đáo có một không hai ở Đông Nam Á, là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa cùng những ảnh hưởng bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật và kiến trúc từ lục địa Ấn Độ. Khu thánh địa Mỹ Sơn còn phản ánh sinh động vai trò của vương quốc Chămpa trong lịch sử văn hóa và chính trị của khu vực Đông Nam Á.
Thuộc vùng núi phía Tây của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam ngày nay, khu di tích đền tháp Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km được bao bọc bởi các dãy núi hùng vĩ, có một dòng suối nhỏ chảy ngang qua, sau đó đổ vào sông Thu Bồn, rồi xuôi ra biển qua cảng thị cổ Hội An. Bao gồm 13 nhóm công trình với hơn 70 kiến trúc đền tháp có liên hệ mật thiết với nhau, những di tích hiện hữu và phế tích trong các nhóm đã thể hiện một lịch sử kiến trúc liên tục suốt gần 10 thế kỷ tồn tại của vương quốc Chămpa.
Trong số các dạng kiến trúc tháp Chăm, kiến trúc dạng quần thể như khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn là hiếm có. Được bố trí theo cụm, từ hai hoặc nhiều tháp, có tường bao, sân, đường đi nối các tháp với nhau, ở giữa là đền thờ chính. Trước mặt đền thờ chính (KaLan) là một tháp cổng (Gopura) với cấu trúc nhỏ của hai cửa thông nhau (một cửa hướng Đông, một cửa hướng vào đền chính); tiếp nối thường là gian nhà dài (Mandapa) có mái lợp ngói, bên trong rộng rãi làm nơi đón khách hành hương và tiếp nhận lễ vật cũng như cử hành các vũ điệu trong các lễ cúng hiến cho thần linh. Xung quanh ngôi đền chính là các ngôi đền nhỏ hoặc các công trình phụ…
Nguồn: https://vanmau.org/thuyet-minh-ve-thanh-dia-son.html#ixzz7Lj1EGJuy
đây nek bro