K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2018

Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Có thể hiểu  “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ.  Điều này cần được điều chỉnh để hợp lý hơn để ứng xử trong xã hội tốt hơn. Tóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.

Tham khảo

13 tháng 1 2022

Quê em là một làng nhỏ ven sông Cầu, phong cảnh rất nên thơ với cây đa, mái đình và đồng ruộng thẳng cánh cò bay. Mùa xuân ấm áp là những ngày đẹp nhất của làng xóm quê em. Mùa xuân đến, cả đất trời như ngập trong hạnh phúc. Cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi. Những mầm non bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài dằng dặc, khẽ vươn vai vẫy lá chào đón gió xuân. Muôn loài hoa khoe sắc, khoe hương trong nắng mới. Sáng sớm, làn sương mỏng như khói vẫn còn vương vấn trên mặt đất. Phía trời đông anh ánh sắc hồng phơn phớt. Mặt trời đã mọc. Bầu trời sáng dần và không khí ấm hẳn lên, báo hiệu mùa xuân đã bắt đầu.Con đường làng vốn im lìm nép dưới bóng tre, sáng nay cũng rộn lên tiếng chim lảnh lót. Chích chòe, sáo sậu, chào mào… đua nhau chuyền cành. Cả những chú chim sâu bé bỏng cũng vui vẻ nhảy nhót tìm sâu trong vườn rau, luôn miệng kêu tờ rích… tờ rích… Đàn chim én vun vút chao liệng trên cánh đồng rồi bay là là ngang ngọn tre.Tiếng chim đã đánh thức mọi người. Đường làng nhộn nhịp bước chân. Một tốp thanh niên diện quần áo mới rủ nhau đi chơi xuân, tiếng cười nói râm ran. Hôm nay, bà nội em cùng các cụ trong xóm đi lễ chùa bên kia sông. Các bà mặc áo tứ thân thắt vạt, tay xách làn đựng hương hoa, miệng nhai trầu bỏm bẻm, nối nhau đi trên con đường mới đắp, cỏ xanh lún phún như mạ non. Dòng sông phẳng lặng như một tấm gương trong. Con đò từ từ rời bến, mặt nước xôn xao.Cảnh vật quê em rạo rực sức sống và lòng người cũng náo nức, xao xuyến lúc xuân sang. 

hơn nha bạn chép ít thôi

13 tháng 1 2022

cho hỏi thành ngữ trong bài nằm đâu vây bạn

 

14 tháng 1 2022

đồ ngu đồ ăn hai cút pẹ mày đi

20 tháng 10 2024

Không làm mà đòi có ăn cái đầu b*i

26 tháng 3 2022

Tham khảo :

- Có thể sử dụng các thành ngữ như: chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, sớm nắng chiều mưa, một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời…

Có thể lựa chọn bài ca dao:

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn cho gầy cò con?

+ Người nông dân là người chịu nhiều khó khăn, cực khổ nhất, họ phải một nắng hai sương trồng cấy, chăm bón. Nhưng số phận của họ hết sức khó khăn, cực khổ.

+ Con cò trong câu ca dao là hình ảnh của người nông dân, cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Một mình thân cò bé nhỏ mà phải đương đầu với những khó khăn quá lớn.

+ Sử dụng đại từ phiếm chỉ "Ai", bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.

26 tháng 3 2022

cảm ơn ạ

1 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Được sống trong tình yêu thương của gia đình có lẽ là niềm hạnh phúc nhất của con người. Bởi lẽ gia đình là nơi có những người mà ta yêu thương, quý mến, nơi ta được ôm ấp, chở che trong tình cảm dạt dào ấy. Gia đình còn là nơi dạy cho ta biết bao bài học quý giá về cách đối nhân xử thế, về bài học làm người. Có lẽ em sẽ chẳng thể tìm được nơi nào mang đến sự bình yên như gia đình bởi " gia đình là nơi bão dừng sau cánh cửa". Được trở về với vòng tay bố mẹ, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc, bao nhiêu chuyện buồn dường như chợt tan biến khi nhìn thấy nụ cười của bố mẹ. Đối với em, hạnh phúc không phải là sở hữu những thứ vật chất đắt đỏ mà chỉ đơngiản là được sống trong tình yêu thương của gia đình, em cảm thấy mình học tập tốt như hiện tại là do ''cha dạy con khéo, mẹ dạy con khôn''(Thành ngữ). Thực sự em cảm thấy bản thân rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên trong mái nhà tràn ngập tình yêu đó.

25 tháng 3 2020

1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn.  Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.

2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.

3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.

=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...

7 tháng 12 2016

Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô ,những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng..Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình,,, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô...Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: " Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.

Chúc bn hc tốt !

p/s : từ in đậm là thành ngữ nhá

7 tháng 12 2016

Ông cha chúng ta từ xưa đến nay vẫn thường căn dặn con cháu phải biết nhớ đến những người đã không tiếc máu xương để giành lại quyền độc lập, tự do cho đất nước Việt Nam ta như hôm nay. Nhưng đó không chỉ là các anh bộ đội, các chị thanh niên xung phong mà còn là biết bao thế hệ người Việt Nam ta đã cùng chung sức, chung lòng mới có được đất nước Việt Nam tươi đẹp, phồn vinh nnhư hôm nay. Chúng ta, những thế hệ cháu con phải biết khắc cốt, ghi tâm công lao trời biển đó của ông cha ta và không ngừng phát huy những thành quả mà những người đi trước đã nhọc nhằn mang lại. Đây chính là lời khuyên mà câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” muốn gửi đến mọi người chúng ta và muôn dời con cháu mai sau.

29 tháng 1 2019

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

trạng ngữ:Cũng như bao truyền thống khác

Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan gợi cho người đọc một nỗi buồn vô hạn. Trên cuộc hành trình dài đặc từ Thăng Long vào xứ Huế, sau bao vất vả, mệt nhọc, dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang nữ sĩ đối diện với cái bao la, bất diệt của vũ trụ: "trời, non, nước".
Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. "Dừng chân đứng lại" để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của "trời, non, nước". Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn có "Một mảnh tình riêng, ta với ta". “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khổ chốn đèo Ngang này vậy.
Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa. buồn tủi “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ.